You are on page 1of 3

4.

Lợi thế và giới hạn của lý thuyết Hofstede


4.1 Lợi thế
Là một lý thuyết mạnh và được áp dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu văn hóa.
Một số lý do để làm cho lý thuyết Hofstede phát triển mạnh vì chính tác giả là người
xây dựng nên lý thuyết từ nghiên cứu của chính mình trên 53 quốc gia khác nhau và
cũng chính tác giả Hofstede cũng là người xây dựng thang đo cho nghiên cứu thực
nghiệm, bộ thang đo của tác giả đã được đánh giá độ tin cậy và độ giá trị tốt để đo
lường trong các nghiên cứu thực nghiệm (Soares, 2004; Yoo và cộng sự, 2011). Lý
thuyết Hofstede mạnh lên nhờ một số tác giả khác tiến hành nghiên cứu, kiểm định tại
một số quốc gia đã mang lại kết quả phù hợp với lý thuyết Hofstede. Chính tác giả
cũng là người tiến hành những nghiên cứu thực nghiệm cho lý thuyết của mình, đây
cũng là lý do làm cho lý thuyết Hofstede mạnh lên (Soares, 2004; Yoo và cộng sự,
2011).
Những lý thuyết ban đầu đã đưa ra bốn khía cạnh cần phân tích của các giá trị
văn hóa: chủ nghĩa cá nhân – chủ nghĩa tập thể (individualism – collectivism); mức độ
e ngại rủi ro (uncertainty avoidance); khoảng cách quyền lực (power distance) và
masculinity-femininity (định hướng công việc - định hướng cá nhân). Một nghiên cứu
độc lập tại Hồng Kông đã giúp Hofstede hình thành khía cạnh thứ năm - định hướng
dài hạn (long term orientation), nhằm bao quát các khái niệm chưa được thảo luận
trong mô hình ban đầu. Năm 2010, Hofstede đưa ra khía cạnh thứ sáu để so sánh sự tự
thỏa mãn (các nhu cầu bản thân) so với sự tự kiềm chế của con người. Thành quả của
Hofstede đã tạo ra một truyền thống nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực tâm lý đa
sắc tộc cũng như nhận được sự hỗ trợ và xác nhận từ các nhà nghiên cứu và tư vấn tại
nhiều lĩnh vực liên quan đến kinh doanh và giao tiếp quốc tế. Lý thuyết của Hofstede
cũng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm mô hình cho
nghiên cứu về tâm lý học đa sắc tộc, quản lý quốc tế và giao tiếp đa văn hóa. Đây
cũng là nguồn tư liệu quan trọng và là nguồn cảm hứng trong các nghiên cứu về
những khía cạnh văn hóa đa quốc gia như giá trị và niềm tin của xã hội.
4.2 Giới hạn
Dựa vào những ứng dụng rộng rãi của mình, mô hình của Hofstede được coi như
một nghiên cứu hoàn chỉnh nhất về các giá trị văn hóa quốc gia. Tuy nhiên, lý thuyết
này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định:
- Công trình nghiên cứu này dựa trên các dữ liệu thu thập được trong khoảng
thời gian từ năm 1968 đến năm 1972. Từ đó đến nay nhiều thứ đã thay đổi, bao gồm
tiến trình toàn cầu hoá liên tiếp, sự phát triển của các phương tiện truyền thông xuyên
quốc gia, tiến bộ công nghệ và vai trò của phụ nữ trong lực lượng lao động. Công
trình này đã không thể lý giải được sự hội tụ các giá trị văn hóa đã xuất hiện trong
suốt vài thập kỉ qua.
- Những phát hiện của Hofstede đều dựa trên ý kiến của những nhân viên của
một công ty đơn lẻ – công ty IBM – trong một ngành công nghiệp đơn lẻ, do đó rất
khó để khái quát hoá vấn đề.
- Ông đã sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu, phương pháp này không hiệu
quả khi điều tra một số vấn đề sâu xa xung quanh phương diện văn hoá.
- Hofstede vẫn không nắm bắt được tất cả các khía cạnh tiềm ẩn của văn hoá.
Chúng ta chỉ nên coi công trình nghiên cứu của Hofstede như là một chỉ dẫn khái
quát, nó hữu ích trong việc giúp chúng ta có được sự hiểu biết sâu hơn trong hợp tác,
giao lưu xuyên quốc gia với các đối tác kinh doanh, khách hàng nước ngoài.
- Lý thuyết Hofstede cũng bị nhiều chỉ trích từ các tác giả nghiên cứu văn hóa
khác như: Lenartowicz và cộng sự (1999), Roth (1995), Schwartz (1994), họ chỉ trích
Hofstede đã tổng quát hóa lý thuyết trên một công ty đa quốc gia tại Mỹ, mẫu khảo sát
chủ yếu là phái nam, nghề nghiệp thì tương tự nhau. Một số nhà nghiên cứu khác cũng
nghi ngờ về khả năng tổng quát hóa lý thuyết của Hofstede (Schwartz, 1994). Tác giả
Hofstede cũng giải thích về các tranh luận trên, tác giả cho rằng mục tiêu của tác giả
là tìm kiếm sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia nên việc đó chấp nhận được
(Hofstede, 2001).
4.3 Tầm quan trọng
Geert Hofstede được biết đến như một nhà nghiên cứu đa dạng văn hóa và nhân
chủng học vĩ đại nhất, nhất là với những ứng dụng từ lý thuyết của ông trong vận hành
của kinh doanh quốc tế. Hàng ngàn tài liệu và nghiên cứu sau đó được lấy cảm hứng

1
và dẫn chứng từ những xuất bản của ông, ví dụ như với hơn 20 000 trích dẫn được lấy
từ cuốn sách “Hệ quả của văn hóa: so sánh những giá trị, hành vi, thể chế và tổ chức
xuyên quốc gia” mà Hofstede xuất bản năm 2003 (đã được chỉnh lý và bổ sung so với
bản in đầu tiên).

Mô hình sáu chiều văn hóa được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời
sống và con người, cũng như trong những mô hình kinh doanh quốc tế. Các ứng dụng
thực tế của lý thuyết này gần như được phát triền ngay lập tức sau khi được công bố.
Trên thực tế, trong kinh doanh, văn hóa là một khía cạnh nhạy cảm, nhưng hiệu quả
trong việc giúp con người giao tiếp và hòa nhập từ những nền văn hóa khác nhau.
Điều này cực kỳ hữu ích trong việc bảo đảm sự thành công của các giao dịch kinh tế.

Nguồn: https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/econ-
vi/article/view/1112

You might also like