You are on page 1of 54

CHƯƠNG I: VĂN HÓA VÀ QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG ĐA VĂN HÓA

I. Văn hóa
1. Khái niệm

Văn hóa là một lập trình tinh thần, mang tính tập thể, giúp phân biệt các thành viên của nhóm
này với các thành viên của nhóm khác ( Hofstede,1980)

 Văn hóa là hệ thống các ý nghĩa ( giá trị ) được chia sẻ

Văn hóa là những hiểu biết, kiến thức con người tích lũy, được sử dụng để lý giải các hiện tượng
xã hội, các trải nghiệm và thực hiện các hành vi xã hội. Những kiến thức này tạo nên các tiêu
chuẩn giá trị, thái dộ và tác động đến hành vi của cá nhân ( Luthans&P.Doh, 2009)

Văn hóa của một XH là tập hợp những giá trị được chia sẻ, những hiểu biết, những giả định và
những mục đích được tiếp thu từ thế hệ trước, áp đặt cho những thành viên trong XH hiện tại và
chuyển tiếp cho những thế hệ tiếp theo

2. Các tầng (lớp) văn hóa

Lớp ngoài cùng: những sản phẩm bề ngoài của xã hội, những thứ
minh thị, cụ thể, dễ hình dung, hữu hình, có thể quan sát được, đồ vật,
vật dụng các biểu hiện rõ ràng và hành vi các nhân

- Những nghi lễ
- Ngôn ngữ
- Phong cách giao tiếp
- Trang phục
- Ẩm thực
- Các đồ vật, vật dụng
- Các hành vi cá nhân

Lớp giữa: những giá trị và chuẩn mực hướng dẫn hành vi

Giá trị là niềm tin căn bản mà con người có được, liên quan đến những gì đúng hay sai, tốt hay
xấu, quan trọng hay không quan trọng

- Cá nhân tiếp thu những giá trị từ nền VH mà họ trưởng thành từ đó


- Các giá trị định hướng suy nghĩ của bản thân

Chuẩn mực là những quy tắc ( của một XH ) xác định điều gì đúng điều gì sai khi đề cập tới
hành vi -> định hướng hành vi của bản thân

- Các giá trị và chuẩn mực tạo nên đặc trưng VH quốc gia

Lớp trong cùng: các giả định cơ bản, những niềm tin, những hàm ý ( những ý nghĩa ẩn chứa):

- Những điều không ai nghi ngờ hay thắc mắc; các tiền đề vô thức, nội tại trong một nền
VH xác định giá trị nào được chấp nhận và không được chấp nhận
- Được xem như là những giá trị cốt lõi “tuyệt đối” chi phối những giá trị cụ thể ở tầng
giữa
- Rất khó để khám phá hay giải thích
- Ví dụ, trả lời cho các câu hỏi “Tại sao quyền uy là quan trọng ở Nhật?” hay “Tại sao con
người ta phải bình đẳng ở Hà Lan?”,…

3. Các đặc điểm của văn hóa


- Tính học hỏi
- Tính chia sẻ
- Tính kế thừa
- Tính tượng trưng
- Tính khuôn mẫu
- Tính thích nghi
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới văn hóa
- Tôn giáo :

Có nhiều tôn giáo khác nhau (Phật giáo, Kito giáo, Hồi giáo, Khổng giáo – Lão giáo, Ấn Độ
giáo)

 Các tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến lối sống, niềm tin, giá trị và thái độ, cách ứng xử
của con người
 Các tôn giáo còn ảnh hưởng tới chính trị và môi trường kinh doanh
 Các tôn giáo khác nhau, được xây dựng trên nền tảng triết lý khác nhau. Khi kinh
doanh tại đâu, cần nghiên cứu tôn giáo ở đó cũng như đối tác kinh doanh theo tôn
giáo nào?
- Quốc tịch, dân tộc
- Địa phương, vùng
- Gia đình
- Giáo dục
- Tầng lớp xã hội
- Nghề nghiệp
- Giới tính
- Hệ thống kinh tế, chính trị, luật pháp
5. Sự chuyển động của văn hóa

Sự chuyển động của VH: sự chuyển động các hệ thống giá trị
VH cần có sự ổn định và sự chuyển động để phát triển

- VH ổn định quá mức sẽ thủ tiêu những thử nghiệm và sự sáng tạo
- Vh thay đổi quá mức -> đổ vỡ
 Nhà quản trị cần có kỹ năng xác định những sự kiện gây ra sự dịch chuyển các hệ thống
giá trị và dự đoán ảnh hưởng của chúng đến môi trường kinh doanh

Một số nhân tố gây ra sự chuyển động của văn hóa

- Sự thay đổi về kinh tế


- Sự phát triển của hệ thống giáo dục
- Sự phát triển của truyền thông
- Những thay đổi về chính trị
- Tiến bộ công nghệ
- Chính sách, đường lối của CP
- Sự can thiệp từ bên ngoài

