You are on page 1of 8

Họ và tên: Đinh Văn Bình

MSSV: 20216320

BÀI TẬP CHƯƠNG 5

Câu 1: Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá

trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen

thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy

nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện

các mục đích.

Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so với tất cả các

doanh nghiệp khác. Để tạo ra sự khác biệt này, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá

dựa trên hai yếu tố:

• Định hướng, chiến lược của công ty (sứ mệnh, tầm nhìn)

• Những giá trị mà công ty đang có (giá trị)

Câu 2: Trình bày các cấp độ văn hóa doanh nghiệp. Lấy ví dụ minh họa.

1. Cấp độ thứ nhất – Cấu trúc hữu hình

Đó là những cái dễ nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận được khi tiếp xúc với doanh nghiệp,

những biểu hiện bên ngoài:

• Kiến trúc; cách bài trí, nội ngoại thất

• Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp

• Lễ nghi và lễ hội hàng năm

• Các biểu tượng, logo, slogan, webside

• Cách ăn mặc, đồng phục

• Hình thức mẫu mã của sản phẩm...,

• Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp

2. Cấp độ thứ hai – Những giá trị được tuyên bố, chấp nhận

Là các quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho

hoạt động của toàn bộ nhân viên và thường được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra
công chúng.

Ví dụ:

3. Cấp độ thứ ba – Những quan niệm chung, giá trị cốt lõi

• Hình thành sau một thời gian hoạt động, va chạm, xử lý nhiều tình huống thực

tiễn • Ăn sâu vào tâm lý hầu hết các thành viên gần như không thể bị phản bác,

không thể thay đổi, không được làm khác đi

• Định hướng cho suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của các thành viên trong cả mối

quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Câu 3: Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp là gì

1. Yếu tố bên trong

• Văn hóa, phong cách, đạo đức giá trị cá nhân của nhà lãnh đạo doanh nghiệp

• Tính cách, giá trị cá nhân của nhân viên

• Lịch sử truyền thống của doanh nghiệp

• Hệ thống đánh giá thành tích và chế độ đãi ngộ, hệ thống quản lý và chia sẻ

thông tin

• Ngành nghề hoạt động, kinh doanh

• Các nguồn lực: nguồn nhân lực, nguyên nhiên liệu, công nghệ và sản phẩm của

doanh nghiệp

• Những giá trị văn hóa học hỏi được

Nhà lãnh đạo: Khi doanh nghiệp thay đổi người lãnh đạo, văn hoá doanh nghiệp sẽ

phản chiếu tài năng, cá tính và những triết lý kinh doanh của người chủ doanh nghiệp

mới với những giá trị mà họ tạo ra

Các giá trị cá nhân ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp:
2. Các yếu tố bên ngoài

• Văn hoá dân tộc/văn hóa xã hội

• Thể chế xã hội: Thể chế chính trị; Thể chế kinh tế; Thể chế hành chính; Chính

sách của chính phủ; Hệ thống luật pháp...

• Quá trình toàn cầu hoá và sự khác biệt, giao lưu văn hoá

• u hướng phát triển kinh tế, kinh doanh

• Khách hàng và đối tác, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Câu 4: Văn hóa doanh nghiệp có vai trò như thế nào trong sự phát triển bền vững của

doanh nghiệp?

1. Tạo lợi thế cạnh tranh

Một khi công ty có một văn hóa mạnh và phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn

mà doanh nghiệp đã đề ra thì tạo ra niềm tự hào của nhân viên về doanh nghiệp, từ đó

mọi người luôn sống, phấn đấu và chiến đấu hết mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp một cách tự
nguyện, giúp cho lãnh đạo dễ dàng hơn trong công việc quản lý

công ty, giúp cho nhân viên thoải mái và chủ độnghơn trong việc định hướng cách nghĩ
và cách làm của mình, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trên các khía cạnh như: chất lượng

sản phẩm, chi phí, sự linh hoạt (trước phản ứng của thị trường), thời gian giao hàng...

2. Là nguồn lực của doanh nghiệp

Vai trò của văn hóa kinh doanh trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh

nghiệp có những nguồn lực như nhân lực, tài chính, công nghệ, máy móc, nguyên vật

liệu, phương pháp làm việc (phương pháp 5 M: man, money, material, machine,

method).

Nguồn lực tài chính, máy móc, nguyên vật liệu đóng vai trò lợi thế so sánh với đối thủ

cạnh tranh trước khách hàng. Nguồn nhân lực đóng vai trò tham gia toàn bộ quá trình

chuyển hoá các nguồn lực khác thành sản phẩm đầu ra, góp phần lớn vàovai trò của

văn hoá doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp.

3. Thu hút nhân tài

Vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh

nghiệp còn gắn kết nhân tài và thu hút người lao động. Môi trường văn hoá của doanh

nghiệp còn có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của

các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác, giúp cho doanh

nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân

thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công

của doanh nghiệp quavai trò của văn hóa doanh nghiệp trong việc thu hút nguồn nhân

lực.

4. Tạo chất riêng cho doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp di truyền, bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế

hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý thức,

giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó,văn hoá tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và
giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổ

chức đó, văn hoá tạo nên sự ổn định của tổ chức.

Chính vì vậy có thể nói rằng văn hoá như một chất keo kết dính các thành viên trong tổ

chức, để giúp việc quản lý tổ chức bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng các
thành viên nên nói gì và làm gì, văn hoá tạo ra như một cơ chế khẳng định mục tiêu

của doanh nghiệp.

