You are on page 1of 20

CÂU HỎI ÔN TẬP (Kỳ 1 năm học 2022-2023)

Môn: Văn hóa doanh nghiệp (Mã HP 28239)


Phần 1: 1 câu 3đ.

Câu 1. Trình bày khái niệm văn hóa và các yếu tố cấu thành văn hóa và cho ví
dụ minh họa?
- Khái niệm:

+ Văn hóa là sự giao hòa, vun trồng nhân cách con ng, có nghĩa là lm cho con ng và
cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn

+ Văn hóa là sự tổng hợp của phg thức sinh hoạt cùng vs biểu hiện của nó mà loài
ng đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn
( HCM)

+ Văn hóa là hệ thống những niềm tin, thói quen, giá trị, chuẩn mực và các thể chế
đc chia sẻ và đc truyền nhau bởi các thành viên trong 1 nhóm riêng biệt hay trong 1
tổ chức( Cumming&Huse)

+ Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo ra trong
quá trình vận chuyển

- Các yếu tố cấu thành văn hóa:

+ vật chất tinh thần: là toàn bộ những giá trị sáng tạo được thể hiện trong các của
cải vật chất do con người tạo ra.

VD: một số quốc gia tiến bộ kĩ thuật nên con người ít tin vào số mệnh và hộ tin
rằng có thể kiểm soát những điều xảy ra với họ

+văn hóa tinh thần: là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người và xã hội
bao gồm kiến thức, các phong tục tập quán, thói quen, cách ứng xử, ngôn ngữ( bao
gồm là ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời), các giá trị và thái độ, các hoạt động
văn hóa nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục, các phương thức giao tiếp và cách thức tổ
chức xã hội