Những chuyển động về VH có thể kéo theo những thay đổi về

- Sản phẩm/Dịch vụ
- Công nghệ
- Thị trường lao động
- Quan hệ XH tại nơi làm việc
- Thái độ đối với môi trường
 Nhà quản trị cần nhận ra những sự dịch chuyển có ý nghĩa và ảnh hưởng của nó
đến thị trường; vẫn có kỹ năng đối phó với những cơ hội và thách thức chiến lược
II. TOÀN CẦU HÓA
1. Khái niệm
 Toàn cầu hóa là quá trình hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới về xã hội, kinh tế,
chính trị, công nghệ và văn hóa viễn cảnh tạo ra một thị trường, một thế giới duy nhất
 Không phải tất cả các nền kinh tế đều tham gia và hưởng lợi như nhau từ quá trình
này
 Các quốc gia có khuynh hướng lệ thuộc lẫn nhau và không còn biên giới
2. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa
- Thu hẹp các khác biệt
- Giảm bớt các rào cản thương mại
- Sự gia tăng các dòng dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động, công nghệ khắp thế
giới
- Cạnh tranh quốc tế được đặc trưng bởi hệ thống các liên kết quốc tế ràng buộc các quốc
gia, các định chế và con người
- Cạnh tranh gia tăng, tiến bộ công nghệ và sự nổi lên của các ngành kinh tế đang phát
triển như Trung Quốc, Ấn Độ,..
3. Tán đồng và Phản đối
- Lợi ích: sự thịnh vượng, việc làm, công nghệ, giá thấp,…
- Chỉ trích:
 Sự di chuyển việc làm ra nước ngoài đến các quốc gia có chi phí nhân công thấp hơn
 Gia tăng thâm hụt thương mại
 Tăng trưởng tiền lương thấp
 Những tác động về mặt xã hội và môi trường
 Khuynh hướng bảo hộ trở lại
 Toàn cầu hóa đặt ra thách thức cho các chính phủ, các công ty và cộng đồng khắp thế giới
4. Môi trường kinh doanh toàn cầu
- Các nhà quản trị thế kỷ 21 phải đối mặt với những thách thức từ môi trường kinh doanh
toàn cầu năng động, phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau
- Những thách thức chủ yếu: chính trị, sự khác biệt văn hóa, khủng bố và công nghệ
- Các DN cần điều chỉnh chiến lược và phong cách quản trị
 Thế giới hội nhập – Cạnh tranh toàn cầu
5. Quản trị quốc tế
 Là quá trình áp dụng các quan niệm và phương pháp quản trị trong môi trường đa
quốc gia, phối hợp các nguồn lực ( con người, tiền vốn, nguồn lực vật chất) sao cho
chúng được sử dụng có hiệu quả nhất trong hoạt động KDQT của DN
 Làm thích ứng thực tiễn quản trị với những môi trường văn hóa, chính trị, kinh tế
khác nhau
 Quản trị quốc tế là quá trình phát triển các chiến lược, thiết kế và vận hàng các hệ
thống và làm việc với những con người khắp thế giới nhằm đạt được lợi thế cạnh
tranh bền vững
6. Quản trị đa văn hóa
- Giải thích hành vi con người trong các tổ chức khắp thế giới
- Chỉ ra cách làm việc với con người từ các nền VH khác nhau
- Mô tả hành vi tổ chức bên trong các quốc gia và các nền VH
- So sánh hành vi tổ chức giữa các quốc gia và nền VH
 Quản trị đa văn hóa tìm cách hiểu và cải thiện sự tương tác giữa các đồng nghiệp, các nhà
quản trị, các giám đốc điều hành, các khách hàng và các nền văn hóa trên thế giới
( Nancy Adler, 2002)
CHƯƠNG II: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ VÀ KHÍA CẠNH VĂN HÓA

A. Định hướng giá trị văn hóa của Kluckhohn và Strodtbeck


 Thuyết hệ thống giá trị ( Value Orientation,1961)
 Trong tất cả các nền văn hóa, có một số vấn đề chung và phổ biến mà con người cần
được giải quyết
 Nền văn hóa này có thể phân biệt được với nền văn hóa khác bởi những giải pháp riêng
mà các cá nhân trong văn hóa đó chọn để giải quyết vấn đề
 Tất cả các xã hội đều nhận thức được những giải pháo nhưng ưu tiên chúng theo trật tự
khác nhau
 Ở các nền văn hóa luôn có hệ thống các định hướng giá trị “thống trị”
1. Bản chất tự nhiên của con người? Bản chất có dễ thay đổi? (Định hướng bản chất
của con người)
 Thiện/Tốt (Good): bản chất của con người cơ bản là “tốt”
 Ác/Xấu (Evil): bản chất của con người về cơ bản là “xấu”
 Pha trộn (Mixed)/ Có thể thay đổi (Changeable): bản chất của con người có thể thay đổi
từ “tốt” qua “xấu” và ngược lại, hoặc không thể thay đổi

2. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên ( Định hướng con người – tự nhiên)
 Chi phối/Chinh phục (Mastery/Dominant): cá nhân muốn kiểm soát, chi phối, điều khiển
và thay đổi tự nhiên
 Hài hòa/Hòa hợp (Harmony): cá nhân cố gắng sống hòa hợp với tự nhiên, duy trì sự cân
bằng giữa các yếu tố của môi trường và tự nhiên
 Lệ thuộc (Subjugation): cá nhân chấp nhận sự dẫn dắt và chi phối của môi trường, để tự
nhiên và thế giới siêu nhiên ảnh hưởng

3. Mối quan hệ giữa con người với người khác ( Định hướng quan hệ)
 Thứ bậc (Hierarchy): quyền lực và trách nhiệm trong XH được phân chia bất công là
bình thường; những người ở thứ bậc cao hơn có quyền lực đối với người ở thứ bậc
thấp hơn và phải có trách nhiệm với họ
 Chủ nghĩa tập thể (Collectivism): trách nhiệm cơ bản của con người là với nhóm (mở
rộng) (đại gia đình, XH rộng lớn)
 Chủ nghĩa cá nhân (Individualism): trách nhiệm cơ bản của con người là bản thân và
sau đó là “gia đình nhỏ” của họ
4. Phương thức hoạt động của con người? ( Định hướng hành động)
 Làm việc (Doing): thường xuyên tiến hành hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ cụ thể
 Tồn tại (Being): thoải mái biểu lộ những ham muốn và làm mọi thứ trong thời gian riêng
của mình ( tập trung cho cuộc sống hiện tại)
 Suy nghĩ/Kiềm chế (Thinking/Containing): xem xét cẩn thận và hợp lý tất các khía cạnh
của tình huống trước khi hành động

5. Tâm điểm thời gian trong hoạt động của con người ( Định hướng thời gian)
 Quá khứ (Past): tuân theo truyền thống
 Hiện tại (Present): dựa vào những mong muốn và tình trạng hiện tại
 Tương lai (Future): dựa vào những mong muốn và dự đoán tình trạng trong tương lai dài
hạn
6. Quan niệm của con người về không gian? (Định hướng không gian)
 Riêng (Private): không gian xung quanh một người là của chính người đó và không ai
được sử dụng nếu chưa có sự cho phép
 Chung (Public): không gian xung quanh một người là của mọi người và mọi người có thể
sử dụng
 Pha trộn (Mixed): không phân tách rõ ràng không gian chung và riêng

B. Nghiên cứu của Hall về văn hóa giao tiếp

Nghiên cứu Hall tập trung vào hoạt động giao tiếp trong các nền VH và chỉ ra 3 khía cạnh có
thể so sánh các XH:

 Khung cảnh (Context): Môi trường và lượng thông tin làm nền tảng cho hoạt động giao
tiếp và tương tác; liên quan đến cách thức truyền tải thông tin
 Không gian (Space): cách thức giao tiếp thông qua sử dụng không quan (khoảng cách) cá
nhân
 Thời gian (Time): cách thức sử dụng thời gian trong giao tiếp; những sự việc được diễn
ra tuần tự hay đồng bộ
1. Khung cảnh giao tiếp: môi trường ( không gian hoạt động giao tiếp diễn ra), mối quan
hệ và sự hiểu biết giữa các bên, những hành động, biểu bộ của các bên

