You are on page 1of 22

2-1

Pearce & Robinson, tái bản lần thứ 10.


2-2
2-3

Mục tiêu của chương này


1. Mô tả sứ mệnh của một công ty và diễn giải giá trị của sứ mệnh
đó.
2. Giải thích tại sao tuyên bố sứ mệnh của công ty nên bao gồm sản
phẩm hoặc dịch vụ cơ bản, các thị trường chính và công nghệ chủ
đạo.
3. Diễn giải mục tiêu quan trọng nhất của công ty: sự tồn tại, khả
năng sinh lợi và sự tăng trưởng.
4. Thảo luận về tầm quan trọng của triết lý kinh doanh, hình ảnh
trước công chúng, và sự nhận thức của chính công ty về các cổ
đông.
5. Nêu ví dụ về xu hướng gần đây nhất của các thành phần trong
tuyên bố sứ mệnh của công ty: chú trọng đến khách hàng, chất
lượng, và mục tiêu phía trước của công ty.
6. Mô tả vai trò của hội đồng quản trị công ty.
7. Giải thích lý thyết đại diện và giá trị của lý thuyết đó.
2-4

Thế nào là sứ mệnh của công ty?


• Sứ mệnh của công ty:
Một tuyên bố khái quát nhưng lâu dài về các dự
định của một công ty, mục đích duy nhất là làm
cho công ty khác biệt so với các công ty khác và
xác định phạm vi kinh doanh về sản phẩm, thị
trường, và công nghệ.
2-5
Tính thiết yếu của một sứ mệnh rõ
ràng
• Lý do công ty này tham gia kinh doanh?
• Các mục tiêu về kinh tế của công ty là gì?
• Triết lý kinh doanh của công ty: về chất lượng, hình ảnh
công ty, và sự nhận thức của chính công ty?
• Những năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh của công ty là
gì?
• Khách hàng cần gì và chúng ta có thể phục vụ được
không?
• Chúng ta nhìn nhận trách nhiệm của mình đối với các cổ
đông, nhân viên trong công ty, cộng đồng, môi trường, các
vấn đề xã hội và các đối thủ cạnh tranh như thế nào?
2-6

Tạo dựng sứ mệnh


• Một doanh nghiệp điển hình thường khởi đầu bằng
niềm tin, khát vọng, và hoài bão của một doanh
nhân đơn lẻ
• Những niềm tin này thường là nền tảng cho sứ
mệnh của công ty.
• Khi công ty phát triển hoặc buộc phải thay đổi
sản phẩm, thị trường hay công nghệ, việc xác
định lại sứ mệnh của công ty là điều cần thiết.
2-7

Các thành phần của tuyên bố sứ mệnh


1. Khách hàng – thị trường
2. Sản phẩm – dịch vụ
3. Phạm vi địa lý
4. Công nghệ
5. Mối quan tâm về sự tồn tại của công ty
6. Triết lý kinh doanh
7. Sự tự nhận thức của doanh nghiệp
8. Mối quan tâm về hình ảnh của công ty trước
công chúng
2-8

Ba thành phần thiết yếu:


• Sản phẩm hay dịch vụ cơ bản
• Thị trường chính yếu
• Công nghệ chủ đạo
Nếu một công ty sử dụng một sứ mệnh
“viên đạn bạc” cho người ngoài công ty
đọc, thì sứ mệnh đó phải gồm có 3 thành
phần trên.
2-9

Những mục tiêu chính của công ty:


• Tồn tại – Một công ty mà không thể tồn
tại được thì cũng sẽ không thể thỏa mãn
được mục tiêu của bất kì đối tượng hữu
quan nào của công ty đó.
• Khả năng sinh lợi – Một công ty làm ăn
có lãi là mục tiêu chính của bất kì doanh
nghiệp nào.
• Tăng trưởng – Tăng trưởng của một công
ty gắn bó chặt chẽ với sự tồn tại và khả
năng sinh lợi của công ty. Tăng trưởng ở
đây phải được xác định theo nghĩa rộng.
2-10

Triết lý kinh doanh


• Triết lý kinh doanh của công ty
thường được gọi là tín điều của doanh
nghiệp .
• Thường đi cùng hoặc xuất hiện trong
lời tuyên bố sứ mệnh.
• Phản ánh những niềm tin cơ bản, giá
trị, khát vọng, những ưu tiên mang
tính triết lý mà người lập chiến lược
cam kết thực hiện trong quá trình
quản lý công ty.
2-11

Hình ảnh trước công chúng


• Cả những khách hàng hiện tại lẫn những khách
hàng tiềm năng đều được cho là mang lại những
phẩm chất nhất định cho các doanh nghiệp cụ
thể .
• Các doanh nghiệp ít khi diễn giải vấn đề hình
ảnh của mình trước công chúng theo một kiểu
cách lúc có lúc không.
• Mặc dù sự vận động quần chúng sẽ thường
xuyên khơi dậy sự quan tâm chú ý nhiều hơn tới
vấn đề này, các doanh nghiệp vẫn luôn quan tâm
về hình ảnh của họ trước công chúng ngay cả
khi không có sự vận động như thế.
2-12

Sự tự nhận thức của doanh nghiệp


• Xác định sự thành công của một công ty trong một chừng
mực nào đó là nói đến mức độ liên quan về mặt chức năng
của công ty đó với môi trường bên ngoài.
• Trong một môi trường cạnh tranh gay gắt và năng động, khả
năng tồn tại của công ty sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ nếu như
họ không hiểu rõ được mức độ tác động của họ đến các
doanh nghiệp khác hoặc mức độ tác động của các doanh
nghiệp khác đến họ.
• Thông thường thì những sự mô tả về sự tự nhận thức của
doanh nghiệp về thực chất sẽ không xuất hiện trong những
bản tuyên bố sứ mệnh.
Những xu hướng mới nhất về thành
2-13

phần của sứ mệnh


Sau đây là các thành phần ngày càng trở
thành không thể thiếu trong việc tạo dựng
sứ mệnh:
• Khách hàng là sự ưu tiên hàng đầu
• Chất lượng là sự ưu tiên hàng đầu
• Tuyên bố về tầm nhìn.
2-14

