You are on page 1of 5

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 6 TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC

CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA CỦA TỔ CHỨC

Văn hóa của tổ chức là hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật chất, quy
định mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của tất cả các thành viên trong tổ
chức, phản ánh quá khứ và định hình tương lai cho tổ chức. Những giá trị được
chia xẻ này xác định, ở một mức độ lớn. Khi gặp những vấn đề khó khăn, thì văn
hóa của tổ chức sẽ giới hạn những điều mà nhân viên sẽ làm bằng cách gợi ra một
phương thức đúng để tổng hợp, xác định, phân tích, và giải quyết vấn đề.

Văn hóa của tổ chức được xem là nhận thức tồn tại trong mỗi tổ chức. Vì
vậy, các cá nhân có những nền tảng văn hóa, lối sống, nhận thức khác nhau, ở
những vị trí làm việc khác nhau trong một tổ chức, có khuynh hướng hiển thị văn
hóa tổ chức đó theo cùng một cách hoặc ít nhất có một mẫu số chung là văn hóa tổ
chức. Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xử của các
thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó.

Văn hóa tổ chức bao gồm các khía cạnh như giá trị, niềm tin, thái độ, tập
quán làm việc, và môi trường làm việc. Điều này ảnh hưởng đến cách nhân viên
tương tác, đổi mới, và thích ứng trong bối cảnh nội bộ của tổ chức Yếu tố văn hóa
tổ chức có tác động lớn đến quá trình tuyển dụng nhân lực. Nếu tổ chức đặt trọng
tâm vào giá trị nhân viên, sự đổi mới, và sự linh hoạt, nó có thể thu hút ứng viên
chia sẻ các giá trị này. Ngược lại, một văn hóa kín đáo hoặc không tôn trọng đa
dạng có thể tạo khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân sự đa dạng và chất
lượng.

Văn hóa tổ chức của một tổ chức hiện hữu ở các mặt:

 Sự tự quản của nhân viên trong tổ chức (trách nhiệm, tính độc lập, ứng xử,
phong cách làm việc...).

1
 Các quy định, quy chế của tổ chức.
 Sự hỗ trợ của các nhà quản lý với nhân viên.
 Tinh thần đoàn kết và thể hiện tinh thần đồng đội trong tổ chức.
 Sự xem xét, khen thưởng, cách khen thưởng và những căn cứ, cơ sở của nó.
 Xung đột, sức chịu đựng và cách giải quyết những xung đột.
 Các rủi ro có thể có và sự chịu đựng những rủi ro có thể có.

Văn hóa của tổ chức có liên quan trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động tuyển
dụng nhân lực. Trong việc tuyển nhân viên từ ngoài vào tố chức, nhà quản lý
không chỉ cần tìm người làm việc giỏi mà còn phải cân nhắc việc tuyển dụng
những nhân viên đó có phù hợp với văn hóa hiện tại của tổ chức không.Bên cạnh
đó, văn hóa tổ chức đóng vai trò gắn kết các thành viên, tạo nên sự ổn định bằng
cách đưa ra những chuẩn mực hướng dẫn các thành viên đi theo mục đích chung
của tổ chức một cách tự giác, tự nguyện. Các yếu tố văn hóa được chọn lọc có vai
trò như một cơ chế khẳng định giá trị của tổ chức, hướng dẫn, uốn nắn những hành
vi ứng xử lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ chức, giữa cá nhân với tổ chức,
giữa thành viên với lãnh đạo.

Văn hoá tổ chức quyết định sự thu hút của doanh nghiệp đối với các ứng
viên tiềm năng

- Giá trị cốt lõi và niềm tin: Được thể hiện qua hành động của lãnh đạo và
nhân viên, là nền tảng cho việc ra quyết định, định hình chiến lược, cách ứng xử
của các nhân viên trong tổ chức

- Môi trường làm việc: văn hoá tổ chức có thể tạo ra một môi trường làm
việc linh hoạt, cởi mở, sáng tạo hoặc trang trọng lịch sự từ đó ứng viên có thể lựa
chọn môi trường phù hợp với mình

2
- Phong cách lãnh đạo: Cách lãnh đạo được thực hiện trong tổ chức có thể
ảnh hưởng đến quy trình tuyển dụng. Ví dụ, một tổ chức đề cao tính sáng tạo cởi
mở sẽ tìm những ứng viên cá tính, năng động và tự do sáng tạo.

- Thu hút và giữ chân nhân viên: Tổ chức có giá trị và niềm tin rõ ràng
thường thu hút và giữ chân nhân viên có cùng tư tưởng và mục tiêu.

