You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – QTKD K11 – 2023

Thời gian: 75 phút – Hình thức: Tự luận – Không sử dụng tài liệu

DẠNG 1: CÂU HỎI THUỘC TLHT


1. Nêu khái niệm về doanh nghiệp, kinh doanh. Các dấu hiệu để nhận diện một hành
vi kinh doanh?
- Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập
hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
- Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận

* Các dấu hiệu để nhận diện 1 hành vi kinh doanh:


- Hành vi đó phải mang tính chất nghề nghiệp
- Hành vi đó phải diễn ra trên thị trường
- Hành vi đó có mục đích kiếm lời
- Hành vi đó phải diễn ra thường xuyên
2. Nêu vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
· Là đơn vị sản xuất và kinh doanh cơ sở -> thỏa mãn nhu cầu và thúc đẩy
sản xuất xã hội.
· Mắt xích của quá trình tái sản xuất mở rộng, liên kết chuỗi.
· Đào tạo một đội ngũ lao động có chuyên môn, giác ngộ chính trị , ý thức tổ
chức kỉ luật.
· Nơi thực hiện và thể nghiệm đường lối chính sách và cơ chế quản lý của
Đảng và Nhà nước.
· Công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước (can thiệp thị trường, điều hòa cung
cầu...)
· Định hướng tiêu dùng, tạo văn minh tiêu dùng.
3. Nêu khái niệm, đặc điểm, ưu, nhược điểm của loại hình công ty hợp danh.
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên hợp danh, ngoài các
thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là các
cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, phải chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
- Đặc điểm:
· Thành viên hợp danh là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề
nghiệp.
· Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc làm
thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác (trừ trường hợp được sựu nhất
trí của các thành viên hợp danh còn lại).
· Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấp chứng nhận
đăng kí doanh nghiệp.
· Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán.
· Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh phải được sự chấp
của các thành viên hợp danh còn lại.
· Cơ quan cao nhất là hội đồng thành viên.
- Ưu điểm:
· Kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người.
· Có chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh =>
tạo được sự tin cậy của khách hàng.
· Số lượng thành viên ít, có uy tín => việc điều hành công ty không quá phức
tạp.
- Nhược điểm:
· Khả năng huy động vốn không cao.
· Mức độ rủi ro cho các thành viên hợp danh cao.
· Quyền của các thành viên góp vốn rất hạn chế.
4. Nêu khái niệm và đặc điểm của quyết định quản trị
- Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm đưa ra chương trình và
tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề trên cơ sở hiểu rõ quy luật vận
động khách quan của đối tượng quản trị và thông tin đầy đủ, chính xác.
- Đặc điểm:
· Chỉ có nhà quản trị mới đưa ra quyết định quản trị.
· Thời điểm đưa ra quyết định quản trị là khi vấn đề đã chín muồi.
· Quyết định quản trị có tính khách quan và chủ quan.
· Quyết định quản trị luôn gắn liền với thông tin có giá trị.
· Quyết định quản trị chứa đựng những yếu tố khoa học và sáng tạo.
5. So sánh hoạt động marketing và hoạt động bán hàng.
- Điểm chung: Cả hai đều có chung mục tiêu là giải quyết đầu ra của doanh nghiệp và
đều là các hoạt động quan trọng trong kinh doanh.

Marketing Bán hàng

· Nhằm thu hút sự chú ý của khách · Tập trung biến ý định mua hàng của
hàng vào sản phẩm, nhãn hiệu khách hàng thành quyết định mua
của DN, tăng lợi nhuận bằng thực tế. Mục tiêu của bán hàng là
cách thỏa mãn nhu cầu của khách tăng lợi nhuận nhờ tăng lượng bán.
hàng.

