You are on page 1of 5

1.

Phân tích vai trò của văn hóa đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lấy ví dụ
cụ thể.
a) Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển xã hội:
- Quyết định luật kinh tế: Sự phát triển của quốc gia là sự tăng trưởng cao về kinh tế.
- Kinh tế quy định, quyết định mọi mặt của đời sống và xã hội. Vì vậy, cần phát triển kinh tế bằng
mọi hình thức, bằng bất cứ giá nào.
- Văn hóa giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Một văn hóa doanh nghiệp
mạnh sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho chính doanh nghiệp đó.
- Ví dụ:
b) Văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội:
- Động lực của sự phát triển là cái thúc đẩy khi bản thân sự phát triển đó đã có, đã nảy sinh.
- Văn hóa tạo ra sự kích thích, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.
- Văn hóa góp phần tạo nên giá trị tinh thần cho doanh nghiệp. Sống trong một môi trường văn
hóa lành mạnh với sự quan tâm thỏa đáng của các cấp lãnh đạo sẽ làm cho nhân viên cảm thấy
lạc quan và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
- Ví dụ:
c) Văn hóa là linh hồn và hệ điều tiết của sự phát triển:
- Văn hóa đóng vai trò là “tính quy định” của sự phát triển, là nhân tố cơ bản mà nhà nước dựa
vào để tạo lập và vận hành một mô hình phát triển.
- Văn hóa đóng vai trò điều tiết, dẫn dắt sự phát triển thể hiện ở mọi mặt của đời sống xã hội.
- Văn hóa giúp cho doanh nghiệp: giảm xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo động lực làm việc;
tạo lợi thế cạnh tranh.
- Ví dụ:
2. Trình bày các dấu hiệu biểu trưng của văn hóa doanh nghiệp. (lấy ví dụ giống bài kiểm tra)
a) Đặc điểm kiến trúc:
- Là phong cách, màu sắc, kiểu dáng kiến trúc, thiết kế.
- Ví dụ:
b) Nghi lễ, nghi thức:
- Là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kĩ lưỡng dưới hình thức các hoạt
động, sự kiện văn hoá - xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm được thực hiện định kì hay bất
thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức và thường được tổ chức vì lợi ích của những người
tham dự.
- Ví dụ:
c) Biểu tượng, logo:
- Biểu tượng là một thứ gì đó biểu thị một thứ gì đó không phải là chính nó và có tác dụng giúp
mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị.
- Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn nên được các tổ chức, doanh
nghiệp rất chú trọng.
- Ví dụ:
d) Mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình:
- Các mẩu chuyện có tác dụng duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của tổ chức và giúp thống
nhất về nhận thức của tất cả mọi thành viên.
- Các nhân vật hình mẫu là hiện thân của các giá trị và sức mạnh trường tồn của doanh nghiệp.
- Đây là những nhân vật nòng cốt của doanh nghiệp góp phần tạo nên hình ảnh khác biệt của
doanh nghiệp, làm cho các kết quả xuất sắc trở lên bình dị, thúc đẩy nhiều lớp nhân viên noi
theo nhờ đó củng cố, thúc đẩy môi trường văn hóa trong doanh nghiệp.
- Ví dụ:
e) Ngôn ngữ, khẩu hiệu:
- Nhiều doanh nghiệp sử dụng những ngôn ngữ với câu chữ đặc biệt để truyền tải một ý nghĩa cụ
thể đến nhân viên và những người có liên quan.
- Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm và được không chỉ nhân viên mà cả khách hàng và nhiều
người khác trích dẫn. Nó thường rất ngắn gọn, hay sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ.
- Ví dụ:
f) Ấn phẩm điển hình:
- Là một số những tư liệu chính thức có thể giúp những người hữu quan có thể nhận thấy được rõ
hơn về cấu trúc văn hoá và của một tổ chức.
- Ví dụ:
g) Lịch sửa phát triển và truyền thống:
- Là những biểu trưng về những giá trị, triết lý được chắt lọc trong quá trình hoạt động đã được
các thể hệ khác nhau của tổ chức tôn trọng và gìn giữ; chúng được tổ chức sử dụng để thể hiện
những giá trị chủ đạo và phương châm hành động cần được kiên trì theo đuổi.
- Ví dụ:
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể.
a) Văn hóa dân tộc: (ví dụ tự phân tích rõ hơn)
- Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại trong một dân tộc cụ thể.
- Mỗi cá nhân cũng thuộc một nền văn hóa dân tộc cụ thể.
- Những thành tố của văn hóa dân tộc tác động mạnh mẽ đến văn hóa doanh nghiệp:
o Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể:
 Chủ nghĩa cá nhân:
 Doanh nghiệp ít mang tính gia đình.
 Cá nhân được bảo vệ lợi ích tối đa.
 Các thông lệ được xây dựng để khuyến khích sự sáng tạo.
 Ví dụ: Các doanh nghiệp ở Mỹ, Anh, Canada luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân.
