You are on page 1of 43

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN

ThS. Hoàng Thị Thu


Chương 3

Văn hóa doanh nghiệp và


triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

ThS. Hoàng Thị Thu


Nội dung chính
1. Cơ sở xây dựng triết lý kinh doanh
2. Nhận diện văn hóa doanh nghiệp trong triết lý kinh doanh
3. Văn hóa doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh
4. Văn hóa doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội
1. Cơ sở xây dựng tr iết lý kinh doanh

4
Triết lý là gì?
Triết lý là những tư tưởng mang tính chất khái quát
sâu sắc, được con người đúc rút ra từ kinh nghiệm
sống. Những tư tưởng này sẽ chỉ đạo, dẫn dắt, chi
phối cuộc sống của họ.
• Triết lý sống của cá nhân
• Triết lý phát triển của một tổ chức
• Triết lý phát triển của một quốc gia

Triết lý phát triển của quốc gia


• Không có gì quý hơn độc lập tự do.
• Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
Là những giá trị/nguyên tắc định
hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của doanh
nghiệp và các thành viên trong doanh
nghiệp
(Theo vai trò của VHKD)

T riết lý kinh doanh (triết lý doanh nghiệp): là lý


tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục
tiêu chung của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động
kinh doanh, nhằm làm cho doanh nghiệp đạt hiệu quả
cao trong kinh doanh.
(Theo yếu tố cấu thành VHKD)
TRIẾT LÝ KINH DOANH
Là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải
nghiệm, suy ngẫm và khái quát hoá của các chủ thể kinh doanh.
(Theo cách thức hình thành)

Triết lý kinh doanh: là một tập hợp các niềm tin và nguyên tắc cơ bản
làm nền tảng cho mọi hoạt động của một doanh nghiệp. Triết lý kinh
doanh bao gồm các giá trị, nghĩa vụ đạo đức và các mục tiêu tổng thể mà
doanh nghiệp theo đuổi .
8
Triết lý kinh doanh của FedEx

“Triết lý Con người - Dịch vụ - Lợi nhuận


(People - Service - Profit) Dựa trên niềm tin rằng
bằng cách tạo ra một môi trường làm việc tích cực
cho nhân viên, họ sẽ cung cấp những chất lượng
dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, và từ đó dẫn đến
việc khách hàng sẽ yêu thích và sử dụng các sản
phẩm/ dịch vụ của FedEx.”
9
Triết lý kinh doanh của HP

“Chúng tôi có sự tin tưởng và tôn trọng đối với các


cá nhân. Chúng tôi quan tâm tới những thành tích và
đóng góp của cá nhân với tổ chức. Chúng tôi tiến
hành hoạt động kinh doanh với sự chính trực.
Chúng tôi đạt được các mục tiêu chung của mình
thông qua làm việc nhóm. Chúng tôi khuyến khích
sự linh hoạt và đổi mới.”

10
Triết lý kinh doanh của Starbucks

Tập trung vào cộng đồng và xây dựng mối


quan hệ với khách hàng

11
2. Nhận diện văn hóa doanh nghiệp dựa trên triết lý kinh doanh

 Triết lý kinh doanh được thể hiện


qua sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt
lõi và mục tiêu của doanh nghiệp.
 Triết lý kinh doanh được phản ánh
trong mọi tương tác của doanh
nghiệp, trong tất cả khía cạnh, từ
nội bộ trong bộ phận lãnh đạo và
nhân viên, cho tới các tương tác bên
ngoài như với khách hàng và đối tác
của doanh nghiệp. 12
2. Nhận diện văn hóa doanh nghiệp dựa trên triết lý kinh doanh
 Tầm nhìn
Doanh nghiệp muốn trở thành một tổ chức nhưu thế nào?
Ví dụ:
“Vingroup định hướng phát triển thành tập đoàn Công nghệ - Công
nghiệp – thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực”