6. Trình bày về động cơ của người tiêu dùng trong mua sắm hàng hóa, dịch vụ
✓ Động cơ tích cực:
- Động cơ hưởng thụ: những thúc đẩy mua hàng để có được những thú vui, hưởng thụ và
tận hưởng. Ví dụ: ăn uống, giải trí, du lịch,…
- Động cơ vì người khác: những thúc đẩy mua nhằm làm việc tốt, việc thiện hoặc tặng
một cái gì đó cho người khác.
- Động cơ tự thể hiện: những thúc đẩy mua hàng nhằm muốn thể hiện cho mọi người
biết rõ mình là ai. Ví dụ: một số trẻ em hút thuốc lá hoặc uống rượu bia muốn tỏ ra mình
cũng là người lớn rồi,…
✓ Động cơ tiêu cực (phanh hãm):
- Là những phanh hãm làm cho người tiêu dùng không mua hàng tự kiềm chế không
mua hàng mặc dù có nhu cầu vì nhiều lý do:
+ Chất lượng sản phẩm, dịch vụ kém.
+ Sản phẩm không đẹp, lạc hậu về mốt.
+ Không rõ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
+ Giá cao là một phanh hãm lớn đối với người tiêu dùng
+ Phanh hãm vì lý do bệnh lý, sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
+ Phanh hãm vì lý do tôn giáo
7. Nêu định nghĩa và đặc điểm của ngân sách. Một trong những ứng dụng của hoạch
định ngân sách là phân tích điểm hòa vốn, hãy tìm công thức xác định sản lượng hòa
vốn.
- Ngân sách là một kế hoạch hành động được lượng hóa và được chuẩn bị cho một thời
gian cụ thể nhằm để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- Đặc điểm:
▪ Ngân sách phải được lượng hóa.
▪ Ngân sách phải được chuẩn bị từ trước.
▪ Ngân sách phải được áp dụng cho một khoảng thời gian cụ thể.
▪ Ngân sách phải là một bảng kế hoạch hành động.
- Công thức xác định sản lượng hòa vốn:
tổngcℎipℎícốđịnℎ
Điểm hòa vốn (đvsp) = giábánđơnvị − cℎipℎíbiếnđổiđơnvị