 Kiến thức: là nhân tố hàng đầu của văn hóa, thường được đo một cách hình
thức bằng trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vận dụng kiến thức khoa học,
hệ thống kiến thức được con người phát minh,nhận thức và được tích lũy lại,
bổ sung nâng cao và không ngừng đổi mới qua các thế hệ
 Các phong tục tập quán: là những quy ước thông thường của cuộc sống hàng
ngày
 Thói quen: là những cách thực hành phổ biến hoặc đã hình thành từ trước.
VD: Ở một số nước Latinh thì chấp nhận việc đi muộn nhưng Anh và Pháp
lại coi đúng giờ là giá trị
 Giá trị: là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người được
các thành viên chấp nhận, còn thái độ là sự đánh giá, sự cảm nhận sự phản
ứng trước một sự vật dựa trên các giá trị. VD: thái độ của một số người trung
niên ở Nhật ko đc thiện chí lắm
 Ngôn ngữ: là một yếu tố hết sức quan trọng vì nó là phương tiện được sử
dụng để truyền thông tin và ý tưởng,giúp con người hình thành nên cách nhận
thức về thê giới và các tác dụng định hình đặc điểm của con người.VD: ở
Canada có 2 nền văn hóa, nền văn hóa tiếng Anh và nền văn hóa tiềng Pháp
 Thẩm mĩ: liên quan đến thị hiếu nghệ thuật của văn hóa, các giá trị thẩm mĩ
được phản ánh qua các hoạt động nghệ thuật
 Tôn giáo: ảnh hưởng lớn đến cách sống, niềm tin, giá trị và thái độ, thói quen
làm việc và cách cư xử con người trong xã hội đối với nhau và với xã hội
khã. VD: ở các nước theo đạo Hồi thì vai trò của phụ nữ bị giới hạn trong gia
đình
 Giáo dục: yếu tố quan trọng để hiểu văn hóa.
 Cách thức tổ chức của một xã hội thể hiện qua cấu trúc xã hội. VD : ở Mĩ rất
tôn trọng những người thành đạt có nguồn gôc thấp kém, trong khi ở Anh
những người đó chỉ được coi là “trưởng giả học làm sang” chứ không được
xã hộ thượng lưu chấp nhận
Câu 2. Trình bày những nét đặc trưng của văn hóa và cho ví dụ minh họa?
Những nét đặc trưng của văn hóa bao gồm
- Văn hóa mang tính tập quán: văn hóa quy định những hành vi được chấp nhận
hay không được chấp nhận trong xã hội cụ thể. Có những nét đẹp tập quán đẹp,
tồn tại lâu đời như một sự khẳng định về nét độc đáo của nền văn hóa này so với
nền văn hóa kia.
VD: phong tục tập quán “ mời trầu” của người VN, phong tục gói bánh chưng
này tết
- Văn hóa mang tính cộng đồng: văn hóa không thể tồn tại do chính bản thân nó
mà dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên trong
xã hội. Văn hóa như là một sự quy ước chung cho các thành viên trong cộng
đồng. Đó là những lề thói, những phong tục mà một cộng đồng người cùng tuân
theo một cách tự nhiên, không cần phải ép buộc.
VD: tình yêu quê hương đất nước, tính đoàn kết, lòng biết ơn,...
- Văn hóa mang tính dân tộc: văn hóa tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung
của từng dân tộc mà các dân tộc khác không dễ gì hiểu được. Vì vậy, cùng một
thông điệp mà ở những nước khác nhau có thể mang ý nghĩa hoàn toàn khác
nhau
VD: do ảnh hưởng của sự đề cao thứ bậc trong xã hội, nên trong giao tiếp kinh
doanh ở VN thường bị chi phối bởi quan hệ tuổi tác, địa vị. Cũng là đồng nghiệp
có thể xưng hô là chú- cháu, anh-em... Cách xưng hô kiểu “ gia đình hóa” này sẽ
làm cho không khí của tổ chức trở nên thân mật nhưng lại làm giảm sự tách bạch
giữa công việc và quan hệ riêng tư, gây trở ngại cho quá trình quản lí kinh
doanh.
- Văn hóa mang tính chủ quan: con người ở các nền văn hóa khác nhau có suy
nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc.
VD: trong cách chào hỏi, đối với người phương tây thì ôm, hôn má là một
chuyện hết sức bình thường nhưng đối với một số nước phương Đông thì không
như vậy thay vào đó họ thường chào hỏi bằng cách bắt tay hoặc cúi người chào
hỏi và họ tránh những cử chỉ quá thân mật.
- Văn hóa có tính khách quan: văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan cho từng dân
tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội, được
chia sẻ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của mỗi người.
VD: trọng nam kinh nữ, môn đăng hộ đối
- Văn hóa có tính kế thừa: văn hóa là sự tích tụ hàng trăm, hàng nghìn năm của tất
cả các hoàn cảnh. Mỗi thế hệ đều cộng thêm đặc trưng riêng biệt của mình vào
nền văn hóa dân tộc trước khi truyền lại chi thế hệ sau.
VD: thời Văn Lang- Âu Lạc, từ cuối thiên niên kỉ 1TCN, vào thời đồ đồng sơ
khai, qua 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao của nên văn hóa VN. Tiêu biểu
nhất cho sự sáng tạo đó là trống đồng Đông Sơn và kĩ thuất trồng lúa nước. Đến
giờ nét đẹp văn hóa ấy vẫn được VN lưu giữ và tiếp tục phát huy,kế thừa.
- Văn hóa có thể học hỏi được: văn hóa không chỉ được truyền lại từ đời này sang
đời khác, mà nó phải còn do học mới có được.
VD:trong công việc, học tập trước kia khi cần trao đổi gì phải gặp mặt trực tiếp
nhưng bây giờ học hỏi theo xu hướng trào lưu xã hội thì giờ đây ta có thể trao
đổi công việc qua mail, zalo, thư điện tử... vừa tiết kiệm thời gian, vừa nhanh và
hiệu quả
- Văn hóa luôn có sự phát triển: một nền văn hóa ko bao giờ tĩnh lại và bất biến,
ngược lại nó luôn thay đổi và rất năng động. Nó luôn có sự điều chỉnh cho phù
hợp với trình độ và tình hình mới sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
VD: như tinh thần tập thể của người VN trong nền kte bao cấp trc đây chịu ảnh
hưởng lớn của tính địa phg cục bộ, sự đề bạt là chủ yếu. Tuy nhiên, khi chuyển
sang nền kte thị trường thì tính địa phg cục bộ sẽ dần bị thủ tiêu, và thay vào đó,
kết quả đạt đc, năng lực và phẩm chất sẽ là tiêu chí để đánh giá và lựa chọn.
Câu 3. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa doanh
nghiệp và cho ví dụ minh họa?
- Văn hóa dân tộc: sự phản ánh của văn hóa dân tộc lên văn hóa DN là một điều
tất yếu. Bản thân văn hóa DN là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân
tộc. Việc xây dựng những gtri văn hóa dtoc phản ánh 1 nền văn hóa DN là điều