Phân biệt các nền văn hóa dựa trên việc sử dụng “khung cảnh giao tiếp”

Hai thái cực: VH dựa nhiều vào khung cảnh (High-Context Culture) và VH ít dựa vào khung
cảnh ( Low-Context Culture)

 VH dựa nhiều vào khung cảnh (VH khung cảnh cao)


“ A high context communication or message is one in which most of the information is
already in the person, while very little is in the coded, explicit, transmitted part of the
message” (Hall and Hall,1990)

 Thông tin khung cảnh cần thiết làm nên nền tảng cho giao tiếp thực tế được kì vọng đã
“có sẵn” trong bản thân mỗi cá thể -> Không cần đưa ra tất cả các thông tin và nội dung
muốn truyền tải khi giao tiếp
 Các ý nhĩa có thể được truyền tải không chỉ qua một nội dung mà chủ yếu thông qua
khung cảnh giao tiếp, các diễn đạt phi ngôn ngữ, gián tiếp (Japan, China, South Korea)
 Không sử dụng nhiều ngôn ngữ, lời nói
 Sử dụng môi trường xung quanh
 Chú trọng phi ngôn ngữ: cử chỉ, hành động, nét mặt, sự diễn cảm, các khoảng lặng…
 Giao tiếp đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả trong những tình huống giao tiếp thông
thường
- Biểu hiện của VH dựa nhiều vào khung cảnh
 Đề cao mối quan hệ lâu dài, bền vững, sự tín nhiệm
 Phân biệt rõ ràng người bên trong và người bên ngoài nhóm; ưu tiên các thành viên trong
gia đình, gia tộc, tổ chức…
 Cá nhân cảm thấy có sự gắn kết sâu sắc với người khác trong nhóm; bị ảnh hưởng từ
nhóm mà họ thuộc về
 Chú trọng đến giá trị chung và sự hòa hợp trong nhóm
 Chấp nhận những thỏa thuận bằng lời nói, hợp đồng ngụ ý; các hợp đồng văn bản chỉ
mang tính ước lệ ( đôi khi là không quan trọng)
 Cấu trúc tổ chức tập trung; cấp trên chịu trách nhiệm về những hành động của cấp dưới;
lòng trung thành giữa cấp trên và cấp dưới là đối ứng
 Khuôn mẫu VH là ăn sâu, chậm thay đổi
 VH ít dựa vào khung cảnh (VH khung cảnh thấp)

“ A low context communication is just the opposite, i.e., the mass of the information is
vested in the explicit code” (Hall and Hall, 1990)
 Các thông điệp, ý nghĩa chủ yếu được truyền tải thông qua nội dung ( bởi khung cảnh là
một chỉ báo không đáng tin cậy hoặc ít quan trọng) -> thông điệp được truyền tải trực
tiếp, tránh nói vòng vo; phớt lờ các biểu lộ phi ngôn ngữ (USA, Germany)
 Sử dụng nhiều ngôn ngữ, lời nói
 Ít chú trọng môi trường xung quanh
 Thông điệp rõ ràng, minh thị, ít khai thác các hình thức truyền thông phi ngôn ngữ, ít suy
luận từ khung cảnh giao tiếp
- Biểu hiện của VH ít dựa vào khung cảnh:
 Các quan hệ tương đối ngắn hạn, nhất thời (hình thành và kết thúc nhanh chóng)
 Phân biệt không rõ ràng giữa người bên trong và người bên ngoài nhóm
 Ít đề cao sự gắn kết cá nhân sâu đậm với người khác trong nhóm; ít bị ảnh hưởng bởi
những thành viên trong nhóm
 Không chú trọng sự hòa hợp nhóm
 Chú trọng thỏa thuận bằng văn bản hơn là bằng lời nói hoặc ngụ ý; hợp đồng là yếu tố
ràng buộc pháp lý và không muốn thương lượng lại
 Cấu trúc tổ chức ít tập trung; phân quyền
 Khuôn mẫu VH tương đối dễ thay đổi
2. Không gian/khoảng cách giao tiếp

Khoảng cách cá nhân (proxemics) được con người duy trì trong những tình huống giao tiếp

Khoảng cách cá nhân là một phần thông điệp truyền tải trong giao tiếp

 Không gian thân mật (Intimate space): không gian hẹp xung quanh một cá nhân và chỉ
được chấp nhận cho những người thân hoặc bạn bè tiếp cận
 Không gian XH ( Social and consultative space): những khoảng không gian trong đó con
người cảm thấy thoải mái thực hiện các tương tác XH với người quen cũng như người lạ
 Không gian công cộng ( Public space): vùng không gian mà mọi người cảm nhận tương
tác là phi cá nhân (impersonal) và tương đối ẩn danh (anonymous)
3. Thời gian: tuần tự/đồng bộ
VH thời gian tuần tự VH thời gian đồng bộ
Con người có khuynh hướng thực hiện các công việc Con người có khuynh hướng làm nhiều việc cùng
tuần tự ( US, Great Britain, Canada, Australia) một lúc (Latin America, Middle East)

- VH thời gian tuần tự chú trọng công việc, các kế - VH thời gian đồng bộ nhấn mạnh vào con
người, mối quan hệ cá nhân và việc hoàn
hoạc hay lịch trình sắp đặt trước; quý thời gian -
thành các giao dịch hơn là lệ thuộc vào các kế
> thời gian chính xác
hoạch hay lịch trình sắp đặt trước -> thời gian
- Tập trung vào từng công việc, mục tiêu là tương đối
- Tập trung chủ yếu vào công việc, nhiều mục
- Tách biệt công việc và đời sống cá nhân
tiêu cùng lúc
- Công việc và đời sống cá nhân chồng lấn
nhau

VH thời gian tuần tự phổ biến trong các nền VH đề cao VH thời gian đồng bộ tương đối linh hoạt, phổ biến
cá nhân, ít dựa vào khung cảnh, ít chú trọng quan hệ; trong các nền văn hóa định hướng nhóm, dựa vào
chú ý khoảng cách cá nhân trong giao tiếp nhiều khung cảnh, định hướng quan hệ; khoảng cách
cá nhân trong giao tiếp giảm

C. Nghiên cứu của Hofstede


1. Khoảng cách quyền lực
 Mức độ các thành viên ít quyền lực trong tổ chức hoặc XH chấp nhận quyền lực được
phân chia không đồng đều giữa các các bậc, các cá nhân, mức độ khuất phục quyền lực

