You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

*****

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM


VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

Đề tài : Triết lý kinh doanh của tập đoàn Vingroup

Nhóm thực hiện : Nhóm 44


Thành viên:
Hoàng Phan Ngọc Nhất . MSSV:20217407
Phạm Thị Hồng Nhung . MSSV : 20217408
Vũ Thị Oanh . MSSV : 20217527

Giảng viên hướng dẫn : Ts.Lê Thu Thủy


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1


PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA TRIẾT LÝ KINH DOANH .........................2
1.1 Khái niệm của Triết lý kinh doanh : .................................................................2
1.2 Nội dung của triết lý kinh doanh .......................................................................2
1.2.1 Sứ mệnh .........................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu .........................................................................................................2
1.2.3 Hệ thống các giá trị ........................................................................................2
1.3 Vai trò của triết lý kinh doanh ...........................................................................3
1.4 Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh ...........................................................3
PHẦN 2 : PHÂN TÍCH TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN
VINGROUP ...................................................................................................................4
2.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Vingroup : .........................................................4
2.2 Lịch sử phát triển của tập đoàn Vingroup........................................................4
2.3 Ngành nghề hoạt động của tập đoàn Vingroup : .............................................5
2.4 Triết lý kinh doanh của tập đoàn Vingroup : ...................................................5
2.4.1 Tầm nhìn : ......................................................................................................5
2.4.2 Sứ mệnh :.......................................................................................................6
2.4.3 Mục tiêu : .......................................................................................................6
2.4.4 Giá trị cốt lõi: ................................................................................................ 7
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................8
LỜI MỞ ĐẦU

Khi điều hành một doanh nghiệp, dựa trên định hướng giá trị, niềm tin, lý tưởng, kinh
nghiệm kinh doanh, trải nghiệm cuộc sống, chủ thể kinh doanh sẽ xây dựng triết lý
kinh doanh để định hướng và xem nó như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh
nghiệp . Thế nhưng , một doanh nghiệp muốn thành công thì không chỉ những người
đứng đầu mà cả một tập thể của doanh nghiệp phải luôn đặt những sứ mệnh , tầm nhìn
này lên hàng đầu và tuân thủ theo, tránh những điều làm tổn hại đến triết lý quản lý,
kinh doanh của họ, nếu không khách hàng sẽ chẳng còn ai tin tưởng và sử dụng sản
phẩm của doanh nghiệp.

Ở Việt nam, triết lý kinh doanh còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp.Các doanh
nghiệp của nước ta , đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ tập trung tìm kiếm lợi
nhuận trước mắt với tầm nhìn ngắn hạn. Đây cũng chính là một trong những lý do
khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề văn hóa kinh doanh,
vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp hay sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp mình. Vì thế doanh nghiệp cần khai thác được vài trò của triết lý kinh
doanh và hình thành được triết lý kinh doanh cho mình để nhanh chóng phát triển, rút
ngắn khoảng cách giữa những doanh nghiệp nước ta và những doanh nghiệp nước
ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập.

Nhận thấy tập đoàn Vingroup là một trong những tập đoàn cho triết lý kinh doanh
khá bài bản nên nhóm chúng em đã chọn đề tài : “ Triết lý kinh doanh của tập đoàn
Vingroup ”

1
PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA TRIẾT LÝ KINH DOANH

1.1 Khái niệm của Triết lý kinh doanh :


- Theo vai trò: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt
hoạt động kinh doanh.

- Theo yếu tố cấu thành: Triết lý kinh doanh là phương châm hành động, là hệ giá
trị và mục tiêu của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.

- Theo cách thức hình thành: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng phản ánh thực
tiến kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngâm và khái quát hóa của các
chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.

