You are on page 1of 46

1

MỤC LỤC
Câu 1: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa
doanh nghiệp và cho ví dụ minh họa?......................................................2
Câu 2: Trình bày một số khía cạnh văn hóa cần lưu ý trong xây dựng
các thành tố thương hiệu và cho ví dụ minh họa? (3 điểm).....................4
Câu 3: Trình bày những nét đặc trưng của văn hóa và cho ví dụ minh
họa?..........................................................................................................6
Câu 4: Trình bày khái niệm văn hóa, các yếu tố cấu thành trong văn hóa
và cho ví dụ minh họa?............................................................................8
Câu 5: Trình bày các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp và cho
ví dụ minh họa?......................................................................................11
Câu 6: Trình bày một số cách thức thay đổi văn hóa doanh nghiệp và
cho ví dụ minh họa?...............................................................................13
Câu 7: Trình bày vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh
nghiệp và cho ví dụ minh họa?..............................................................17
Câu 8: Trình bày biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh
nghiệp và cho ví dụ minh họa?..............................................................19
DN Đoàn Nguyên Đức..........................................................................21
DN Phạm Nhật Vượng.........................................................................22
DN Đào Hồng Tuyển............................................................................23
DN Trịnh Văn Quyết...........................................................................25
Thế giới di động....................................................................................27
VINAMILK..........................................................................................29
Cà phê Trung Nguyên..........................................................................31
Tập đoàn Vingroup..............................................................................33
Tình Huống...........................................................................................35
2

Câu 1: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa
doanh nghiệp và cho ví dụ minh họa?
a) Văn hóa dân tộc
Sự phản chiếu của văn hóa dân tộc lên văn hóa doanh nghiệp là một
điều tất yếu. Bản thân văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm
trong văn hóa dân tộc. Việc xây dựng những giá trị văn hóa dân tộc phản
ánh trong 1 nền VHDN là điều hết sức khó khăn vì văn hóa dân tộc là 1
phạm trù rộng lớn và trìu tượng.
Vd: Ở Mỹ, văn hoá của họ khuyến khích việc tất cả mọi người đều có
thể thoải mái nêu lên ý kiến của bản thân. Trong khi đó, người Việt Nam
sẽ có xu hướng ít khi mạnh dạn nêu ý kiến của bản thân hơn, đặc biệt là
những nhân viên cấp dưới, ít kinh nghiệm và kiến thức hơn.
b) Người lãnh đạo
Người lãnh đạo thông qua quá trình xây dựng và quản trị doanh nghiệp,
hệ tư tưởng và tính cách của lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên văn hóa
doanh nghiệp.
Để hình thành nên hệ thống giá trị, niềm tin và đặc biệt là quan niệm
chung trong toàn doanh nghiệp đòi hỏi một quá trình lâu dài, thông qua
nhiều hình thức khác nhau bao gồm:
 Tăng cường tiếp xúc giữa người lãnh đạo và nhân viên
 Sử dụng các chuyện kể, huyền thoại, truyền thuyết
 Các lễ hội, buổi gặp mặt, biểu tượng, phù hiệu
Trong cùng 1 doanh nghiệp, các thế hệ lãnh đạo khác nhau cũng sẽ tạo
ra những giá trị khác nhau.
Vd: Tim Cook – Apple đã rất thành công trong việc chứng tỏ năng lực
bản thân kể từ khi gia nhập “trái táo cắn dở” 16 năm trước bởi:
- Văn hóa tôn trọng lẫn nhau giữa các nhà quản lý và nhân viên tại
Apple do chính Tim Cook đề xướng.
- Ông luôn dùng sự chân thành và thân thiện để cảm phục nhân viên.
3

c) Những giá trị tích lũy


Có những giá trị văn hóa doanh nghiệp không thuộc về văn hóa dân
tộc, cũng không phải do lãnh đạo sáng tạo ra mà do tập thể nhân viên tạo
dựng và được gọi là những kinh nghiệm học hỏi được. Những giá trị này
được hình thành và tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Chúng
thường bao gồm:
 Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp
 Những giá trị được học hỏi từ các doanh nghiệp khác
 Những giá trị do những thành viên mới mang đến
 Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội
Những nhà lãnh đạo khôn ngoan là những người biết ứng xử với những
kinh nghiệm để đạt được hiệu quả quản trị cao nhất, tạo nên môi trường
văn hóa hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của doanh nghiệp.
Vd: Các giáo viên đã công tác lâu tại trung tâm tiếng anh Edupia luôn
sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giải đáp các thắc mắc cho các thầy cô
mới công tác và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy học các bạn
học sinh.
4

Câu 2: Trình bày một số khía cạnh văn hóa cần lưu ý trong xây
dựng các thành tố thương hiệu và cho ví dụ minh họa? (3 điểm)
1. Đặt tên thương hiệu
- Tên thương hiệu, nhãn thương hiệu phải dễ dàng chuyển đổi, có thể
dùng cho nhiều sản phẩm trong cùng 1 loại, phải có tính hài hòa về văn
hóa
- Khi sử dụng tên riêng làm tên thương hiệu cần tính đến sự khác biệt
văn hóa
Vd: Tên thương hiệu Vinamilk được cấu thành bởi hai từ đó là vina
và milk. Vina chính là biểu trưng cho Việt Nam, cho victory (là sự
chiến thắng). Với ngụ ý, thương hiệu này có thể chiến thắng được
mọi gian nan, khó khăn thử thách.
2. Xây dựng logo của thương hiệu
- Logo của thương hiệu phải có ý nghĩa văn hóa đặc thù, mang bản sắc
một nền văn hóa nhất định
- Logo của thương hiệu phải có khả năng thích nghi trong các nền văn
hóa hay ngôn ngữ khác nhau
3. Xây dựng tính cách của thương hiệu
- Tính cách nhãn hiệu thể hiện người tiêu dùng cảm nhận như thế nào về
thương hiệu và thương hiệu khác biệt hóa như thế nào trong cạnh tranh
- Tính cách nhãn hiệu cần mang đậm ý nghĩa văn hóa và giàu hình
tượng
- Nếu tính cách thương hiệu trở nên quá hấp dẫn, nó có thể làm giảm sự
chú ý của khách hàng đến những yếu tố quan trọng
- Nếu tính cách thương hiệu được thể hiện qua 1 người cụ thể như 1
nghệ sĩ nổi tiếng chẳng hạn, thì hình tượng thể hiện phải được đổi mới
thường xuyên
Vd: Logo thương hiệu Vinamilk chính là sự kết hợp đặc biệt giữa
biểu tượng chữ và khối tròn. Hình tròn của logo là biểu trưng cho sự
đầy đặn, tròn đầy, sự che chở, bảo vệ. Đồng thời biểu trưng cho sự
hoàn hảo, toàn vẹn về chất lượng của sản phẩm. Ở bên trong khối
tròn đó là dòng chữ VNM được thiết kế cách điệu mềm mại uyển
5

chuyển. Các đường lượn xung quanh logo thương hiệu chính là biểu
trưng của những giọt sữa tươi mát giàu dưỡng chất.
4. Xây dựng câu khẩu hiệu
- Cần phải đối chiếu ý nghĩa của khẩu hiệu trong những ngôn ngữ khác
nhau
- Không chọn những khẩu hiệu chung chung
- Không nên sử dụng các khẩu hiệu nhạt nhẽo, vô bổ, nghèo nàn ý
nghĩa, phản cảm
Vd: Trong 40 hình thành và Phát triển, Vinamilk đã nhiều lần thay
đổi slogan nhưng đều có một điểm chung là luôn hướng tới giá trị tốt
đẹp cho cuộc sống, con người. Như 1 lời khẳng định với khách hàng
về niềm tin chất lượng sản phẩm mà họ sẽ đem tới là an toàn, hiệu
quả.
6

Câu 3: Trình bày những nét đặc trưng của văn hóa và cho ví dụ
minh họa?
- Văn hóa mang tính tập quán: Văn hóa quy định những hành vi được
chấp nhận hoặc không được chấp nhận trong xã hội cụ thể.
Vd: Phong tục “ cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ”

- Văn hóa mang tính cộng đồng: Văn hóa không thể tồn tại do chính bản
thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của
mọi thành viên trong xã hội. Văn hóa như là một quy ước chung cho
các thành viên trong cộng đồng.
Vd: mọi người cùng thực hiện nghiêm “thông điệp 5K” để sống chung
an toàn với Covid19

- Văn hóa mang tính dân tộc: Văn hóa tạo nên nếp suy nghĩ và cảm
nhận chung của từng dân tộc mà dân tộc khác không dễ gì hiểu được.
Vì vậy, cùng một thông điệp mà ở những nước khác nhau có thể mang
ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Vd: người Nhật có văn hóa cúi chào đơn giản chỉ để thể hiện lòng kính
trọng của mình đối với người khác theo 3 kiểu: eshaku, keirei và
saikeirei.

- Văn hóa có tính chủ quan: Con người ở các nền văn hóa khác nhau có
suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc.
Vd: Sự khác biệt trong việc nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung
quanh giữa phương Đông và Phương Tây: người Phương Đông thế
giới xung quanh là một chỉnh thể có tính thống nhất giữa trời, đất và
con người; người phương Tây, cách đánh giá về thế giới xung quanh
đã thể hiện khá rõ lập trường triết học của họ dưới các hình thức thế
giới quan khác nhau, thậm chí đối lập nhau (có thế giới quan duy vật,
có thế giới quan duy tâm, có thế giới quan lạc quan, tích cực, có thế
giới quan bi quan, tiêu cực…)

- Văn hóa có tính khách quan: Văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan
của từng dân tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình thành mang tính
lịch sử, xã hội, được chia sẻ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người.
7

Vd: văn hoá từ Giai đoạn văn hoá Văn Lang – Âu Lạc, từ gần năm
3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên vào thời đại đồ đồng
sơ khai, trải 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao thứ nhất của lịch
sử văn hoá Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn
và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định. Đến bây giờ nét đẹp văn hoá này
vẫn được Việt nam ta tiếp tục pháp huy, kế truyền.

