You are on page 1of 11

PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA TRIẾT LÝ KINH DOANH

1.1 Khái niệm của Triết lý kinh doanh :


- Theo vai trò: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng,
dẫn dắt hoạt động kinh doanh.

- Theo yếu tố cấu thành: Triết lý kinh doanh là phương châm hành động, là
hệ giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh
doanh.

- Theo cách thức hình thành: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng phản
ánh thực tiến kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái
quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh
doanh.
1.2 Nội dung của triết lý kinh doanh
1.2.1 Sứ mệnh
Đây là phần nội dung có tinh khái quát cao, giàu tính triết học. Sứ
mệnh kinh doanh là một bản tuyên bố “lý do tồn tại”của doanh nghiệp,còn
gọi là quan điểm,tôn chỉ,tín điều nguyên tắc,mục đích kinh doanh của doanh
nghiệp.Sứ mệnh là phát biểu của doanh nghiệp mô tả doanh nghiệp là
ai,doanh nghiệp làm những gì,làm vì ai và làm như thế nào.
Đặc điểm của bản tuyên bố sứ sứ mệnh:
 Tập trung vao thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể
 Khả thi
 Cụ thể
1.2.2 Mục tiêu
- Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được sau một quá trình hoạt động.
- Phân loại mục tiêu: mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn, mục tiêu bộ
phận và mục tiêu tổng thể.
- Nguyên tắc thực hiện mục tiêu: thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART.
1.2.3 Hệ thống các giá trị
Xác định thái độ của doanh nghiệp với những người sở hữu, nhà quản trị,
người lao động, khách hàng và các đối tượng liên quan khác.
- Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp gồm:
 Giá trị cốt lõi: là yếu tố quy định những chuẩn mực chung, là niềm tin
lâu dài của một tổ chức.
 Các nguyên lý hướng dẫn hoạt động, định hướng cho hành vi của tổ
chức, có vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức.
- Cách xây dựng hệ thống giá trị:

8
 Các giá trị đã hoàn thành theo lịch sử, được các thế hệ lãnh đạo cũ lựa
chọn hoặc hình thành một cách tự phát trong doanh nghiệp
 Các giá trị mới mà thế hệ các lãnh đạo đương nhiệm mong muốn xây
dựng để doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới.
1.3 Vai trò của triết lý kinh doanh
 Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo ra phương
thức phát triển bền vững của doanh nghiệp.
 Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để xây dựng và
quản lý chiến lược của doanh nghiệp.
 Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn
nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp.
 Triết lý kinh doanh góp phần giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu
kinh tế và các mục tiêu khác của doanh nghiệp.
 Triết lý kinh doanh là cơ sở tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của
các cá nhân, bộ phận và doanh nhân.
1.4 Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh
- Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý doanh nghiệp:
 Điều kiện về cơ chế pháp luật
 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của doanh nhân
 Năng lực lãnh đạo của doanh nhân
 Sự chấp nhận tự giác của nhân viên
- Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh:
 Từ kinh nghiệm: thông qua quá trình hoạt động của doanh nghiệp, do
người sáng lập đưa ra được kiểm nghiệm, đúc rút và bổ sung. Họ đã
kiểm nghiệm rồi đi đến một sự tin tưởng rằng doanh nghiệp của họ
cần có một cương lĩnh, một cách thức kinh doanh riêng và việc truyền
bá, phát triển cương lĩnh, cách thức này là yếu tố rất quan trọng để tiếp
tục thành công; cần phải có một triết học quản lý được thể hiện bằng
văn bản, gửi đến tất cả các nhân viên như một văn bản đạo lý giáo dục
cho tất cả cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
 Từ mong muốn của người quản lý: người chủ doanh nghiệp hoặc bộ
phận chuyên trách sẽ soạn thảo triết lý kinh doanh của doanh nghiệp,
sau đó lấy ý kiến đóng góp của tập thể thành viên của doanh nghiệp để
hoàn thiện.
 Tham vấn chuyên gia: Để có thể tư vấn xây dựng triết lý kinh doanh
cho doanh nghiệp, các chuyên gia sẽ đến tìm hiểu về các hoạt động
của doanh nghiệp, tìm hiểu phong cách lãnh đạo, định hướng giá trị
của doanh nghiệp, lắng nghe tâm tư, tình cảm của lãnh đạo doanh
nghiệp và của cả các thành viên của doanh nghiệp... Sau đó, dựa trên
kiến thức và kinh nghiệm đã có, các chuyên gia sẽ đưa ra một số
8
phương án để doanh nghiệp lựa chọn bằng cách thảo luận giữa những
người trong ban lãnh đạo của doanh nghiệp hoặc tham khảo ý kiến
rộng rãi của các thành viên trong doanh nghiệp.
1.5 Chỉ tiêu đánh giá
Triết lý kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc và giá trị cốt lõi mà một doanh
nghiệp sử dụng để hướng dẫn các quyết định và hành động kinh doanh của
mình. Chỉ tiêu đánh giá của triết lý kinh doanh thường được sử dụng để đo
lường mức độ thành công và hiệu quả của doanh nghiệp trong việc thực hiện
triết lý đó. Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá phổ biến mà doanh nghiệp
có thể sử dụng để đánh giá triết lý kinh doanh của mình:
1. Lợi nhuận: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá thành công kinh
doanh. Lợi nhuận thể hiện khả năng của doanh nghiệp tạo ra giá trị và sinh
lời từ hoạt động kinh doanh.
2. Tăng trưởng doanh số: Đánh giá tăng trưởng doanh số giúp đo lường sự
phát triển của doanh nghiệp theo thời gian. Tăng trưởng doanh số có thể đạt
được thông qua mở rộng thị trường, khách hàng mới hoặc bảo lưu khách
hàng hiện tại.
3. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Đánh giá chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ
doanh nghiệp cung cấp là một thành phần quan trọng của triết lý kinh doanh.
Chất lượng tốt giúp tạo lòng tin và sự hài lòng từ khách hàng.
4. Độ hài lòng khách hàng: Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng thông
qua khảo sát, phản hồi hoặc đánh giá khách hàng. Độ hài lòng khách hàng là
thước đo quan trọng để đánh giá mức độ thành công của triết lý kinh doanh.
5. Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng: Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng đo lường khả
năng của doanh nghiệp chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng
thực tế.
6. Đánh giá đội ngũ nhân viên: Đánh giá hiệu suất và sự phát triển của nhân