hết sức khó khăn vì văn hóa dtoc là một phạm trù rộng lớn và trừu tg
- Người lãnh đạo: người lãnh đạo thông qua qtrình xây dựng và quản lí DN, hệ tư
tg và tính cách của lãnh đạo sẽ đc phản chiếu lên văn hóa DN. Để hình thành lên
1 hệ thống gtrị, niềm tin và đặc biệt là quan niệm chung trong toàn DN đòi hỏi
một qtrình lâu dài, thông qua nhiều hình thức khác nhau bao gồm:
+ Tăng cg tiếp xúc giữa ng lãnh đạo và nhân viên
+Sử dụng các chuyện kể, huyền thoại, truyền thuyết
+Các lễ hội, buổi gặp mặt, biểu tg, phù hiệu
Trong các DN, các thế hệ lãnh đạo khác nhau cx sẽ tạo ra những gtrị khác nhau
- Những gtrị tích lũy: có những gtri văn hóa DN ko thuộc về văn hóa dtộc, cx ko
phải do lãnh đạo sáng tạo mà ra mà do tập thể nhân viên tạo dựng và đc gọi là
những kinh nghiệp học hỏi đc. Những gtri này đc hình thành và tác động đến
hoạt động của DN. Chúng thường bao gồm:
+ Những kinh nghiệp tập thể của DN
+ Những gtrị học hỏi đc các DN khác
+ Những gtrị do những thành viên mới mang đến
+ Những xu hg hoặc trào lưu XH
Những nhà lãnh đạo khôn ngoan là những ng biết ứng xử vs những kinh nghiệm để
đạt hiệu quả quản trị cao nhất tạo nên môi trg văn hóa hỗ trợ đắc lực cho hoạt động
của DN
VD: Từ xưa đến nay, ý chí nội lực quyết tâm đã trở thành văn hóa lâu đời của ng
VN. Đến hiện tại, nét văn hóa này xâm nhập vào văn hóa DN và trở thành 1 trong
những nền tảng của sự phát triển DN. Trong đó ta ko thể ko kể đến tập đoàn
Vingroup vs sự nỗ lực vượt qua khó khăn khủng hoảng,nhất là trong giai đoạn dịch
bệnh vừa qua.
Nói về thành công của DN ta cx ko thể ko nói đến bản lĩnh và trí tuệ của ng đứng
đầu. Ở Vingroup thì điều này càng rõ, Phạm Nhật Vượng là người luôn ko ngừng
học hỏi những cái mới, coi trong thời gian, hiếm khi nào sai hẹn cùng một cái tâm
hết lòng phục vụ cho XH. Chính vì vậy, mà dưới sự lãnh đạp của ông, tập đoàn
Vingroup luôn đề cao chủ trg “ DN học tập” nhằm tạo ra những gtri khác biệt và
bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm- dịch vụ, luôn luôn đúng giờ, thực hiện đúng
tiến độ và đồng thời Vingroup cx luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, có trách
nhiệm vs khách hàng và phục vụ từ cái tâm
Trong tập đào Vingroup từ nhân viên cho tới lãnh đạo cấp cao luôn xây dựng mqh
vs khách hàng, đối tác , đồng nghiệp và XH dựa trên sự thân thiện, nhân ái và tinh
thần nhân văn, nó trở thành một nét văn hóa trong DN, từ đó xây dựng nên 1 môi
trường lm việc chuyên nghiệp, năng động, stao và nhân văn.
Câu 4. Trình bày các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp và cho ví dụ
minh họa?
- Giai đoạn non trẻ:
Nền tảng hình thành văn hóa DN phụ thuộc vào nhà sáng lập và có những quan
niệm chung của họ. Nếu như DN thành công, nền tảng này sẽ tiếp tục tồn tại và
phát triển, trở thành một lợi thế, thành nét nổi bật, riêng biệt của DN và là cơ sở
để gắn kết các thành viên vào một thể thống nhất
Trong giai đoạn đầu, DN phải tập trung tạo ra những gtri văn hóa khác biệt so vs
các đối thủ, củng cố những gtri đó và truyền đạt cho các thành viên mới.
- Giai đoạn giữa ( gd phát triển)
Khi ng sáng lập ko giữa vai trò thống trị hoặc đã chuyển giao quyền lực cho ít
nhất 2 thế hệ. DN có nhiều biến đổi và có thể xuất hiện xung đột giữa phe bảo
thủ và phe đổi mới.
Sự thay đổi chỉ thực sự cần thiết khi yếu tố từng giúp DN thành công đã trở lên
lỗi thời do thay đổi của môi trường hoạt động
- Giai đoạn chín muồi và suy thoái
Trong gđ này DN ko tiếp tục tăng trưởng nữa do thị trường đã bão hòa hoặc sản
phẩm đã trở nên lỗi thời. Sự chín muồi ko hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ lâu
đời, quy mô hay số thế hệ lãnh đạo của DN mà chủ yếu phản ánh mối liên hệ
giữa sản phẩm của DN vs các yếu tố từ môi trg
VD: Trong những năm 30, các tập đoàn vốn đc coi là cỗc xe lơn của nền ktế Hàn
Quốc nhưng từ năm 1997 các tập đoàn này đã trải qua những xáo trộn lớn cùng vs
sự khủng hoảng của nền ktế HQ. Nguyên nhân là do phong cách quản lí truyền
thống dựa trên tư tg nho giáo và ý thức hệ gia trưởng thống trị trong các tập đoàn
này khiến cho các tập đoàn kém linh hoạt trc những thay đổi của môi trg kinh
doanh, các ytố đó đã bóp nghẹt tính stạo cá nhân, lm giảm hiệu quả hoạt động của
cty. Sự cạnh tranh gay gắt của nền ktế thị trg và xu hg toàn cầu hóa đang buộc các
DN để tồn tại và pt phải liên tục tìm tòi những cái ms, stạo và thay đổi cho phù
hợp vs thực tế. Vậy lm thế nào để DN trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn
lực con ng, lm gia tăng gtrị của từng nguồn lực con ng đơn lẻ, góp phần vào sự pt
bền vững của DN. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo DN phải nắm vững các gđ
hình thành văn hóa DN để đề ra kế hoách xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa
đặc thù phát huy đc năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào
việc đạt đc mục tiêu.
Câu 5. Trình bày một số cách thức thay đổi văn hóa doanh nghiệp và cho ví dụ
minh họa?
- Thay đổi nhỏ ở mức độ tổng thể và chi tiết
+ Mức độ tổng thể: cốt lõi văn hóa DN về cơ bản vẫn đc giữ nguyên nhưng các gtrị
ở lớp văn hóa thứ nhất và thứ hai đc pt ở mức độ cao hơn, đc đa dạng hóa và đổi ms
hơn
+ Mức độ chi tiết: thay đổi ở một số bộ phận trong DN cho phù hợp vs những điều
kiện ms của môi trg kinh doanh
- Thay đổi tự giác:
Vai trò của nhà lãnh đạo ko phải là áp đặt những gtrị văn hóa ms mà phải lm cho
mọi thành viên trong DN tự ý thức đc việc cần phải thay đổi và kiểm soát đc qtrình
thay đổi
- Tạo ra thay đổi nhờ nhân rộng điển hình
Việc nay đòi hỏi nhà lãnh đạo cao nhất phải có đc tầm nhìn để xác định xem nền
văn hóa của DN mình còn thiếu những ytố nào, cần bổ sung ntn và tìm ra những cá
nhân điển hình có những quan niệm chung phù hợp, có khả năng tạo ra thay đổi
trong DN. Phong cách lm việc của họ có ảnh hưởng đến toàn DN và hướng nền văn
hóa pt theo hướng đã định.