VH khoảng cách quyền lực cao VH khoảng cách quyền lực thấp
Con người chấp nhận sự bất bình đẳng trong phân chia Con người không chấp nhận sự bất bình đẳng trong
quyền lực -> sự bất bình đẳng trong phân chia quyền phân chia quyền lực -> tương đối bình đẳng trong
lực (Mexico, South Korea, India) phân chia quyền lực ( Austria, Finland, Ireland)

- Nhân viên tuân thủ các mệnh lệnh của cấp trên; - Đề cao sự độc lập; cấp dưới cần sự tư vấn
chấp nhận sự khác biệt, thứ bậc trong các quyết định quan trọng; ít nhân viên
- Quyền lực tập trung; cơ cấu tổ chức nhiều tầng; giám sát
nhiều nhân viên giám sát; nhân viên cấp thấp - Quyền quyết định được phi tập trung; cơ cấu
không cần chuyên môn cao tổ chức phẳng hơn; nhà quản trị cần sự hỗ trợ;
- Nhiều thủ tục hình thức nhân viên cấp thấp có chuyên môn cao
- Nhân viên khó tiếp cận cấp trên; thích hợp tác - Ít thủ tục, hình thức
với cấp trên hơn là người đồng cấp - Dễ dàng tiếp cận cấp trên; nhân viên hài hòa
- Khoảng cách tiền lương lớn; người có quyền lực và thích hợp tác với nhau; mọi người bình
sẽ có đặc quyền đẳng
- Khoảng cách tiền lương hẹp

2. Tránh sự không chắc chắn


 Mức độ con người chấp nhận hoặc cảm thấy lo lắng trước những tình huống mơ hồ,
không chắc chắn và tìm cách tránh né ( VD: mới lạ, không biết rõ, khác thường, bất
ngờ…)

VH tránh sự không chắc chắn cao VH tránh sự không chắc chắn thấp
Con người có khuynh hướng đòi hỏi sự an toàn cao; tin Con người sẵn sàng chấp nhận những điều mới mẻ,
vào các chuyên gia và kiến thức của họ ( Japan, Spain, những thử nghiệm ( Denmark, Great Britain)
Germany)

- Ít chấp nhận sự không rõ ràng, những cái mới - Sẵn sàng chấp nhận sự mơ hồ; những điều
- Chú trọng các quy tắc văn bản; thiết lập các quy mới
trình chặt chẽ; mô tả công việc rõ ràng; tin vào - Ít các quy tắc bằng văn bản, các quy trình, các
người có thẩm quyền mô tả
- KD dựa vào các mối quan hệ cá nhaa - KD không nhất thiết dựa vào các mối quan hệ
- Cấp trên không tin cấp dưới; cấp dưới không có cá nhân được thiết lập từ trước
nhiều cơ hội để đưa ra sáng kiến - Khuyến khích nhân viên chủ động và chịu
- Nhân viên ngại thay đổi công việc; cần sự ổn trách nhiệm; nhân viên có thể làm việc trong
định lâu dài; không nhiều nhân viên tham vọng; môi trường xa lạ, không người quen
ngại xung đội và cạnh tranh - Nhân viên không ngại thay đổi công việc; ít
kháng cự sự thay đổi; nhiều nhân viên có
tham vọng; không ngại xung đột và cạnh
tranh
3. Chủ nghĩa cá nhân/tập thể
 Mức độ hội nhập của cá nhân vào các nhóm; mối quan hệ giữa các cá nhân và nhóm; đề
cập đến mức độ tự chủ của cá nhân

Chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa tập thể


Con người có khuynh hướng chỉ lo cho bản thân và Con người có khuynh hướng gắn với các nhóm hoặc
người thân, gia đình; hành động vì bản thân; phớt lờ tập thể và lo lắng cho nhau để có được lòng trung
những đòi hỏi của xã hội; mối liên hệ giữa các cá nhân thành (Indonesia, Pakistan)
lỏng lẻo (USA, Canada, Sweden)
- Coi trọng cái “tôi”, sự thỏa mãn cá nhân - Lợi ích tập thể (nhóm) thắng thế, thành tích là
- Bản sắc của một cá nhân tùy thuộc vào cá nhân tập thể
đó - Bản sắc của một cá nhân tùy thuộc vào nhóm
- Đề cao sự tôn trọng cá nhân; con người tự chủ; ý của cá nhân đó
kiến và quyết định cá nhân được đề cao - Con người ít tự chủ, tập thể quyết định
- Hướng đến sự đa dạng, sự khác biệt hơn là sự - Sự hòa hợp nhóm được đề cao
thống nhất, tương đồng; khuyến khích cạnh - Chú trọng quan hệ hơn công việc; lòng trung
tranh cá nhân thành không quan trọng; sự trung thành với
- Chú trọng công việc hơn quan hệ; sự trung thành các thành viên được đề cao
có tính toán - Mối quan hệ giữa các nhóm lỏng lẻo
- Thăng tiến theo thành tích cá nhân - Thăng tiến theo thâm niên
4. Nam tính/ Nữ tính

VH Nam tính VH Nữ tính


Những giá trị chủ yếu trong XH là sự thành công, tiền Những giá trị chủ yếu trong XH là mối quan hệ hài
bạc, của cải,... (VD: Japan, Austria, Venezuela) hòa, quan tâm chăm sóc người khác, chất lượng cuộc
sống, môi trường (VD: Sweden, Norway,
Netherlands)

- Nhấn mạnh công việc, thu nhập, sự phát triển, - Chú trọng sự hợp tác, bầu không khí thân
sự công nhận, chấp nhận thách thức, không chấp thiện, an toàn việc làm
nhận thất bại - Quyết định tập thể
- Quyết định mang tính cá nhân, quyết đoán - Ít áp lực tại nơi làm việc; nhà quản trị tin vào
- Áp lực cao tại nơi làm việc; thời gian cho đời trách nhiệm của nhân viên; để nhân viên tự
sống riêng; công việc ảnh hưởng đời sống riêng; do, không can thiệp vào đời sống riêng; nhân
nhân viên nhiều tham vọng, ít hài lòng công viên ít tham vọng, hài lòng với công việc; ít
việc, thường có xung đột trong tổ chức có xung đột trong tổ chức
- DN quy mô lớn, ít chú trọng bảo vệ môi trường - DN quy mô nhỏ, chú trọng bảo vệ môi trường
- Phân biệt vai trò của giới tính - Ít phân biệt vai trò của giới tính
5. Định hướng ngắn hạn/dài hạn
 Mức độ con người trong XH thể hiện có quan điểm, tầm nhìn dài hạn (chú trọng tương
lai) hay ngắn hạn (chú trọng hiện tại)

VH định hướng ngắn hạn VH định hướng dài hạn


Chú trọng hiện tại (USA, Australia, Latin America, Coi trọng tương lai ( East Asian, Eastern & Central
African) Europe)