- Văn hóa có tính kế thừa: Văn hóa là sự tích tụ hàng trăm, hàng nghìn
năm của tất cả các hoàn cảnh. Mỗi thế hệ đều cộng thêm đặc trưng
riêng biệt của mình vào nền văn hóa dân tộc trước khi truyền lại cho
thế hệ sau.
Vd: dân tộc Việt Nam có truyền thống kế thừa tình yêu nước, tình yêu
dân tộc từ đời này sang đời khác.

- Văn hóa có thể học hỏi được: Văn hóa không chỉ được truyền lại từ đời
này qua đời khác, mà nó còn phải do học mới có được.
Vd: Ở thể loại múa, ngoài múa dân gian, múa cổ điển châu Âu, chúng
ta tiếp thu, học tập múa tính cách của nước ngoài để thể hiện các vở
múa kinh điển được quốc tế hoan nghênh

- Văn hóa luôn có sự phát triển: Một nền văn hóa không bao giờ tĩnh lại
và bất biến, ngược lại nó luôn thay đổi và rất năng động. Nó luôn có sự
điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và tình hình mới sao cho đạt được
hiệu quả cao nhất.
Vd: Nền âm nhạc Việt Nam đã cởi mở tiếp nhận các nền âm nhạc, các
trường phái khác nhau trên thế giới. Xu hướng chung hiện nay kết hợp
chất liệu dân gian-dân tộc và các yếu tố hiện đại như Gieo quẻ của
Hoàng Thùy Linh…
8

Câu 4: Trình bày khái niệm văn hóa, các yếu tố cấu thành trong
văn hóa và cho ví dụ minh họa?
1. Khái niệm văn hóa
 Văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người, có nghĩa là
làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Vd: Đó là sự dạy dỗ của cha mẹ, của thầy cô, dạy dỗ, nắn nót cho
chúng ta từ bé để mỗi người trong chúng ta trở thành 1 công dân tốt
sống có ích cho gia đình và xã hội.
 Văn hóa là sự tổng hợp của phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu
dời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. (Hồ Chí Minh)
Vd: Ở các sa mạc, người ta thường quấn khăn, mặc nhiều áo mỏng
để tránh say nắng ngăn và cản sự truyền nhiệt từ môi trường vào cơ
thể.
 Văn hóa là hệ thống những niềm tin, thói quen, giá trị, chuẩn mực và
các thể chế được chia sẻ và được truyền nhau bởi các thành viên trong
một nhóm riêng biệt hay trong một tổ chức. (Cummings & Huse)
Vd: Cụ thể có thể thấy rằng văn hóa, tín ngưỡng của các bộ tộc
người da là đỏ tôn thờ linh hồn của các loài động vật như những vị
thần; Người HQ có trang phục truyền thống là hanbok,....
2. Các yếu tố cấu thành văn hóa
2.1. Các yếu tố vật chất
- Là toàn bộ những giá trị sáng tạo được thể hiện trong các của cải vật
chất do con người tạo ra. Đó là các sản phẩm hàng hóa, công cụ lao
9

động, tư liệu tiêu dùng, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, tài chính. Văn
hóa vật chất được thực hiện qua đời sống vật chất của quốc gia. Vì
vậy nó sẽ ảnh hưởng to lớn đến trình độ dân trí, lối sống của các thành
viên trong nền kinh tế đó.
- Chúng ta xem xét cách con người làm ra những sản phẩm vật chất
thể hiện ở tiến bộ kĩ thuật và công nghệ, ai làm ra chúng và tại sao.
Tiến bộ kĩ thuật và công nghệ ảnh hưởng đến mức sống và giúp giải
thích những giá trị và niềm tin của xã hội.
Vd: người Đức có văn hóa gìn giữ những giá trị mang tính lịch sử lâu
đời nên những sản phẩm họ làm ra thường có tuổi thọ lâu nhất thế
giới.
2.2. Các yếu tố tinh thần
Là toàn bộ những hoạt động về tinh thần của con người và xã hội, bao
gồm:
- Kiến thức: là nhân tố hàng đầu của văn hóa, thường được đo một cách
hình thức bằng trình độ học vấn, trình độ tiếp thu, ...
- Các phong tục tập quán: là những quy ước thông thường của cuộc
sống hàng ngày. VD: phong tục thờ cúng tổ tiên,...
- Thói quen: là những cách thực hành phổ biến hoặc đã hình thành từ
trước, được xem là đúng đắn trong một xã hội riêng biệt. VD: thói
quen đúng giờ,...
- Giá trị: là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người
được các thành viên chấp nhận, còn thái động là sự đánh giá, cảm
10

nhận, phản ứng trước một sự vật dựa trên các giá trị. VD: người Nhật
coi công việc và chỗ làm như gia đình.
- Ngôn ngữ: là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hóa vì nó là
phương tiện được sử dụng để truyền thông tin và ý tưởng, giúp con
người hình thành nên cách nhận thức về thế giới và có tác dụng định
hình đặc điểm văn hóa của con người.
- Thẩm mỹ: liên quan đến thị hiếu nghệ thuật của văn hóa, các giá trị
thẩm mĩ được phản ánh qua các hoạt động nghệ thuật.
- Tôn giáo: Là niềm tin sâu sắc vào điều gì đó vô hình ảnh hưởng lớn
đến cách sống, niềm tin, giá trị và thái độ, thói quen làm việc và cách
cư xử con người trong xã hội. vd: đạo Phật, đạo Thiên Chúa…
- Giáo dục: là yếu tố quan trọng để hiểu văn hóa. Trình độ cao của giáo
dục thường dẫn đến năng suất cao và tiến bộ kĩ thuật.
- Cách thức tổ chức 1 xã hội: nổi lên những đặc điểm quan trọng giúp ta
phân biệt sự khác nhau giữa các nền văn hóa
1. Mức độ coi trọng tính cá nhân (và đối lập với nó là tập thể) của
từng xã hội
2. Khoảng cách phân cấp của xã hội
3. Tính đối lập nữ quyền hay nam quyền
4. Thái độ với rủi ro cao
11

Câu 5: Trình bày các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp
và cho ví dụ minh họa?
a. Giai đoạn non trẻ:
Nền tảng hình thành văn hóa doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà sáng lập
và có những quan niệm chung của họ. Nếu như doanh nghiệp thành
công, nền tảng này sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, trở thành một lợi thế,
thành nét nổi bật, riêng biệt của doanh nghiệp và là cơ sở để gắn kết các
thành viên vào một thể thống nhất.
Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp phải tập trung tạo ra những giá trị
văn hóa khác biệt so với các đối thủ, củng cố những giá trị đó và truyền
đạt cho các thành viên mới. Việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp hiếm
khi diễn ra.
Vd: Mặc dù lĩnh vực dầu khí luôn là mục tiêu cho giới truyền thông chỉ
trích. Tuy nhiên các nhân viên của Chevron vẫn nhận định rất tích cực
về văn hóa của tập đoàn này. Chevron luôn quan tâm đến an toàn lao
động và tạo điều kiện làm việc tối ưu cho nhân viên: dịch vụ massages,
chương trình tập thể hình cá nhân, thời gian nghỉ giữa giờ…  Từ đó
Chevron đã khiến các nhân viên luôn cảm thấy họ được công ty trân
trọng đồng thời có một môi trường để các nhân viên quan tâm lẫn
nhau.

b. Giai đoạn phát triển:


Khi người sáng lập không còn giữ vai trò thống trị hoặc đã chuyển giao
quyền lực cho ít nhất 2 thế hệ. Doanh nghiệp có nhiều biến đổi và có thể
xuất hiện xung đột giữa phe bảo thủ và phe đổi mới.
Sự thay đổi chỉ thực sự cần thiết khi những yếu tố từng giúp doanh
nghiệp thành công đã trở nên lỗi thời do thay đổi của môi trường hoạt
động.

c. Giai đoạn chín muồi và suy thoái:


Trong giai đoạn này, doanh nghiệp không tiếp tục tăng trưởng nữa do
thị trường đã bão hòa hoặc sản phẩm trở nên lỗi thời. Sự chín muồi
12

không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ lâu đời, quy mô hay số thế hệ
lãnh đạo củadoanh nghiệp mà chủ yếu phản ánh mối liên hệ giữa sản
phẩm của doanh nghiệp với các yếu tố của môi trường.
Vd: Trong những năm 30 các tập đoàn vốn được coi là những cỗ xe lớn
của nền kinh tế Hàn Quốc nhưng từ năm 1997 các tập đoàn này đã trải
qua những xáo trộn lớn cùng với sự khủng hoảng nền kinh tế Hàn Quốc.
Nguyên nhân là do phong cách quản lý truyền thống dựa trên tư tưởng
nho giáo và ý thức hệ gia trưởng thống trị trong các tập đoàn này đã
khiến cho các tập đoàn kém linh hoạt trước những thay đổi của môi
trường kinh doanh,các yếu tố đó đã bóp nghẹt tính sáng tạo cá
nhân,làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty.
13