1.2 Nội dung của triết lý kinh doanh


1.2.1 Sứ mệnh
Đây là phần nội dung có tinh khái quát cao, giàu tính triết học. Sứ mệnh kinh
doanh là một bản tuyên bố “lý do tồn tại”của doanh nghiệp,còn gọi là quan điểm,tôn
chỉ,tín điều nguyên tắc,mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.Sứ mệnh là phát biểu
của doanh nghiệp mô tả doanh nghiệp là ai,doanh nghiệp làm những gì,làm vì ai và
làm như thế nào.
Đặc điểm của bản tuyên bố sứ sứ mệnh:
• Tập trung vao thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể
• Khả thi
• Cụ thể
1.2.2 Mục tiêu
- Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được sau một quá trình hoạt động.
- Phân loại mục tiêu: mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn, mục tiêu bộ phận và
mục tiêu tổng thể.
- Nguyên tắc thực hiện mục tiêu: thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART.
1.2.3 Hệ thống các giá trị
Xác định thái độ của doanh nghiệp với những người sở hữu, nhà quản trị, người
lao động, khách hàng và các đối tượng liên quan khác.
- Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp gồm:
• Giá trị cốt lõi: là yếu tố quy định những chuẩn mực chung, là niềm tin lâu dài
của một tổ chức.
• Các nguyên lý hướng dẫn hoạt động, định hướng cho hành vi của tổ chức, có
vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức.
- Cách xây dựng hệ thống giá trị:
• Các giá trị đã hoàn thành theo lịch sử, được các thế hệ lãnh đạo cũ lựa chọn
hoặc hình thành một cách tự phát trong doanh nghiệp.

2
• Các giá trị mới mà thế hệ các lãnh đạo đương nhiệm mong muốn xây dựng để
doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới.
1.3 Vai trò của triết lý kinh doanh
• Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo ra phương thức
phát triển bền vững của doanh nghiệp.
• Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để xây dựng và quản lý
chiến lược của doanh nghiệp.
• Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực
và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp.
• Triết lý kinh doanh góp phần giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và
các mục tiêu khác của doanh nghiệp.
• Triết lý kinh doanh là cơ sở tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của các cá
nhân, bộ phận và doanh nhân.
1.4 Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh
- Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý doanh nghiệp:
❖ Điều kiện về cơ chế pháp luật
❖ Thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của doanh nhân
❖ Năng lực lãnh đạo của doanh nhân
❖ Sự chấp nhận tự giác của nhân viên
- Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh:
• Từ kinh nghiệm: thông qua quá trình hoạt động của doanh nghiệp, do người
sáng lập đưa ra được kiểm nghiệm, đúc rút và bổ sung. Họ đã kiểm nghiệm
rồi đi đến một sự tin tưởng rằng doanh nghiệp của họ cần có một cương lĩnh,
một cách thức kinh doanh riêng và việc truyền bá, phát triển cương lĩnh, cách
thức này là yếu tố rất quan trọng để tiếp tục thành công; cần phải có một triết
học quản lý được thể hiện bằng văn bản, gửi đến tất cả các nhân viên như
một văn bản đạo lý giáo dục cho tất cả cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
• Từ mong muốn của người quản lý: người chủ doanh nghiệp hoặc bộ phận
chuyên trách sẽ soạn thảo triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó lấy ý
kiến đóng góp của tập thể thành viên của doanh nghiệp để hoàn thiện.
• Tham vấn chuyên gia: Để có thể tư vấn xây dựng triết lý kinh doanh cho
doanh nghiệp, các chuyên gia sẽ đến tìm hiểu về các hoạt động của doanh
nghiệp, tìm hiểu phong cách lãnh đạo, định hướng giá trị của doanh nghiệp,
lắng nghe tâm tư, tình cảm của lãnh đạo doanh nghiệp và của cả các thành
viên của doanh nghiệp... Sau đó, dựa trên kiến thức và kinh nghiệm đã có,
các chuyên gia sẽ đưa ra một số phương án để doanh nghiệp lựa chọn bằng
cách thảo luận giữa những người trong ban lãnh đạo của doanh nghiệp hoặc
tham khảo ý kiến rộng rãi của các thành viên trong doanh nghiệp.