- Thay đổi nhờ phát huy một cách có trất tự những tiểu văn hóa tiêu biểu:
Các nhà lãnh đao thường đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các nền tiểu văn hóa
này và sự nghiêng về một nền văn hóa cụ thể. Những thanh viên thuộc các nền văn
hóa này sẽ đc ưu ái hơn, đc thăng chức. Từ đó các thành viên này có điều kiện
pt,nhân rộng các gtrị mà họ tiếp thu đc từ nền tiểu văn hóa của mình ra toàn DN.
- Thay đổi thông qua phát triển DN
Sự pt của Dn có thể đc định nghĩa như một qtrình thay đổi có kế hoạch, đc chỉ đạo
từ trên xuống, bao gồm cả thay đổi về cơ sơ vật chất lẫn con ng
Để thực hiện phương pháp này, DN sẽ xây dựng một hệ thống thử nghiệm song
song nhằm truyền bá, giáo dục những văn hóa mới
- Thay đổi nhờ áp dụng công nghệ mới
Nhà lãnh đạp có thể nhờ vào ảnh hưởng của công nghệ mới để thay đổi gtrị của nền
văn hóa DN. Có thể nói công nghệ thông tin là có sự ảnh hưởng rất lớn đến các DN
VN hiện nay.
- Thay đổi nhờ thay thế các vị trí trong DN
Những gtrị văn hóa và quan niệm chung có thể thay đổi nếu như DN đổi ms cấu
trúc các nhóm hoặc nhà lãnh đạo. Phương pháp hữu hiệu nhất là thay đổi giám đốc
điều hành. Giám đốc ms sẽ thay thế các vị trí quan trọng trong DN bằng những ng
phù hợp vs phong cách lãnh đạo và đg lối ms. Cx có thể thay đổi văn hóa DN bằng
cách đưa một số ng bên ngoài vào các vị trí lãnh đạo cấp trung gian và tạo đk cho
họ thay đổi dần lề lối suy nghĩ của cấp trên
- Thay đổi do các vụ scandal và việc phá vỡ các huyền thoại, biểu tượng
Ở giai đoạn này, DN đã có những triết lí và huyền thoại nhất định về qtrình hình
thành và pt của mình. Tuy nhiên, nhiều khi những triết lí và khẩu hiệu mà DN đưa
ra lại ko hoàn toàn phù hợp vs quan niệm chung tiềm ẩn trong bản thần nền văn
hóa. Trong trg hợp trên, việc xảy ra scandal hay huyền thoại bị phá vỡ phần nào cx
dẫn đến việc thay đổi văn hóa DN
VD: Appota là một cty đi đầu trong xu hg quản lí nhân sự áp dụng công nghệ số vs
Acheckin, hộ trợ truyền thông nội bộ bằng nhiều công cụ ( hình ảnh video trên máy
chấm công, bảng tin, lịch lm việc, hay đánh giá dự án…), các chg trình nhân kỉ
niệm đặc biệt, hệ thống tặng quà, thưởng cho nhân viên hay những tg tác tập thể
giúp cho nhân viên trong cty gắn bó và gần gũi hơn, tạo sự hứng khởi trong qtrình.
Nhân viên của Twitter đc trải nghiệm những dvụ và đãi ngộ tốt nhất. Đặc biệt hơn,
họ luôn cảm nhận đc tinh thần đoàn kết, giúp đơc nhau khi lm việc, mỗi tác nhân
đều là một phần quan trọng góp phần tạo nên sự pt mạnh mẽ của cty, chính điều này
đốc thúc cho sự cống hiến, sáng tạo ko ngừng nghỉ của nhân viên Twitter.
Câu 6. Trình bày khái niệm trách nhiệm xã hội và 4 khía cạnh trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp? Em có nhận xét gì về việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp nước ta hiện nay?
- Khái niệm trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm XH theo chuyên gia của Ngân hàng
thế giới, đc hiểu là, “ cam kết của DN đóng góp cho việc ptriển ktế bền vững,
thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ mt, bình đẳng về giới, an toàn lao
động, quyền lợi lao động, trả lg công bằng, đào tạo và pt nhân viên, pt cộng
đồng... theo cách có lợi cho cả DN cx như pt chung của XH”
- Khía cạnh của trách nhiệm XH trong DN:
+ Khía cạnh ktế trong trách nhiệm XH của DN là phải sx hàng hóa và dvụ mà XH
cần và muốn vs 1 mức giá có thể duy trì DN ấy và lm thỏa mãn nghĩa vụ của DN vs
các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, pt những nguồn tài nguyên
ms, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, pt sp’; là phân phối các nguồn sx như hàng hóa và
dvụ như thế nào trong hệ thống XH
Khía cạnh ktế trong trách nhiệm XH của 1 DN là cơ sở cho các hoạt động của DN.
Phần lớn các nghĩa vụ ktế trong DN đều đc thể chế hóa thành các nghoiax vụ pháp
lí.
+ Khía cạnh pháp lí trong trách nhiệm XH của 1 DN là DN phải thực hiện đầy đủ
các quy định về pháp lí chính thức đối vs các bên hữu quan. Những điều luật như
thế này sẽ điều tiết đc cạnh tranh, bvệ khách hàng, bvệ mt, thúc đẩy sự công bằng,
an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ
quản lí đc thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lí bao
gồm 5 khía cạnh: điều tiết cạnh tranh, bvệ ng tiêu dùng, bvệ mt, an toàn và bình
đẳng.
+Khía cạnh đạo đực trong trách nhiệm XH của 1 DN là những hành vi và hoạt động
mà XH mong đợi ở DN nhưng ko đc quy định trong hệ thống luật pháp, ko đc thể
chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tới những gì các cty quyết định là đúng,
công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lí khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và
hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và XH mong đợi từ phía DN
dù cho chúng ko đc viết thành luật
+ Khía cạnh nhân văn ( bác ái) trong trách nhiệm XH của 1 DN là những hành vi
và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và
XH. Khía cạnh liên quan tới những đống góp về tài chính và nguồn nhân lực cho
cộng đồng và XH lớn hơn để nâng cao chất lg cuộc sống. Đây là thứ trách nhiệm đc
điều chỉnh bởi lg tâm.
=>Nhận xét: Trách nhiệm XH ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng mà các
công ty cần phải xem xét trong chiến lược phát triển bền vững. Ngày nay, đa số
DN VN hiện nay đều mong muốn thực hiện trách nhiệm xã hội, vì họ nhận ra rằng
trách nhiệm XH thực sự có thể làm tăng sức ảnh hưởng đối với công chúng, từ đó
tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN... Mặc dù vậy, không phải DN nào tại Việt
Nam cũng tuân thủ đạo đức trong kinh doanh, thực hiện trách nhiệm đối với xã
hội. Nhà nước cần có những hành động thiết thực để khuyến khích DN thực hiện
tốt trách nhiệm đối với xã hội, cũng như cần thiết đưa ra các chế tài xử lý nghiêm
khắc hơn trước những hành vi cố tình vi phạm ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội.