Câu 6: Trình bày một số cách thức thay đổi văn hóa doanh nghiệp
và cho ví dụ minh họa?
1. Thay đổi nhỏ ở mức độ tổng thể và chi tiết
Nếu doanh nghiệp không phải chịu quá nhiều sức ép từ bên ngoài và
người sáng lập ra nó thì sự thay đổi sẽ không lớn, những giá trị cốt lõi
còn phát huy tác dụng sẽ tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên nhà lãnh đạo
mới tất yếu sẽ đem theo giá trị mới, những giá trị này sẽ được đưa vào
nền văn hóa doanh nghiệp ở mức độ khác nhau:
- Mức độ tổng thể: Cốt lõi văn hóa doanh nghiệp về cơ bản vẫn được giữ
nguyên nhưng các giá trị ở lớp văn hóa thứ nhất và thứ hai được phát
triển ở mức độ cao hơn, được đa dạng hóa và đổi mới hơn.
- Mức độ chi tiết: Thay đổi ở một số bộ phận trong doanh nghiệp cho phù
hợp với những điều kiện mới của môi trường kinh doanh.
Vd: Dưới bàn tay của Tim Cook, mảng kinh doanh của iphone đã thành
công rực rỡ qua những sản phẩm mới thu hút khách hàng. Tuy nhiên
đến năm 2015 sự tăng trưởng iphone chững lại, Apple tung ra nhiều sản
phẩm mới mảng dịch vụ như Apple New+, Apple TV+, tích hợp các dịch
vụ trong gói Apple One.

2) Thay đổi tự giác


Vai trò của nhà lãnh đạo không phải là áp đặt những giá trị văn hóa mới
mà phải làm cho mọi thành viên trong doanh nghiệp tự ý thức được việc
cần phải thay đổi và kiểm soát quá trình thay đổi.
3) Tạo ra thay đổi nhờ nhân rộng điển hình
Việc này đòi hỏi nhà lãnh đạo cao nhất phải có được tầm nhìn để xác
định xem nền văn hóa của doanh nghiệp mình còn thiếu những yếu tố
nào, cần bổ sung như thế nào và tìm ra được những cá nhân điển hình có
những quan niệm chung phù hợp, có khả năng tạo ra thay đổi trong
doanh nghiệp. Phong cách làm việc của họ sẽ có ảnh hưởng đến toàn
doanh nghiệp và hướng nền văn hóa phát triển theo hướng đã định.
Vd: Một công ty về sản xuất nước rửa chén Sunlight định hướng sẽ
nỗ lực đem tới cho người dùng sản phẩm nước rửa thân thiện với
14

người dùng cùng chiết xuất 100% thiên nhiên giúp bảo vệ môi
trường. Đây chính là tầm nhìn có giá trị của công ty đó.

4) Thay đổi nhờ phát huy một cách có trật tự những nền tiểu văn
hóa tiêu biểu
Các nhà lãnh đạo thường đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các nền
tiểu văn hóa và sẽ nghiêng về một nền văn hóa cụ thể. Những thành
viên thuộc về nền văn hóa này sẽ được ưu ái hơn, được thăng chức. Từ
đó họ các thành viên này có điều kiện phát triển, nhân rộng các giá
trị họ tiếp thu được từ nền tiểu văn hóa của mình ra toàn doanh nghiệp.
Vd: Trong một doanh nghiệp, tổ chức nào đó, các thành viên thuộc
nền văn hóa đoàn kết, chăm chỉ và có xu hướng dẫn dắt lãnh đạo sẽ
thường được ưu ái và thăng chức. Từ đó những người thuộc nền văn
hóa này sẽ có cơ hội để phát huy bản thân cũng như lan tỏa những
giá trị, kinh nghiệm mà họ đã gặt hái được tới mọi người xung
quanh

5) Thay đổi thông qua phát triển doanh nghiệp


Sự phát triển của doanh nghiệp có thể định nghĩa như một quá trình thay
đổi có kế hoạch, được chỉ đạo từ trên xuống, bao gồm cả thay đổi về cơ
sở vật chất lẫn con người.
Để thực hiện phương pháp này, doanh nghiệp sẽ xây dựng một hệ thống
thử nghiệp song song nhằm truyền bá, giáo dục những văn hóa mới.

6) Thay đổi nhờ áp dụng công nghệ mới


Nhà lãnh đạo có thể nhờ vào ảnh hưởng của công nghệ mới để thay đổi
giá trị của nền văn hóa doanh nghiệp. Có thể nói công nghệ thông tin là
có sự ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Vd: Appota là công ty đi đầu trong xu hướng quản lí nhân sự áp dụng
công nghệ số với ACheckin, hỗ trợ truyền thông nội bộ bằng nhiều
công cụ (hình ảnh video trên máy chấm công, bảng tin, lịch làm việc,
15

hay đánh giá dự án..), các chương trình nhân kỷ niệm đặc biệt, hệ
thống tặng quà, thưởng cho nhân viên hay những tương tác tập thể
giúp cho nhân viên trong công ty gắn bó và gần gũi hơn, tạo sự hứng
khởi trong quá trình làm việc.

7) Thay đổi nhờ thay thế các vị trí trong doanh nghiệp
Những giá trị văn hóa và quan niệm chung có thể thay đổi nếu như
doanh nghiệp đổi mới cấu trúc các nhóm hoặc nhà lãnh đạo. Phương
pháp hữu hiệu nhất là thay đổi giám đốc điều hành. Giám đốc mới sẽ
thay thế các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp bằng những người phù
hợp với phong cách lãnh đạo và đường lối mới.
Cũng có thể đưa một số người bên ngoài vào các vị trí lãnh đạo cấp
trung gian và tạo điều kiện cho họ thay đổi dần lề lối suy nghĩ của cấp
trên.
Vd: Tim Cook được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành Apple năm
2011, từ đó ông đã hình thành lên văn hóa tôn trọng lẫn nhau giữa
các nhà quản lý và nhân viên tại Apple. Chính thành công trong việc
quản lý con người đã giúp ông ngày càng được tín nhiệm bởi những
nhân sự trong tập đoàn Apple.
8) Thay đổi do các vụ scandal và việc phá vỡ các huyền thoại, biểu
tượng
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp đã có những triết lí và huyền thoại nhất
định về quá trình hình thành và phát triển của mình. Tuy nhiên, nhiều
khi những triết lý và khẩu hiệu không hoàn toàn phù hợp với quan niệm
chung tiềm ẩn trong bản thân nền văn hóa.
Trong trường hợp trên, việc xảy ra scandal hay huyền thoại bị phá vỡ
phần nào cũng có thể dẫn đến sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Nếu
những vụ scandal đủ mạnh, các vị trí lãnh đạo sẽ bị thay thế và tất yếu
sẽ có những giá trị văn hóa mới ra đời.
Vd: Cuối năm 2017 trong chiến dịch quảng cáo về dòng sản phẩm
làm trắng của Dove nhưng nội dung quá nhạy cảm về phân biệt
16

người da màu và các nhà hoạt động nhân quyền. Nhận ra lỗi sai nên
công ty đã đăng tải lời xin lỗi chân thành trên các nền tảng xã hội
như Facebook và Twitter. Đồng thời cũng khuyến khích khách hàng
tương tác, gửi ý kiến và cảm nghĩ của mình về chính dịch để có thể
điều chỉnh phù hợp hơn. Qua đó đã giảm thiểu thiệt hại của vụ
scandal chỉ trong 6 tuần.
17

Câu 7: Trình bày vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị
doanh nghiệp và cho ví dụ minh họa?
1. Điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh
Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh hành
vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực
đạo đức xã hội. Phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó
bao quát mọi linh vực của thế giới tinh thần.
Vd: những doanh nghiệp có hành vi tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế,
gian lận thương mại … khi bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh.
2. Nâng cao chất lượng của doanh nghiệp
Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra sự tận tâm của các cán
bộ nhân vên, giúp cho họ có cảm giác tương lai của họ gắn liền với
tương lai của doanh nghiệp, họ sẵn sàng hy sinh cá nhân vì hoạt động
của doanh nghiệp.
Để tạo ra môi trường đạo đức cho nhân viên, các doanh nghiệp cần
phải tạo ra: Môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng, thực hiện
đầy đủ cac trách nhiệm được ghi trong hợp đồng lao động, tham gia các
hoạt động từ thiện, trợ giúp cộng đồng, bán/chia cổ phần cho nhân viên.
Vd: TOMS là một thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Nhưng
cũng là doanh nghiệp được nhiều người biết đến bởi giá trị cốt lõi
hướng tới cộng đồng. Kể từ thời điểm ra đời, TOMS đã quyên góp tới
hơn 60 triệu đôi giày tới trẻ em nghèo trên toàn thế giới.

3. Tạo ra sự cam kết và tận tâm của nhân viên.


Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng
tương lai của họ gắn liền với tương lai tổ chức. Doanh nghiệp càng quan
tâm đến nhân viên thì các nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp.
Các vấn đề phát triển môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm
môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng, thực hiện đầy đủ trách
nhiệm trong hợp đồng với tất cả nhân viên.
Vd: tập đoàn Google luôn tạo ra môi trường làm việc thoải mái nhất
cho nhân viên như mức lương thích đáng, không gian làm việc đa
18

dạng, thiên đường ẩm thực ngay trong công ty, khu thư giãn và giải
trí sau giờ làm, được phép mang thú cưng… tất cả đã giúp bộ phận
nhân sự ngày càng muốn gắn bó cùng sự phát triển của tập đoàn.