13
2. Nhận diện văn hóa doanh nghiệp dựa trên triết lý kinh doanh
 Sứ mệnh
Mô tả doanh nghiệp là ai? Doanh nghiệp làm những gì? Làm vì ai
và làm như thế nào?
Trả lời cho các câu hỏi;
- Doanh nghiệp là gì?
- Doanh nghiệp muốn thành một tổ chức như thế nào?
- Công việc kinh doanh là gì?
- Tại sao doanh nghiệp tồn tại? Vì sao có công ty này?
- Doanh nghiệp tồn tịa vì cái gì?
- Có nghĩa vụ gì? Đi về đâu? Hoạt động theo mục đích nào? Mục tiêu định
hướng của doanh nghiệp? 14
2. Nhận diện văn hóa doanh nghiệp dựa trên triết lý kinh doanh
 Giá trị cốt lõi
DN sẽ tạo ra giá trị và niềm tin nào cho khách hàng và xã hội?
“Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh- Nhân”

15
2. Nhận diện văn hóa doanh nghiệp dựa trên triết lý kinh doanh
 Mục tiêu, chiến lược, kế hoạch hành động
DN cần làm gì để đạt được những tuyên bố trên?
+ Xác định mục tiêu: phân tích Swot (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách
thức), nguyên tắc Smart..
+ Chiến lược kinh doanh: Triết lý kinh doanh, phạm vi của chiến lược, hoạt
động chiến lược kinh doanh, ...,
+ Kế hoạch hành động: Xây dựng kế hoạch, những công việc cần thực hiện
để hoàn thành được mục tiêu chiến lược đã đề ra...

16
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Google
 Tầm nhìn
Trở thành tổ chức cung cấp quyền truy cập vào thông tin của thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột
(to provide access to the world’s information in one click)
 Sứ mệnh
Sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và có thể truy cập được trên toàn cầu (to
organize the world’s information and make it universally accessible and useful)
 Giá trị cốt lõi: 10 things
(1) Nhanh còn hơn chậm (Fast is better than slow); (2) Tập trung vào người dùng và tất cả những thứ khác sẽ
làm theo (Focus on the user and all else will follow); (3) Tuyệt vời thôi là chưa đủ (Great just is’n good enough;
(4) Luôn luôn có thêm thông tin (There’s always more information); (5) Bạn có thể nghiêm túc hơn (You can
be serious without a suit); (6) Dân chủ trên mạng (Democracy on the web works); (7) Bạn không cần có mặt tại
nơi làm việc để trả lời câu hỏi (You don’t need to be at your desk to need an answer); (8) Bạn có thể kiếm tiền
mà không làm điều xấu xa (You can make money without doing evil); (9) Nhu cầu thông tin vượt qua mọi biên
giới (The need for information crosses all borders); (10) Tốt nhất là làm một việc thực sự tốt (It’s best to do one
17
thing really, really well)
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Vingroup
 Tầm nhìn
Trở thành tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp – thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực
 Sứ mệnh
Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”
 Giá tr ị cốt lõi: " TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH - NHÂN"
(1) TÍN: lên vị trí hàng đầu, lấy chữ TÍN làm vũ khí cạnh tranh và bảo vệ chữ TÍN như bảo vệ danh dự của chính mình;
(2) TÂM: Tôn trọng pháp luật, duy trì đạo đức nghề nghiệp, đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực
mang đến cho khách hàng những sản phẩm - dịch vụ hoàn hảo nhất.
(3) TRÍ: Sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển, nhằm tạo ra giá trị khác biệt và bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm – dịch
vụ.
(4) TỐC: “Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ và lấy “Quyết định nhanh – Đầu tư nhanh – Triển khai nhanh –
Bán hàng nhanh – Thay đổi và thích ứng nhanh…”
(5) TINH: Tập hợp những con người tinh hoa để làm nên những sản phẩm - dịch vụ tinh hoa; mọi thành viên được thụ hưởng
cuộc sống tinh hoa và góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa.
(6) NHÂN: Khát vọng tiên phong và xác định “Vinh quang thuộc về người về đích đúng hẹn” 18
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Starbucks
 Tầm nhìn
Đối xử với mọi người như gia đình, và họ sẽ trung thành và cống hiến hết mình
(treat people like family, and they will be loyal and give their all)
 Sứ mệnh
Truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần một người, một cốc và một khu phố tại một thời điểm
(To inspire and nurture the human spirit – one person, one cup and one neighborhood at a time)
 Giá trị cốt lõi:
(1) Tạo ra một nền văn hóa ấm áp và thân thuộc, nơi tất cả mọi người đều được chào đón (Creating a culture of
warmth and belonging, where everyone is welcome); (2) Hành động với lòng can đảm, thách thức hiện trạng và
tìm ra những cách thức mới để phát triển công ty của chúng ta và của nhau (Acting with courage, challenging
the status quo and finding new ways to grow our company and each other); (3) Hiện diện, kết nối với sự minh
bạch, trang nghiêm và tôn trọng (Being present, connecting with transparency, dignity and respect); (4) Cố gắng
hết sức mình trong tất cả những gì chúng tôi làm, tự chịu trách nhiệm về kết quả (Delivering our very best in all
we do, holding ourselves accountable for results); (5) Chúng tôi định hướng hiệu suất, thông qua lăng kính
19
của
con người (We are performance driven, through the lens of humanity).
3. Văn hóa doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh

 Chiến lược sản xuất / kinh doanh


 Chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm
 Chiến lược xây dựng thương hiệu
 Chiến lược truyền thông, marketing
 Chiến lược đào tạo đội ngũ
 …
20
3. Văn hóa doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh

 Chiến lược kinh doanh (Business Strategy) là nghệ thuật phối hợp
các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của
doanh nghiệp.
3. Văn hóa doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh

 Chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm: là việc tiến hành
nghiêm cứu và phát triển sản phẩm giúp các công ty hiểu được nhữg
gì khách hàng thực sự mong muốn, để sản phẩm có thể cung cấp
thông tin đặc tính của sản phầm và dđược điều chỉnh phù hợp với
nhu cầu khách hàng.

22
3. Văn hóa doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh
 Chiến lược xây dựng thương hiệu: nhằm tạo ra và phân biệt hình ảnh,
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Phát
triển thương hiệu bao gồm việc gắn thương hiệu với các mục tiêu
kinh doanh, đưa thương hiệu đến thị trường mục tiêu và cập nhật/
củng cố thương hiệu nếu cần.
3. Văn hóa doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh

 Chiến lược truyền thông, marketing


 Chiến lược đào tạo đội ngũ
 …

24
3. Văn hóa doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh

Các giả định Các giá trị Biểu hiện hữu


• Sự hài lòng • Lợi ích hình
của khách • Chăm sóc tốt • Quảng cáo
hàng là yếu tố • Thuận tiện chân thật
tiên quyết • Kênh CSKH
• Kênh phân 25
4. Văn hóa doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội
4.1 Luật, Quy định và Đạo đức trong kinh doanh
Cấp bậc Nghĩa vụ, trách nhiệm của DN Hậu quả của việc không tuân thủ

Luật pháp Luật doanh nghiệp, Luật lao Tiền phạt (nghiêm trọng là phạt tù),
động, Luật BHYT, BHTN, thiệt hại về danh tiếng
Lương tối thiểu…
Quy định Quy định về quảng cáo, giá sàn, Tiền phạt, thiệt hại về danh tiếng
giá cả (VD viễn thông, nước,
điện)
Đạo đức Đối xử với nhân viên, khách Có thể thay đổi - có thể thiệt hại về uy
hàng,… tín, mất lòng trung thành của nhân26viên
4. Văn hóa doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội (CSR - Corporate Social


Responsibility) là các chính sách và hành động của
doanh nghiệp nhằm mục đích mang lại ảnh hưởng tích
cực đến xã hội. Đây cũng là mục đích mà các doanh
nghiệp cần theo đuổi bên cạnh mục đích tối đa hóa lợi
nhuận nhằm góp phần giúp xã hội và doanh nghiệp phát
triển bền vững.