- Thích sự ổn định, tôn trọng truyền thống - Linh hoạt, biết thích nghi với hoàn cảnh
- Chú trọng quá khứ và hiện tại - Tin tưởng, chú trọng tương lai
- Ít chú trọng các mối quan hệ, các nghĩa vụ XH - Chú trọng các mối quan hệ; sắp xếp các mối
là đối ứng quan hệ theo địa vị
- Có quy tắc chung xác định điều “tốt” và “xấu” - Điều “tốt” và “xấu” tùy thuộc hoàn cảnh
- Thích hưởng thụ - Sống tiết kiệm
- Chú trọng các kết quả tức thời - Chú trọng các kết quả dài hạn
- Ít đầu tư; ít siêng năng, kiên trì để thành công - Đầu tư; siêng năng, kiên trì để thành công
6. Hoan hỉ/Kiềm chế
 Mức độ con người trong XH cố gắng kiểm soát những động cơ và ham muốn của mình

VH hoan hỉ VH kiềm chế


Con người tương đối thoải mái thỏa mãn những ham Con người kiểm soát việc thỏa mãn ham muốn và
muốn căn bản và tự nhiên của mình liên quan đến điều chỉnh nó dựa vào những chuẩn mực XH chặt chẽ
hưởng thụ cuộc sống và thú vui ngắn hạn (VD: US, (VD: Egypt, Russia, India, China)
Mexico, Chile)

- Thường thoải mái thể hiện cảm giác vui sướng - Thường ít thể hiện cảm giác vui sướng
- Nhấn mạnh sự tiêu khiển, các thú vui, tích cực - Ít nhấn mạnh sự tiêu khiển, các thú vui; không
tham gia vào các hoạt động thể thao giải trí tích cực tham gia vào các hoạt động thể thao,
- Thường nhớ về những cản xúc tích cực giải trí
- Tự do ngôn luận - Thường nhớ về những cảm xúc tiêu cực
- Có nhận thức về kiểm soát đời sống cá nhân - Không tùy tiện phát ngôn
- Đánh giá thấp khả năng kiểm soát đời sống cá
nhân
D. Nghiên cứu của Trompenaars
 Định hướng quan hệ
1. CN phổ biến/CN đặc thù

CN phổ biến CN đặc thù


Những quy tắc, ý tưởng và giải pháp có thể áp dụng ở Những ý tưởng quy tắc và giải pháp áp dụng theo
mọi nơi mà không cần biến đổi theo tình huống cụ thể tình huống; không thể thực hiện một điều tương tự ở
( VD: UK, USA, Austria, Germany, Sweden) mọi nơi; chú trọng các mối quan hệ và các ngoại lệ
(VD: Venezuela, Indonesia, China)
Con người tôn trọng luật lệ, các chuẩn mực; không cân Con người để ý hoàn cảnh, tình huống; chú trọng các
nhắc hoàn cảnh, tình huống; thường chú trọng các quy mối quan hệ và sự tin tưởng hơn là các quy tắc;
tắc hơn các mối quan hệ; các hợp đồng được tuân thủ thường sửa đổi hợp đồng; khi đã hiểu nhau hơn, họ
chặt chẽ và cho rằng “giao dịch là giao dịch” thường thay đổi cách thức thực hiện các giao dịch

2. Chủ nghĩa cá nhân/ tập thể


 CN cá nhân: con người là những cá nhân; chú trọng các vấn đề riêng tư, các quyết định
cá nhân; quy gán trách nhiệm cá nhân; hoàn thành công việc một mình (VD: USA,
Argentina, Mexico)
 CN tập thể: con người là một phần của nhóm;
đánh giá cao các vấn đề liên quan đến nhóm; các
quyết định tập thể; chịu trách nhiệm chung, hoàn
thành công việc theo nhóm (VD: Singapore,
Thailand, Japan)

3. Trung lập và cảm xúc


 Trung lập: con người kiểm soát, kiềm chế cảm xúc; cảm xúc không hoặc ít thể hiện ra
bên ngoài; cam chịu; hành động bình tĩnh (VD: Japan, UK, Singapore)
 Cảm xúc: con người biểu lộ cảm xúc một cách tự nhiên, cởi mở; cười nhiều, nói lớn;
chào đón nồng nhiệt (VD: Mexico, Netherlands, Switzerland)
4. Cụ thể/Khuếch tán
 Cụ thể: con người sẵn sàng chia sẻ không gian chung rộng lớn cho người khác; phần
không gian riêng nhỏ bé được bảo vệ chặt chẽ và chỉ chia sẻ cho bạn bè, những người
thân thuộc (VD: Austria, UK, USA)
 Khuếch tán: con người cho răng không gian chung và riêng tương tự nhau; không
gian chung được bảo vệ kỹ lưỡng bởi nó liên quan đến không gian riêng, việc xâm
nhập vào không gian chung có khả năng xâm nhập vào không gian riêng của họ (VD:
Venezuela, China, Spain)
 Biểu hiện
 VH cụ thể: cá nhân dễ dàng mời người khác vào không gian chung, để mở của
mình, con người cởi mở, hướng ngoại; tách biệt rõ ràng công việc và đời sống
riêng
 VH khuếch tán: Cá nhân không dễ dàng mời người khác vào không gian chung,
để mở của mình; con người không thẳng thắn, hướng nội; công việc và đời sống
liên quan chặt chẽ với nhau
5. Thành tích và quy gán
 Thành tích: con người đạt được địa vị tùy thuộc vào mức độ hoàn thành các chức năng,
nhiệm vụ của mình; dựa vào mức độ đóng góp, thành tích (VD: Austria, Switzerland,
USA)
 Quy gán: Con người được quy gán địa vị tùy thuộc vào những gì họ có như tuổi, giới
tính, bằng cấp, chức vụ, thâm niên (VD: Venezuela, Indonesia, China)
 Định hướng thời gian
6. Thái độ đối với thời gian
 Định hướng tuần tự: con người chỉ thực hiện một hoạt động tại mỗi thời điểm; tôn trọng
các cuộc hẹn, tuân thủ kế hoạch
 Định hướng đồng bộ: con người có khuynh hướng thực hiện nhiều công việc cùng lúc,
các cuộc hẹn có vẻ ước chừng và có thay đổi, các kế hoạch làm việc sắp đặt tùy theo mối
quan hệ (VD: France, Mexico)
 Định hướng quá khứ, hiện tại và tương lai:
- Tương lai quan trọng hơn quá khứ hay hiện tại (VD: Italia, USA, Germany)
- Hiện tại là quan trọng nhất (VD: Venezuela, Indonesia, Spain)
- Ba khoảng thời gian là quan trọng như nhau (VD: France, Belgium: BỈ)
 Thái độ với môi trường
7. Thái độ với môi trường
 Định hướng bên trong: con người tin vào năng lực bản thân, khả năng kiểm soát kết
quả của mình, không tin vào số phận -> thái độ chi phối thế giới bên ngoài (VD:
USA, Swizerland)
 Định hướng bên ngoài: con người tin vào sự kiểm soát từ thế giới bên ngoài , tin vào
số phận -> thái độ linh hoạt; sẵn sàng thỏa hiệp và duy trì sự hòa hợp với thế giới bên
ngoài (VD: China; Asian Countries)

