You are on page 1of 4

Họ và tên: Đinh Văn Bình

MSSV: 20216320
Lớp ME-11
CÂU HỎI KIỂM TRA GIỮA KỲ
1. So sánh nội dung Học thuyết Mac – Lenin về Nhà nước với Học thuyết khế
ước xã hội, qua đó rút ra những ưu điểm và nhược điểm của từng học thuyết.
2. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Học thuyết pháp luật tự nhiên có nhiều nội
dung phù hợp (tương thích) với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Quan
3. Nhận diện và phân tích những ảnh hưởng của tập quán đến hệ thống pháp
luật của một quốc gia.

Bài làm

Câu 1:
-Nội dung Học thuyết Mác-Lenin về nhà nước: Nhà nước chỉ xuất hiện khi đời
sống xã hội phát triển đến trình độ nhất định, sản phẩm xã hội dư thừa làm nảy
sinh chế độ tư hữu và phân hóa xã hội thành giai cấp, khiến cho mâu thuẫn giữa
các giai cấp trở nên đối kháng và nhà nước là sản phẩm ra đời khi những đối
kháng giai cấp không thể điều hòa được
+Ưu điểm : Học thuyết về Nhà nước của Chủ nghĩa Mác-Lenin cho thấy nhà
nước là hiện tượng có tính lịch sử; giải thích đúng về xã hội hiện nay
+Nhược điểm: Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡng
bức các giai cấp khác trong khuôn khổ lợi ích của giai cấp thống trị. Đó là bản
chất của nhà nước theo nguyên nghĩa, tức nhà nước của giai cấp bóc lột. Theo
bản chất đó, nhà nước không thể là lực lượng điều hòa sự xung đột giai cấp, mà
trái lại, nó càng làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Cũng theo bản
chất đó, nhà nước là bộ máy quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã
hội có giai cấp
-Nội dung của học thuyết kế ước xã hội về nhà nước: Nhà nước là sản phẩm của
một khế ước được ký kết giữa những người sống trong trạng thái tự nhiên
không có nhà nước, dựa trên cơ sở mỗi người tự nguyện nhượng một phần
trong số các quyền tự nhiên vốn có của mình giao cho một tổ chức đặc biệt là
nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng.
-Ưu điểm
+ Thuyết kế ước xã hội có vai trò quan trọng, là tiền đề cho thuyết dân chủ
cách mạng và cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản để lật đổ ách thống trị
phong kiến. Với nghĩa đó, nó có tính cách mạng và giá trị lịch sử to lớn.
-Nhược điểm của học thuyết kế ước xã hội:
+Giải thích trên cơ sở duy tâm, xem sự xuất hiện của nhà nước là do ý muốn,
nguyện vọng chủ quan của con người.
+Không thừa nhận cuội nguồn vật chất và bản chất giai cấp của nhà nước.
+Tách rời những nguyên nhân về kinh tế, sự vận động của xã hội dẫn đến sản
phẩm tất yếu là nhà nước.

Câu 3
Khái niệm Tập quán: Tập quán là những quy tắc xử sự được hình thành một
cách tự phát lâu ngày thành thói quen trong đời sống xã hội hoặc giao lưu quốc
tế, đang tồn tại và được các chủ thể thừa nhận như là quy tắc xử sự chung.
-Ưu điểm:
+Tập quán là nguồn hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật
+Tập quán là tiền đề giúp cho pháp luật đi vào đời sống
+Tập quán là nguồn nội dung của pháp luật
-Những ảnh hưởng của tập quán đến hệ thống của một quốc gia là:
+ Tập quán không còn phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Những tập
quán có lợi được giữ lại, vận dụng và biến đổi để phù hợp ý chí giai cấp thống
trị.
+ Có thể dẫn tới cục bộ địa phương;
+ Ảnh hưởng đến sự thống nhất của pháp chế;
+ Khó khăn khi muốn thay đổi, điều chỉnh.
Câu 2:
Em đồng ý với quan điểm: “Học thuyết pháp luật tự nhiên có nhiều nội dung
phù hợp (tương thích) với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường”
Pháp luật tự nhiên là hệ thống pháp luật tồn tại trong tự nhiên một cách vĩnh
cửu, xuất phát từ bản lĩnh tự nhiên con người, lấy lí trí làm nền tảng, không
phụ thuộc vào nhà nước, vào các điều kiện kinh tế - xã hội, thể hiện những quy
tắc, tiêu chuẩn về công bằng, bác ái, lẽ phải, lương trí, tôn trọng nhân cách,
phẩm giá, các quyền con người.
Kinh tế thị trường là cách thức làm ăn, vận hành hoạt động tạo ra của cải vật
chất cho xã hội theo quy luật của tự nhiên
Thông qua các cách thức:
+ Sở hữu tư nhân (tự do cá nhân, tự do kinh doanh)
+ Tự do kế ước, hợp đồng
+ Tự do lập hội
Trong kinh tế thị trường lợi ích là hang đầu, chi phối các mối quan hệ:
+ Lợi ích vật chất
+Lợi ích tinh thần
Kinh tế thị trường theo quy luật Cung-cầu và quy luật cạnh tranh

You might also like