viên trong doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên tốt có thể đóng vai trò quan
trọng trong việc thực hiện triết lý kinh doanh.
7. Chỉ số hài lòng nhân viên: Đo lường mức độ hài lòng của nhân viên đối
với môi trường làm việc và chính sách nhân sự của doanh nghiệp. Đây là chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá sự hỗ trợ và sự cam kết của doanh nghiệp đối với
nhân viên.
Các chỉ tiêu đánh giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào triết lý kinh doanh
và ngành công nghiệp cụ thể của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên lựa chọn
các chỉ tiêu phù hợp để đánh giá triết lý kinh doanh của mình và theo dõi
chúng để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững.

PHẦN 2 : PHÂN TÍCH TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN
VINGROUP
2.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Vingroup :
8
II. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VINGROUP
Địa chỉ liên hệ: Số 7, Đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị Vinhomes Riverside,
Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: +84 (4) 3974 9999
Fax: +84 (4) 3974 8888
Email:
· Thông tin chung: info@vingroup.net
· Thông tin Quan hệ đầu tư: ir@vingroup.net
· Website: http://www.vingroup.net
Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (gọi tắt là “Tập đoàn Vingroup”), tiền thân
là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những
người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và
thành công rực rỡ với thương hiệu Mivina. Những năm đầu của thế kỷ 21,
Technocom luôn có mặt trong bảng xếp hạng Top 100 doanh nghiệp lớn
mạnh nhất Ukraina. Từ năm 2000, Technocom – Vingroup trở về Việt Nam
đầu tư với ước vọng được góp phần xây dựng đất nước.
Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Vingroup đã tập
trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản (BĐS) với hai thương hiệu
chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Công ty Cổ phần Vincom
(Vincom) tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam,
được chính thức thành lập vào ngày 03/5/2002 tại Hà Nội. Vincom hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, kinh doanh dịch vụ Bất động
sản, Trung tâm thương mại. Công ty Cổ phần Vinpearl (Vinpearl) tiền thân
là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Du lịch Thương mại và Dịch vụ Hòn
Tre, được thành lập ngày 25/07/2001 tại Nha Trang - Khánh Hòa. Vinpearl
hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh dịch vụ du lịch, bất
động sản. Bằng những nỗ lực không ngừng, Vincom đã trở thành một trong
những thương hiệu số 1 Việt Nam về BĐS với hàng loạt các tổ hợp Trung
tâm thương mại (TTTM) – Văn phòng – Căn hộ đẳng cấp tại các thành phố
lớn, dẫn đầu xu thế đô thị thông minh – sinh thái hạng sang tại Việt Nam.
Cùng với Vincom, Vinpearl cũng trở thành cánh chim đầu đàn của ngành Du
lịch với chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên giải
trí, sân golf đẳng cấp 5 sao và trên 5 sao quốc tế.
Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và
chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup
Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm – dịch vụ theo tiêu
chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện
đại, ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt
sự thay đổi xu hướng tiêu dùng. Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để
tôn vinh thương hiệu Việt và tự hào là một trong những Tập đoàn kinh tế tư
nhân hàng đầu Việt Nam. Với những thành tựu đã đạt được, Vingroup đang
8
được đánh giá là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, có
chiến lược phát triển bền vững và năng động, có tiềm lực hội nhập quốc tế để
vươn lên tầm khu vực và thế giới.
Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi
· Tầm nhìn: Với chiến lược đầu tư phát triển bền vững, Vingroup phấn đấu
trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, có uy tín và vị thế
trên bản đồ kinh tế Thế giới; xây dựng thành công chuỗi sản phẩm và dịch
vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và
nâng tầm vị thế của người Việt trên trường quốc tế.
· Sứ mệnh: Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt.
· Giá trị cốt lõi: TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH - NHÂN