E. Tích hợp văn hóa và quản trị ( Dự án Globe)


CHƯƠNG 4: TRUYỀN THÔNG & ĐÀM PHÁN GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA

 Truyền thông ( giao tiếp): sự trao đổi thông tin


 Truyền thông: quá trình chia sẻ các “ý nghĩa” bằng việc chuyển các thông điệp thông qua
từ ngữ, hành vi
 Truyền thông: quá trình chuyển các “ý nghĩa” từ người gửi đến người nhận
 VH có ảnh hưởng đến truyền thông và thể hiện qua truyền thông
Các yếu tổ trong quy trình truyền thông
 Người gửi (Sender): bên chuyển thông điệp đến bên nhận
 Người nhận (Receiver): bên nhận thông điệp được gửi từ một bên khác
 Mã hóa (Encoding): quá trình thể hiện suy nghĩ dưới dạng biểu ngữ ( từ ngữ, âm
thanh, hình ảnh,…)
 Thông điệp: (Message): hệ thống các biểu tượng mà người gửi chuyển đi
 Phương tiện (Media): các kênh giao tiếp mà qua đó thông điệp được chuyển từ người
gửi đến người nhận
 Giải mã (Decoding): quá trình người nhận rút ra ý nghĩa từ các biểu tượng được mã
hóa bởi người gởi (sự diễn giải)
 Phản ứng (Response): phản ứng của người nhận sau khi tiếp xúc với thông điệp
 Phản hồi (Feedback): một phần trong phản ứng của người nhận được gởi trở lại cho
người gửi
 Nhiễu (Noise): yếu tố gây biến dạng hoặc sai lệch không mong muốn trong quá trình
giao tiếp -> thông điệp nhận được khác với thông điệp gởi đi
 Khung tham chiếu

Khi giao tiếp, người gửi và người nhận tham chiếu vô thức một khung bao gồm:

 Kiến thức của các bên về chủ đề đang thảo luận


 Kinh nghiệm và chuyên môn của các bên
 Những chuẩn mực và giá trị của các bên và của XH nơi họ sinh trưởng
 Những giả định của các bên, tức là những gì được coi là sự thật hoặc được tin là đúng.
 Bộ lọc truyền thông

Khi người gửi và người nhận không cùng văn hóa, các bộ lọc có thể không chỉ làm cho thông
điệp trở nên khó hiểu mà còn bóp mép thông điệp và gây hiểu lầm. Các bộ lọc:

 Việc sử dụng ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời
 Phong cách suy nghĩ/lập luận và giao tiếp
 Những định kiến: thái độ tiêu cực đối với một nhóm XH khác
 Các mối quan hệ: nhận thức về địa về XH
 Tổ chức XH: nhận thức của cá nhân bị ảnh hưởng bởi những khác biệt về giá trị, cách
tiếp cận và những ưu tiên liên quan đến loại tổ chức XH mà cá nhân là thành viên hoặc lệ
thuộc
 Khung cảnh truyền thông
 Khung cảnh/Bối cảnh (Context) là thông tin (môi trường) xung quanh một hoạt động
truyền thông
 Khung cảnh giữ vai trò quan trọng trong giải thích nhiều sự khác biệt về truyền thông
 Sự lựa chọn môi trường, khung cảnh có thể giúp mã hóa, truyền tải thông điệp -> ảnh
hưởng đến giải mã

Ví dụ:

Thông điệp thường được mã hóa và ẩn ý trong nền VH dựa vào khung cảnh (Nhật, các nước Ả
Rập)

Thông điệp thường được minh thị và người ta nói chính xác những gì mình muốn trong nền VH
ít dựa vào khung cảnh (Mỹ và Canada)

 Truyền thông bằng lời


- Trực tiếp và gián tiếp

VH ít dựa vào khung cảnh: thông điệp có khuynh hướng trực tiếp và tập trung; chỉ quan tâm đến
việc đạt được mục tiêu; thông điệp rõ ràng (minh thị)

VH dựa nhiều vào khung cảnh: thông điệp ngụ ý và gián tiếp, ngữ điệu, giọng nói, cách trình
bày… giữ vai trò quan trọng khi truyền đạt thông tin, thông điệp là ẩn, ngầm (không minh thị)

- Tỉ mỉ/Phức tạp hay súc tích/cô đọng: 3 mức độ


 Truyền thông tỷ mỉ: nói nhiều, mô tả chi tiết, thường lặp lại (các nước Ả Rập)
 Truyền thông chính xác: tập trung vào sự chính xác và sử dụng đủ lượng từ để chuyển
tải thông điệp (Anh,Đức, Thụy Điển)
 Truyền thông cô đọng: nói ít và cho phép nói bớt đi, ngắt giọng và im lặng để chuyển
tải các thông điệp (các quốc gia châu Á)
- Kết quả nghiên cứu theo GLOBE

 Truyền thông không lời: chuyển các “ý nghĩa” thông qua

Ngôn ngữ cơ thể, hành động, cử chỉ, dáng vẻ, nét mặt, ánh mặt

Trang điểm, đầu tóc, trang phục, trang sức

Các yếu tố vật chất khác nhau: màu sắc, số lượng, chủng loại

Không gian, khoảng cách với người đối thoại, tiếp xúc cơ thể

Âm thanh, ngữ điệu, sự nhấn giọng, sự xen kẽ, khoảng ngừng ( đi cùng với ngôn ngữ bằng lời)