14 điểm của Deming:


1. Nhất quán trong mục đích
2. Áp dụng triết lý kinh doanh mới
3. Tạo ra sự tin cậy vào hoạt động kiểm tra hàng loạt
để đạt được chất lượng.
4. Chấm dứt thông lệ khen thưởng cho hoạt động
kinh doanh chỉ dựa vào giá bán. Ngược lại, bằng
cách hợp tác làm ăn với một nhà cung cấp duy
nhất sẽ thường xuyên làm cho tổng chi phí giảm
xuống mức tối thiểu.
5. Cải tiến liên tục hệ thống sản xuất và dịch vụ.
6. Tiến hành đào tạo trong công việc (học hỏi tại chỗ)
7. Xây dựng sự lãnh đạo.
2-15

14 điểm của Deming (tiếp theo):


8. Gạt bỏ mọi nỗi sợ hãi.
9. Phá vỡ rào cản giữa các phòng ban .
10. Xóa bỏ những khẩu hiệu, lời hô hào và những mục tiêu số học.
11. Xoá bỏ các tiêu chuẩn ( hạn ngạch ) về công việc và việc
quản lý bằng mục tiêu.
12. Tháo gỡ những chướng ngại vật đã làm cho những người
lao động, các kỹ sư và các nhà quản lý mất đi quyền được
tự hào về công sức lao động của mình
13. Phát động một chương trình mạnh mẽ về giáo dục và tự hoàn thiện
bản thân.
14. Làm cho tất cả mọi người trong doanh nghiệp cùng làm việc nhằm
hoàn thành sự chuyển đổi này.
2-16

Hội đồng quản trị


Hội đồng quản trị là một nhóm người đại diện của
các cổ đông và là những nhà quản trị chiến lược
chịu trách nhiệm thiết lập nên và hoàn thành sứ
mệnh của doanh nghiệp
2-17
Những trách nhiệm chính của Hội
đồng quản trị:
• Thiết lập và cập nhật sứ mệnh.
• Bầu chọn CEO và các lãnh đạo cao cấp
• Quyết định lương thưởng cho các thành viên cao cấp
• Xác định về mức cổ tức và thời điểm chi trả cổ tức
cho các cổ đông
• Xây dựng chính sách cho toàn thể công ty
• Xây dựng mục tiêu hành động và uỷ quyền cho các
giám đốc thực hiện chiến lược dài hạn.
• Đảm bảo sự tuân thủ luật pháp và tiêu chuẩn đạo
đức của công ty.
2-18

Lý thuyết Đại diện (Agency Theory)


Lý thuyết đại diện là một tập hợp những quan niệm
về sự kiểm soát doanh nghiệp được dựa trên niềm
tin cho rằng sự phân tách quyền sở hữu ra khỏi sự
quản lý sẽ tạo ra khả năng là những mong muốn của
các chủ sở hữu sẽ bị phớt lờ.
2-19

Lý thuyết đại diện


• Chi phí của vấn đề đại diện cộng với những chi phí cho những hành
động giảm thiểu những vấn đề đại diện được gọi là Chi phí đại diện.
• Bởi vì các chủ sở hữu chỉ có thể tiếp cận được một phần tương đối
nhỏ trong số những thông tin về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
được dành cho các giám đốc điều hành doanh nghiệp và họ cũng
không có đủ khả năng và điều kiện để giám sát được mọi quyết định
hay hành động của các giám đốc điều hành doanh nghiệp, nên các
giám đốc điều hành doanh nghiệp thường hay tự do mưu cầu theo
đuổi những lợi ích của riêng họ. Đó là vấn đề mạo hiểm đánh cược
về mặt đạo đức.
• Sự lựa chọn không được như ý : một vấn đề đại diện xẩy ra là do
bởi khả năng hạn chế của các cổ đông trong việc xác định chính xác
những năng lực và những điều ưu tiên của các giám đốc điều hành
doanh nghiệp tại thời điểm họ được tuyển dụng.
Gắn lợi ích của chủ sở hữu với lợi ích
2-20

của nhà quản lý điều hành


• Kế hoạch quyền mua cổ phiếu
• Kế hoạch khen thưởng
• Thưởng cho kết quả công
việc lâu dài
2-21

Những vấn đề nảy sinh từ đại diện


• Các nhà quản lý theo đuổi sự mở rộng quy mô
của công ty hơn là về lợi nhuận
• Các nhà quản lý nỗ lực đa dạng hóa rủi ro của
công ty
• Các nhà quản lý tránh những rủi ro mạnh.
• Nhà quản lý hành động nhằm tối ưu hóa thu
nhập cá nhân của mình
• Các nhà quản lý bảo vệ vị thế của họ
2-22

Giải pháp cho các vấn đề đại diện


• Những người chủ sở hữu doanh nghiệp khen thưởng
cho các nhà quản lý vì sự phục vụ của họ để tăng sự
trung thành của họ với công ty.
• Các nhà quản lý nhận được lương thưởng hậu hĩnh
• Việc tạo ra những đội ngũ lãnh đạo điều hành trong
khắp các đơn vị kinh doanh khác nhau của doanh
nghiệp sẽ có thể giúp ích cho việc chú trọng vào
những biện pháp đo lường hiệu quả hoạt động dựa
trên những mục tiêu của doanh nghiệp thay vì là của
cá nhân.

You might also like