3
PHẦN 2 : PHÂN TÍCH TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN
VINGROUP

2.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Vingroup :


- Loại hình : Công ty cổ phần
- Ngành nghề : Bất động sản , bán lẻ , sản xuất ô tô , ngành điện tử , dược phẩm , giáo
dục , y tế
- Thể loại : Bất động sản , du lịch , giáo dục , dịch vụ y gtees , nông nghiệp , công
nghệ
- Thành lập : 8 tháng 8 năm 1993
- Người sáng lập : Phạm Nhật Vượng ,Lê Viết Lam , Phạm Thúy Hằng , Phạm Thu
Hương , Nguyễn Hương Lan , Trần Minh Sơn , Nguyễn Thủy Hà
- Trụ sở chính : Số 7 , đường Bằng Lăng 1, Vinhomes Riverside , phường Việt Hưng
quận Long Biên , Hà Nội .
- Khu vực hoạt động : Việt Nam
- Nhân viên chủ chốt : Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Nguyễn Việt Quang, CEO, Tổng giám đốc, đại diện pháp
luật.
Nguyễn Diệu Linh, Phó chủ tịch HĐQT, người cung cấp thông
tin.
- Công ty con : 91
- Khẩu hiệu : Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp
Vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt
- Website : vingroup.net
2.2 Lịch sử phát triển của tập đoàn Vingroup
Vingroup phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, tiêu biểu nhất là các giai đoạn
sau đây:
Năm 1993, Phạm Nhật Vượng cùng các cộng sự sáng lập nên doanh nghiệp
Technocom, một công ty chuyên sản xuất mì gói, bột canh và bước đầu thành công
trong lĩnh vực thực phẩm.
Năm 2000, Technocom trở về Việt Nam đầu tư xây dựng phát triển đất nước thông
qua 2 công ty cổ phần Vincom và Vinpearl. Tập đoàn Technocom tiến hành đầu tư tại
Việt Nam trong các lĩnh vực du lịch khách sạn, bất động sản, chứng khoán và thương
mại tài chính. Công ty cổ phần Vincom được thành lập ngày 3/5/2002 tại thành phố Hà
Nội với tên gọi là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam.
Vincom là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về BĐS, trung tâm thương mại
với quy mô trải dài khắp cả nước. Tất cả các dự án của Vincom đều nhận được sự quan
tâm của các chủ đầu tư cũng như của khách hàng. Một số dự án của Vincom đã được
ra mắt và thành công rực rỡ như Royal city, Times city, Vincome center Long Biên,
Vincomes center Đồng Khởi Tp Hồ Chí Minh… Đây là minh chứng cho sự phát triển
cũng như uy tín của Vincom.

4
Công ty Cổ phần Vinpearl tiền thân là Công ty TNHH đầu tư vững mạnh Du lịch
thương nghiệp và Dịch vụ Hòn Tre. Công ty được thành lập ngày 25/07/2001 tại Nha
Trang – Khánh Hòa và hoạt động chủ yếu trong ngành nghề đầu tư, kinh doanh dịch vụ
du lịch, BĐS. Hiện Vinpearl là chủ của các dự án quy mô lớn trên khắp cả nước như
Khu liên hợp nghỉ dưỡng, giải trí biển đảo 5 sao cao cấp quốc tế tại đảo Hòn Tre, Công
viên giải trí Vinpearl Land, Khách sạn 5 sao Vinpearl Resort Nha Trang, Khách sạn
đẳng cấp 5+ sao Vinpearl Luxury Đà Nẵng …
Với tầm nhìn chiến lược và phát triển bền vững trong lĩnh vực bất động sản. Sau một
thời gian, Vingroup đã nhanh chóng thành công với nhiều dự án danh tiếng như Vinpearl
Nha Trang , Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center TP.HCM…Vào tháng 1/2012 hai
thương hiệu Vincom và Vinpearl sáp nhập với nhau và có tên là Tập đoàn Vingroup
hiện nay.
Tháng 1/2012: Sáp nhập Công ty CP Vinpearl và Công ty CP Vincom, nâng tổng
số vốn điều lệ lên gần 5.500 tỷ đồng và thông qua chiến lược xây dựng và phát triển Tập
đoàn với 4 nhóm thương hiệu: Vincom (Bất động sản), Vinpearl (Du lịch - giải trí),
Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao) và
hoạt động với tư cách pháp nhân mới: Tập đoàn Vingroup.
Quá trình phát triển của Tập đoàn Vingroup không phải dễ dàng và đơn giản vì phải
trải qua rất nhiều giai đoạn cũng như thời gian khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực và cố
gắng hết mình, Tập đoàn Vingroup giờ đây đã trở thành tập đoàn vững mạnh và có vị
thế trong xã hội.
Với tiêu chí mang lại cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng và hiện
đại nhất, Tập đoàn Vingroup không ngừng đạt được những thành tựu lớn và có tiềm lực
để phát triển không chỉ trong nước mà sẽ vươn đến hội nhập quốc tế trong tương lai.