*Các yếu tố khác thuộc yếu tố bên trong các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt
động tuyển dụng nhân lực

 Khả năng tài chính của doanh nghiệp: đây là một nhân tố rất quan trọng khi
đưa ra quyết định tuyển dụng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí trả lương
cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp trả lương
cao và có nhiều hình thức đãi ngộ nhân viên thì sẽ thu hút được nhiều ứng
viên, kích thích lao động làm việc hăng say, nhiệt tình, tích cực sáng tạo....
như vậy sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cao hơn. Nguồn chi phí tuyển
dụng sẽ quyết định đến chiến lược tuyển dụng của công ty như các chi phí
quảng cáo, thi tuyển. Một công ty có tiềm lực tài chính mạnh có thể sử dụng
nhiều hình thức chiêu mộ để thu hút ứng viên hơn cũng như đầu tư cho thực
hiện quá trình tuyển dụng một cách thích hợp.
 Quan hệ lao động trong tổ chức: Quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh thì
hoạt động tuyển dụng nhân lực của tổ chức sẽ tiến hành thuận lợi hơn. Dễ
dàng thu hút ứng viên từ các nguồn bên ngoài tổ chức do phần lớn người lao
động muốn làm việc trong mội trường có quan hệ lao động tốt, không có
mâu thuẫn giữa chủ và thợ
 Về sự phối hợp của các cấp quản lý trong tổ chức: Khi các cấp quản lý trong
tổ chức đều tham gia phối hợp thực hiện hoặc trực tiếp lập kế hoạch tuyển
dụng theo một quy trình chuẩn thì luôn tác động tích cực tới hiệu quả của
công tác tuyển dụng. Năng lực của cán bộ đảm nhận công tác tuyển dụng

3
cũng được đánh giá qua thái độ của họ đối với ứng viên. Một nhà quản trị có
thái độ coi trọng người tài, tìm nhiều biện pháp để thu hút nhân tài thì sẽ tìm
được nhân viên có tài. Còn những nhà quản trị chỉ tuyển những nhân viên có
năng lực kém hơn mình thì công ty sẽ hoạt động ì ạch, kém hiệu quả. Nhà
quản trị phải thấy được vai trò của công tác tuyển dụng nhân lực trong một
tổ chức, từ đó có thái độ đúng đắn trong tuyển dụng lao đông, tránh hiện
tượng thiên vị, làm việc theo cảm tính cá nhân. Nhà quản trị cũng cần tạo
bầu không khí thoải mái, cởi mở để ứng viên có cơ hội bộc lộ hết năng lực
của mình.

*Ví dụ:

Văn hóa tổ chức của Google được biết đến với những đặc điểm sau đây:

 Sáng tạo và Tự do: Google coi trọng sự sáng tạo và tự do trong công việc.
Nhân viên được khuyến khích đề xuất ý tưởng mới và tham gia vào các dự
án sáng tạo mà họ quan tâm. Môi trường làm việc thoải mái và tự do giúp
thúc đẩy sự tư duy đột phá và đổi mới.

 Chấp nhận thất bại và học hỏi: Google khuyến khích việc thử nghiệm và
chấp nhận thất bại. Họ coi đây là một cách học hỏi và phát triển. Sự thất bại
không bị xem là điều tồi tệ mà là cơ hội để cải thiện.

 Không ngừng phát triển: Google thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên
môn của nhân viên. Họ cung cấp nhiều cơ hội học hỏi, đào tạo, và thách
thức để nhân viên có thể phát triển năng lực và sự chuyên nghiệp của họ.

 Đa dạng và bản lĩnh: Google đề cao đa dạng và bản lĩnh trong làm việc. Họ
tạo ra môi trường làm việc mà người tham gia đến từ nhiều nền văn hóa,
chủng tộc, và lĩnh vực khác nhau có thể tương tác và hợp tác.

4
 Trách nhiệm xã hội: Google coi trọng trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi
trường. Họ đặt mục tiêu công việc không chỉ là tạo ra lợi nhuận mà còn là
tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội và trong môi trường.

 Tiện ích và phúc lợi: Google cung cấp nhiều tiện ích và phúc lợi cho nhân
viên, bao gồm trung tâm thể dục, thực phẩm miễn phí, và nhiều hoạt động
giải trí khác. Điều này giúp tạo ra môi trường làm việc thoải mái và tạo điều
kiện tốt để nhân viên làm việc hiệu quả.

You might also like