Câu 7. Trình bày biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh
nghiệp và cho ví dụ minh họa?
- Văn hóa ứng xử của cấp trên vs cấp dưới
+ Thứ nhất, cấp trên phải xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm công khai, bình
đẳng, cạnh tranh, đúng ng đúng chỗ
+ Thứ hai, chế độ thưởng phạt công minh
+ Thứ ba, thu phục đc nhân viên dưới quyền
+ Thứ tư, khen cx là một nghệ thuật
+ Thứ năm, quan tâm đến thông tin phản hồi phía nhân viên
+ Thứ sáu, quan tâm đến cuộc sống riêng tư của nhân viên nhưng ko nên quá tò mò
+ Thứ bảy, xử lí những tình huống căng thẳng có hiệu quả
VD: Vingroup luôn cố gắng xây dựng và pt văn hóa ứng xử một cách công bằng,
văn minh bằng cách chú trọng đến việc quán lí và đào tạo nhân viên trong suốt
qtrình làm việc. Tuy nhiên, vs những ng chăm chỉ học tập thì sẽ đc hưởng phúc lợi
cao hơn, còn vs những ng ko thực hiện tốt trong qtrình đào tạo thì sẽ bị cắt giảm
những phúc lợi bổ sung
- Văn hóa ứng xử của cấp dưới vs cấp trên
+ Thứ nhất, cấp dưới cần biết cách thể hiện vai trò của mình trc cấp trên
+ Thứ hai, tôn trọng và cư xử đúng mực vs cấp trên
+ Thứ ba, lm tốt công việc của mình
+ Thứ tư, chia sẻ, tán dương
+ Thứ năm, nhiệt tình, cố gắng hoàn thành phận sự của mình hoàn hảo hơn sự kì
vọng của cấp trên và chấp nhận những thử thạch ms
VD: Nhân viên tập đoàn Vingroup luôn đc biết đến là những ng có tinh thần trách
nhiệm cao trong công việc, luôn tuân theo sự chỉ đạo của cấp trên và hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ đc giao. Họ luôn nhiệt tình, tận tâm trong công việc, góp phần
tạo ra môi trg lm việc tốt, tiến độ lm việc rút ngắn, hiệu suất công việc cao.
- Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp
+ Lôi cuốn lẫn nhau, qua giao tiếp gây đc án tượng ban đầu, từ đó dễ tiếp xúc, chan
hòa, tìm đc sự tg đồng về thái độ lm việc
+ Xây dựng thái độ cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau
+ Xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp thân ái, tin cậy lẫn nhau trong nội bộ DN
VD: Nhân viên trong Vingroup luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc để
cùng nhau hướng về mục tiêu chung. Chính sự thấu hiểu lẫn nhau, biết cách đối
nhân xử thế từ đó hình thành nên quan hệ bằng hữu, tin cậy lẫn nhau trong nội bộ
DN
- Văn hóa ứng xử trong công việc
+ Cẩn trọng trong cách ăn mặc của mình
+ Tôn trọng lĩnh vực của ng khác
+ Mở rộng kiến thức của mình
+ Tôn trọng giờ giấc lm việc
+ Thực hiện công việc đúng tiến độ
+ Biết lắng nghe
+ Lm việc siêng năng
+ Tự giải quyết vấn đề riêng của mình
VD: ( cẩn trọng cách ăn mặc): trang phục trong Vingroup tùy theo môi trg lm việc
và đều đc thêu logo của tập đoàn lên áo. Đồng phục phải phù hợp vs các tiêu chí
như đem lại sự thoải mái cho nhân viên, đồng thời cx thể hiện đc sự tôn trọng đối vs
khách hàng trong qtrình lm việc. Và tất cả nhân viên đều phải mặc đồng phục của
tập đoàn khi lm việc.
Câu 8. Trình bày một số khía cạnh văn hóa cần lưu ý trong xây dựng
các thành tố thương hiệu và cho ví dụ minh họa?
- Đặt tên thương hiệu:
+ Tên thương hiệu, nhãn hiệu phải dễ chuyển đổi, có thể dùng cho nhiều sản phẩm
trong cùng một chủng loại, phải có tính hài hòa về văn hóa
+ Khi sử dụng tên riêng lm tên thg hiệu cần tính đến sự khác biệt văn hóa
- Xây dựng logo thương hiệu
+ Logo thg hiệu phải có ý nghĩa văn hóa đặc thù, mang bản sắc của 1 nền văn hóa
nhất định
+ Logo của thg hiệu phải có khả năng thích nghi trong các nền văn hóa hay ngôn
ngữ khác nhau
- Xây dựng tính cách của thương hiệu
+ tính cách nhãn hiệu cần mang đậm ý nghĩa văn hóa và giàu hình tượng
+ Nếu tính cách thương hiệu trở nên quá hấp dẫn, nó có thể lm giảm sự chú ý của
khách hàng đến các yếu tố khác
+ Nếu tính cách của thương hiệu đc thể hiện qua một con ng cụ thể như nghệ sĩ nỗi
tiếng chẳng hạn, thì hình tượng thể hiện phải đc đổi ms thường xuyên
- Xây dựng câu khẩu hiệu
+ cần phải đối chiếu ý nghĩa của khẩu hiệu trong những ngôn ngữ khác nhau
+ Ko chọn những khẩu hiệu chung chung
+ ko nên sử dụng các khẩu hiểu nhạt nhẽo, vô bổ, nghèo nàn ý nghĩa, phản cảm
VD: Khi nhắc đến thg hiệu quốc gia về lĩnh vực giày dép thì ta ko thể ko nhắc đến
thg hiệu Biti’s. Biti’s là một trong số những cty ở VN thành công trong việc xây
dựng thành tố thg hiệu của chính mình, logo, tính cách thg hiệu và câu khẩu hiệu.
Biti’s đặt tên thg hiệu của mình là “Biti’s Hunter” vs đặc tính ngắn gọn, dễ nhớ, tập
