You are on page 1of 19

Đề cương văn hóa kinh doanh

1. Văn hóa kinh doanh là gì


Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanh chọn lọc tạo ra
sử dụng biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó
Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh là
- Triết lý kinh doanh
- Đạo đức kinh doanh
- Văn hóa doanh nhân
- Văn hóa doanh nghiệp
- Văn hóa ứng xử trong kinh doanh
2. TRIẾT LÝ KINH DOANH
2.1 khái niệm
Triết lý kinh doanh là những tư tưởng khái quát sâu sắc được chắt lọc đúc rút từ thực tiễn
kinh doanh có tác dụng định hướng , chỉ dẫn cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh
Doanh nghiệp cần phải lựa chọn một hệ thống các giá trị và triết lý hành động đúng đắn đủ
để có thể làm động lực lâu dài và mục đích phấn đấu chung cho tổ chức
Hệ thống các giá trị và triết lý này cũng phải phù hợp với mong muốn và chuẩn mực hành vi
của các đối tượng hữu quan
Ví dụ: triết lý kinh doanh của tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel: “ mỗi khách hàng là
một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm, lắng nghe , thấu hiểu
và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng khách hàng sáng tạo ra các sản
phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội.
Viettel cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh
doanh với hoạt động xã hội hoạt động nhân đạo”
Triết lý kinh doanh của một số doanh nghiệp Nhật bản:
- panasonic corporation: tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước, kinh doanh là đáp ứng phần
lớn nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới và giá cả phải chăng
- sony: sáng tạo là lý do tồn tại của chúng ta
Nội dung cơ bản của triết lý kinh doanh
a) Sứ mệnh của doanh nghiệp
- khái niệm: sứ mệnh của Doanh nghiệp là bản tuyên bố lý do tồn tại của DN , còn gọi là
quan điểm tôn chỉ tín điều, nguyên tắc, mục đích kinh doanh của Dn
- sứ mệnh mô tả DN làm những gì, vì ai và làm như thế nào?
-sứ mệnh của Dn thực chất trả lời cho các câu hỏi
+ Dn của cta là gì
+ DN muốn trở thành tổ chức ntn
+Dn tồn tại nhằm mục đích gì
+ Công việc của DN là gì
+DN có nghĩa vụ gì
+ các mục tiêu định hướng của Dn là gì
Ví dụ: Tập đoàn Trung Nguyên được thành lập vào 16/06/1996 bởi chủ tịch Đặng Lê
Nguyên Vũ Tại TP Buôn Ma Thuột, Đak lak. Các ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất
chế biến ,kinh doanh chè và cà phê, nhượng quyền thương hiệu và hiện đại, bán lẻ và phân
phối phục vụ
Sứ mệnh của Trung Nguyên là tạo dựng thương hiệu hàng đầu mang đến người thưởng thức
cà phê là nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm
đà văn hóa Việt
Tầm nhìn: trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trôi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững
sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh một khát vọng Đại Việt khám phá
và chinh phục
b, hệ thống mục tiêu cơ bản của DN
-sứ mệnh của Dn được cụ thể hóa bằng các mục tiêu chính có tính chiến lược
- việc xác định mục tiêu cơ bản có ý nghĩa đối với sự thành công và sự tồn tại lâu dài của Dn
- xác định các mục tiêu cơ bản: vị thế của Dn trên thị trường, thành tích của Dn, lợi nhuận
+ có thể biến thành biện pháp cụ thể
+ định hướng: làm điểm xuất phát cho những mục tiêu cụ thể và chi tiết
+ thiết lập thứ tự ưu tiên lâu dài trong DN
+ tạo lợi nhuận cho việc quản trị , bởi những mục tiêu cơ bản chính là tiêu chuẩn để đánh giá
thành tích chung của toàn tổ chức
Ví dụ:
c, hệ thống các giá trị của doanh nghiệp
Phương thức hành động trả lời cho câu hỏi Dn hoàn thành sứ mạng Kd bằng con đường nào
với nguồn lực gì
Hệ thống các giá trị của Dn
- khái niệm: hệ thống các giá trị là những phẩm chất, năng lực tốt đẹp có tính chuẩn mực mà
mỗi thành viên cũng như toàn công ty cần phấn đấu để đạt tới và phải bảo vệ , giữ gìn
Trong một nền văn hóa(của dân tộc/quốc gia/doanh nghiệp..) thì hệ thống các giá trị là thành
phần cốt lõi của nó và là thành phần rất ít biến đổi
Các doanh nghiệp Kd có văn hóa đều có đặc điểm chung là đề cao nguồn lực con người , coi
trọng các đức tính trung thực, coi trọng chất lượng, làm hài lòng khách hàng, luôn tuân thủ
luật lệ.. Đó chính là những giá trị chung của lối KD có văn hóa
Ví dụ: hệ thống các giá trị của Trường Đại Học Vinh
Slogan: Đại học Vinh “nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ”
Các giá trị : 1. Nuôi dưỡng đam mê
2.Khuyến khích sáng tạo
3. Tôn trọng sự khác biệt
4.Thúc đẩy hợp tác
Sinh viên Đại học Vinh với 8 chữ vàng “ bản lĩnh, trí tuệ, văn minh, tình nguyện”
VAI TRÒ CỦA TRIẾT LÝ KD
a, Triết lý Dn là cốt lõi của văn hóa Dn, tạo ra phương thức phát triển bền vững của nó
Triết lý DN vạch ra sứ mệnh, mục tiêu, phương thức thực hiện mục tiêu tạo nên phong thái
văn hóa đặc thù DN
Triết lý DN là cái ổn định, rất khó thay đổi, nó phản ánh cái tinh thần – ý thức của Dn là cơ
sở để bảo tồn phong thái và bản sắc văn hóa Dn
Triết lý DN là tài sản tinh thần của Dn tạo nên lực hướng tâm chung
Triết lý Dn góp phần tạo lập văn hóa DN thúc đẩy và bảo tồn nền văn hóa này
Ví dụ
b, Triết lý DN là công cụ định hướng và cơ sở để quản lý chiến lược của DN
Triết lý KD là một lực lượng hướng dẫn, tạo ra sức mạnh to lớn cho thành công của Dn
Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của DN. Đảm bảo nhất trí về mục đích trong
Dn
Nội dung triết lý DN rõ ràng là điều kiện hết sức cần thiết để thiết lập các mục tiêu và soạn
thảo các chiến lược một cách hiệu quả
Triết lý KD cung cấp cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của Tổ chức
Triết lý Dn có vai trò điều chỉnh hành vi của nhân viên qua việc xác định bổn phận, nghĩa vụ
của mỗi thành viên đối với DN, với thị trường khu vực và xã hội nói chung
Triết lý Dn chứa đựng trong nó những chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc hành động để biểu
dương những hành vi tốt và hạn chế những hành vi xấu
Triết lý kinh doanh là cơ sở để quản lý chiến lược của DN
Triết lý Dn là một văn bản pháp lý và cơ sở văn hóa để nhà quản trị có thể đưa ra các quyết
định quản lý quan trọng, có tính chiến lược