 Chủ nghĩa tập thể:
 Doanh nghiệp giống như gia đình.
 Cá nhân nên hy sinh vì lợi ích tốt đẹp của nhóm.
 Các thông lệ được xây dựng dựa trên lòng trung thành, ý thức nghĩa vụ.
 Ví dụ: Các doanh nghiệp ở Venezuela, Indonesia, Nhật luôn đề cao chủ nghĩa tập thể.
o Sự phân cấp quyền lực:
 Mức độ thấp:
 Tập trung hóa thấp.
 Mức độ phân cấp quyền lực ít hơn.
 Sự khác biệt trong lương bổng ít hơn.
 Lao động chân tay được đánh giá ngang lao động trí óc.
 Ví dụ: Úc, Israel, Đan Mạch, Thụy Điển, Nauy
 Mức độ cao:
 Tập trung hóa cao.
 Mức độ phân quyền nhiều.
 Có nhiều cấp lãnh đạo.
 Lao động trí óc được đánh giá cao hơn lao động chân tay.
 Ví dụ: Philippine, Mexico, Ấn độ
o Sự đối lập giữa nam quyền và nữ quyền:
 Nam quyền không chi phối:
 Doanh nghiệp không can thiệp vào cuộc sống riêng.
 Kỹ năng giao tiếp được chú ý.
 Ví dụ: Thụy Điển, Đan Mạch, Thái Lan
 Nam quyền chi phối:
 Vì lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích riêng có thể bị can thiệp.
 Quyết thắng, cạnh tranh và công bằng được chú ý.
 Công việc được coi là mối quan tâm chính.
 Ví dụ: Bồ Đào Nha, Nhật, Peru
o Xu hướng dài hạn và ngắn hạn:
 Xu hướng dài hạn:
 Coi trọng sự ổn định.
 Nhấn mạnh đến truyền thống, đạo đức.
 Ví dụ: Hong Kong, Nhật, các nước Châu Á
 Xu hướng ngắn hạn:
 Chú trọng tiêu dùng, hiệu quả.
 Ví dụ: Mỹ
b) Nhà lãnh đạo:
- Tính cách của người lãnh đạo khắc sâu trong văn hóa doanh nghiệp.
- Sáng lập viên: Người quyết định việc hình thành giá trị văn hóa căn bản của doanh nghiệp.
- Thông qua: Kinh nghiệm, tài năng, cá tính và triết lý riêng của bản thân người sáng lập.
- Lãnh đạo kế cận: Tạo nên sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp.
- Ví dụ: (tự thêm) Steve Jobs - cựu tổng giám đốc điều hành của Apple, nhà báo Nocera cho biết
“Ông ấy không bao giờ nương nhẹ với các nhân viên Apple, không bao giờ ngừng tin tưởng vào
trực giác và bản năng để đưa ra quyết định về các vận hành Apple”, (trong tài liệu) “Nhưng trực
giác của ông quá nhạy bén, bản năng của ông luôn chính xác, uy tín của ông quá lớn lao nên các
nhân viên Apple sẵn sàng đi đến cùng trời cuối đất cùng Steve Jobs” - nhà báo Nocera viết.
c) Giá trị học hỏi:
- Kinh nghiệm tập thể:
o Kinh nghiệm có được khi xử lý các công việc chung, rồi sau đó được tuyên truyền và phổ
biến toàn doanh nghiệp và các thành viên mới.
o Ví dụ:
- Từ doanh nghiệp khác:
o Kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường.
o Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
o Các nhân viên của các doanh nghiệp khác nhau học hỏi lẫn nhau và được truyền lại cho các
thành viên khác trong doanh nghiệp.
o Ví dụ:
- Tiếp nhận giao lưu văn hóa khác:
o Các doanh nghiệp gửi nhân viên đi làm việc và đào tạo ở nước ngoài, các doanh nghiệp đầu
tư ở nước ngoài và có các đối tác nước ngoài.
o Ví dụ:
- Thành viên mới:
o Thường phải trải qua một thời gian dài để tiếp nhận những giá trị của thành viên mới mang
lại, tiếp nhận một cách vô thức hoặc có ý thức.
o Ví dụ: Khi chưa có nhân viên mới, doanh nghiệp chưa có thói quen giải quyết khiểu nại của
khách hàng trong vòng 24 giờ - đây là thói quen của nhân viên mới, do thực hiện tốt công
việc được khách hàng khen ngợi, được cấp trên thưởng, các nhân viên khác noi gương theo,
từ đó hình thành văn hóa doanh nghiệp.
- Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội:
o Tác động ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp.
o Ví dụ: Ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công việc trên cơ sở máy tính
hóa và sử dụng thư điện tử để trao đổi công việc, từ đó hình thành nền văn hóa điện tử.
d) Môi trường kinh doanh:
- Môi trường vĩ mô:
o Các yếu tố kinh tế
 Ví dụ: Lạm phát sẽ phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế, được đo lường thông qua các
chỉ số tiêu dùng CPI. Đây là một trong những ảnh hưởng xấu, tác động tiêu cực đến hoạt
động xoay đồng vốn hoặc định giá sản phẩm, trả công cho nhân viên của doanh nghiệp.
o Các yếu tố chính trị và pháp luật
 Ví dụ: Những cuộc bạo động diễn ra tại một số nước Trung Á ngày một nhiều. Điều này
vô tình làm rào cản khiến các doanh nghiệp không thể hoạt động bình thường. Từ đó, làm
ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp.
o Dân số - lao động
 Ví dụ: Hiện nay, tình trạng bùng nổ dân số được xem là vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến các doanh nghiệp đang hoạt động. Nguồn lao động dồi dào vượt quá chỉ tiêu
tuyển dụng từ các, phá vỡ cấu trúc lượng mà các doanh nghiệp.
o Các yếu tố văn hóa - xã hội
 Ví dụ: Các doanh nghiệp cho sản xuất mặt hàng quần áo theo mốt châu Âu, rồi bán ra thị
trường Việt Nam nhưng do khác biệt về văn hóa nên kinh doanh không tốt.
o Các yếu tố tự nhiên
 Ví dụ: Hiện nay, nguồn năng lượng sạch nhận được sự quan tâm của rất nhiều tổ chức,
doanh nghiệp. Họ tận dụng nguồn năng lượng này để đầu khai thác, đầu tư nhằm đáp ứng
nhu cầu của thị trường, đem lại lợi nhuận cao.
o Các yếu tố công nghệ
 Ví dụ: Sự ra đời của các thiết bị công nghệ hiện đại làm tăng khả năng cạnh tranh của các
sản phẩm, đe dọa những sản phẩm lạc hậu khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình
trạng khó khăn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm cách đổi mới, nâng cấp thì mới
có thể tồn tại và phát triển.
- Môi trường tác nghiệp:
o Các yếu tố môi trường quốc tế
 Ví dụ:
o Các đối thủ cạnh tranh
 Ví dụ: Pepsi và Coca đã từng có những chiến lược cạnh tranh bắt chước về sản phẩm,
cạnh tranh về giá. Khi Pepsi tung ra thị trường một dòng sản phẩm dành cho người ăn
kiêng thì Coca cũng lập tức tung ra sản phẩm tương tự.
o Khách hàng
 Ví dụ: Với những khách hàng có thu nhập cao, họ không xem yếu tố tài chính là nhất mà
đối với họ sản phẩm mang tới cho họ sự thỏa mãn nhu cầu mới là quan trọng. Vì vậy,
việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng có thể là một khó khăn cho doanh nghiệp trong
kinh doanh.
- Môi trường nội bộ:
o Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp
 Ví dụ:
o Hình thức sở hữu doanh nghiệp
 Ví dụ:
o Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp
 Ví dụ:
4. Phân tích vai trò của văn hóa ứng xử trong nội bộ của doanh nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể.
a) Làm đẹp thêm hình tượng của công ty:
- Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố góp phần xây dựng hình ảnh
doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bản sắc riêng.
- Cách cư xử trong doanh nghiệp được mọi người được mọi người trong doanh nghiệp hưởng ứng,
sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc, phát huy tính dân chủ, phát triển khả năng cá nhân của mỗi thành
viên.
- Cả doanh nghiệp sẽ gắn kết với nhau trên tinh thần hợp tác, phát triển, cùng đóng góp cho mục
tiêu chung. Từ đó đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước.
- Ví dụ:
b) Giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn:
- Xây dựng văn hóa hành vi ứng xử trong doanh nghiệp tốt chính là xây dựng, phát triển văn hóa
doanh nghiệp.
- Xây dựng văn hóa hành vi ứng xử trong doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho bộ máy doanh nghiệp vận
hành trơn tru với những người có trình độ cao, tuân thủ nguyên tắc chung.
- Ví dụ:
c) Tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên:
- Mọi người nhận được sự tín nhiệm và hỗ trợ cần thiết dựa trên những giá trị, chuẩn mực đã được
thiết lập của doanh nghiệp để chủ động tiến hành công việc được giao phó, sáng tạo, chịu trách
nhiệm cá nhân cao hơn về công việc, quan hệ trên dưới chan hòa, được chia sẻ thông tin để có
cơ hội tham gia sâu hơn vào các quyết định của doanh nghiệp.
- Ví dụ:
d) Giúp củng cố và phát triển địa vị mỗi cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp:
- Mỗi cá nhân khi tham gia vào công việc kinh doanh của doanh nghiệp đều có một vị trí nhất
định.
- Văn hóa ứng xử không những giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn xây dựng
được lòng tin với lãnh đạo và đồng nghiệp, từ đó tạo cơ hội thăng tiến cho họ.
- Văn hóa ứng xử còn giúp xây dựng thái độ an tâm công tác, mang lại hiệu quả công việc cao và
tạo hứng khởi làm việc cho nhân viên.
- Ví dụ:

You might also like