You are on page 1of 21

QUẢN TRỊ ĐA VĂN HÓA

CHƯƠNG 1:
VĂN HÓA VÀ QUẢN TRỊ TRONG MÔI
TRƯỜNG ĐA VĂN HÓA

Phạm Thị Bé Loan


loanptb@due.edu.vn
Khái niệm văn hóa
Trong khuôn khổ môn học
• Văn hóa là một lập trình tinh thần, mang tính tập thể, giúp phân biệt các
thành viên của nhóm này với các thành viên của nhóm khác (Hofstede,
1980)
-> VH là một hệ thống các ý nghĩa (giá trị) được chia sẻ.
• Văn hóa là những hiểu biết, kiến thức con người tích lũy, được sử dụng
để lý giải các hiện tượng xã hội, các trải nghiệm và thực hiện các hành vi
xã hội. Những kiến thức này tạo nên các tiêu chuẩn giá trị, thái độ và tác
động đến hành vi của cá nhân (Luthans&P.Doh, 2009).
• Văn hóa của một XH là tập hợp những giá trị được chia sẻ, những hiểu
biết, những giả định và những mục đích được tiếp thu từ thế hệ trước, áp
đặt cho những thành viên trong XH hiện tại và chuyển tiếp cho những thế
hệ tiếp theo.
2
Khái niệm văn hóa (…)

3
Các tầng (lớp) văn hóa

4
Các tầng (lớp) văn hóa (…)
• Lớp ngoài cùng: những sản phẩm bề ngoài của xã hội, những
thứ minh thị, cụ thể, dễ hình dung, hữu hình, có thể quan sát
được; đồ vật, vật dụng các biểu hiện rõ ràng và hành vi cá nhân
- Những nghi lễ
- Ngôn ngữ
- Phong cách giao tiếp
- Trang phục
- Ẩm thực
- Các đồ vật, vật dụng
- Các hành vi cá nhân
- ...
5
Các tầng (lớp) văn hóa (…)

• Lớp giữa: những giá trị và chuẩn mực hướng dẫn hành vi
– Giá trị là niềm tin căn bản mà con người có được, liên
quan đến những gì là đúng hay sai, tốt hay xấu, quan trọng
hay không quan trọng.
+ Cá nhân tiếp thu những giá trị từ nền VH mà họ
trưởng thành từ đó
+ Các giá trị định hướng suy nghĩ của cá nhân
– Chuẩn mực là những quy tắc (của một XH) xác định điều
gì là đúng và điều gì là sai khi đề cập đến hành vi -> định
hướng hành vi của cá nhân
– Các giá trị và chuẩn mực tạo nên đặc trưng VH quốc gia

6
7
8
Các tầng (lớp) văn hóa (…)
• Lớp trong cùng: Các giả định cơ bản, những niềm tin,
những hàm ý (những ý nghĩa ẩn chứa):
- Những điều không ai nghi ngờ hay thắc mắc; các tiền
đề vô thức, nội tại trong một nền VH xác định giá trị nào
được chấp nhận và không được chấp nhận
- Được xem như là những giá trị cốt lõi “tuyệt đối” chi
phối những giá trị cụ thể hơn ở tầng giữa
- Rất khó để khám phá, mô tả hay giải thích
- Ví dụ: trả lời cho câu hỏi “Tại sao quyền uy là quan
trọng ở Nhật?” hay “Tại sao con người ta phải bình đẳng ở
Hà Lan?”…
9
Các tầng (lớp) văn hóa (…)

Chỉ cần quan


sát trên bề
mặt

Thông qua
khảo sát,
nghiên cứu,
điều tra

Những giả
định cơ bản

10
Các đặc điểm của văn hóa

• Tính học hỏi


• Tính chia sẻ
• Tính kế thừa
• Tính tượng trưng
• Tính khuôn mẫu
• Tính thích nghi

11
Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa
• Tôn giáo
• Quốc tịch, dân tộc
• Địa phương, vùng
• Gia đình
• Giáo dục
• Tầng lớp xã hội
• Nghề nghiệp
• Giới tính
• Hệ thống kinh tế, chính trị, luật pháp
• ... 12
Sự chuyển động của văn hóa

• Sự chuyển động của VH: sự chuyển động các hệ thống giá trị
• VH cần có sự ổn định và sự chuyển động để phát triển
- VH ổn định quá mức sẽ thủ tiêu những thử nghiệm và sự
sáng tạo
- VH thay đổi quá mức sẽ gây ra những sự đổ vỡ
→ Nhà quản trị cần có kỹ năng xác định những sự kiện gây ra
sự dịch chuyển các hệ thống giá trị và dự đoán ảnh hưởng của
chúng đến môi trường kinh doanh