Địa điểm, thời điểm, sự đúng lúc


- Những rào cản truyền thông: văn hóa; nhận thức, khuôn mẫu và định kiến;ngôn
ngữ;truyền thông phi ngôn ngữ;mối quan hệ
 Truyền thông trong tổ chức
- Truyền thông từ trên xuống dưới
 Từ cấp trên xuống cấp dưới
 Chuyển tải các mệnh lệnh, thông tin, đưa ra các chỉ dẫn và hồi đáp hiệu quả
- Truyền thông từ dưới lên
 Từ cấp dưới lên cấp trên
 Chuyển các hồi đáp, các thắc mắc, yêu cầu giúp đỡ
- Truyền thông ngang
 Giữa các cá nhân, các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ cùng cấp
 Trao đổi thông tin, phối hợp công việc, chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm
 Nâng cao hiệu quả truyền thông giữa các nền VH
 Hoàn thiện hệ thống phản hồi
 Luyện tập về ngôn ngữ
 Huấn luyện về VH
 Linh hoạt và hợp tác
 Quản trị truyền thông giữa các nền VH
1. Phát triển sự nhạy cảm về VH
 Sự nhạy cảm về VH là sự hiểu biết về người khác, khung cảnh và cách thức con người
đáp ứng lại khung cảnh
 Cần ý thức ảnh hưởng của VH đến quá trình truyền thông
 Người gửi thông điệp phải hiểu về người tiếp nhận thông điệp và mã hóa thông điệp sao
cho người tiếp nhận có thể hiểu đúng ý
2. Mã hóa thông điệp cẩn thận
 Khi thiết lập các thông điệp, người gửi phải sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, cử chỉ phù
hợp với khung nhận thức (khung tham chiếu của người tiếp nhận)
 Sử dụng kết hợp nhiều cách thức diễn đạt
 Đảm bảo sự tương đồng giữa thông điệp bằng lời nói và các thông điệp không bằng lời
nói
 Đảm bảo sự khách quan
3. Chọn lựa phương tiện
 Tùy thuộc vào đặc điểm của thông điệp, tầm quan trọng của thông điệp, khung cảnh và
mong đợi của người tiếp nhận
 Cần hiểu phong cách truyền thông
 Sử dụng tương tác trực tiếp là tốt nhất để tạo dựng các mối quan hệ hoặc trong những
giao dịch quan trọng
 Ứng dụng CNTT, ví dụ như email, videoconference…
4. Giải mã các phản hồi cẩn thận
 Giao tiếp trực diện, truyền thông hai chiều, sử dụng hình ảnh là cách thức tốt nhất để
tránh sự hiểu nhầm
 Chú ý lắng nghe và quan sát
 Kết hợp sử dụng nhiều thông điệp phản hồi qua các công cụ khác nhau
5. Những hành động tiếp theo
 Cần theo dõi việc thực hiện những gì đã thảo luận, thống nhất trong những lần giao tiếp
trước
 Đàm phán:
 Quá trình thảo luận, thương lượng, thỏa thuận với một hoặc nhiều bên nhằm đi đến một
giải pháp được tất cả các bên chấp nhận (theo quan niệm chung)
 Quá trình đàm phán đòi hỏi giải quyết các xung đột, trong đó có những nguyên nhân
thuộc về VH
 Phong cách đàm phán
 Đàm phán phân biệt: hai bên có những mục tiêu đối lập, giành quyền thiết lập các giá
trị; các nhà đàm phán được xem như là những đối thủ; cố gắng đạt được thỏa thuận tốt
nhất cho bên họ tiếp cận thắng – thua
 Đàm phán hòa nhập: hai bên hòa hợp các lợi ích, sáng tạo giá trị, hướng đến sự tán
đồng; hợp tác trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề và cố gắng có được kết quá theo tiếp
cận thắng – thắng
- Tiến trình để đàm phán
1. Hoạch định/ chuẩn bị
2. Thiết lập quan hệ
3. Trao đổi thông tin có liên quan tới công việc
4. Thuyết phục
5. Nhượng bộ
6. Tán thành
- Văn hóa ảnh hưởng đàm phán:
 Ví dụ về trao đổi thông tinn, trình bày vấn đề
 Người Mỹ thường đi thẳng vào vấn đề, khách quan và hiệu quả
 Người Mexico thường vòng vo, mập mờ
 Người Pháp thích tranh luận, thậm chí cả với những vấn đề ít liên quan đến chủ đề trình
bày
 Người TQ hay đặt câu hỏi, moi móc
 Ví dụ về phong cách nhượng bộ và tán thành
 Người TQ, người Nga thường bắt đầu thương lượng với rất nhiều đòi hỏi, nhiều hơn
những gì họ hy vọng nhận được
 Người Thụy Điển thường bắt đầu với những gì họ đã chuẩn bị để chấp nhận
 Văn hóa và các khía cạnh của đàm phán
 Định hướng cá nhân (mối quan hệ giữa các bên đàm phán và với bối cảnh đàm phán)
- VH tập thể: tránh xung đột công khai, thích duy trì sự hài hòa hình thức, thiết lập mối
quan hệ tốt với đối tác; phát triển sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau làm cơ sở cho giao
dịch
- VH cá nhân: vì lợi ích riêng; không né tránh cạnh tranh và đối đầu công khai; các mối
quan hệ chỉ là một phần; sự tôn trọng bắt nguồn từ các kỹ năng thể hiện trong việc đạt
đươc một thỏa thuận tốt; thỏa thuận là mục tiêu chính
 Định hướng quyền lực
- Người có ảnh hưởng chính thức và người ảnh hưởng thực sự đến quá trình đàm phán?
- Những người tham gia có thực sự đàm phán? Họ được chọn như thế nào? Vai trò của họ
trong công ty là gì?
- Những phẩm chất nào được quy cho người ở vị trí đó? Ai thực sự đưa ra các đề xuất hay
quyết định?
 Định hướng chấp nhận rủi ro
- Thẩm quyền quyết định của những người đàm phán
- Mức độ tránh sự không chắc chắn của các nền VH
 Định hướng thời gian
- Tuân theo một quy trình logic, bắt đầu bằng định hướng, sau đó đi đến các thảo thuận và
kết thúc bằng thỏa thuận chung cuộc trong giới hạn thời hạn đã thống nhất
- Thỏa thuận không nhất thiết là bất biến, chỉ thể hiện mong muốn bắt đầu hoặc tiếp tục
hợp tác; có thể điều chỉnh, thay đổi để cải thiện tình hình cho các bên liên quan; tạo dựng
niềm tin là khởi đầu, cho phép sự linh hoạt và cải thiện bản chất của sự hợp tác
 Phong cách giao tiếp, đàm phán

 Định hướng kết quả


- Một tuyên bố khá chung, bày tỏ sự tin tưởng và mong muốn hợp tác với nhau, hoặc ghi
chép chi tiết về các thỏa thuận đạt được và những cách thức thực hiện
- Hợp đồng/thỏa thuận: một khuôn mẫu, xác định chính xác cách xử lý các vấn đề, hoặc
chỉ là một tuyên bố về ý định mà có thể không được thực hiện
 Những lưu ý trong đàm phán