trung vào điểm chính yếu một cách trung thức, nêu bật đc những thông tin, lợi ích,
đặc trưng của sp’ , đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Logo của Biti’s có hình chữ V như là để chỉ VN và ý nghĩa là “ Victory” ( Chiến
thắng), hai mảng cong xanh và đỏ thể hiện như ngon đuốc( trong thế vận hội) nêu
cao ý nghĩa chiến thắng, luôn ngẩng cao đầu để vươn tới sự phồn vinh và giàu
mạnh, màu xanh của Biti’s biểu tg cho năng động, trẻ trung, kiên trì và hy vọng,
còn mày đỏ là nền cờ màu đỏ của VN, thể hiện lạc quan, mạng mẽ. Biti’s là thg
hiệu sp’ của cty Biti’s, là chữ ghép từ 5 chữ cái của “ Bình Tiên Shose”
Biti’s Hunter cx xây dựng tính cách của mình như một thợ săn: nhanh-tập trung-
chính xác để sẵn sàng cùng bạn đồng hành chinh phục và trải nghiệm những thử
thách trên hành trình tgv lai
Dù khi đã xuất khẩu đến nhiều nc trên TG thì Biti’s vẫn sử dụng cái hồn của slogan
lm kim chỉ nam cho hoạt động sx kinh doanh đó là “ Nâng niu bàn chân Việt” như
một cách để Biti’s khẳng định sẽ đem lại sự phục vụ tốt nhất cho ng tiêu dùng VN
Phần 2: 1 câu 3đ
Câu 9. Phân tích 3 lớp văn hóa của một doanh nghiệp trong thực tế?
- Cấp độ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của DN Cấu trúc hữu hình
Doanh nghiệp là một cấp độ của văn hóa doanh nghiệp mà mọi người có thể nhìn
nhận một cách trực tiếp khi tiếp xúc với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Điều này
được thể hiện bởi các yếu tố như sau:
+ Cách xây dựng kiến trúc và bài trí đồ đạc
+ Sơ đồ doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức các phòng ban
+ Các văn bản, hồ sơ, chính sách ban hành
+ Lễ hội hàng năm của công ty
+ Hình ảnh, biểu tượng, trang phục, logo và các tài liệu quảng bá
+ Hành vi ứng xử của nhân viên
+ Mẫu mã sản phẩm, bao bì, phương thức đóng gói
+ Câu chuyện về thương hiệu, doanh nghiệp
Cấp độ văn hóa doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng và sự tác động rất lớn từ quan
điểm, tầm nhìn của người lãnh đạo và tính chất kinh doanh của tổ chức. Cấp độ
này rất dễ thay đổi và không thể hiện rõ ràng những giá trị cốt lõi của doanh
nghiệp.
Để hình dung về cấp độ văn hóa cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp chúng ta hãy
nhìn vào thương hiệu Starbucks. Đây là một trong những thương hiệu coffee nổi
tiếng tạo dựng được sự khác biệt về thương hiệu khi thiết kế và tạo dựng được hình
ảnh chung cho toàn bộ các cửa hàng, đồng phục nhân viên và mẫu bao bì sản
phẩm. Khách hàng luôn cho rằng hãng coffee này luôn cập nhật ý tưởng độc đáo
mới và đi trước một bước so với các đối thủ cùng lĩnh vực.
- Cấp độ 2: Những gtrị đc tuyên bố bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lí của
DN
Với cấp độ văn hóa cấu trúc hữu hình doanh nghiệp, mọi người có thể nhận thấy
một cách rõ ràng khi nghe, nhìn hay tiếp xúc với tổ chức thì ở cấp độ văn hóa doanh
nghiệp thứ hai - Giá trị được công nhận thì mọi người lại được cảm nhận thông qua
những giá trị được tuyên bố và các biểu hiện bên ngoài của tổ chức. Trong đó:
Giá trị được tuyên bố là tất cả các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, các chiến lược,
quy định hay các quy tắc để định hướng cho sự phát triển lâu dài của một tổ chức.
Các nội dung này thường sẽ được doanh nghiệp tuyên bố một cách rộng rãi ra bên
ngoài.
Những giá trị biểu hiện ra bên ngoài: Ở cấp độ này, để nắm rõ về văn hóa doanh
nghiệp, mọi người sẽ được cảm nhận thông qua các hệ thống văn bản, cách diễn đạt
hay là thể hiện thái độ của nhân viên trong công ty. Với những giá trị này, nhân
viên trong công ty có thể xử lý các tình huống cụ thể, đối phó với một số trường
hợp đồng thời rèn luyện khả năng ứng xử cho nhân sự mới trong môi trường công
ty.
Đặc điểm của cấp độ văn hóa doanh nghiệp giá trị được công nhận so với cấp độ
đầu tiên nằm ở khả năng linh hoạt, dễ dàng thay đổi đồng thời thể hiện được phần
nào giá trị bên trong của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Ví dụ về cấp độ 2, trong một bài lần trả lời phỏng vấn của Lee Cockerell - Cựu Phó
chủ tịch điều hành khu công viên, giải trí Disney đã nói rằng “Sự quan tâm đến từng
chi tiết dù là nhỏ nhất chính là một tôn giáo mà chúng tôi đang thực hành”. Điều
này như một lời khẳng định với khách hàng rằng, việc đem lại trải nghiệm khách
hàng dù là ở những chi tiết nhỏ nhất cũng được Disney thực hiện từ đó thúc đẩy sự
ủng hộ thương hiệu của khách hàng cũng như cải thiện doanh thu bán hàng hiệu