8. Phân tích công việc là gì? Nêu tác dụng của phân tích công việc
- Phân tích công việc là một quá trình xác định và ghi chép lại các thông tin liên quan
đến bản chất từng công việc cụ thể.
- Tác dụng:
· Bảo đảm thành công hơn trong việc sắp xếp, thuyên chuyển và thăng thưởng cho
nhân viên.
· Loại bỏ những bất bình đẳng về mức lương.
· Tạo kích thích lao động nhiều hơn.
· Tiết kiệm thời gian và sức lực để làm kế hoạch và phân chia thời biểu công tác.
· Giảm bớt số người cần phải thay thế do thiếu hiểu biết về công việc.
· Tạo cơ sở để cấp quản trị và nhân viên hiểu nhau nhiều hơn.
9. Đánh giá năng lực thực hiện công việc là gì? Nêu mục đích của việc đánh giá năng
lực thực hiện công việc của nhân viên.
- Đánh giá năng lực thực hiện công việc là một hệ thống chính thức được duyệt xét và
đánh giá sự hoàn thành công tác của một cá nhân theo định kỳ.
- Mục đích:
· Nâng cao khả năng thực hiện công việc và cung cấp những thông tin phản hồi cho
nhân viên biết được mức độ thực hiện công việc, từ đó có biện pháp nâng cao và
hoàn thiện hiệu năng công tác.
· Giúp doanh nghiệp có những dữ liệu cho biết khả năng thăng tiến của nhân viên
và có cơ sở để hoạch định tài nguyên nhân sự.
· Giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc, làm cơ
sở để khuyến khích động viên họ.
· Giúp cho doanh nghiệp có cơ sở dự báo về nhân sự trong tương lai, từ đó có kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân sự.
· Có thể điều chỉnh việc bố trí sử dụng nhân viên cho phù hợp với công việc, phát
hiện những tiềm năng trong nhân viên giúp họ phát triển.
10. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả lương cho người lao động trong doanh
nghiệp.
- Bản thân công việc:
▪ Kỹ năng
▪ Trách nhiệm
▪ Cố gắng
▪ Điều kiện làm việc
- Bản thân nhân viên:
▪ Mức hoàn thành công việc
▪ Thâm niên
▪ Kinh nghiệm
▪ Thành viên trung thành
▪ Tiềm năng của nhân viên
- Môi trường công ty:
▪ Chính sách
▪ Bầu văn hóa
▪ Cơ cấu tổ chức
▪ Khả năng chi trả
- Thị trường lao động:
▪ Lương trên thị trường lao động
▪ Chi phí sinh hoạt
▪ Xã hội
▪ Nền kinh tế
▪ Luật pháp
11. Khái niệm chất lượng theo ISO 9001:2015? Trình bày các yếu tố cấu thành nên chất
lượng sản phẩm.
- Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các đặc tính vốn có của một đối tượng đáp ứng
yêu cầu.
- Các yếu tố cấu thành chất lượng sp:
· Sự hoàn thiện của sản phẩm: giúp chúng ta phân biệt sản phẩm này với sản phẩm
khác, thường thể hiện thông qua các tiêu chuẩn mà nó đạt được.
· Giá cả: thể hiện chi phí để sản xuất (mua) sản phẩm và chi phí để khai thác sử
dụng nó.
· Sự kịp thời: thể hiện cả về chất lượng và thời gian.
· Phù hợp với các điều tiện tiêu dùng cụ thể: sp chỉ có thể đc coi là chất lượng khi
phù hợp với điều kiện tiêu dùng cụ thể.
12. Quản lý chất lượng sản phẩm là gì? Nêu vai trò của quản lý chất lượng sản phẩm.
- Quản lý chất lượng sản phẩm là sự phối hợp các yếu tố giúp định hướng và kiểm soát
tốt chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm.
- Vai trò:
▪ Hạn chế hàng bị lỗi → kiểm soát tốt chi phí →giúp giam giá thành sản
phẩm →nâng cao chất lượng sản phẩm → nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
▪ Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng, thị truờng canh tranh
ngày càng gay gắt. Cần nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao uy tín
sản phẩm và phù hợp với các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Đây cũng là
những yêu cầu của xã hội.
▪ Tiết kiệm (chi phí, nguyên liệu...) → Bảo vệ môi trường.
DẠNG 2: CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM (các bài tập nhóm trên lớp)
1. So sánh hình thức giải thể và phá sản doanh nghiệp
- Giống:
+ Đều chấm dứt sự tồn tại của DN về mặt pháp lý lẫn thực tế (trừ trường hợp phục hồi sau phá
sản)
+ Đều bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký KD
+ Diễn ra QT phân chia TS tồn tại của DN
+ Đều phải thực hiện các nghĩa vụ TS ( thuế, thanh toán nợ, quyền lợi của NLĐ)
Tiêu chí Phá sản Giải thể
Khái niệm Là trình trạng DN bị Là việc chấm dứt hđ kd do DN đã đạt
mất khả năng thanh mục tiêu đã đặt ra hoặc giải thể theo quy
toán và bị toà án nhân định của PL
dân ra quyết định tuyên
bố phá sản
Nguyên nhân -Mất khả năng thanh-Không đủ số lượng thành viên tối thiểu
toán các khoản nợ đến
trong 6th liên tục
hạn trong thời hạn 3th
-Kết thúc tg hđ đã ghi trong điều lệ DN
kể từ ngày đến hạn mà ko có quyết định gia hạn
thanh toán -Theo quyết định của chủ sở hữu DN
-DN bị Toà án nhân -Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN
dân tuyên bố phá sản
-DN bị thua lỗ nhiều nhưng chưa lâm
vào tình trạng phá sản; do ảnh hưởng của
chính sách pháp luật hiện hành
Chủ thể ra quyết định Toà án nhân dân -Quyết định của chủ sở hữu doanh
nghiệp (đối với trường hợp giải thể tự
nguyện)
-Cơ quan đăng ký kinh doanh quyết định
(trường hợp giải thể bắt buộc).
Bản chất pháp lý Thủ tục tư pháp Thủ tục hành chính
Nguồn luật Luật phá sản 2014 Luật DN 2020
Hệ quả pháp lý Chấm dứt hđ KD của Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí KD
DN, bị xoá tên DN DN, bị xoá tên DN trong sổ đăng kí KD