 Ra quyết định đàm phán

 Văn hóa ra quyết định


CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA

A. Văn hóa và quản trị


 Tầm quan trọng của Văn hóa với Quản trị

 Văn hóa ảnh hưởng tiếp cận quản trị


- Định hướng theo mục tiêu hay cách thức thực hiện
 Định hướng theo mục tiêu: nhân viên nỗ lực đạt được những mục tiêu hay kết quả cụ thể
ngay cả khi có nhiều rủi ro
 Định hướng theo cách thức thực hiện: nhân viên quan tâm đến việc tránh rủi ro, nỗ lực có
giới hạn trong công việc
- Kỷ luật công việc dễ dãi hay chặt chẽ
 Dễ dãi: cấu trúc tổ chức lỏng lẻo, ít sự kiểm soát và kỷ luật; nhân viên làm việc linh
hoạt, đầy sáng tạo và ngẫu hứng
 Chặt chẽ: ngược lại ở trên, nhân viên nghiêm túc, tuân thủ chính xác các quy định
- Định hướng bên trong hay bên ngoài:
 Bên trong: nhân viên cho rằng họ biết rõ những gì là tốt cho KH, công việc của họ là
chinh phục thế giới bên ngoài
 Bên ngoài: nhấn mạnh việc đáp ứng đòi hỏi của KH và môi trường KD
- Hệ thống mở hay đóng
 Mở: dễ dàng tiếp cận và hội nhập vào tổ chức; khuyến khích sự tự do trao đổi thông tin
 Đóng: khó tiếp cận và hội nhập vào tổ chức; giám sát và kiểm soát vào tổ chức; giám sát
và kiểm soát trao đổi, tiếp cận thông tin
- Chú trọng con người hay công việc:
 Con người: nhân viên cảm thấy các vấn đề của mình được quan tâm, tổ chức chịu trách
nhiệm về phúc lợi của nhân viên, nhu cầu của con người đặt trên đòi hỏi của công việc
 Công việc: nhân viên áp lực hoàn thành công việc, thậm chỉ tổn hại đến nhân viên; đòi
hỏi của công việc đặt trên nhu cầu của con người
- Tập trung hay phân quyền trong ra quyết định:
 Tập trung: lãnh đạo cấp cao hay chịu trách nhiệm đưa ra tất cả quyết định quan trọng của
tổ chức
 Phân quyền: lãnh đạo cấp trung và cấp thấp được tham gia đưa ra các quyết định quan
trọng của tổ chức
- Định hướng an toàn hay chấp nhận rủi ro
 An toàn: những người ra quyết định tránh rủi ro và gặp khó khăn trong những điều kiện
không chắc chắn
 Chấp nhận rủi ro: những người ra quyết định chấp nhận rủi ro và có thể ra quyết định
trong điều kiện không chắc chắn
- Khen thưởng cá nhân hay tập thể
 Cá nhân: những nhân viên có thành tích nổi bật được khen thưởng dưới hình thức tiền
thưởng, hoa hồng
 Tập thể: chuẩn mực văn hóa đòi hỏi khen thưởng nhóm
- Những thủ tục hình thức hay không hình thức
 Thủ tục hình thức: các thủ tục, quy trình mang tính hình thức được thiết lập và phải tuân
thủ chặt chẽ
 Thủ tục không hình thức: nhiều công việc được tiến hành thông qua những cách thức
không mang tính hình thức
- Định hướng ngắn hạn hay dài hạn

– VH ở một số nơi nhấn mạnh ngắn hạn như những mục tiêu
về lợi nhuận và hiệu quả ngắn hạn…
– VH ở một số nơi khác quan tâm đến những mục tiêu dài hạn
như thị phần, phát triển công nghệ…
• Hợp tác hay cạnh tranh
– Một số nơi khuyến khích sự hợp tác giữa các cá nhân
– Một số nơi khác lại khuyến khích sự cạnh tranh giữa các cá
nhân

 Sự ổn định hay đổi mới


– VH ở một số nơi đề cao sự ổn định và kháng cự sự thay đổi
– VH ở một số nơi khác lại đánh giá cao sự đổi mới và thay đổi
• Bản sắc cá nhân: Công ty hay nghề nghiệp
– Cá nhân tuân thủ những mong đợi của tổ chức sử dung lao động …
– Cá nhân theo đuổi mục tiêu và lý tưởng của mỗi lĩnh vực nghề nghiệp…
 Văn hóa tổ chức
- Biểu hiện của văn hóa tổ chức

- Sự hình thành văn hóa tổ chức


- Tương tác giữa văn hóa quốc gia và văn hóa tổ chức

- Vai trò của văn hóa tổ chức

- VH tổ chức tích cực khi:

• VH tổ chức được xem là tích cực khi:


– Các mối quan hệ chính thức là hợp lý
– Các thành viên nhận thấy họ có đóng góp cho tổ chức và
được hưởng lợi từ đó, và ngược lại
– Những đòi hỏi về năng suất là hợp lý
– Chính sách thù lao, khen thưởng là công bằng
–…
• Khi VH tổ chức là tích cực, nhân viên ủng hộ và tin tưởng
lãnh đạo, nhân viên và lãnh đạo có cùng một cam kết, tận tụy
với tổ chức

- VH tổ chức vững chắc:


- VH tổ chức và quản trị

 BỐN DẠNG VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA TROMPENAARS


- Văn hóa kiểu gia đình

- Văn hóa kiểu tháp Eiffel

- Văn hóa kiểu tên lửa dẫn đường

- Văn hóa kiểu lò ấp


 Định vị văn hóa tổ chức ở các quốc gia

 Sự đa dạng văn hóa trong tổ chức


 Quản trị sự thay đổi văn hóa tổ chức
B. VĂN HÓA VÀ CHIẾN LƯỢC
 Mối quan hệ giữa văn hóa và chiến lược

 Các nhân tố văn hóa của chiến lược

 Ảnh hưởng của văn hóa quốc gia:


 Chiến lược quản trị giữa các nền văn hóa
 Đáp ứng thách thức
 Liên minh chiến lược và văn hóa

C. LÃNH ĐẠO VÀ ĐỘNG VIÊN GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA


- Lãnh đạo
- Nắm giữ quyền lực và xử lý sự không chắc chắn

- Động lực của nhân viên


- Lý thuyết cấp bậc nhu cầu của A.Maslow
- Lý thuyết hai nhân tố động lực của Herzberg
- Lý thuyết động lực thành tích

You might also like