2.2 Lịch sử phát triển của tập đoàn Vingroup


• Tháng 1/2012: Sáp nhập Công ty CP Vinpearl và Công ty CP Vincom
thành Tập đoàn Vingroup, nâng tổng số vốn điều lệ lên gần 5.500 tỷ đồng và
thông qua chiến lược xây dựng và phát triển Tập đoàn với 4 nhóm thương
hiệu: Vincom (Bất động
• sản), Vinpearl (Du lịch - giải trí), Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức
khoẻ), Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao).
• Ngày 7/1/2012: Khánh thành Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, đẳng
cấp và hiện đại bậc nhất Việt Nam.
• Tháng 3/2012: Lần thứ hai phát hành thành công TPCĐQT với khối lượng
185 triệu USD, niêm yết tại Sàn giao dịch khoán Singapore.
• Tháng 6/2012: Phát hành bổ sung thành công 115 triệu USD TPCĐQT,
nâng tổng số TPCĐQT phát hành năm 2012 lên 300 triệu USD.
• Tháng 10/2012: Khai trương TTTM Vincom Center A TP.HCM - tổ hợp
mua sắm, giải trí và ẩm thực sang trọng, đẳng cấp bậc nhất Việt Nam.
• Tháng 12/2012: Thương vụ phát hành 300 triệu USD TPCĐQT được
Finance Asia - Tạp chí uy tín hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực tài chính, ngân
hàng bình chọn là “Giao dịch tốt nhất Việt Nam 2012”.
• Tháng 1/2013: Vingroup trở thành thành viên sáng lập của Diễn đàn Kinh
tế Thế giới.
• Tháng 4/2013: Chính thức gia nhập thị trường giáo dục Việt Nam với
thương hiệu Vinschool - Hệ thống trường học liên cấp từ mầm non đến trung
học phổ thông.
• Tháng 5/2013: Hợp tác đầu tư với Warburg Pincus - Quỹ đầu tư hàng đầu
thế giới, thu hút 200 triệu USD vào Công ty cổ phần Vincom Retail- Công ty
thành viên của Vingroup.
• Tháng 7/2013: Khai trương siêu trung tâm thương mại Vincom Mega Mall
Royal City – Quần thể TTTM – Vui chơi giải trí trong lòng đất lớn nhất châu
8
Á.
• Tháng 10/2013: Ra mắt thương hiệu VinKC (nay là Kids World) - Hệ
thống trung tâm mua sắm, tư vấn giáo dục, sức khỏe dành riêng cho trẻ em
Vingroup chính thức gia nhập thị trường bán lẻ.
• Tháng 11/2013: Vingroup phát hành thành công 200 triệu USD trái phiếu
quốc tế và trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên phát hành thành công trái
phiếu quốc tế.
• Tháng 11/2013: Ra mắt thương hiệu Vinhomes, đánh dấu bước ngoặt
chiến lược quan trọng trong tiến trình quy hoạch, xây dựng, phát triển dòng
sản phẩm BĐS nhà ở dịch vụ hạng sang, đồng thời hình thành hệ tiêu chuẩn
dịch vụ đẳng cấp và hoàn toàn khác biệt của Tập đoàn Vingroup.
• Tháng 1/2015: Thành lập VinDS, công ty vận hành các chuỗi bán lẻ đồ thể
thao (Sports World), giày dép (ShoeCenter), mỹ phẩm (BeautyZone) thời
trang (Fashion MegaStore).
• Tháng 9/2017: Thành lập VINFAST, đây là thương hiệu ô tô - xe máy của
Vingroup.
• Tháng 6/2018: Vingroup công bố triển khai kế hoạch sản xuất các thiết bị
điện tử, khởi điểm là điện thoại thông minh với thương hiệu Vsmart có công
ty quản lý là VinSmart với số vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.
• Trong năm 2018, Vingroup còn tham gia lĩnh vực giáo dục đại học với
thương hiệu VinUni, công bố tham gia lĩnh vực dược phẩm thương hiệu
VinFa, tham gia lĩnh vực sản xuất điện tử thông minh và trí tuệ nhân tạo.
Gần đây là khai trương công trình Landmark 81 tòa nhà “top 10” dự án cao
nhất thế giới.
• Tháng 7, năm 2019: Thành lập hãng hàng không Vinpearl Air tại khu đô
thị sinh thái Vinhomes Riverside, Long Biên, Hà Nội, với tiền thân là Công
ty CP Phát triển du lịch VinAsia.
• Ngày 16/09/2019: Mạng xã hội LOTUS dành cho người Việt được chính
thức ra mắt bản beta. Dự án này kế thừa dự án mạng xã hội Viva Việt Nam
trước đó, và được Công ty CP VCCorp hợp tác góp vốn cùng Vingroup.
• Ngày 11/11/2019: Dự án Đại học VinUni công bố định hướng tuyển sinh
cho năm học 2020-2021 với 3 ngành: Kinh doanh Quản trị, Khoa học sức
khỏe, Kỹ thuật và Khoa học máy tính. Đại học Cornell và Đại học
Pennsylvania là hai đối tác chính của dự án.
• Ngày 3/12/2019: Vingroup nhượng lại mảng bán lẻ VinCommerce và
VinEco cho Tập đoàn Masan, tạo nên một tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ
mới có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô hàng đầu tại Việt Nam.
• Tháng 12 năm 2019: Vinsmart (đơn vị sản xuất điện thoại Vsmart) ra mắt
4 mẫu TV Vinsmart sử dụng tấm nền LED 4K HDR của LG, sản xuất tại nhà
máy Vsmart thứ hai.

8
• Tháng 12 năm 2019: Adayroi thông báo dừng hoạt động và sáp nhập vào
VinID, trong khi chuỗi bán lẻ điện máy VinPro tuyên bố giải thể. Vingroup
rút chân khỏi mảng thương mại điện tử và bán lẻ điện máy.
• Tháng 1 năm 2020: Vinpearl Air thông báo rút khỏi thị trường hàng không
Việt Nam.
• Ngày 30 tháng 3 năm 2020: Vingroup tham gia nghiên cứu và sản xuất
máy thở xâm nhập và không xâm nhập, máy đo thân nhiệt theo thiết kế của
Medtronic và Đại học MIT, nhằm đáp ứng lời kêu gọi ủng hộ phòng chống
dịch COVID-19 của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

2.3. Thương hiệu của Vingroup


Chuỗi sinh thái của Tập đoàn Vingroup rất đa dạng với các thương hiệu của
Vingroup đầu tư và phát triển ở dưới đây:
· Vincom: Bất động sản thương mại, văn phòng.
· Vinpearl: Du lịch - giải trí, Vinpearl đang sở hữu những tổ hợp và dự án du
lịch Việt Nam.
· Vinmec: Dịch vụ y tế, gồm Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
· Vinschool: giáo dục từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến trung học
phổ thông.
· VinFast: sản xuất ô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu lỏng và điện.
· VinSmart: thương hiệu sản xuất điện tử thông minh và trí tuệ nhân tạo,
khởi điểm là điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart.
· VinUni: thương hiệu giáo dục đại học.
· VinAI: nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo
· VinBigData: nghiên cứu về dữ liệu lớn (BigData)
· VinCSS: nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ an ninh
mạng
· VinHMS: sản xuất và kinh doanh phần mềm
· VinBrain: phát triển các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho Y Tế.
· VinHomes: hệ thống căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại với dịch vụ
đẳng cấp.
· VinFuture: quỹ VinFuture là một quỹ độc lập không vì lợi nhuận tại Việt
Nam
· Quỹ Thiện Tâm: quỹ nhân đạo, từ thiện
· VINIF: quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup
· VinBioCare: nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, dược phẩm
· VinBus: hoạt động trong lĩnh vực vận tải