quả.
- Cấp độ 3: Những quan niệm chung ( quan trọng nhất)
Trong bất kỳ một văn hóa doanh nghiệp nào, các quan niệm chung về văn hóa, tôn
giáo, phong tục tập quán đều luôn luôn gắn bó lại với nhau và ăn sâu vào trong tâm
trí của tất cả các thành viên thuộc nền văn hóa đó. Dần dần các quan niệm này sẽ
vô hình trở thành thói quen và chi phối suy nghĩ, hành động, góc nhìn của mọi
người.
Nghĩa là khi các thành viên trong cùng một đội ngũ có cùng quan điểm về tôn giáo
và chính trị chia sẻ cũng như hành động theo một nền văn hóa chung thì những ý
tưởng đi ngược lại với điều này sẽ không được họ chấp nhận, thậm chí là đào thải.
Trong 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp thì đây được xem là cấp độ thể hiện được giá
trị cao nhất của một doanh nghiệp và văn hóa được coi là tài sản của một tổ chức.
Ngoài ra thì cấp độ này cũng rất khó để nhận ra nhất bởi việc thấu hiểu giá trị nằm
ở bên trong cần rất nhiều thời gian để tiếp xúc và đánh giá. Đặc biệt mỗi một văn
hóa dân tộc khác nhau lại khiến cho tư tưởng về quan điểm chung sẽ khác nhau.
Ở Việt Nam, quan điểm về giá trị cộng đồng được đề cao vì vậy mà con người
thường khiêm tốn và nhường nhịn, tránh xảy ra xung đột trong các mối quan hệ.
Trong khi
đó, ở các nước phương tây như Mỹ, họ đề cao tính giá trị cá nhân từ đó tạo ra môi
trường cạnh tranh khốc liệt và phát triển.
=>Có thể thấy mỗi một cấp độ văn hóa doanh nghiệp lại tập trung vào các khía
cạnh khác nhau từ đó làm nổi bật lên được những giá trị về mặt hữu hình và vô hình
của doanh nghiệp trong xây dựng văn hóa công ty. Việc áp dụng các chiến lược
triển khai nhằm kết hợp các cấp độ của văn hóa vào với nhau để cùng tạo nên nét
đặc trưng trong văn hóa công ty là vấn đề mà các nhà lãnh đạo cần xem xét cũng
như có phương án triển khai hợp lý.
Câu 10 :Phân tích các bộ phận cấu thành văn hóa của một doanh nhân trong
thực tế?
Phân tích các bộ phận cấu thành văn hóa của một doanh nhân thông qua doanh
nhân Mai Kiều Liên:
- Năng lực của doanh nhân
Trong chiến lược sản phẩm bà luôn hướng đến mục tiêu Vinamilk phải tìm ra
những sản phẩm mới có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng để có thể chiếm lĩnh
thị trường. Bà luôn nghiên cứu tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng xem họ cần
và mong muốn điều gì.Chăm ngôn kinh doanh của bà là “ Kinh doanh là phục vụ”
Dưới sự lãnh đạo tài ba của bà Mai Kiều Liên Vinamilk đã đi từ một đơn vị gặp
nhiều khó khăn trở thành công ty có doanh số hàng năm gần 1 tỷ USD
Bà Mai Kiều Liên hội tụ đủ 3 năng lực cốt lỗi của 1 nhà lãnh đạo:
+ Hiệu quả sử dụng năng lực trong kinh doanh
+ Năng lực sáng tạo đổi mới
+ Năng lực phát triển đội ngũ
- Tố chất của doanh nhân
+ Bà luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu, luôn quan tâm và phục vụ hết khả
năng có thể của mình cho những khách hàng
+ Bà đã từng nói : Tôi nghĩ là lãnh đạo, mình phải chân thành, làm gương, chứng
minh được mình dẫn dắt đội ngũ công ty đi lên, cuộc sống mọi người khá lên. Làm
sao để mọi người cảm thấy năm giờ chiều thích về nhà và tám giờ sáng thích đến
công ty. Tôi nghĩ đó là thành công.
+ Đứng trước mọi khó khăn bà luôn có tinh thần lạc quan có lẽ đây là phẩm chất
cũng như cơ sở vững chắc để công ty luôn thành công như vậy.
+ Luôn quyết đoán, linh hoạt xử lý tình huống theo kiểu “kỷ trị” hơn so với thiên
hướng “ nhân trị”
+Kỹ năng được thể hiện ở bà Mai Kiều Liên
 Kỹ năng tư duy sáng tạo: Đi ngược xu thế sáng tạo đột phá tìm thị trường mới
biến đối thủ thành đối tác .
 Đột phá tìm thị trường mới: suốt chặng đường 40 năm hình thành và phát
triển, Vinamilk đã để lại nhiều dấu ấn trên khắp các thị trường trong và
ngoài nước. Nhất là trong những năm gần đây, hoạt động của vinamilk
trên thị trường quốc tế ngày càng sôi nổi.Không chỉ dừng lại ở việc tham
gia các hội chợ và hoạt động triển lãmthường niên, mà với việc tiến vào
hơn 42 thị trường trên khắp các châu lục, là một điều mà hiếm có doanh
nghiệp VN nào nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh vực cùng nghành
nói riêng có thể làm được
 Tăng cường chất lượng nguồn sữa bò tươi nguyên liệu
 Đầu tư thiết bị công nghệ
 Kỹ năng nhân sự:ở vị trí lãnh đạo vinamilk bà Liên luôn coi trọng nhân lực, tự
chủ, gắn bó với nông dân sẽ là bàn đạp để vươn ra thế giới . Xác định rõ nhân
lực là yếu tố cơ bản phát triển nội lực, Vinamilk luôn đầu tư nâng cao chất