4. Góp phần làm hài lòng khách hàng.


Hành vi đạo đức của doanh nghiệp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với
sự hài lòng của khách hàng. Với những hành vi vô đạo đức sẽ làm giảm
sự hài lòng của khách hàng và có thể họ sẽ chuyển sang mua hàng của
các doanh nghiệp khác. Ngược lại các khách hàng sẽ ưu tiên với những
doanh nghiệp có đạo đức nếu giá cả và chất lượng sản phẩm tương
đương.
Vd: trên website bán hàng của hãng, bên cạnh việc quảng bá cho sản
phẩm mới. TOMS không quên dành những khoảng trống nổi bật để
thông báo cho khách hàng về những chương trình thiện nguyện của
mình. Rằng sự mua hàng của khách đã góp phần giúp đỡ những hoàn
cảnh thiếu may mắn. Do đó lượng khách hàng trung thành của hãng
luôn tăng.

5. Góp phần tạo ra lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.


Theo 1 nghiên cứu với 500 tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ thì những
doanh nghiệp cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến
việc tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành
công lớn về mặt tài chính.
Tuy nhiên, chỉ mình đạo đức không thì sẽ không mang lại những
thành công về tài chính nhưng đạo đức sẽ giúp hình thành và phát triển
bền vững văn hóa doanh nghiệp và phục vụ cho tất cả các thành viên.
6. Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.
Tiến hành kinh doanh theo một cách có đạo đức vàtrách nhiệm tạo
ra niềm tin và dẫn tới các mối quan hệ giúp tăng cường năng suất và đổi
mới.
19

Câu 8: Trình bày biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh
nghiệp và cho ví dụ minh họa?
1. Văn hóa ứng xử của cấp trên với cấp dưới:
• Thứ nhất, phải xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm công khai, bình
đẳng, cạnh tranh, dùng người đúng chỗ.
• Thứ hai, chế độ thưởng phạt công minh.
• Thứ ba, thu phục được nhân viên dưới quyền.
• Thứ tư, khen cũng là một nghệ thuật
• Thứ năm, quan tâm đến thông tin phản hồi từ phía nhân viên.
• Thứ sáu, quan tâm đến cuộc sống riêng tư của nhân viên nhưng không
nên quá tò mò.
• Thứ bảy, xử lý những tình huống căng thẳng có hiệu quả.
Vd: Vinamilk đã xây dựng tõ ràng các văn hóa ứng xử mà ban lãnh đạo
cần phải có là đối xử tôn trọng và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên
phát triển bình đẳng, xây dựng và duy trì văn hóa thân thiện, cởi mở.
Bên cạnh đó cấp trên cần quan sát năng lực và đào tạo những nhân
viên giỏi.

2. Văn hóa ứng xử của cấp dưới đối với cấp trên
• Thứ nhất, cấp dưới cần biết cách thể hiện vai trò của mình trước cấp
trên
• Thứ hai, tôn trọng và cư xử đúng mực với cấp trên
• Thứ ba, làm tốt công việc của mình
• Thứ tư, chia sẻ, tán dương
• Thứ năm, nhiệt tình, cố gắng hoàn thành hoàn hảo hơn sự kỳ vọng của
cấp trên
Vd: Khi làm việc trong Vinamilk, nhân viên cần có văn hóa trách nhiệm
cao, không ngừng thay đổi và đưa ra những sáng kiến ý tưởng sáng tạo,
cư xử có văn hóa, người lớn trong mọi công việc, tình huống.
3. Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp
• Thứ nhất, sự lôi cuốn lẫn nhau, qua giao tiếp gây được ấn tượng ban
đầu, từ đó dễ tiếp xúc, chan hòa, tìm được sự tương đồng về thái độ làm
việc.
20

• Thứ hai, xây dựng thái độ cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau
• Thứ ba, xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp thân ái, tin cậy lẫn nhau.
Vd: Vinamilk còn tập trung vào việc xây dựng chính sách giữ chân nhân
tài, thường xuyên tổ chức các đợt liên hoan, tuyên dương các cá nhân
xuất sắc trong làm việc. Gắn kết tất cả các nhân viên lại với nhau bằng
các buổi liên hoan văn nghệ, các giải bóng đá giao lưu. Qua đó Vinamilk
xem như một gia đình gắn kết lâu dài.

4. Văn hóa ứng xử trong công việc


• Thứ nhất, cẩn thận trong cách ăn mặc của mình
• Thứ hai, tôn trọng lĩnh vực của người khác
• Thứ ba, mở rộng kiến thức của mình
• Thứ tư, tôn trọng giờ giấc làm việc
• Thứ năm, thực hiện công việc đúng tiến độ
• Thứ sáu, lắng nghe
• Thứ bảy, làm việc siêng năng
• Thứ tám, giải quyết vấn đề riêng của mình
Vd: Quy tắc trong Vinamilk là: Khi có vấn đề hay sự việc gì xảy ra,
nguyên nhân đầu tiên đều là do bạn, đừng đổ lỗi cho ai cả; Nói chuyện và
thỏa thuận với nhau bằng lượng hoá; Không được đổi trắng thay đen, bản
thân phải chịu trách nhiệm với mọi hành vi và lời nói của mình; Bạn phải
là người học sâu hiểu rộng, có chuyên môn cao và là chuyên gia đạt tiêu
chuẩn quốc tế trong lĩnh vực của mình.
21

DN Đoàn Nguyên Đức


1. Năng lực DN
- Nă m 2008, Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu niêm yết chứng khoán Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) với mã HAG.
Tháng 11/ 2010, tổng vốn hóa thị trường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia
Lai đạt 22,524.09 tỷ đồng.
- Không chỉ nổi tiếng trong giới kinh doanh bất động sản và nông
nghiệp, bầu Đức còn là “người hùng” thầm lặng của đội tuyển bóng đá
Việt Nam. Ông là nhà sáng lập Học viện HAGL Arsenal JMG – trường
đào tạo bóng đá đầu tiên của Việt Nam với mong muốn đưa đội tuyển
bóng đá Việt Nam vang danh thế giới.
2. Tố chất kinh doanh
- Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà
quản lý.Ông Đức đã được thử thách qua sự thành công trong việc thay
đổi hệ thống và con người. Ông Đức là người thấu hiểu bản chất của các
lĩnh vực kinh doanh.Điều đó cũng đồng nghĩa, chiến lược cốt lõi và dài
hạn của Tập đoàn nàydường như được thể hiện rõ. Việc phân sức đầu tư
làm tăng sức cạnh tranh của Hoàng Anh Gia Lai so với các đối thủ.
-Kỹ năng lập kế hoạch: Trong suốt quá trìnhthực hiện kế hoạch, người
quản lý sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đềvà khi cần thiết, phải
ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình.Mô hình Hoàng
Anh Gia Lai thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn bởi Bầu Đức luôn bày tỏ
quan điểm kinh doanh dài hạn trong phần lớn các dự án của ông
vàchứng minh là người biết dự đoán đúng thời khắc đầu tư
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và ông chủ
của nó rất giỏi huy động vốn. Trong lúc nguồn vốn khan hiếm như hiện
nay, ông Đức vẫn liên tiếp nhận thêm các khoản đầu tư mới. Gần
đâynhất là 1.130 tỉ đồng từ phát hành trái phiếu chuyển đổi cho
Temasek. Tập đoàn này cũng là trường hợp hiếm hoi trong giới bất
động sản có nguồn tiền mặt dồi dào gần 2.500 tỉ đồng.
- Niềm say mê, sự hiểu biết, tính ham học hỏi và nhìn xa trông rộng
- Óc sáng tạo, khả năng truyền đạt thông tin
- Có bản lĩnh dám nghĩ dám làm dám chịu.
22

DN Phạm Nhật Vượng


1. Năng lực:
- Bằng con đường học hành, học giỏi Toán , nhận được suất học bổng
ngành kinhtế học tài nguyên ở Moscow (Nga).
- Có nhiều ý tưởng mới mẻ, kinh doanh nhiều dự án bất động sản cao
cấp tại Hà nội.
- Giữ vững tinh thần khởi nghiệp và quyết tâm mở rộng. Chấp nhận rủi
ro (ông đem thế chấp mọi thứ mà ông có thể đi vay vốn với lãi suất “cắt
cổ” 8% mỗi tháng để mở rộng sản suất).
- Chuyển biến kinh doanh linh hoạt, đầu tư vào các dự án lớn phát triển
ở quê nhà.
- Là người có hoài bão lớn (ông mơ ước sẽ biến những con phố của Hà
Nội và Sài Gòn trở nên sầm uất như Hồng Kông hay Singapore).
- Tìm tòi những cải tiến nhỏ, không bao đặt cái tôi của mình lên trên.
2. Tố chất kinh doanh
- Coi trọng công tác đào tạo: xây dựng Chương trình Vingroup học tập,
biến toàn bộ Tập đoàn Vingroup thành tập đoàn học tập. Tất cả lãnh đạo
đều là lãnh đạo học tập và tất cả nhân viên phải là từng con người học
tập và học mọi lúc mọi nơi.
- Ông cũng là người coi trọng nguyên tác và trao thưởngng xứng đáng
cho những ai làm việc hiệu quả với chất lượng tốt, luôn nhấn mạnh khẩu
hiệu “tốc độ, sángtạo và hiệu quả trong từng hành động” đối với nhân
viên.
- Hướng đến sự công bằng trong quản trị nhân sự: Xây dựng chương
trình quy hoạch, đào tạo cán bộ nguồn. Đào tạo anh trưởng phòng thành
phó tổng và người phó tổng sẽ thành tổng giám đốc.
23