8
2.4. Triết lý kinh doanh của tập đoàn Vingroup
2.4.1. Tầm nhìn
“Vingroup định hướng phát triển thành tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp –
thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực”
Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư - phát triển bền vững,
Vingroup định hướng phát triển thành một Tập đoàn Công nghệ - Công
nghiệp - Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới,
sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân loại và nâng tầm vị thế của thương
hiệu Việt trên trường quốc tế.

Tầm nhìn của Vingroup có những điểm nổi bật sau:

- Tầm nhìn tập trung vào 3 lĩnh vực chủ chốt là Công nghệ, Công
nghiệp và Thương mại Dịch vụ. Đây là những lĩnh vực có tiềm
năng phát triển cao và có tính liên kết chặt chẽ với nhau. Việc tập
trung vào các lĩnh vực này sẽ giúp Vingroup phát huy tối đa thế
mạnh của mình và tạo ra một hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ đa
dạng, đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng.

- Tầm nhìn thể hiện khát vọng vươn xa của Vingroup. Vingroup
không chỉ hướng đến việc trở thành tập đoàn hàng đầu tại Việt
Nam mà còn mong muốn trở thành tập đoàn hàng đầu khu vực.
Điều này thể hiện quyết tâm của Vingroup trong việc phát triển
bền vững và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường
quốc tế.

- Tầm nhìn thể hiện trách nhiệm của Vingroup đối với cộng
đồng. Vingroup mong muốn góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của Nhân loại và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên
trường quốc tế. Điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm của
Vingroup đối với cộng đồng và xã hội.

2.4.2. Sứ mệnh

“Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”

Một số ví dụ về việc Vingroup thực hiện sứ mệnh của mình:

8
- Trong lĩnh vực bất động sản, Vingroup đã xây dựng nhiều khu đô
thị cao cấp, đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân.
- Trong lĩnh vực du lịch, Vingroup đã xây dựng nhiều khu nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí hiện đại, thu hút đông đảo du khách trong
và ngoài nước.

- Trong lĩnh vực giáo dục, Vingroup đã đầu tư xây dựng nhiều
trường học, cao đẳng, đại học chất lượng cao.

- Trong lĩnh vực y tế, Vingroup đã xây dựng nhiều bệnh viện, phòng
khám hiện đại, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao.

- Trong lĩnh vực công nghệ, Vingroup đã phát triển nhiều sản
phẩm, dịch vụ công nghệ cao, góp phần hiện đại hóa đất nước.

Với những nỗ lực của mình, Vingroup đã góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của người Việt Nam, tạo nên những giá trị tích cực cho cộng đồng.

2.4.3. Mục tiêu

“Tập hợp những con người tinh hoa để làm nên những sản phẩm - dịch
vụ tinh hoa; mọi thành viên được thụ hưởng cuộc sống tinh hoa và góp phần
xây dựng một xã hội tinh hoa”
Mục tiêu này có thể phân tách thành các yếu tố sau:
- Tập hợp những con người tinh hoa: Vingroup mong muốn
tập hợp những con người tài năng, có trình độ chuyên môn
cao để tạo nên những sản phẩm, dịch vụ tinh hoa.
- Làm nên những sản phẩm - dịch vụ tinh hoa: Vingroup
mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cao nhất của họ.
- Mọi thành viên được thụ hưởng cuộc sống tinh
hoa: Vingroup mong muốn tạo điều kiện cho tất cả các
thành viên trong tập đoàn có được cuộc sống tinh hoa, cả
về vật chất lẫn tinh thần.

8
- Góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa: Vingroup mong
muốn đóng góp vào việc xây dựng một xã hội tinh hoa,
văn minh, hiện đại.