Ví dụ: triết lý Dn của IBM với mục đích “ đứng đầu thị trường về khoa học kỹ thuật của sản
phẩm” -> Cần một bầu không khí văn hóa sáng tạo để nuôi dưỡng thúc đẩy sáng kiến mới,
Công ty này cần đào tạo cho nhân viên có kỹ năng KHKT cao để nuôi dưỡng và phát triển
kỹ thuật cao, Do đó phải có chính sách lương bổng và tiền thưởng phù hợp để duy trì và
động viên các nhân viên có NSLD cao nhất và có nhiều sáng kiến
c, Triết lý kd là phương tiện để giáo dục phát triển nguồn nhân lực và tạo ra phong cách làm
việc đặc thù của Dn
Triết lý Kd cung cấp những giá trị, những chuẩn mực hành vi để tạo nên một phong cách làm
việc, sinh hoạt chung của DN, đậm đà bản sắc văn hóa
Vạch ra ý tưởng , mục tiêu Kd giúp giáo dục nhân viên về đầy đủ lý tưởng, môi trường văn
hóa tốt, nhân viên sẽ tự giác hoạt động, phấn đấu vươn lên , có lòng trung thành tinh thần
lao động hết mình
Triết lý KD là hệ đạo đức chuẩn làm căn cứ hành vi của mọi thành viên nên có vai trò điều
chỉnh hành vi của nhân viên qua việc xác định bổn phận nghĩa vụ của mọi thành viên đối
với Dn với thị trường và khu vực chung
Triết lý Dn có tác dụng bảo vệ nhân viên trong Dn – những người dễ bị tổn thương khi bị
người quản lý lạm dụng chức quyền, ác ý tư thù
Ví dụ: cốt lõi của FPT là “ phong cách FPT” và Tinh thần FPT
1.Tôn trọng con người 2. Trí tuệ tập thể 3. Tôn trọng lịch sử 4. Không ngừng học hỏi nâng
cao trình độ
3. ĐẠO ĐỨC KD
Đạo đức KD là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá,
hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh
Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp, có tính đặc thù của hoạt động kinh
doanh
VAI TRÒ của đạo đức KD trong quản trị DN(6vai trò)
- Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.
+ Đạo Đức Kinh doanh bổ sung và kết hợp với luật kinh doanh .
+ Điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh ( hợp pháp + phù hợp đạo đức) + Pháp luật
càng chặt chẽ thì Đạo Đức Kinh doanh càng được đề cao.
Ví dụ : viettel post vi phạm đạo đức kinh doanh
Viette post phải “ xóa sổ” cả một chi nhánh ở Nam Định vì một nhân viên ném đồ của khách
hàng.
- Góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp
Các yếu tố phản ánh chất lượng của doanh nghiệp
+ Chất lượng sản phẩm
+ Sự tận tâm của nhân viên
+ Sự trung thành của khách hàng
+ Sự đóng góp của doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội.
+ Lợi nhuận ngày càng tăng.
 Đóng góp tích cực cho cộng đồng
 Quan tâm đến khách hàng
 Đề cao đối sử công bằng với nhân viên
- Góp phần vào sự trân thành và tận tâm của nhân viên
Ban đầu doanh nghiệp phải biết sự trung thành của nhân viên xuất phát tử đâu:
+ Doanh nghiệp thực hiện tốt nhĩa vụ đối với người lao động ( lương, thưởng , phúc lợi xã
hội).
+ Doanh nghiệp có chính sách quan tâm, tôn trọng nhân viên
+ Môi trường làm việc
+ Doanh nghiệp đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Khi làm việc ở công ty nhân viên phải cảm thấy đó là một niềm tự hào và họ cảm thấy được
vai trò tích cực của chính họ khi làm việc tại công ty.
Từ đó họ muốn cống hiến hết mình cho doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị hơn cho doanh
nghiệp.
- Góp phần làm hài lòng khách hàng
+ khách hàng thích mua sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín, danh tiếng, quan tâm đến
khách hàng và xã hội.
 hành vi vô đạo đức có thể làm khách hàng ra đi
 hành vi đạo đức có thể lôi cuốn khách hàng đến
- Góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
Hành vi kinh doanh tạo ra tư cách của doanh nghiệp
Tư cách doanh nghiệp quyết định thành bại của doanh nghiệp
Môi trường đạo đức tạo nên sự tin tưởng của khách hàng và nhân viên, sự trung thành của
nhân viên, sự thỏa mãn của KH, chất lượng của tổ chức, từ đó tạo ra lợi nhuận
- Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.
Đạo đức tác động đến niềm tin từ niềm tin ta sẽ xây dựng được một môi trường tốt :
+ tăng động lực
+ giảm chi phí
+ cạnh tranh hiệu quả
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility) là cam kết
của công ty đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn
mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả
lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi
cho cả công ty cũng như phát triển chung của xã hội”. (Định nghĩa của Hội đồng kinh
doanh thế giới về Phát triển bền vững – World Business Council for Sustainable
Development).
• Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội nói
chung.
• Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối
thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội.
CÁC NỘI DUNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” được phân loại như sau:
• Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng;
• Trách nhiệm về bảo vệ môi trường, hoặc ít nhất không vì lý do kinh tế mà gây hại đến môi
sinh;
• Trách nhiệm với người lao động, ít nhất là đối với các công nhân viên trong hãng xưởng
của mình (lương bổng, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ...);
• Ngoài ra, doanh nghiệp còn nên có trách nhiệm chung với cộng đồng. Gần nhất là địa
phương, nơi doanh nghiệp hoạt động.
Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội:
Khía cạnh kinh tế
• Đối với Nhà nước: thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp thuế…
• Đối với người tiêu dùng: tìm kiếm và đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu cần thiết
trong xã hội, đảm bảo thỏa mãn người tiêu dùng về mọi mặt khi người tiêu dùng sử dụng
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
• Đối với người lao động: tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm
như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi
trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.
• Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được uỷ thác.
• Đối với các bên liên đới khác: mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ.
 Thực hiện nghĩa vụ này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm
phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
 Là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp

KHÍA CẠNH PHÁP LÝ


• Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên
hữu quan.
• Bao gồm năm khía cạnh:
1. điều tiết cạnh tranh
2. bảo vệ người tiêu dùng
3. bảo vệ môi trường
4. an toàn và bình đẳng
5. khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái
KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC
• TNXH là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không
được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật
→ vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt.
• Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên
tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty.
Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự
phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
KHÍA CẠNH NHÂN VĂN
• Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và
hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội.
• Những đóng góp có thể trên bốn phương diện:
 Nâng cao chất lượng cuộc sống,
 San sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ,
 Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên,
 Phát triển nhân cách đạo đức của người lao động.
• Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm.
Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
khái niệm đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội thường hay về sử dụng lầy lộn. Trên
thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của
đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ của doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối
với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các hoạt
động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các
tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. trách nhiệm xã hội được xem như
một cam kết với xã hội trong lĩnh vực trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy
định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh mà chính những phẩm chất
này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của tổ chức ấy.
Nếu Đạo Đức Kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết
định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết
định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn kỳ vọng
xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn kỳ vọng xuất phát
từ bên ngoài .
Tuy khác nhau nhưng Đạo Đức Kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội về tính liêm chính và sự
tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các vật lệ và quy định. Có
nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao gồm Đạo Đức Kinh doanh liên quan tới
việc tăng lợi nhuận .
Ví dụ như một cuộc khảo sát cho thấy 3 trong số 4 khách hàng từ chối mua sản phẩm của 1
doanh nghiệp vì đạo đức của doanh nghiệp cũng được coi là lý do quan trọng giải thích tại
sao khách hàng tránh không mua sản phẩm của doanh nghiệp đó.
Một nghiên cứu nhận thấy rằng trách nhiệm xã hội góp phần vào sự tận tụy của nhân viên và
sự trung thành của khách hàng- những mối quan tâm chủ yếu của bất cứ một doanh nghiệp
nào để có thể tăng lợi nhuận Chỉ khi các công ty có những mối quan tâm về đạo đức trong
cơ sở và các chiến lược kinh doanh của mình thì khi đó trách nhiệm xã hội như một quan
niệm mới có thể có mặt trong quá trình đưa ra quyết định hàng ngày được.
CHƯƠNG 4: Văn hóa doanh nhân
Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hoá mà các doanh nhân chọn lọc, tạo ra và
sử dụng trong hoạt động kd của mình.
Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân: Năng lực, tố chất, phong cách và đạo đức
1. Năng lực Doanh Nhân
a , Trình độ chuyên môn: của doanh nhân bao gồm: bằng cấp chuyên môn, kiến thức xã hội,
kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ;
Là tổng hoà những hiểu biết, nhận thức, kỹ năng và khả năng giải quyết vấn đề của doanh
nhân;
Là yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong điều hành công việc, thích
ứng và luôn tìm giải pháp hợp lý với những vướng mắc có thể xảy ra;
Các doanh nhân luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
b ,Năng lực lãnh đạo:
+ Doanh nhân không chỉ đưa ra đường lối, mục tiêu mà còn biết cách chỉ dẫn những người
làm theo cách của mình;
Doanh nhân là người đưa ra quyết định nên tập trung nguồn lực của công ty ở đâu, đầu tư
vào lĩnh vực nào thì đem lại lợi nhuận tối đa;
Doanh nhân là người chèo lái con thuyền doanh nghiệp của mình bằng cách tác động tới
nhân viên và thay đổi suy nghĩ của họ
Ví dụ về tỷ phú Jack Ma Jack Ma cho rằng để thành công trong kinh doanh, thứ quan trọng
nhất không phải là tiền mà là tìm được nhóm người phù hợp, những người sáng tạo, làm
việc có tổ chức, có cùng chung ý tưởng.
Ông cho rằng người phù hợp không phải là người giỏi nhất, xuất sắc nhất mà là tìm người
đúng nhất, sẽ chẳng có ai là người tuyệt vời nhất bên ngoài mô hình kinh doanh hay công
ty của bạn đâu. Bạn sẽ phải làm việc cùng những người này, rèn luyện cùng họ và rồi vượt
qua thử thách để có được thành công.
Jack Ma cũng nhắc lại câu nói nổi tiếng: "Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy
đi cùng nhau!".
"Đừng có làm gì rồi nghĩ ngày mai hoặc tháng sau thành công, hãy nghĩ tới 10 năm nữa"
Ai chẳng muốn thành công, ai chẳng muốn được trở thành những con người vĩ đại. Thế
nhưng, chẳng có ai làm ngày hôm nay và rồi thành công vào ngày mai, chẳng có cơ hội nào
bắt đầu thực hiện và rồi năm sau chắc chắn nó sẽ nên cơm cháo
c , Trình độ quản lý: kinh doanh giúp doanh nhân thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm
vụ quản lý doanh nghiệp mình.
Hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nhân bao gồm năm chức năng chính:
 Chức năng lập kế hoạch;
 Chức năng ra quyết định;
 Chức năng tổ chức;
 Chức năng điều hành;
 Chức năng kiểm tra kiểm soát.
2. Tố chất DN
a , Tầm nhìn (vision) chiến lược