DN Đào Hồng Tuyển


1. Năng lực doanh nhân:
- Năm 1969, khi mới 15 tuổi, Đào Hồng Tuyển gia nhập Đoàn tàu
Không số hoạt động dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh trên biển - Năm
1979, tham gia quân tình nguyện chiến đấu ở chiến trường Campuchia ở
độ tuổi 25.
- Năm 1998, ông đầu tư Dự án xây dựng khu đô thị - du lịch - giải trí
quốc tế tại đảo Tuần Châu, vịnh Hạ Long Quảng Ninh theo phương thức
dùng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng với số vốn đầu tư hơn 400
triệu USD. Sau 13 tháng lấn biển, con đường đầu tiên nối đất liền với
đảo được hoàn thành. Sau đó, ông xây dựng một loạt các khu vui chơi
giải trí biến đảo Tuần Châu thực sự thành "Ngọc Châu" như báo chí vẫn
gọi xưa nay.
2. Tố chất doanh nhân
- Trước hết phải nói ông có một tầm nhìn chiến lược về kinh tế thi
trường và một tư duy nhạy cảm trong kinh doanh hiện đại.Rất tâm đắc
với 4 chữ vàng của câu hỏi”Bắt đầu từ đâu?”, đó cũng là điều để ông
tìm ra những xuất phát cần thiết và thích hợp nhất cho mọi hoạch định
của mình
- Một phẩm chất đáng quý trong kinh doanh của Đào Hồng Tuyển là
tính quyết đoán,khả năng tư duy nhanh nhạy và sáng tạo. Ông luôn xác
định kinh doanh là mạo hiểm,nhưng mạo hiểm không phải là liều
lĩnh,mù quáng mà phải có phân tích,có định hướng đúng đắn. - Đào
Hồng Tuyển rất có khả năng thu phục nhân tâm và sử dụng người
tài,người có trình độ trong các lĩnh vực cần thiết,biết đông viên và có
chính sách đãi ngộ phù hợp để phát huy hết khả năng năng lực của họ.
3. Đạo đức doanh nhân
- Đào Hồng Tuyển là 1 người kiên định, thẳng thắn,tự tin và trung thực
trong đàm phán,giao dịch thương mại
- Đào Hồng Tuyển là một người hảo tâm và giàu lòng nhân ái.Khi tận
mắt chứng kiến cuộc sống của người dân Tuần Châu trong những ngày
đầu đặt chân lên mảnh đất này là:không điện,không nước sạch và trường
học,người dân chỉ có thu nhập duy nhất từ đánh cá.”Chỉ có thể nối liền
đảo nghèo với đất liền bằng con đường giao thông thực sự mới có thể
giúp dân cư ở đây thay đổi cuộc sống nghèo nàn cực khổ cả về vật chất
24

lẫn tinh thần”, ý nghĩ đó càng thôi thúc ông phải đổ đất làm đường vượt
biển.
4. Phong cách doanh nhân
- Ông Đào Hồng Tuyển nói, ông không làm những cái mà thiên hạ đã
làm. "Tôi làm những cái mà thiên hạ không làm. Hoặc làm những cái
mà thiên hạ nghĩ đến nhưng không làm được".
25

DN Trịnh Văn Quyết

- Trình độ chuyên môn:


Năm 24 tuổi, Trịnh Văn Quyết mở công ty Cổ phần Vietnam Trade Corp,
kinh doanh lĩnh vực thương mại và dịch vụ sau khi tốt nghiệp Đại học
chính quy Đại học Hà Nội. Nhận thấy nhu cầu thị trường tư vấn pháp luật
và thương mại lớn, ông quyết định thành lập công ty chuyên về tư vấn và
giám sát đầu tư (SMiC). Năm 2001, văn phòng luật SmiC được tách ra từ
công ty SMiC ra đời.
=>TVQ trở thành một hiên tượng, một minh chứng điển hình về sự
khác biệt trong kinh doanh của thế hệ doanh nhân mới, dám nghĩ, dám
làm, dám chịu trách nhiệm và dám ước mơ.
- Năng lực lãnh đạo:
+ Nổi tiếng với những chiến lược kinh doanh bài bản, đánh đâu thắng
đó, nhưng ông vẫn luôn khiêm tốn cho rằng thành công của mình có sự
góp sức rất lớn của đội ngũ nhân viên và một chút “may mắn”.
+ Bí quyết vận hành cả một hệ thống nhân viên của ông tại FLC của
ông được gói gọn trong một chữ “tâm”
- Tố chất doanh nhân: Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận
mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh. Ông tự nhận bẩn thân mình là một
người nghiện công việc. Ông nói khi nghiện rồi thì khó giải thích, đã
say sưa rồi thì quên ăn, quên chơi là bình thường. Ông nói: “kinh
doanh phải có máu liều”
- Đạo đức doanh nhân:
+ Là chủ tịch HĐQT một tập đoàn đa nghành, đồng thời là một luật sư
có thâm liên trong ngành được hơn 10 năm. Nghề luật sư đã đem lại
cho ông những lợi thế không hề nhỏ trong việc điều hành DN, nhờ đó
ông biết cách để tránh được những rủi ro có thể sảy ra đối với FLC.
+ Một doanh nghiệp muốn phát triển thì phải có người đứng đầu luôn
có sự cầu tiến trong công việc, cầu tiến cả trong trình độ, chuyên môn
của mình. Dù đã là Chủ tịch nhưng ông Quyết vẫn luôn yêu thích công
vieeck luật sư và tham gia tư vẫn cho khách hàng mỗi khi có điều kiện.
Với cương vị là người đứng đầu, ông cùng ban lãnh đạo tập đoàn FLC
đã tích cực triển khai hiệu quả nhiều hoạt động
- Phong cách doanh nhân:
26

Để có thể thành công như ngày hôm nay, chủ tịch của Tập đoàn FLC
đã sở hữu phong cách lãnh đạo độc đáo được kết hợp từ các thành tố
như:
+ Văn hóa cá nhân: ông luôn theo quan điểm sẽ truyền lửa để tạo ra
sự đoàn kết, hòa hợp giữa các thành viên để tạo thành một khối cùng
hoạt động, đưa tập đoàn tiến lên gặt hái nhiều thành công”
+ Chu đáo: người đứng đầu tập đoàn lớn luôn đòi hỏi sự chu đáo, đây
là kim chỉ nam được quán triệt đến tất cả các thành viên trong tập đoàn
FLC. Ông quan niệm, nếu chu đáo với mọi người, sẽ chu đáo được với
công việc
27

Thế giới di động


Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh
nghiệp
- Kiến trúc, cách bài trí:
+ Hệ thống cửa hàng của Thế giới di động lấy màu vàng và đen làm
gam chủ đạo khi trang trí. Cửa hàng được thiết kế hiện đại. Các sản
phẩm được trưng bày khắp cửa hàng.
- Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp.
+ Cơ cấu tổ chức của công ty được chia thành nhiều cấp do tổng giám
đốc quản lý toàn diện.
+ Công ty được chia thành nhiều bộ phận, bao gồm công nghệ thông
tin, tiếp thị và nhân sự.
+ Người đứng đầu mỗi bộ phận là giám đốc, tiếp theo là trưởng bộ
phận và nhân viên bên dưới ...Các hoạt động đều được ban kiểm soát
theo dõi chặt chẽ
- Lễ nghi và lễ hội hàng năm:
+ Hoạt động văn hóa nội bộ: Chương trình mừng sinh nhật Công ty,…
- Các biểu tượng, logo: .
+ Logo của thế giới di động sử dụng hai tông màu chủ đạo là vàng và
đen. Màu đen thể hiện cho sự tinh tế của sản phẩm trong khi đó màu
vàng thể hiện sự sang trọng.
- Hình thức, mẫu mã của sản phẩm:
+0 Hệ thống bán lẻ điện thoại di động, smartphone, máy tính bảng,
tablet, laptop, phụ kiện, smartwatch, đồng hồ chính hãng mới nhất.
- Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp.
+ "Văn hóa" phục vụ khách hàng của mỗi nhân viên của thế giới di
động là “Văn Hóa 4C” - Cười - Chào - Chăm Sóc - Cảm Ơn.
Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố bao gồm:
- Đối với mục tiêu chiến lược kinh doanh của thegioididong, thương
hiệu này đặt ra những mục tiêu chính như sau:
• Trở thành hệ thống bán lẻ có uy tín số 1 tại thị trường Việt Nam
• Mở rộng thành công các cửa hàng tại Việt Nam
• Có ít nhất một thương hiệu Việt thành công tại nước ngoài.
• Mở rộng hoạt động trong các lĩnh vực khác
• Mang lại lợi ích cho cộng đồng
28