lượng, trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên thông qua các lớp huấn
luyện trong và ngoài nước
 Kỹ năng chuyên môn- nghiệp vụ:bà được mệnh danh là nữ hoàng sữa việt, bậc
thầy trong nghành chế biến sữa ở nước ta.Trước khi lãnh đạo bà đã từng làm kĩ
sư cho nên có kinh nghiệm thực tế đúng chuyên nghành.Ngoài ra bà còn tích
cực học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm, kiến thức phục vụ cho công việc của
mình
- Đạo đức của doanh nhân
Đạo đức của doanh nhân Mai Kiều Liên Tính trung thực : Bà cam kết “ cung cấp
những sản phẩm và dịch vụ đa dạng nhất với chất lượng đạt kết quả cao nhất , giá
cả cạnh tranh, và trung thực trong mọi giao dịch”.Tôn trọng con người :Hướng tới
mọi đối tượng người tiêu dùng nhân viên , đối tác,nhà cung cấp. Đối với người lao
động mà không muốn đuổi những người trình độ kém mà sẵn sàng đào tạo nâng cao
tay nghề. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội : Luôn
nhìn nhận khách hàng như 1 đối tác kinh doanh dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Vinamilk dưới sự lãnh đạo của bà luôn có những hành động thiết thực
+ Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản
phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh
tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định
+Bà đã tài trợ cho chương trình học bổng cho tiểu học gần 1 thập niên,đem đến cho
1000 học sinh mỗi năm 1 suất học bổng khoảng 50$, đã tạo ra những quỹ từ thiện
nhằm giúp đỡ các trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật trên toàn quốc. Bà Mai Kiều
Liên hy vọng cuộc hành trình của Vinamilk sẽ thắp sáng thêm niềm tin cho các em
có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn trong cuộc sống Vinamilk còn tiếp tục các
chặng đường lớn hơn, nhằm tỏ lòng nhân ái đối với trẻ em và những người có hoàn
cảnh cơ nhỡ, khốn khó trong xã hội.
- Phong cách của doanh nhân
Tính cách Triết Lý
+ Quyết Liệt, tỉ mỉ, chi tiết
+ Cởi mở , thân thiện, hòa đồng
+ Biết cách đối nhân xử thế, trọng dụng người tài
+ Lòng biết ơn
+ Quan điểm sống đúng đắn
+ Thừa nhận cái sai và sửa chữa
+ Nhân + Tâm + Đức + Kinh Doanh là phục vụ Thành Công
Là một nữ doanh nhân bản lĩnh, đầy quyền lực nhưng cũng rất nữ tính, chân chất,
giản dị và rất đời thường Tính chi tiết, tỉ mỉ và hay lo xa của một người phụ nữ đảm
đang cũng giúp bà làm tốt vai trò của một “nhạc trưởng” trong “dàn nhạc” gồm
4.000 người của Vinamilk.Nhưng trên hết, bà luôn chuẩn bị tinh thần, trách nhiệm
cho những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho một doanh nghiệp lớn ở thời buổi
kinh tế khó khăn. Là nữ giới, nữ doanh nhân Mai Kiều Liên nghĩ rằng, lãnh đạo nữ
chỉ thua nam về sức mạnh cơ bắp, còn tất cả mọi thứ, từ kiến thức, đạo đức, đến đối
nhân xử thế... đều giống nhau. Theo bà, cái nữ tính nằm ở chỗ biết lắng nghe và
thấu hiểu. Đó là bản năng, dù có quyết định gì cũng luôn luôn lắng nghe người đối
diện, trên cơ sở đó đồng hành cùng người khác, và điều đó cũng phần nào mang đến
thành công của Vinamilk ngày hôm nay: Giản dị, hòa đồng, cởi mở là thế nhưng
trong công việc kinh doanh Bà Liên luôn quyết liệt, khi đã suy nghĩ kỹ thì quyết
tâm làm tới cùng, vượt qua mọi khó khăn. Với bà quyền lợi người tiêu dùng phải
được đặt trên hết. Bởi lẽ, quyền lợi người tiêu dùng mà không có thì quyền lợi cho
tất cả các cổ đông cũng không. Người tiêu dùng là trước hết, sau đó mới đến cổ
đông và cũng không được quên quyền lợi của người cung cấp nguyên liệu là nông
dân, một trong những đối tác quan trọng của Vinamilk
+Phong cách lãnh đạo:Lãnh đạo không độc đoán mà quyết đoán. Ứng xử trong giao
tiếp doanh nghiệp. Coi tập thể dục là lực lượng Trung tâm. Coi trọng yếu tố con
người, sáng tạo. Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh. Phân chia quyền lực
cho cấp dưới
Phong cách đặc biệt là ấn tượng tốt đẹp đầu tiên là ấn tượng tốt đẹp đầu tiên mà mọi
người đều có thể cảm nhận ở doanh nhân Mai Kiều Liên sự lạc quan khi bà cho
rằng không khó khăn nào không thể vượt qua, mà chính sự trải nghiệm này sẽ giúp
chúng ta ngày càng vững vàng hơn nữa. Nữ doanh nhân Mai Kiều Liên là một minh
chứng cho long quả cảm, một nữ doanh nhân quyền lực, người giữ lửa và thấp sáng
con đường cho công ty cổ phần sữa Việt Nam, người duy trì những dòng sữa mát
lành cho hàng triệu trẻ em Việt Nam.
Phần 3: tình huống tương tự 1 trong các tình huống sau. 4đ

You might also like