• Tầm nhìn là những tham vọng lớn, những định hướng mang tính chiến lược, dài hạn mà cá
nhân phải theo đuổi.
• Nhiệm vụ của tầm nhìn:
• + Vạch ra mục tiêu
• + Kết hợp các mục tiêu với nguồn lực
• + Vượt qua giới hạn suy nghĩ thông thường dự đoán đấy dn tiến lên
Ví dụ:Cách mạng công nghiệp 4.0 và tầm nhìn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
(Techz.vn) Ngày hôm nay, Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) nói về cơ
hội của cách mạng công nghệ 4.0 thì giờ này năm ngoái tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã khởi
động dự án Vinfast với nền tảng ứng dụng công nghệ 4.0. Điều này phần nào minh chứng
cho tầm nhìn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Sự vận động của xã hội và tinh thần khởi
nghiệp của ông luôn bắt kịp dòng chảy đó.
• VinFast là dự án kinh doanh mới nhất của ông Phạm Nhật Vượng, một doanh nhân Việt
Nam trong vòng 25 năm đã biến khoản vay gần 40.000 USD thành đế chế kinh doanh trị
giá hơn 10 tỷ USD là minh chứng cho tinh thần khởi nghiệp “bất diệt” của vị tỷ phú này.
• Phép thử Vinfast
• Chỉ hơn 1 năm sau khi khởi công nhà máy VinFast, hình ảnh chi tiết ngoại nội thất về
những chiếc xe hơi đầu tiên của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng đã được chia sẻ và bàn
luận khắp các diễn đàn. Nếu không có gì thay đổi, hai mẫu SUV và Sedan đầu tiên sẽ được
bán vào quý II.2019 tức là chỉ 2 năm sau khi nhà máy chính thức khởi công. Điều này thật
sự đáng kinh ngạc bởi ngay cả những nhà sản xuất ôtô thành công cũng phải mất 4 - 6 năm
để đi từ bước thiết kế mẫu mã đến sản xuất một dây chuyền mới.
b , Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo
• Khả năng quan sát, độ nhạy bén, phản ứng nhanh, khả năng thích nghi với sự thay đổi, tập
trung cao độ và sức chịu đựng tốt.
• Nhạy cảm trong kinh doanh là khả năng cảm nhận tương đối chính xac cơ hội kinh doanh
về một hoặc một số mặt như lợi nhuận, thị trường….
Ví dụ: Bà Mai Kiều Liên- Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Bà tốt nghiệp đại học Công nghệ Chế biến Thịt - Sữa Mat-xcơ-va.
“Muốn có sản phẩm đi đầu trên thị trường thì pk luôn sáng tạo. Sáng tạo là yếu tố sống còn
Bà có 40 năm gắn bó với Vinamilk, được Nhà nước phong tặng danh hiệu ANH HÙNG
LAO ĐỘNG thời kỳ đổi mới; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì; ba lần được tạp chí
Forbes Asia bình chọn là một trong 50 nữ doanh nhân xuất sắc nhất Châu Á; được Tạp chí
Quản trị doanh nghiệp Châu Á bình chọn là 1 trong các nhà lãnh đạo xuất sắc nhất Châu Á,
CEO xuất sắc Châu Á trong lĩnh vực quan hệ với nhà đầu tư.
C , Tính độc lập, quyết đoán, tự tin
Tính độc lập: Muốn tự do quyết định
Không thích sự kiểm soát của người khác
Tự giải quyết công việc
Tin tưởng mù quáng vào nhận định của các chuyên gia không phải là thói quen của các
doanh nhân khôn ngoan. Họ luôn đặt ra những câu hỏi sâu hơn để tìm ra “chân lý” của
riêng mình và dựa vào đó để vạch ra các chiến lược mới.
Ví dụ: Richard Branson: Tính quyết đoán là chìa khóa
Nhà sáng lập của tập đoàn Virgin viết: “Một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bất
cứ nhà lãnh đạo nào đều cần phải học là biết rằng: Khi nào cần trở nên quyết đoán, và khi
nào cần lùi lại một bước, nhìn thật kỹ bức tranh toàn cảnh trước khi đưa ra một quyết định
quan trọng”.
D , - Năng lực quan hệ xã hội
Quan hệ xã hội là thứ keo ma thuật gắn bó mọi người trong công ty với lãnh đạo doanh
nghiệp.
Quan hệ xã hội tốt có tầm quan trọng: gắn khách hàng, cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước
E, Có nhu cầu cao về sự thành đạt: Say mê yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo
hiểm có đầu óc kinh doanh
3. Đạo đức DN
A, Đạo đức một con người
Thứ nhất là thiện tâm
Thứ hai là trách nhiệm với công việc, với lời nói bản thân
Thứ ba, nghĩa vụ với người khác trong mối quan hệ xã hội, gia đình và tổ chức
Lý Gia Thành (Tiếng Anh đọc là Li Ka Shing, tiếng phổ thông TQ là 李嘉誠), một tỷ phú
người Hồng Công- là doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất châu Á, ảnh hướng nhất không
phải vì tài sản 35 tỷ đô la Mỹ trong cơ nghiệp cuộc đời ông, mà vì cách ông chia sẻ và đào
tạo thế hệ doanh nhân tiếp theo. Mỗi người theo ông, làm việc cho ông, từ người lao công
đến tài xế đến thư ký kế toán, đều được ông đào tạo để có sự nghiệp riêng, dù bé nhỏ như
chủ một quán cà phê đến chủ những công ty lớn, thậm chí cùng ngành nghề với ông.
B, Hệ giá trị : Doanh nhân phải có nhận thúc rõ rệt về một phạm trù đạo đức cơ bản như
thiện ác, lương tâm nghĩa vụ, nhân phẩm danh dự…là cơ sở định hướng cho các hoạt động
tổ chức sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho doanh nhân và xã hội
C, Nổ lực làm việc vì sự nghiệp chung
Đạo đức của doanh nhân còn thể hiện ở mức độ nổ lực làm việc vì sự nghiệp chung của toàn
thể doanh nghiệp, sử dụng quỹ thời gian, tích cực giải quyết các khó khăn trong và ngoài
doanh nghiệp, triệt để thực hiện các mục tiêu. Bên cạnh đó, đạo đức của doanh nhân còn
thể hiện ở chỗ thấy được cái lợi mà họ có được trong cái lợi của doanh nghiệp, của xã hội
và cộng đồng, là cái phù hợp với giá trị đạo đức và văn hóa xã hội thừa nhận. Lợi ích nhỏ
phải tuân theo lợi ích lớn, nhưng lợi ích lớn không được hi sinh lợi ích nhỏ.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và luôn biến động đều hôm qua còn là đúng thì hôm
nay có thể là không phù không còn phù hợp, các doanh nhân luôn phải suy nghĩ tìm cách
thích ứng với mọi thay đổi của môi trường và giành cơ hội tốt cho doanh nghiệp mình. Các
doanh nhân phải là người luôn gắn liền và cùng tồn tại với doanh nghiệp. Họ xuất hiện
nhiều hơn khi công ty gặp khó khăn, sự cố, nhưng cũng không thể thiếu vắng khi công ty
phát triển thành công.
- Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội

Hiệu quả kinh doanh chính là thước đo đứng đắn cho tài năng của doanh nhân. Sự thành đạt
của doanh nhân chỉ có thể là sự thành đạt thông qua cạnh tranh gay gắt trên thương trường,
qua sự nghiệp, qua sự thừa nhận của cộng đồng trong nước và quốc tế. Trên thế giới ngày
nay, những doanh nhân thành đạt, có tiềm lực rất mạnh về vốn, khoa học, công nghệ, được
các nước mời đến đầu tư kinh doanh đối xử như quốc khách. Đó cũng là sự công nhận
đóng góp của doanh nhân đối với xã hội.
Bên cạnh những hoạt động kinh doanh thuần túy đó, các doanh nhân với tư cách là những
người có tiềm lực về chất trong xã hội, họ cần có trách nhiệm đóng góp vào các hoạt động
chung. Họ đóng góp cho thuế đồng thời tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm góp phần
xây dựng xã hội phát triển phồn vinh.
4. Phong cách Dn
Phong cách doanh nhân là hệ thống dấu hiệu đặc trưng hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo
doanh nghiệp, được quy định bởi đặc điểm nhân cách của họ.
Phong cách doanh nhân = Cá tính X Môi trường
- Tháng 8/2011 sau khi Steve Jobs từ chức CEO, Tim Cook đã trở thành Giám đốc điều hành
của tập đoàn Apple từ 24/8/2011 đến nay
- Ông được xem như là một nhà lãnh đạo tuyệt vời, gắn liền với sự thành công của Apple
ngày nay.
- Theo khảo sát trên Glassdoor, con số nhân viên ủng hộ ông thật đáng
kinh ngạc: 94%. Nó thể hiện sự tôn trọng của nhân viên dành cho nhà lãnh đạo xuất sắc này.
- Phong cách lãnh đạo của ông:
• Coi trong sự đa dạng
• Sự minh bạch là chìa khóa
• Đọc thư của khách hàng
• Thú nhận sai lầm
Những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân:
- Văn hóa cá nhân
- Tâm lý cá nhân
- Khinh nghiệm cá nhân
- Nguồn gốc đào tạo
- Môi trường xã hội
Chương 5: Văn hóa ứng xử
Khái niệm:
 Văn hoá ứng xử nói chung là một thành tố đặc trưng của văn hoá được tạo nên bởi
các quan hệ xã hội như: Truyền thống, đạo đức, luật pháp, tôn giáo, phong tục, quy tắc, tâm
lý cộng đồng…dẫn đến tình cảm, lý trí, ý thức hệ và hành vi của chủ thể nhằm vươn tới
mục đích: Chân - Thiện - Mỹ trong mọi hoàn cảnh nhất định.
 Văn hóa ứng xử còn được hiểu dùng để chỉ thái độ, hành vi của con người trong
giao tiếp với môi trường xung quanh.
Bản chất :
- Văn hóa giao tiếp – giao tiếp có văn hóa
Văn hoá ứng xử trong hoạt động doanh nghiệp là toàn bộ những hoạt động giao tiếp – ứng
xử của doanh nghiệp một cách có văn hoá nhằm đạt đến hiệu quả cao của doanh nghiệp.
- Hành vi, thái độ
- Nhận thức