• Trở thành thương hiệu bán lẻ đầy sáng tạo hàng đầu về cung cấp
các sản phẩm điện tử – điện máy công nghệ cao tại Việt Nam mang tầm
cỡ quốc tế
- Giá trị cốt lõi :
1 . Giá trị tận tâm với khách hàng: Khách hàng là những người mang lại
doanh thu, lợi nhuận, công ăn việc làm cho công ty. Chính họ đem lại
cho công ty doanh thu chứ không phải ông chủ.
2. Trung thực: Nếu không trung thực thì hệ thống bán lẻ không thể tồn
tại được.
3. Nói gì làm nấy: phải giữ chữ tín, điều này đặc biệt đúng khi công ty
ngày càng phát triển lên.
4. Nhận trách nhiệm: Thay vì tìm cách bao biện cho vấn đề, nhân viên
sẽ hành động để tạo kết quả mới.
5. Yêu thương và hỗ trợ đồng đội: Ở môi trường bán lẻ, nếu từng nhân
viên không có được niềm vui họ sẽ không thể nào hỗ trợ khách hàng tốt
được. Công ty cần tất cả mọi người cùng chung tay cố gắng vì doanh
nghiệp chứ không cần chỉ một ngôi sao sáng chia rẽ sự đoàn kết của
nhân viên.
6. Máu lửa trong công việc. Bán lẻ là ngành năng động, khách hàng thay
đổi và đi lên không ngừng, do vậy, nếu công ty chậm chạp thì sẽ không
thể thành công được.
Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung
- Thế giới di động gây ấn tượng mạnh mẽ trong việc xây dựng hình
tượng doanh nghiệp với sự táo bạo, trẻ trung và hiện đại. Ngoài ra, nhờ
tuân thủ 3 nguyên tắc “kết cấu vững mạnh, tiện lợi sử dụng và phù hợp
thẩm mỹ” trong quá trình xây dựng văn hóa nội bộ. Đã làm cho văn hóa
doanh nghiệp của Thế giới di động được đánh giá là có cấu trúc văn hóa
mạnh.
29

VINAMILK
Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của
Vinamilk
- Kiến trúc, cách bài trí:
Văn phòng của Vinamilk lấy màu trắng, xanh lá cây và xanh dương
làm gam chủ đạo khi trang trí. Văn phòng được thiết kế hiện đại. Các
sản phẩm của công ty có mặt gần như khắp mọi nơi trong không gian
làm việc.
- Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp.
Đại hội cổ đông  Hội đồng quản trị ( tiểu ban chiến lược, nhân sự,
kiểm toán…)

Tổng giám đốc  Giám đốc ( giám đốc điều hành
sản xuất, tài chính…)
- Lễ nghi và lễ hội hàng năm:
+ Hoạt động văn hóa nội bộ: Chương trình mừng sinh nhật Công ty,
Chương trình Tết thiếu nhi 1/6 cho con em Nhân viên,…
- Các biểu tượng, logo của Vinamilk.
+ Logo sử dụng hai gam màu xanh và trắng. Màu xanh tượng trưng cho
thiên nhiên tạo nên cảm giác gần gũi cho khách hàng. Còn màu trắng
tượng trưng cho sữa (sản phẩm chính) của Vinamilk. Ngoài ra,
Vinamilk còn mang ý nghĩa: “M” có nghĩa là Milk (sữa), “V” có nghĩa
Victory (chiến thắng).
+ Slogan “Vươn cao Việt Nam” là thông điệp gắn liền với các hoạt
động của Vinamilk nhằm nâng cao thể chất trẻ em Việt.
- Hình thức, mẫu mã của sản phẩm:
+ Bao bì đóng gói sữa Vinamilk được gia công bằng dây chuyền máy
đóng gói hiện đại và giúp sữa luôn giữ nguyên được chất lượng ban đầu
trong quá trình vận chuyển.
+ Sử dụng hình ảnh những chú bò sữa với phong cách dễ thương in trên
bao bì, đây chính là một điểm thành công của Vinamilk nhằm tăng sức
hút với khách hàng ( trẻ em )
- Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp.
+ sự chuyên nghiệp, tính hệ thống, tính quy củ, sự quy mô…
Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố bao gồm:
- Chiến lược:
30

+ Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao
+ Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam
+Trở thành Công ty Sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á

- Mục tiêu: Trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về
doanh thu
- Các niềm tin và giá trị được đồng thuận của văn hóa Vinamilk, bao
gồm:
1. Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản
phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.
2. Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh
dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình
yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.
3. Giá Trị cốt lõi: Chính trực, Tôn trọng, Công bằng, Đạo đức, Tuân thủ
Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung
- Nội dung của 6 nguyên tắc văn hóa Trách nhiệm của Vinamilk :
+ Khi sự việc xảy ra, nguyên nhân đầu tiên là tôi
+ Hướng kết quả: Hãy nói chuyện với nhau bằng lượng hóa
+ Sáng tạo và Chủ động: Đừng nói không, luôn tìm kiếm 2 giải pháp
+ Hợp tác: Người lớn không cần người lớn hơn giám sát
+ Chính trực: Lời nói của tôi chính là Tôi
+ Xuất sắc: Tôi là chuyên gia theo tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực của
tôi
- Nội dung của 7 hành vi lãnh đạo của Vinamilk :
+ Làm việc có KPIs, kế hoạch và báo cáo
+ Quan tâm và động viên đúng lúc
+ Quan sát năng lực và đào tạo ngay
+ Tạo môi trường tốt và kết nối tốt cả bên trong và bên ngoài
Khối/Phòng
+ Cần biết “tán xương”- đưa hướng dẫn, không làm thay
+ Là “người lớn” trong mọi hành xử
+ Là huynh trưởng và là người phục vụ
31

Cà phê Trung Nguyên


a.Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
+ Logo: thể hiện rõ nét hoài bão của TGĐ công ty
+ Logo mũi tên là hình ảnh cách điệu của nhà rông Tây Nguyên –
nơi khởi nguồn của cà phê
+ Mũi tên hướng lên trên: thể hiện cho ý chí chinh phục đỉnh cao,
khát vọng vươn lên, phát triển vượt bậc
+ Ba vạch trắng: là hình ảnh cách điệu của lối lên nhà sàn, thể hiện
cho nét văn hóa của công ty luôn muốn duy trì bản sắc văn hóa Tây
Nguyên. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, cho cam kết an toàn
vệ sinh thực phẩm. Mỗi vạch trắng tượng trưng cho một yếu tố thiên,
địa, nhân.
+ Bảng hiệu sẵc nâu tượng trưng cho màu của đất và cà phê
- Slogan: khơi nguồn sáng tạo.
- Đối với các nhân viên mới được tuyển dụng, họ sẽ được giới thiệu về
lịch sử công ty, văn hóa nơi làm việc, chiến lược, nguyên tắc và trình
tự làm việc của công ty. Nhân viên có cơ hội trao đổi trực tiếp với
thành viên Ban Giám Đốc, gặp gỡ các cấp quản lí cũng như các nhân
viên của phòng ban khác để cập nhật thêm thông tin và xây dựng mối
quan hệ làm việc. Nhân viên được trả lương cạnh tranh và do đó yêu
cầu họ phải làm việc hết sức mình để mang lại chất lượng phục vụ tốt
nhất cho khách hàng, đồng thời công ty cũng khuyến khích các nhân
viên làm việc độc lập
b. Những giá trị được tuyên bố
- Tầm nhìn: trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của kinh tế Việt
Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh
cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.
- Sứ mạng: tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người
thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo, niềm tự hào trong
phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.
- 7 giá trị cốt lõi:
+ khơi nguồn sáng tạo
+ phát triển và bảo vệ thương hiệu
+ lấy người tiêu dùng làm tâm
32

+ gây dựng sự thành công cùng đối tác


+ phát triển nguồn nhân lực mạnh
+ lấy hiệu quả làm nền tảng
+ góp phần xây dựng cộng đồn
- Định hướng phát triển:
+ Trở thành một tập đoàn với 10 công ty thành viên, hoạt động trong
các lĩnh vực: trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động
sản, chăn nuôi và truyền thông
+ Mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông
suốt ( 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên toàn quốc ) song lĩnh
vực chủ đạo vẫn là mặt hàng cà phê.
 Qua những giá trị được tuyên bố này, chúng ta có thể nhận thấy
Trung Nguyên rất chú trọng đến vấn đề đạo đức trong hoạt động kinh
doanh, đồng thời những giá trị này cũng thể hiện một hoài bão lớn
của Trung Nguyên là: muốn xây dựng hình ảnh thương hiệu Việt trên
thị trường quốc tế
c. Những quan niệm chung
- Các nhân viên trong công ty làm việc với tinh thần “ Cam kết -
Trách nhiệm – Danh dự”
- Niềm tin: “ tinh thần tập thể luôn vững mạnh”
 Tóm lại, các cấp độ văn hóa được đề cập ở trên đã tạo nên sự khác
biệt, đặc trưng cho công ty Trung Nguyên như: tinh thần tập thể
vững mạnh nhưng cũng khuyến khích tính độc lập của nhân viên, và
đặc biệt là sự tự tin, ẩn chứa hoài bão lớn- được thể hiện rõ nét trong
phát ngôn của TGĐ công ty khi nói về tập đoàn cà phê lớn nhất thế
giới Starbucks: “ Chúng tôi coi tập đoàn Starbucks là một đối thủ
cạnh tranh tiềm năng, nhưng chúng tôi không sợ phải đối mặt với họ.
Chúng tôi tập trung làm cho Trung Nguyên trở thành một điển hình
của Việt Nam trên thế giới, phản ánh được nền văn hóa của đất nước
qua cách thiết kế và cung cách phục vụ”.
33

Tập đoàn Vingroup


I. Văn hóa doanh nghiệp của VinGroup cấp độ 1
Bề nổi của văn hóa Vingroup: Đó là các sản phẩm của con người,
những thứ có thể nhìn và cảm nhận rõ khi tiếp xúc với Vingroup, rất dễ
nhìn thấy nhưng rất khó lý giải.
Ví dụ như:
- Logo: Hình tượng cánh chim thể hiện khát vọng bay cao, vươn đến
thành công rực rỡ
- Màu sắc chủ đạo
- Các bài hát

II . Văn hóa doanh nghiệp của VinGroup cấp độ 2


Tầng trung gian của văn hóa Vingroup – Các niềm tin & giá trị được
đồng thuận của văn hóa Vingroup. Đây là tầng trung gian của văn hóa
Vingroup, thể hiện các niềm tin, giá trị, triết lý, tư tưởng được Ban lãnh
đạo đồng thuận, khao khát hướng đến và truyền thông từ trên xuống
dưới.