2.3 Ngành nghề hoạt động của tập đoàn Vingroup :


- Vinhomes ( Bất động sả nhà ở , biệt thự và dịch vụ )
- Vincom Retail ( Bất động sản thương mại , văn phòng )
- Vinpearl Land
- Vinpearl ( Du lịch , giải trí )
- Vinmec(Dịch vụ y tế )
- Vinschool
- VinDS
- VinPro
- VinMart
- VinEco
- Adayroi.com
- VinFast
- Các lĩnh vực khác : VinKC, Vincharm , Vintata ,...
2.4 Triết lý kinh doanh của tập đoàn Vingroup :
2.4.1 Tầm nhìn :

“Vingroup đinh hướng phát triển thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp –
Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực”

5
Vingroup định hướng phát triển thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp -
Thương mại - Dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo
hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
2.4.2 Sứ mệnh :
“Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”
✓ Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ đẳng cấp với chất lượng
quốc tế và am hiểu bản sắc địa phương; mang tính độc đáo và sáng tạo cao. Bên
cạnh giá trị chất lượng vượt trội, trong mỗi sản phẩm – dịch vụ đều chứa đựng
những thông điệp văn hóa, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng của khách
hàng.
✓ Đối với cổ đông và đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển; cam kết trở
thành “Người đồng hành số 1” của các đối tác và cổ đông; luôn gia tăng các giá
trị đầu tư hấp dẫn và bền vững
✓ Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động,
sáng tạo và nhân văn; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng
cho tất cả nhân viên.
✓ Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp tích cực
vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân
và niềm tự hào dân tộc.
2.4.3 Mục tiêu :
- Chinh phục thị trường Mỹ
Đạt doanh số bán xe điện hàng năm từ 160.000 đến 180.000 xe tại Mỹ - tương
đương 1% tổng sản lượng ô tô bán ra tại Mỹ trong vòng 5 năm tới.
( Tỷ phú Phạm Nhật Vượng , cho biết ông "hoàn toàn tin tưởng" Vingroup sẽ đạt được
mục tiêu này, và sẽ đầu tư 2 tỷ USD tài sản của chính mình để thúc đẩy doanh số bán
hàng tại Mỹ.)
- VinFast ngừng sản xuất xe ô tô chạy xăng để chuyển thành hãng xe điện 100% vào
cuối năm 2022
- Đến năm 2028 , Vingroup sẽ trở thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp -
Dịch vụ đẳng cấp quốc tế , trong đó Công nghệ chiếm tỷ trọng chính .

• Phát triển Công ty Vintech nhằm thu hút nhân tài để phát triển sản xuất phần
mềm và các dự án công nghệ khoa học
• Thành lập 2 quỹ đầu tư và hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ dồi dào đẩy
mạnh các dự án về lĩnh vực khoa học
• Đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao Vintech City
theo mô hình Silicon.

Mục tiêu của VinTech City là tạo ra hệ sinh thái toàn diện tương tự như thung lũng
Silicon để phục vụ cho các công ty khởi nghiệp về công nghệ thông tin , bao gồm từ
các khu văn phòng là việc tới chỗ ăn chỗ ở .... và các công ty dịch vụ hỗ trợ khởi
nghiệp đi kèm.