Vai trò của văn hoá ứng xử

- VH ứng xử giúp doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn


- VH ứng xử góp phần xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp
- VH ứng xử giúp phát huy dân chủ, củng cố, phát triển địa vị của mỗi cá nhân trong nội bộ
doanh nghiệp
- VH ứng xử góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Câu : văn hóa ứng sử trong mối quan hệ với khách hàng ( quan trọng)
- Vai trò và biểu hiện của văn hóa ứng xử đối với khách hàng
Vai trò của văn hóa ứng xử của DN đối với khách hàng
+ Tạo ý thức kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
+ Marketing không công cho doanh nghiệp – giúp DN giảm chi phí.
+ Tăng lợi nhuận, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, giúp DN phát triển bền vững.

Biểu hiện văn hóa ứng xử của doanh nghiệp đối với khách hàng
+ Trách nhiệm của DN về sản phẩm/dịch vụ
+ Cư xử của nhân viên bán hàng
+ Thông tin trung thực về sản phẩm/dịch vụ
+ Cung cấp sản phẩm an toàn
+ Thái độ tiếp thu ý kiến của khách hàng
- Xây dựng phong cách VHDN định hướng vào khách hàng
+ lắng nghe khách hàng
+ chăm sóc khách hàng
+ xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
- Phát triển môi trường văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm
Chương 6: Văn hóa doanh nghiệp
Khái niệm: Văn hóa doanh nghiệp:
 Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành
vi của doanh nghiệp tạo ra trong quá trình hoạt động kinh doanh và tạo nên bản sắc kinh
doanh riêng của doanh nghiệp

Các chức năng của VHDN:

Chức năng tổ chức: Phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác

Chức năng điều chỉnh: Điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong doanh nghiệp

Chức năng giao tiếp: Liên kết các cá nhân trong doanh nghiệp với nhau

Chức năng giáo dục: Giáo dục truyền thống và nhân cách mới

Câu: Vai trò của văn hóa doanh nghiệp :


Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò là tài sản vô hình của doanh nghiệp có những tác động
tích cực đến quá trình hình thành quá trình hình thành và phát triển bền vững của doanh
nghiệp thể hiện trên các mặt sau:
- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái riêng của doanh nghiệp, giúp phân biệt giữa
doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
- Văn hóa doanh ghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp tạo môi trường làm việc hiệu quả, thân thiện, tạo sư gắn kết và
thống nhất ý chí, góp phần định hướng và kiểm soát thái độ, hành vi của các nhân viên
trong doanh nghiệp.
- Văn hóa doanh nghiệp góp phần làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trên cơ sở tạo
ra bầu không khí và tác phong làm việc tích cực, khích lệ tinh thần sáng tạo củng cố lòng
trung thành, gắn bó của các thành viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm.
- Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo .
Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp ?
Bao gồm 3 cấp độ:
- Cấp độ 1:Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp.
Đó là những biểu trưng trực quan giúp con người đễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy các
giá trị và triết lý cần được tôn trọng, cấp độ này ta dễ dàng quan sát được ngay từ lần gặp
đầu tiên đối với doanh nghiệp bao gồm:
+ kiến trúc, cách bày trí, công nghệ, sản phẩm
+ cơ cấu tổ chức các phòng ban của doanh nghiệp
+ các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp
+ lê nghi và lễ hôi hàng năm
+ các biểu tượng logo, slogan, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp
+ ngôn ngữ, cách ăn mặc, cách biểu hiện cảm xúc
+ Những huyền thoại, những câu chuyện về doanh nghiệp
+ hình thức mẫu mã sản phẩm
+ thái độ cung cách ứng xử của các thành viên
Đây là cấp độ văn hóa dễ nhận biết nhất, dễ cảm nhận nhất ta có thể nhận biết ngay trong lần
tiếp xúc đầu tiên thông qua các yếu tố vật chất như kiến trúc, cách bày trí, đồng phục…của
doanh nghiệp. cấp độ văn hóa chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất công việc ngành nghề
kinh doanh của doanh nghiệp và quan điểm của lãnh đạo . cấp độ này dễ thay đổi và thể
hiện không đầy đủ và sâu sắc văn hóa doanh nghiệp, có quan điểm cho rằng cấp độ này chỉ
phản ánh khoảng 13% đến 20% giá trị văn hóa của doanh nghiệp.
Ví dụ: Tập đoàn Trung Nguyên được thành lập vào 16/06/1996 bởi chủ tịch Đặng Lê
Nguyên Vũ Tại TP Buôn Ma Thuột, Đak lak. Các ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất
chế biến ,kinh doanh chè và cà phê, nhượng quyền thương hiệu và hiện đại, bán lẻ và phân
phối phục vụ
Với Slogan “Cà phê năng lượng – Cà phê đổi đời” Trung Nguyên là thương hiệu cà phê nổi
tiếng được biết đến rộng rãi tại Việt Nam
Logo: Trung Nguyên mới đã sử dụng 2 màu sắc đen - trắng cơ bản, tạo nên một tổng thể
tương đối hài hòa, tĩnh tại. Đặc biệt, đường tròn trong logo không được chăm chút mà là
một nét cọ ngẫu hứng đầy sáng tạo, đường vẽ nguệch ngoạc vào đêm như mang cái hồn
tinh túy, đậm đà hương vị cà phê phả vào cuộc sống.Về tổng thể, bạn có thể nhận ra rằng
logo cà phê Trung Nguyên Legend có nhiều nét tương đồng với hoa văn trên mặt trống
đồng Việt Nam: có biểu tượng như mặt trời, biểu tượng nhật nguyệt và biểu tượng trái tim,
5 vạch trên logo tượng trưng cho 5 năng lượng: Sáng tạo- giàu có- thành công- hạnh phúc-
yêu thương
Trang phục: Được thiết kế mang đậm nét văn hóa Việt. Trung Nguyên Legend sử dụng
hai tông màu chủ đạo là trắng và đen. Điểm nhấn trong bộ đồng phục cà phê Trung
Nguyên chính là chiếc khăn rằn màu trắng đen được thắt ở cổ mang lại vẻ giản dị,mộc
mạc nhưng ấm cúng. Áo thun trắng cổ tròn kết hợp thêm phần tạp dề màu đen ở phía
dưới với Logo Trung Nguyên được in trên chiếc tạp dề với tông màu trắng, làm nổi bật
nên thương hiệu của doanh nghiệp.
Mẫu mã sản phẩmCác sản phẩm của Trung Nguyên luôn được bao gói bằng bao bì có
màu nâu đỏ, trên các sản phẩm có in hình logo nổi bật. Trung Nguyên cho ra đời đa dạng
mẫu mã, từ sản phẩm cho người mới, tới những sản phẩm cho người am hiểu về cafe,
những sản phẩm bình dân cũng như cao cấp