Mục tiêu này thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Vingroup. Vingroup
mong muốn mang đến cho người Việt Nam những sản phẩm, dịch vụ tốt
nhất, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu này cũng thể hiện tính gắn bó với cộng đồng của Vingroup.
Vingroup không chỉ tập trung vào lợi nhuận, mà còn quan tâm đến việc
mang lại lợi ích cho cộng đồng.

2.4.4. Giá trị cốt lõi

“ TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH - NHÂN ”

 Chữ “TÍN”:
 Vingroup đặt chữ Tín lên vị trí hàng đầu, lấy chữ Tín làm vũ khí cạnh
tranh và bảo vệ chữ Tín như bảo vệ danh dự của chính mình.
 Vingroup luôn cố gắng chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi, nỗ lực hết
mình để đảm bảo đúng và cao hơn các cam kết của mình với khách
hàng, đối tác; đặc biệt là các cam kết về chất lượng sản phẩm – dịch
vụ và tiến độ thực hiện.

 Chữ “TÂM”:
 Vingroup đặt chữ Tâm là một trong những nền tảng quan trọng của
việc kinh doanh. Chúng ta thượng tôn pháp luật và duy trì đạo đức
nghề nghiệp, đạo đức xã hội ở tiêu chuẩn cao nhất.
 Vingroup coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung
tâm, đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu; nỗ lực
mang đến cho khách hàng những sản phẩm – dịch vụ hoàn hảo nhất;
coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công.
 Vingroup chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện; hiểu rõ sứ mệnh
phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng.
 Chữ “TRÍ”:
 Vingroup coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển, nhằm tạo ra
giá trị khác biệt và bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm – dịch vụ.
 Vingroup đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm; khuyến khích tìm tòi,
ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào
quản lý, sản xuất; luôn chủ động cải tiến, nâng cao chất lượng sản
phẩm – dịch vụ.

8
 Vingroup đề cao chủ trương về một “Doanh nghiệp học tập”, không
ngại khó khăn để học, tự học và “vượt lên chính mình”.
 Chữ “TỐC”:
 Vingroup lấy “Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ và
lấy “Quyết định nhanh – Đầu tư nhanh – Triển khai nhanh – Bán
hàng nhanh – Thay đổi và thích ứng nhanh…” làm giá trị bản sắc.
 Vingroup đề cao khát vọng tiên phong và xác định “Vinh quang
thuộc về người về đích đúng hẹn”. Vingroup coi trọng tốc độ nhưng
luôn lấy câu “Không nhanh ẩu đoảng” để tự răn mình.

 Chữ “TINH”:
 Vingroup có mục tiêu là: Tập hợp những con người tinh hoa để làm
nên những sản phẩm - dịch vụ tinh hoa; mọi thành viên được thụ
hưởng cuộc sống tinh hoa và góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa.
 Vingroup mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ
cả Đức và Tài, nơi mỗi thành viên đều là những nhân tố xuất sắc
trong lĩnh vực công việc của mình.
 Vingroup quan niệm: Hệ thống của mình phải giống như một người
khỏe mạnh, săn chắc và không có mỡ dư thừa. Chúng ta “chiêu hiền
đãi sĩ” và “đãi cát tìm vàng” mong tìm ra những người phù hợp, đặt
đúng người vào đúng việc để phát huy hết khả năng nhưng cũng sẵn
sàng sàng lọc những người không phù hợp.

 Chữ “NHÂN”:
 Vingroup xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng
nghiệp, nhà đầu tư và xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần
nhân văn.
 Vingroup luôn coi trọng người lao động như là tài sản quý giá nhất;
xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và
nhân văn; thực hành các chính sách phúc lợi ưu việt, tạo điều kiện thu
nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả cán bộ nhân viên.
Các giá trị cốt lõi của Vingroup được thể hiện rõ nét trong hoạt động kinh
doanh của tập đoàn. Vingroup đã triển khai nhiều hoạt động kinh doanh
trong các lĩnh vực như bất động sản, du lịch, giáo dục, y tế, công nghệ,...
Các hoạt động này đều hướng tới việc mang đến cho khách hàng những sản
phẩm, dịch vụ tốt nhất, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với những giá trị cốt lõi này, Vingroup đã trở thành một trong những tập
đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam, có uy tín và vị thế trên thị trường
quốc tế.

You might also like