6
2.4.4 Giá trị cốt lõi:
Hệ thống giá trị cốt lõi của Tập đoàn Vingroup nơi ông Phạm Nhật Vượng đứng đầu
chỉ vỏn vẹn 6 chữ :
“ TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH - NHÂN ”
❖ Về chữ Tín:
• Vingroup đặt chữ Tín lên vị trí hàng đầu, lấy chữ Tín làm vũ khí cạnh tranh và bảo
vệ chữ Tín như bảo vệ danh dự của chính mình.
• Vingroup luôn cố gắng chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi, nỗ lực hết mình để đảm
bảo đúng và cao hơn các cam kết của mình với khách hàng, đối tác; đặc biệt là các
cam kết về chất lượng sản phẩm – dịch vụ và tiến độ thực hiện.
❖ Về chữ Tâm:
• Vingroup đặt chữ Tâm là một trong những nền tảng quan trọng của việc kinh doanh.
Chúng ta thượng tôn pháp luật và duy trì đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội ở tiêu
chuẩn cao nhất.
• Vingroup coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích và
mong muốn của khách hàng lên hàng đầu; nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản
phẩm – dịch vụ hoàn hảo nhất; coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công.
• Vingroup chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện; hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ
đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng.
❖ Về chữ Trí
• Vingroup coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển, nhằm tạo ra giá trị khác biệt
và bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm – dịch vụ.
• Vingroup đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm; khuyến khích tìm tòi, ứng dụng những
tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào quản lý, sản xuất; luôn chủ động cải
tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ.
• Vingroup đề cao chủ trương về một “Doanh nghiệp học tập”, không ngại khó khăn
để học, tự học và “vượt lên chính mình”.
❖ Về chữ Tốc:
• Vingroup lấy “Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ và lấy “Quyết
định nhanh – Đầu tư nhanh – Triển khai nhanh – Bán hàng nhanh – Thay đổi và thích
ứng nhanh…” làm giá trị bản sắc.
• Vingroup đề cao khát vọng tiên phong và xác định “Vinh quang thuộc về người về
đích đúng hẹn”. Vingroup coi trọng tốc độ nhưng luôn lấy câu “Không nhanh ẩu
đoảng” để tự răn mình.
❖ Về chữ Tinh:
• Vingroup có mục tiêu là: Tập hợp những con người tinh hoa để làm nên những sản
phẩm - dịch vụ tinh hoa; mọi thành viên được thụ hưởng cuộc sống tinh hoa và góp
phần xây dựng một xã hội tinh hoa.
• Vingroup mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả Đức và Tài,
nơi mỗi thành viên đều là những nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực công việc của mình.
• Vingroup quan niệm: Hệ thống của mình phải giống như một người khỏe mạnh, săn
chắc và không có mỡ dư thừa. Chúng ta “chiêu hiền đãi sĩ” và “đãi cát tìm vàng”
mong tìm ra những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc để phát huy hết khả
năng nhưng cũng sẵn sàng sàng lọc những người không phù hợp.

7
❖ Về chữ Nhân
• Vingroup xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà đầu
tư và xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần nhân văn.
• Vingroup luôn coi trọng người lao động như là tài sản quý giá nhất; xây dựng môi
trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn; thực hành các chính
sách phúc lợi ưu việt, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất
cả cán bộ nhân viên.
Với 6 giá trị cốt lõi trên, Vingroup tin tưởng sẽ cùng đồng hành bền vững và phát
triển dài lâu cùng nhân viên và phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu
Việt Nam và hướng đến một Tập đoàn mang đẳng cấp quốc tế .

PHẦN KẾT LUẬN

Như vậy , nếu để tìm ra đặc điểm chung của các tỷ phú nói chung và các tỷ phú
trong lĩnh vực bất động sản nói riêng, có lẽ đó là họ đều biết cách ước mơ lớn và có
triết lý kinh doanh riêng được xem như là bí quyết thành công. Nhìn vào sự phát triển
kỳ diệu của Vingroup, người ta thường tự hỏi, liệu có sức mạnh “thần kỳ” nào chăng?
Có lẽ là không! Và có lẽ, sức mạnh thần kỳ ấy đến từ triết lý kinh doanh của chính
doanh nghiệp này . Với một hệ thống triết lý kinh doanh rõ ràng, đầy đủ và mang tính
thực tiễn cao, Vingroup không ngừng lớn mạnh và đã vươn lên là tập đoàn lớn nhất
Việt Nam . Thật đáng mừng khi bộ mặt kinh tế và xã hội Việt Nam cũng đã chuyển
biến rất tích cực nhiều dưới sự phát triển của các tập đoàn lớn mạnh như Vingroup .

You might also like