- Cấp độ 2: Những giá trị được chấp nhận, chia sẻ, tuyên bố

Bất kể doanh nghiệp nào cũng có các quy định, nguyên tắc, triết lý, mục tiêu và chiến lược
hoạt động riêng của mình, nhưng chúng được thể hiện với nội dung, phạm vi mức độ khác
nhau giữa các doanh nghiệp mà thôi. Đó là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân
viên trong doanh nghiệp và được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng để mọi
thành viên cùng thực hiện, chia sẻ và xây dựng . Đây chính là những giá trị được công bố,
một bộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp.
Những giá trị được công bố cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt
chung một cách rõ ràng, chính xác. Chúng Thực hiện chức năng hướng dẫn cho các nhân
viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với các tình huống cơ bản và rèn luyện cách
ứng xử cho các nhân viên mới trong môi trường cạnh tranh.
 Ví dụ: Triết lý Kinh doanh của Trung Nguyên
TẦM NHÌN
TỔ CHỨC VĨ ĐẠI BẰNG PHỤNG SỰ CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI

GIÁ TRỊ CỐT LÕIĐỨC TIN TUYỆT ĐỐI.PHỤNG SỰ CỘNG ĐỒNG.NHÂN LOẠI
HƯỞNG ỨNG
KINH TÀI VỮNG CHẮC
SỨ MẠNGXÂY DỰNG MỘT CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI HỢP NHẤT.THEO MỘT
HỆ GIÁ TRỊ CỦA LỐI SỐNG TỈNH THỨC.ĐEM ĐẾN THÀNH CÔNG VÀ HẠNH
PHÚC THỰC SỰ
- Cấp độ 3: Những quan niệm chung :
Trong bất kì hình thức văn hóa nào ( văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh
nghiệp ,…) cũng đều có các quan niệm chung, được tồn tại trong thời gian dài, chúng ăn
sâu vào trong tâm trí của hầu hết tất cả các thành viên thuộc nền văn hóa đó và trở thành
điều mặc nhiên được công nhân.
Ví dụ: Sự đoàn kết: Tập đoàn trung Nguyên là 1 tập thể gắn bó,đoàn kết gắn bó cùng nhau
phát triển vì mục tiêu thống nhất ‘Tập thể Trung Nguyên không chỉ buôn bán cà phê mà
còn là những con người,mang nhiều tâm huyết,mang ngọn lửa chiến đấu vì thương hiệu
việt, luông quan tâm chia sẻ cùng cộng đồng song song cùng hoạt động kinh doanh’ Sự
sáng tạo và cải tiến: Sáng tạo là động lực hàng đầu của Trung Nguyên trong việc khẳng
định tính tiên phong để cung ứng giá trị hữu ích cho khách hàng và nhân viên Tập trung
vào người tiêu dùng: Trung Nguyên có rất nhiều dòng sp cho những phân khúc khách
hàng khác nhau. Dù bạn là 1 người có mức thu nhập trung bình hay thu nhập cao, 1 người
thích uống cà phê hòa tan hay cà phê phin, cà phê đen hay cà phê sữa thì Trung nguyên vẫn
sẽ có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của bạn. Không cần biết bạn sang trọng hay bình
dân, bạn ở lứa tuổi nào, chỉ cần bạn muốn uống cà phê Trung Nguyên sẽ phục vụ bạn 1
cách chân thành nhất. Ngoài ra các nhân viên trong công ty Trung Nguyên làm việc với
tinh thần ‘Cam kết –trách nhiệm – danh dự’
DN đặng Lê Nguyên Vũ
Sinh ngày 10/02/1971 tại Nha Trang Khánh Hòa, là một doanh nhân Việt Nam.