Tầng 02 của văn hóa Vingroup gồm:


1. Tầm nhìn: “Vingroup định hướng phát triển thành Tập đoàn Công nghệ
– Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực“
2. Sứ mệnh: Vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người
3. Giá Trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi của Vingroup xoay quanh 5T – 1N: Tín –
Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân
Với tinh thần thượng tôn kỷ luật, văn hóa Vingroup, trước hết chính là
văn hóa của sự chuyên nghiệp thể hiện qua 6 giá trị cốt lõi ” TÍN –
TÂM – TRÍ – TỐC – TINH – NHÂN”. Văn hóa làm việc tốc độ cao,
hiệu quả và tuân thủ kỷ luật đã thấm nhuần trong mọi hành động của
Cán bộ nhân viên (CBNV), tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa Vingroup
phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực tham gia.

III. Văn hóa doanh nghiệp của VinGroup cấp độ 3


Các giả định căn bản làm nền móng:
34

Đây là tầng sâu nhất của văn hóa, nó quyết định và chi phối toàn bộ văn
hóa doanh nghiệp Vingroup. Rất nhiều doanh nghiệp đưa ra các giá trị
và niềm tin được đồng thuận (tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý
kinh doanh…) và đi tuyên truyền, kỳ vọng văn hóa được hình thành là
điều không thể. Đó là lý do tại sao văn hóa không thể hình thành.

- Dưới đây là các giả định ngầm hiểu theo đánh giá đã đi vào máu đội
ngũ Vingroup :

1. Dẫn dắt xu hướng thị trường và cuộc chơi (khi không làm được việc này
thì không nên làm)
2. Tốc độ – Quyết định nhanh, Đầu tư nhanh, Triển khai nhanh, Bán hàng
nhanh, Thay đổi và Thích ứng nhanh. Giả định ngầm hiểu này được thể
hiện ở tầng trung gian và đồng thời ở tầng sâu nhất của văn hóa
Vingroup
3. Tinh thần khởi nghiệp – mọi thứ luôn trong tâm thế của sự mới bắt đầu,
có thể chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện nhưng hoàn toàn có thể làm tốt nhất
4. Chiến đấu và làm việc bằng tất cả tinh thần của mình
5. Tinh thần Việt Nam luôn được nhắc đến trong các quyết định
35

Tình Huống
Câu 1. Một nhân viên IT là tác giả của một phần mềm quản lý nhân sự
được ưa chuộng, cung cấp cho nhiều khách hàng, đem lại cho công ty
nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, anh ta lại chỉ được thưởng 1 khoản tiền
nhỏ, ngoài ra không được hưởng bất kỳ quyền lợi nào từ việc khai thác
phần mềm đó. Một hôm, anh ta được đích thân tổng giám đốc 1 tập
đoàn có thương hiệu lớn tiếp cận và mời anh ta làm giám đốc Trung
tâm khai thác thông tin của tập đoàn. Mọi chế độ lương thưởng và đãi
ngộ đều rất hấp dẫn. Nhưng điều kiện đưa ra là anh ta phải mang về
cho tập đoàn toàn bộ mã nguồn của phần mềm đó.

1. Tình huống trên có vi phạm đạo đức kinh doanh không? Nếu có thì
vi phạm những vấn đề gì? Vì sao?
- Tình huống trên có vi phạm đạo đức kinh doanh vì lợi ích chỉ đem về
cho 1 bên mà bên còn lại bị thiệt.
- Sự việc vi phạm những vấn đề:
 Vấn đề do mâu thuẫn lợi ích: lợi ích giữa anh nhân viên và công ty cũ;
lợi ích giữa công ty cũ và công ty mới, lợi ích giữa anh nhân viên và
công ty mới.
 Vấn đề về sự công bằng và tính trung thực: công ty cũ đã không trả mức
thù lao thích đáng cho những cống hiến của anh nhân viên; anh nhân
viên có thể sẽ mang mã nguồn của công ty cũ đưa cho công ty mới làm
mất tính trung thực.
36

 Vấn đề về các mối quan hệ trong tổ chức: giám đốc là người ảnh hưởng
trực tiếp tới vấn đề về đạo đức nảy sinh trong tổ chức, vậy mà lại yêu
cầu anh nhân viên cung cấp trái phép bộ mã nguồn của công ty cũ.
2. Các đối tượng hữu quan trong tình huống này là ai?
- Anh nhân viên IT
- Doanh Nghiệp cũ
- Doanh nghiệp mới
3. Nếu là các đối tượng hữu quan trong tình huống, em sẽ xử lý tình
huống như thế nào?
- Anh nhân viên IT: sẽ thương lượng với doanh nghiệp cũ về vc tiền
lương và các chế độ quyền lợi khác nếu vẫn k đồng ý tăng lương thì em
sẽ xin nghỉ việc.
- nhưng đồng thời về phía doanh nghiệp mới thì em sẽ không đưa mã
nguồn cho DN này vì như thế là vị phạm pháp luật mà em sẽ xin thêm
thời gian để cân nhắc trc khi quyết định có làm ở doanh nghiệp mới
hay không. Nếu doanh nghiệp mới thật sự cần em vì kinh nghiệm và
kiến thức mà mình đã có thì sẽ sẵn sàng đầu quân cho công ty mới.
Ngược lại, công ty mới chỉ quan trong bộ mã nguồn thì em sẽ từ chối
gia nhập công ty vì trái với đạo đức kinh doanh.

- Doanh Nghiệp cũ: Nhân viên IT này thực sự có tài và đã giúp công ty
đạt lợi nhuận lớn, vậy nên ban lãnh đạo sẽ phải cân nhắc lại các chế độ
ưu đãi phúc lợi để giữ chân và đào tạo nhân tài cho công ty.
- Doanh nghiệp mới: thông qua những thành công mà nhân viên IT này
đạt được ở công ty cũ, ban quản lý sẽ phải cân nhắc nếu anh nhân viên
37

IT đầu quân cho công ty mình chủ yếu vì nhân cách, kinh nghiệm, kỹ
năng và kiến thức của anh ta chứ không phải bộ mã nguồn của công ty
cũ. Nếu anh ta đưa ra bộ mã nguồn của công ty cũ thì có thể có khả
năng khi anh ta nghỉ việc công ty mình thì sẽ mang bộ mã nguồn cho
công ty khác.
38

Câu 2. Vào kỳ tuyển dụng năm 201x của ngân hàng A, thông báo
trên trang web chính thức, do Chủ tịch Hội đồng Tuyển dụng - Tổng
giám đốc ngân hàng A ký, ghi rõ: “Đối tượng ưu tiên trong tuyển
dụng là: con cán bộ hiện đang công tác tại các chi nhánh, văn phòng
đại diện, các đơn vị thuộc trụ sở chính của A chưa có người con nào
làm việc tại A (con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp) được
cộng 30 điểm (thang điểm 100); trường hợp có từ hai người con trở
lên tham dự kỳ thi cũng chỉ cộng điểm ưu tiên cho một người con”.

1. Tình huống trên có vi phạm đạo đức kinh doanh không? Nếu có thì
vi phạm những vấn đề gì? Vì sao?
- Tình huống trên có vị phạm đạo đức kinh doanh vì công ty tuyển dụng
không phải dựa trên năng lực và kinh nghiệm của ứng viên mà dựa trên
quan hệ và địa vị của ứng viên. Từ đó những ứng viên thực sự tài giỏi
nhưng không có mối quan hệ đặc biệt sẽ bị chịu thiệt thòi.
- Các vấn đề mà công ty trên đã vi phạm:
 Vấn đề do mâu thuẫn về lợi ích: các ứng viên không thuộc diện ưu
tiên sẽ bị thiệt mặc dù họ có chứng minh năng lực bản thân đến đâu
chăng nữa. Tuy nhiê., những ứng viên thuộc diện ưu tiên sẽ không
cần quá cố gắng chứng minh bản thân tài giỏi vì số điểm cộng khá
cao.
 Vấn đề về sự công bằng và tính trung thực: khi tuyển dụng nhân viên
thì thay vì lựa chọn theo tiêu chí năng lực mà lại lựa chọn theo tiêu
39

chí “con của cán bộ công ty”, vì vậy điều đó làm mất tính công bằng
trong tuyển dụng và tính trung thực trong việc tính điểm bài thi.
 Vấn đề về giao tiếp: khi ngân hàng A thông báo trên trang web về sự
ưu tiên con em cán bộ thì sẽ có thể phá lòng tin của những ứng viên
sẽ ứng tuyển vào công ty và lòng tin của khách hàng vì sự bất công
trong công ty.
 Vấn đề về các mối quan hệ của tổ chức: người đứng đầu là người ảnh
hưởng trực tiếp đến vấn đề đạo đức nảy sing trong công ty vậy mà
trong trường hợp này Tổng giám đốc ngân hàng A có biểu hiện
không công bằng trong tuyển dụng làm giảm chất lượng nhân viên
trong công ty đồng thời cấp dưới ảnh hưởng xấu vì sự bất công đó.
2. Các đối tượng hữu quan trong tình huống này là ai?
- Chủ tịch Hội đồng Tuyển dụng - Tổng giám đốc ngân hàng A
- Những ứng viên thuộc diện ưu tiên
- Những ứng viên không thuộc diện ưu tiên