27
Đạo đức kinh doanh được định nghĩa

Trước thế kỷ XX: Phương Tây, đạo đức kinh doanh xuất phát từ những tín điều của Tôn giáo.
Thế kỷ XX:
- Thập kỷ 60: Mức lương công bằng, quyền của người công nhân, đến mức sinh sống của họ, ô nhiễm,
các chất độc hại, quyền bảo vệ người tiêu dùng
- Những năm 70: Hối lộ, quảng cáo lừa gạt, an toàn sản phẩm, thông đồng câu kết với nhau để đặt giá
cả
- Những năm 80: Các Trung tâm nghiên cứu đạo đức kinh doanh; Uỷ ban đạo đức và Chính sách
xã hội để giải quyết những vấn đề đạo đức trong công ty.
- Những năm 90: Thể chế hoá đạo đức kinh doanh.
-Từ năm 2000 đến nay: Được tiếp cận, được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau: Từ luật pháp, triết
học và các khoa học xã hội khác. Đạo đức kinh doanh đã gắn chặt với khái niệm trách nhiệm đạo đức và với
việc ra quyết định rong phạm vi công ty. Các hội nghị về đạo đức kinh doanh thường xuyên được tổ chức.
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá,
hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
 Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh
 Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp, có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh
Tính
trung thực

Gắn lợi ích


Các nguyên của DN -
Tôn trọng tắc và chuẩn khách hàng -
con người mực đạo đức xã hội, coi
trọng hiệu
kinh doanh quả

Bí mật và
trung thành
với các
trách nhiệm
đặc biệt
4.1 Các khía cạnh trách
Khía cạnh
nhiệm xã hội nhân văn

Khía cạnh đạo đức

Khía cạnh pháp lý

Khía cạnh kinh tế


Sản xuất ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ nhằm
thoả mãn người tiêu dùng

Người lao động: tạo công ăn việc làm với


mức thù lao tương ứng đảm bảo nhu cầu
Khía
cạnh Người tiêu dùng: chất lượng, an toàn sản phẩm,
kinh thông tin sản phầm...
tế
Chủ sở hữu: bảo tồn và phát triển các giá
trị và tài sản được uỷ thác

Các bên liên quan khác: mang lại lợi ích tối
đa và công bằng cho họ
Điều tiết cạnh tranh: khuyến khích cạnh tranh và
đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, điều
tiết quyền lực độc quyền.

Bảo vệ người tiêu dùng: giám sát chặt chẽ,


quảng cáo, an toàn sản phẩm
Khía
cạnh Bảo vệ môi trường: hệ quả lâu dài gây ra đối với sức
khoẻ con người, do những quyết định và hoạt động
pháp sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng gây ra

An toàn bình đẳng: pháp luật bảo vệ người lao
động trước tình trạng bị phân biệt đối xử. như
tuổi tác, giới tính, dân tộc....

Ngăn chặn hành vi sai trái


Khía cạnh • Là những hành vi và hoạt động mà XH mong đợi ở DN nhưng
không được quy định trong hệ thống pháp luật, không được thể
chế hoá thành luật. Thể hiện qua các nguyên tắc, giá trị đạo đức
đạo đức trình bày trong sứ mệnh, chiến lược của công ty.

Khía cạnh • Đóng góp cho xã hội: nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ
gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực của lãnh đạo và
nhân văn nhân viên, phát triển nhân cách người lao động.
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC KD – VĂN HÓA DN – TRÁCH NHIỆM XH
Quá trình xử lý
Cơ sở để ra quyết định Tác động xã hội

Đầu vào
HÀNH VI Đầu ra

Cách thức hành động

Đạo đức kinh doanh Văn hoá doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội

• Giá trị, niềm tin • Các biểu trưng


• Các nghĩa vụ
• Cách thức giải • Các chương trình
• Tác động tích cực
quyết vđề đạo đức
tối đa
• Nguyên tắc, chuẩn • Sự đồng thuận
• Tác động tiêu cực
mực đúng, sai thành nguyên tắc
tối thiểu
• Đối tượng hữu • Tự nguyện tuân
• Phạm vi xã hội
quan thủ trong tổ chức
Phân loại CSR:
Tr ách nhiệm với thị tr ường và người tiêu dùng;
Tr ách nhiệm về bảo vệ môi tr ường, hoặc ít nhất không vì lý do
kinh tế mà gây hại đến môi sinh;
Tr ách nhiệm với người lao động, ít nhất là đối với các công nhân
viên tr ong hãng xưởng của mình (lương bổng, điều kiện làm việc,
chế độ
đãi ngộ...);
Ngoài r a, doanh nghiệp còn nên có tr ách nhiệm chung với cộng
đồng. Gần nhất là địa phương,nơi doanh nghiệp hoạt động.
4.1 Các khía cạnh trách nhiệm xã hội
Một số trách nhiệm XH
 Bảo vệ môi trường
VD Lego đầu tư giải quyết biến đổi khí hậu, dùng vật liệu bền vững để giảm rác
thải; Google đầu tư vào năng lượng tái tạo
 Tổ chức và tham gia các hoạt động thiện nguyện
VD Pfizer tổ chức truyền bá nhận thức về sức khỏe, cung cấp dụng cụ y tế cho
phụ nữ và trẻ em
 Sử dụng lao động có đạo đức
VD: Starbucks, Google đưa chính sách đa dạng hóa lực lượng lao động
37
Những con số “biết nói” về CSR:

77% NGƯỜI TIÊU DÙNG


Bỏ thêm tiền để mua hàng từ công ty cam kết làm cho thế giới trở nên
tốt đẹp hơn

73% NHÀ ĐẦU TƯ


Quyết định đầu từ vào các doanh nghiệp nếu doanh nghiệp nêu rõ
những nỗ lực góp phần cải thiện môi trường và xã hội.
Những con số “biết nói” về CSR:
95% Nhân viên
Tin rằng các doanh nghiệp mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan - không chỉ cổ
đông mà bao gồm nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và cộng động mà họ hoạt động
bên trong

90% Nhân viên


Những người làm việc tại công ty có mục đích rõ ràng cho biết họ có nhiều cảm hứng,
động lực và trung thành hơn

92% Nhân viên


Những người làm việc tại một công ty có mục đích rõ ràng nói rằng họ có nhiều khả năng
sẽ giới thiệu chủ nhân của mình cho những người trong mạng lưới của họ tìm việc làm.
Trách nhiệm xã hội của DN Samsung: Mang ánh sáng
đên Ethiopia, cải thiện cuộc sống cho thiếu niên.
Sự hợp tác của Samsung với Tổ chức Tình nguyện
Quốc tế Hàn Quốc đã mang những chiếc đèn lồng chạy
bằng năng lượng mặt trời đến những khu vực có điện.
Nguồn lực này đã giúp trẻ em, như Aster, giúp đỡ gia
đình của cô ấy. Khi có thêm ánh sáng, cô ấy có thể tự
túc và có thể làm thêm giỏ, tiết kiệm tiền và chu cấp
cho gia đình.
4.2 Các chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hội
 Chiến lược chủ động – chủ động chịu hoàn toàn trách nhiệm về các
hành động của mình
 Chiến lược phản ứng - đợi cho đến khi có phản ứng của công chúng
mới lên kế hoạch sửa đổi cách làm của công ty
 Chiến lược phòng thủ - cố gắng tránh các nghĩa vụ bổ sung do một vấn
đề cụ thể gây ra
 Chiến lược đối phó - giải quyết mối quan tâm của công chúng và chính
phủ trong nỗ lực ngăn chặn việc đưa ra luật chặt chẽ hơn
41
THẢO LUẬN

1. Tìm hiểu một vài hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp. Phân tích khi doanh nghiệp thực hiện
những trách nhiệm xã hội đó sẽ mang lại lợi ích kinh tế thiết
thực nào cho hoạt động kinh doanh?
2. Phân tích về văn hóa của Google, Starbucks thông qua
triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

42

You might also like