Là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Việt
Nam

Ông là người được vinh danh là “vua cà phê Việt Nam”

Trải qua tuổi thơ nhiều thiếu thốn, ý chí làm giàu trong ông được hình thành từ sớm với
mục tiêu cuộc đời là “giấc mơ toàn cầu”

Phong cách DN đặng Lê Nguyên Vũ

− Trong công việc, ông là người rất tâm huyết và có tính quyết đoán cao

− Ông là người lãnh đạo có cách nhìn và tư duy mới: Khơi nguồn sáng tạo, Phát
triển và bảo vệ thương hiệu, Lấy người tiêu dùng làm tâm điểm, Phát triển nguồn
nhân lực mạnh, Lấy hiệu quả làm nền tảng, Góp phần xây dựng cộng đồng.

− Ông luôn đề cao và gây dựng tình đoàn kết trong nội bộ công ty: Sứ mệnh của
Trung Nguyên phản ánh tầm nhìn của lãnh đạo công ty về những gì mà công ty cố
gắng đạt được. “Kết nối và phát triển những người đam mê cà phê trên toàn thế
giới”.

− Ông là người rất yêu công việc và đam mê thứ “vàng, đen”

− Ông luôn đề cao công tác quản trị rủi ro


− Ông là người quản lý tốt thời gian

− Đối với ông là một người quản lý luôn sáng tạo

Ông là người coi trọng văn hóa công ty

7 giá trị cốt lõi của Trung Nguyên hệ thống các giá trị

Sự đổi mới và sáng tạo

Sự đổi mới và sáng tạo cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cà phê
Trung Nguyên nổi bật trên thị trường. Thương hiệu này luôn đầu tư vào nghiên cứu
và phát triển để áp dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất, từ việc pha chế
đồ uống, thiết kế bao bì sản phẩm, cho đến các dịch vụ hậu mãi dành cho khách
hàng. Đây là một trong những yếu tố giúp cà phê Trung Nguyên duy trì sự tươi mới
và hấp dẫn trong mắt khách hàng.

Khơi nguồn sáng tạo

Với Trung Nguyên, sáng tạo là động lực hàng đầu trong việc khẳng định tính tiên
phong nhằm cung ứng những giá trị hữu ích cho khách hàng và nhân viên. Sự sáng
tạo được khơi dậy từ các cấp lãnh đạo cho đến toàn thể nhân viên, tạo nên động lực
và sức mạnh to lớn trong tiến trình phát triển của công ty.

Phát triển và bảo vệ thương hiệu

Mọi thành viên đều có trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu
Trung Nguyên, đây là mái nhà chung, cũng là tinh thần của doanh nghiệp.

Lấy người tiêu dùng làm tâm

Sự hài lòng của người tiêu dùng là kim chỉ nam cho các hoạt động của doanh
nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp Trung Nguyên đề ra những hướng phát triển mới trong
tương lai.

Gây dựng sự thành công cùng đối tác

Hợp tác chặt chẽ và có những bước đi phù hợp trên tinh thần tôn trọng và tin tưởng,
bình đẳng với nhau. Điều này xuất phát từ quan niệm “Thành công của đối tác cũng
chính là sự thành công của Trung Nguyên”.
Phát triển nguồn nhân lực mạnh

Cùng với sự lớn mạnh không ngừng, Trung Nguyên chú trọng đem đến cho nhân
viên cả mình những lợi ích về vật chất lẫn tinh thần, cũng như những cơ hội đào tạo
và phát triển tốt nhất

Lấy hiệu quả làm nền tảng

Hiệu quả của nhân viên sẽ tạo nên động lực to lớn, góp phần vào hiệu quả của cả
doanh nghiệp, là yếu tố căn bản cho sự phát triển của công ty và văn hóa doanh
nghiệp của cafe Trung Nguyên.

Góp phần xây dựng cộng đồng

Trung Nguyên quan tâm đến việc đóng góp tích cực để xây dựng một môi trường
cộng đồng tốt đẹp, tạo nên sự phát triển chung của toàn xã hội. Đây là yếu tố cuối
cùng trong 7 giá trị cốt lõi của tập đoàn Trung Nguyên.
Suy nghĩ táo bạo và quyết tâm theo đuổi, tao sự khác biệt, chọn đối thủ lớn để cạnh
tranh đã, đang và sẽ tiếp tục giúp Trung Nguyên thắng lớn. Trung Nguyên sẽ luôn
là thương hiệu được nhiều người Việt ưa thích nhất.
Để xây dựng được văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, đội ngũ HR của Doanh nghiệp
phải được giải phóng khỏi những việc hành chính, thủ công, lặp lại nhàm chán và
lãng phí thời gian.

Phát triển bảo vệ thương hiệu

Có thể nói tài sản lớn nhất của Trung nguyên có đc và mọi thành viên có
Gắn liền với giá trị văn hóa, Trung Nguyên Legend Café với Làng cà phê Buôn Ma
Thuột là nơi duy nhất được chọn để tổ chức và tiếp đón những đoàn khách của giới
tinh hoa Quốc tế như: các đoàn Đại sứ ngoại giao, Hoa hậu, người đẹp, các cuộc
phỏng vấn của các nhân vật nổi tiếng… cũng như hàng trăm đoàn sinh viên quốc
tế, du lịch đến đây khám phá văn hóa thưởng thức cà phê Việt Nam.
Cuộc đời , sự nghiệp cùng triết lý kinh doanh của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ đã trở
thành người dẫn đầu cho sự sáng tạo và thành công của cà phê Trung Nguyên nói chung
và cà phê Việt Nam nói riêng . Với bộ óc sáng tạo – làm việc không ngừng và đội ngũ
tuyệt vời của mình , Trung Nguyên đã và đang ngày càng lớn mạnh , trở thành đầu tàu ,
tạo mối liên hệ mật thiết giữa Việt Nam và các nước trên thế giới .

You might also like