3. Nếu là các đối tượng hữu quan trong tình huống, em sẽ xử lý tình
huống như thế nào?
- Nếu là tổng giám đốc ngân hàng A: sẽ nhận lỗi và thu hồi bài viết một
cách nhanh chóng để không bị phát tán rộng. Sau đó sẽ chỉnh lại hình
thức tuyển dụng nhân viên mới công bằng liêm chính hơn bằng cách tổ
chức kì thi tuyển dụng mới và chấm điểm dựa trên năng lực của từng
ứng viên, sau đó sẽ chọn lọc những ứng viên có năng lực xuất sắc và
phù hợp với công ty mình nhất.
40

- Nếu là người ứng viên được ưu tiên thì em sẽ không lấy cớ đó mà ứng
tuyển vào công ty. Mà sẽ dựa vào năng lực của bản thân và thi tuyển
dụng như bao ứng viên khác để được nhận vào ngân hàng đó. Như vậy
sẽ công bằng với tất cả mọi người và cũng giúp mình hiểu hơn rằng
công việc đó có phù hợp với bản thân mình không.
- Nếu là người ứng viên không được ưu tiên em không chấp nhận được sự
bất công này vì em cảm thấy bản thân mình đủ năng lực để cạnh tranh
công bằng như các ứng viên trong diện ưu tiên, em sẽ phản hồi ý kiến
tới bộ phận tuyển dụng của ngân hàng về sự việc. Trong trường hợp
ngân hàng đó vẫn giữ hình thức ưu tiên con cán bộ thì em sẽ đưa ra
quyết định đi tuyển dụng công ty khác mà tuyển dụng một cách công
bằng hơn.
41

Câu 3. Chị A đã làm việc tại công ty được 7 năm nay, nhưng chị mới
được tăng lương duy nhất 1 lần, do lương cơ bản tăng theo quy định
của Nhà nước.
Công việc chị ứng tuyển ban đầu là kế toán viên, nhưng sau đó, công
ty giao thêm cho chị công việc văn thư như photo tài liệu, chuyển phát
và nhận thư, bưu phẩm của công ty. Vì công việc này, đôi khi chị phải
đi ra ngoài để gửi thư, mất thêm chi phí xăng xe điện thoại, nhưng
không được công ty trả thêm bất cứ khoản trợ cấp nào.
Hiện nay, công ty lại thay đổi chính sách, áp chỉ tiêu cho mỗi nhân
viên, hàng tháng phải bán được 1 lượng hàng nhất định cho công ty.
Bán được hàng thì không có lương doanh thu. Nhưng không bán được
hàng nhân viên lại phải mời người nhà hoặc bỏ tiền túi ra mua sản
phẩm của công ty nếu không muốn bị phạt.

1. Tình huống trên có vi phạm đạo đức kinh doanh không? Nếu có thì
vi phạm những vấn đề gì? Vì sao?
- Tình huống trên có vi phạm đạo đức kinh doanh vì chị A đã cống hiến
cho công ty rất nhiều nhưng công ty không cho chị được hưởng phúc
lợi đáng có ví dụ tăng lương, tiền trợ cấp … bên cạnh đó, công ty còn
áp đặt thêm doanh thu cho nhân viên nhưng không những lương
không tăng theo doanh thu mà còn bị phạt nếu doanh thu thấp.
- Các vấn đề đạo đức vi phạm:
 Vấn đề do mâu thuẫn về lợi ích: công ty chị A làm đạt lợi ích quá
nhiều từ các nhân viên bằng cách không tăng lương thích đáng,
42

không trợ cấp cho nhân viên và khoản mức phạt nếu doanh thu
thấp. Ngược lại, chị A đã cống hiến cho công ty nhưng làm 7 năm
lương chỉ tăng1 lần theo quy định nhà nước, không được trợ cấp
các khoản phụ phí. Bên cạnh đó, sau khi chính sách mới của công
tu được thực thi thì các nhân viên trong công ty vừa tăng áp lực vì
phải chạy doanh thu vừa không được tăng lương theo doanh thu
mình đã bán.
 Vấn đề về sự công bằng và tính trung thực: công ty chị A đang
làm đã phi phạm sự công bằng trong công việc, bóc lột sức lao
động nhân viên mà không trả thù lao thích đáng.
 Vấn đề về các mối quan hệ của tổ chức: người lãnh đạo của công
ty đã gây ảnh hưởng xấu tới nhân viên bằng cách không trả lương
phù hợp cho nhân viên và áp đặt doanh thu một cách quá đáng dễ
dẫn đến việc bất bình nội bộ trong công ty, có thể sẽ có người bỏ
việc.
2. Các đối tượng hữu quan trong tình huống này là ai?
- Chị nhân viên A
- Các nhân viên trong công ty.
- Công ty chị A làm
3. Nếu là các đối tượng hữu quan trong tình huống, em sẽ xử lý tình
huống như thế nào?
- Nếu là chị nhân viên A em sẽ viết đơn lên ban điều hành xin tăng
lương và cấp phụ phí thích đáng vì những thâm niên và cống hiến
cho công ty. Nếu công ty vẫn giữ quan điểm không đồng ý tăng
43

lương thì có thể em sẽ đưa ra lựa chọn đầu tiên là đề nghị công ty
giảm bớt công việc phụ khác vì công việc chính là kế toán viên; thứ 2
nếu không được tăng lương và không được giảm công việc thì em sẽ
ứng tuyển làm việc công ty khác với những đãi ngộ nhân viên tốt
hơn.
- Nếu là công ty mà chị A làm ban điều hành sẽ gửi lời xin lỗi tới chị
và đưa ra quyết định 1 mức lương thỏa đáng cho những gì chị đã
cống hiến hết mình cho công ty. Bên cạnh đó sẽ xem xét lại chính
sách mới của công ty, giảm doanh thu bán hàng ở mức tối thiểu để
tháng nào nhân viên cũng có thể đạt mức doanh thu đó mà không bị
áp lực và đảm bảo doanh thu cho công ty. Đồng thời sẽ thưởng nóng
nếu nhân viên đó đạt doanh thu tốt, điều này giúp nhân viên vừa có
động lực bán hàng đạt doanh thu tốt vừa không bị áp lực với khoản
tiền phạt nếu doanh thu thấp.
- Nếu là nhân viên công ty đó thì em sẽ tập hợp các ý kiến của nhân
viên trong công ty về sự bất công vấn đề bị áp đặt bán hàng mà
không được tăng lương theo doanh thu. Sau đó gửi lên ban điều hành
đề nghị chỉnh sửa chính sách mới sao cho phù hợp với công việc và
mức lương hiện tại của mình.
44

Câu 4. Vào những tháng cuối năm 2017, trên 1 trang Facebook cá
nhân đã bất ngờ phản ánh sự việc mua phải khăn lụa của một nhãn
hàng nổi tiếng ở Việt Nam, nhưng lại gắn mác “Made in China”.
Báo giới dẫn thông tin cho biết trước đó, Công ty V. (công ty gia
đình) đã đặt mua 60 chiếc khăn lụa với giá 644.000 đồng/chiếc tại
cửa hàng tại Hàng Gai (Hà Nội) với tổng giá trị đơn hàng là
38.640.000 đồng.
Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, công ty phát hiện trong lô hàng có 1
chiếc khăn vừa có mác “Made in Việt Nam”, vừa có mác “Made in
China”. Công ty cho kiểm tra toàn bộ lô hàng và phát hiện trong số
còn lại có nhiều khăn có dấu hiệu cắt mác tại viền khăn.
Sự việc gây chú ý đặc biệt khi chính Chủ tịch Tập đoàn đã lên
tiếng thừa nhận thương hiệu của mình có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ
Trung Quốc, với tỷ lệ hàng Trung Quốc/hàng Việt Nam là 50/50,
và cho biết ông "cúi đầu xin lỗi" khách hàng./.

1. Tình huống trên có vi phạm đạo đức kinh doanh không? Nếu có thì
vi phạm những vấn đề gì? Vì sao?
- Tình huống trên có vi phạm đạo đức kinh doanh
- Vi phạm về vấn đề sự công bằng và tính trung thực
- Vi phạm về vấn đề do mâu thuẫn về lợi ích
2. Các đối tượng hữu quan trong tình huống này là ai?
- Công ty bán khăn lụa
- Công ty V. (công ty gia đình)
45

3. Nếu là các đối tượng hữu quan trong tình huống, em sẽ xử lý tình
huống như thế nào?
- Nếu là Công ty bán khăn lụa em sẽ em đứng ra viết một bài viết
đăng lên trang wed của công ty để xin lỗi tất cả các khách hàng
về hành vi thiếu tính trung thực trong khâu sản xuất của công ty
và thu hồi lại toàn bộ sản phẩm và hoàn trả tiền cho khách hàng.
Đồng thời sẽ ngừng việc nhập khẩu tơ tằm có xuất xứ từ Trung
Quốc
- Nếu là Công ty V. (công ty gia đình) em sẽ yêu cầu công ty khăn
lụa làm dõ sự thật và bắt công ty phải hoàn trả tiền và bồi
thường cho Công ty em vì hành vi làm ăn, buôn bán không uy
tín này!
46

PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC TÌNH HUỐNG

Bước 1. Đọc lướt để tìm chủ đề


Bước 2. Đọc kỹ để tìm từ khóa
Bước 3. Phân tích từ khóa để trả lời câu hỏi

You might also like