Câu 5: Trình bày các mô hình và các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp.

Các mô hình văn hóa doanh nghiệp:

1. Mô hình văn hóa gia đình

Đặc điểm:

• Đó là mô hình nhân văn, mối quan hệ trực tiếp gần gũi nhưng có thứ bậc trên

dưới như trong gia đình. “Người cha” là người giàu kinh nghiệm và có quyền

hành lớn đối với “con cái”, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ

• Trong mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên

trực tiếp gần gũi nhưng có thứ bậc trên dưới, như trong gia đình

Ưu điểm:

• Người lãnh đạo giữ vai trò như người cha biết việc gì cần làm và biết điều gì tốt

cho con cái. Đây là loại quyền lực hết sức thân thiện, ôn hòa không hề có tính đe

dọa, áp lực

• Lãnh đạo phải làm gương, có tiếng nói, tạo được mẫu hình riêng, có vị thế và

mong muốn cấp dưới “cùng chung chí hướng”

• Quyền lực trong mô hình gia đình không thể tranh giành được vì nó không phụ

thuộc vào nhiệm vụ mà vào vị trí được giao

Khuyết điểm:

• Môi trường càng khép kín thì người ngoài càng cảm thấy khó khăn khi trở

thành một thành viên

• Đào tạo, cố vấn, huấn luyện và học nghề đóng vai trò quan trọng trong quá

trình giáo dục một con người nhưng điều này xảy ra do yêu cầu bắt buộc của

gia đình chứ không phải xuất phát từ bản thân họ

• Mô hình gia đình ít quan tâm đến năng suất, hiệu quả mà ưu tiên cho bầu

không khí của tổ chức

2. Mô hình tháp Eiffel


Đặc điểm:

Tháp có độ dốc đứng, cân đối, thu hẹp ở đỉnh và nới rộng ở đáy, chắc chắn, vững chãi.

Giống như một bộ máy chính thống, đây thực sự là biểu tượng cho thời đại cơ khí.

Ngay cả cấu trúc của nó cũng quan trọng hơn chức năng

.Ưu điểm:

• Phân chia lao động hướng vai trò và chức năng. Mỗi vai trò được phân bố trong

một bộ phận, nhiệm vụ sẽ được hoàn thành theo kế hoạch

• Thực hiện công việc hiệu quả có ý nghĩa quyết định và mức độ hoàn thành công

việc sẽ là cơ sở đánh giá hiệu quả

• Nhờ một hệ thống các kỹ năng, những người có đủ phẩm chất năng lực có thể

lên kế hoạch, triển khai, cải tổ nhân sự để đạt được mục tiêu là khai thác và gia

tăng giá trị tối đa nguồn nhân lực

Khuyết điểm:

• Khó thích nghi trước sự thay đổi của môi trường

• Người ta ít quan tâm đến cơ hội hay phong cách cá nhân

3. Mô hình tên lửa dẫn đường

Đặc điểm:

• Mục tiêu là nhân tố căn bản đối với mô hình tên lửa điều khiển. Mọi thứ được

thực hiện để giữ vững ý định chiến lược và đạt được mục tiêu

• Mỗi người đều biết rõ công việc của mình và thù lao của họ được trả theo kết

quả đóng góp thực tế

Ưu điểm:

• Nhiệm vụ do một đội ngũ hay nhóm dự án đảm trách

• Có sức lôi cuốn các chuyên gia và có tinh thần kỷ luật chéo

• Các thành viên trong nhóm luôn say mê, chung mục đích và mục tiêu hướng

tới sản phẩm cuối cùng

Khuyết điểm:

• Tốn kém do phải thuê các chuyên gia


• Không chiếm được cảm tình và sự tận tụy

• Họ hợp tác với nhau vì tiền chứ không phải vì mục tiêu. Họ không cần phải biết

quá rõ về nhau

4. Mô hình lò ấp trứng

Đặc điểm:

• Mô hình văn hóa lò ấp trứng dựa trên quan điểm về cơ cấu tổ chức không quan

trọng bằng sự hoàn thiện cá nhân

• Nếu tổ chức tỏ ra rộng lượng, chúng nên là những cái nôi cho sự tự thể hiện và

tự hoàn thiện

Ưu điểm:

• Sân chơi lành mạnh để phát huy những ý tưởng và đáp lại một cách thông minh

những sáng kiến mới

• Vì mô hình lò ấp trứng có cấu trúc tối giản nên hệ thống thứ tự cấp bậc cũng

được tinh giản

• Sự gắn bó này hoàn toàn tự nguyện, được nuôi dưỡng và bồi đắp bởi hy vọng

và lý tưởng, nó có thể trở thành kinh nghiệm quý báu và có ý nghĩa nhất trong

cuộc đời con người

Khuyết điểm:

• Hiếm khi đạt được sự hoàn thiện về sản phẩm và thị trường

• Bản chất sự tận tâm này ít hướng tới con người hơn là hướng tới sự thay đổi

của thế giới

Các giai đoạn hình thành:

• Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn non trẻ Doanh nghiệp phải tập trung tạo ra những

giá trị văn hoá khác biệt so với các đối thủ, củng cố những giá trị đó và truyền

đạt cho những người mới (hoặc lựa chọn nhân lực phù hợp với những giá trị

này)

• Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn giữa Tương đối ổn định, có thể xảy ra thay đổi văn

hóa doanh nghiệp

• Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái Xuất hiện dấu hiệu
những yếu tố văn hoá doanh nghiệp lỗi thời có tác động tiêu cực đến các doanh

nghiệp

You might also like