13
Sự chuyển động của văn hóa (…)

• Một số nhân tố gây ra sự chuyển động của văn hóa:


- Sự thay đổi về kinh tế
- Sự phát triển của hệ thống giáo dục
- Sự phát triển của truyền thông
- Những thay đổi về chính trị
- Tiến bộ công nghệ
- Chính sách, đường lối của Chính phủ
- Sự can thiệp từ bên ngoài
- ...
14
Sự chuyển động của văn hóa (…)

• Những sự chuyển động về VH có thể kéo theo những thay đổi về


- Sản phẩm/dịch vụ
- Công nghệ
- Thị trường lao động
- Quan hệ XH tại nơi làm việc
- Thái độ đối với môi trường…
→ Nhà quản trị cần nhận ra những sự dịch chuyển có ý nghĩa và ảnh
hưởng của nó đến thị trường; cần có kỹ năng đối phó với những cơ
hội và thách thức chiến lược

15
Toàn cầu hóa

• Toàn cầu hóa là quá trình hội nhập giữa các quốc gia
trên thế giới về xã hội, kinh tế, chính trị, công nghệ và
văn hóa viễn cảnh tạo ra một thị trường, một thế giới
duy nhất
• Không phải tất cả các nền kinh tế đều tham gia và
hưởng lợi như nhau từ quá trình này
• Các quốc gia có khuynh hướng lệ thuộc lẫn nhau và
không còn biên giới

16
Ảnh hưởng của toàn cầu hóa

• Thu hẹp các khác biệt


• Giảm bớt các rào cản thương mại
• Sự gia tăng các dòng dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ,
vốn, lao động, công nghệ khắp thế giới
• Cạnh tranh quốc tế được đặc trưng bởi hệ thống các
liên kết quốc tế ràng buộc các quốc gia, các định chế và
con người
• Cạnh tranh gia tăng, tiến bộ công nghệ và sự nỗi lên
của các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Ấn
Độ…
17
Toàn cầu hóa: Tán đồng & phản đối

• Những lợi ích:


Sự thịnh vượng, việc làm, công nghệ, giá thấp…
• Những chỉ trích:
- Sự di chuyển việc làm ra nước ngoài đến các quốc gia có chi phí
nhân công thấp hơn
- Gia tăng thâm hụt thương mại
- Tăng trưởng tiền lương thấp
- Những tác động về mặt xã hội và môi trường…
→ Khuynh hướng bảo hộ trở lại
Toàn cầu hóa đặt ra thách thức cho các chính phủ,
các công ty và cộng đồng khắp thế giới
18
Môi trường kinh doanh toàn cầu

- Các nhà quản trị của thế kỷ 21 phải đối mặt với những thách thức
từ môi trường kinh doanh toàn cầu năng động, phức tạp và phụ
thuộc lẫn nhau
- Những thách thức chủ yếu: chính trị, sự khác biệt văn hóa, khủng
bố và công nghệ
- Các DN cần điều chỉnh chiến lược và phong cách quản trị

→ Thế giới hội nhập – Cạnh tranh toàn cầu

19
Quản trị quốc tế
• Quản trị quốc tế là quá trình
- Áp dụng các quan niệm và phương pháp quản trị trong môi
trường đa quốc gia; phối hợp các nguồn lực (con người, tiền
vốn và nguồn lực vật chất) sao cho chúng được sử dụng có hiệu
quả nhất trong hoạt động KDQT của DN

- Làm thích ứng thực tiễn quản trị với những môi trường văn
hóa, chính trị, kinh tế khác nhau
• Quản trị quốc tế là quá trình phát triển các chiến lược, thiết kế
và vận hành các hệ thống và làm việc với những con người khắp
thế giới nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững
20
Quản trị đa văn hóa

• Giải thích hành vi con người trong các tổ chức trên khắp thế giới

• Chỉ ra cách làm việc với con người từ các nền VH khác nhau

• Mô tả hành vi tổ chức bên trong các quốc gia và các nền VH

• So sánh hành vi tổ chức giữa các quốc gia và các nền VH

Một cách chung và có lẽ quan trọng nhất, quản trị đa VH tìm cách
hiểu và cải thiện sự tương tác giữa các đồng nghiệp, các nhà quản
trị, các giám đốc điều hành, các khách hàng, các nhà cung cấp và
các đối tác từ các quốc gia và các nền VH trên thế giới (Nancy
Adler, 2002)
21

You might also like