Ng có quyền nộp đơn + Chủ DN tư nhân; + Chủ DN đối với DNTN;


y/c + Chủ tịch Hội đồng + Đại hội đồng cổ đông đối với cty CP;
quản trị của cty CP + Hội đồng thành viên, CSH cty đối với
+ Chủ tịch Hội đồng cty TNHH;
thành viên của cty + Tất cả các thành viên hợp danh đối với
TNHH 2tv trở lên; cty hợp danh.
+ CSH cty TNHH 1tv
+ Thành viên hợp danh
của cty hợp danh;
+ Chủ nợ ko có bảo
đảm, chủ nợ có bảo
đảm 1phần;
+NLĐ, công đoàn cơ
sở, công đoàn cấp trên
trực tiếp cơ sở ở những
nơi chưa thành lập
công đoàn cơ sở;
+ Người đại diện theo
pháp luật của DN;
+ Cổ đông hoặc nhóm
cổ đông sở hữu từ 20%
số cổ phần phổ thông
trở lên trong thời gian
liên tục ít nhất 06
tháng.
2. So sánh nhãn hiệu và thương hiệu
- Giống: + Đều là chỉ dẫn thương mại, mang tính đại diện
+ Là khái niệm dùng để nhận biết về sản phẩm HH DV của DN nào đó trên TT
+ Đều là sp hữu hình và có gtri lợi ích lớn cho DN sở hữu nó
- Khác:

Tiêu chí Nhãn hiệu Thương hiệu


Khái niệm Là dấu hiệu dùng để phân biệt sp Là dấu hiệu (vô hình và hữu hình)
của các tổ chức, cá nhân với nhau đặc biệt để nhận biết 1 sp được SX
hay được cung cấp bởi cá nhân hay
tổ chức
Đăng kí bảo hộ Được PL bảo hộ Ko đc PL bảo hộ
Dấu hiệu nhận Có các dấu hiệu nhận biết và nhìn Ko có dấu hiệu nhận biết cụ thể,
biết thấy được dưới dạng chữ cái, từ hình thành trong nhận thức của
ngữ, hình ảnh, hình vẽ NTD
Thời hạn 10 năm và có thể xin gia hạn Tồn tại lâu dài và ko xđ đc tg tồn
nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm tại cụ thể
Sự định giá ĐC coi là TS khi đc PL bảo hộ và Đc coi là TS vô hình và ko thể định
có thể định giá đc giá 1 cách dễ dàng
Khả năng bị có khả năng bị xâm phạm cao, vì Ko thể sao chép, bắt chước hay làm
xâm phạm có thể sao chép 1 nhãn hiệu nổi giả được, bởi nó đc tạo dụng từ 1
tiếng hoặc 1 nhãn hiệu có độ phổ QT lâu dài, là dấu ấn trong tiềm
biến rộng để in lên hàng hóa, dịch thức của người tiêu dùng, là sự tin
vụ của mình nhằm thu lợi. tưởng, yêu thích đối với thương
hiệu đó.
3. So sánh hình thức khuyến mãi và khuyến mại

Khuyến mại Khuyến mãi


Khái niệm Là hoạt động xúc tiến thương mại Là hoạt động tác động đến người bán
của thương nhân nhằm xúc tiến việc hàng (đại lý bán hàng, khách hàng
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trung gian, người phân phối) nhằm
bằng cách dành cho khách hàng kích thích việc mua hàng hóa.
những lợi ích nhất định.
Căn cứ Luật thương mại 2005 và Nghị định Không có quy định
81/2018/NĐ-CP.
Mục đích Hướng tới người tiêu dùng => tăng Hướng tới trung gian phân phối =>
sức mua hàng. tăng sức bán hàng.
Bản chất Tăng doanh thu; kích cầu tiêu dùng; Giải phóng hàng tồn kho; nâng cao
giảm hàng tồn kho. doanh số; càng bán được nhiều càng
được nhà sản xuất thưởng nhiều.
Hình thức Dùng hàng mẫu miễn phí; giảm giá Thưởng doanh số; tặng quà; thưởng
trực tiếp, tặng phiếu mua hàng; rút du lịch; ...
thăm trúng thưởng, tổ chức chương
trình khách hàng thường xuyên
(phiếu tích điểm); ...

4. Sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị?

Tiêu thức phân Kế toán tài chính Kế toán quản trị


biệt

Đặc điểm thông Phải khách quan và có thể thẩm Thông tin thích hợp và linh hoạt phù
tin tra hợp với vấn đề cần giải quyết
Thước đo sử Chủ yếu là thước đo giá trị Cả giá trị và hiện vật, thời gian lao
dụng động
Các nguyên tắc Phải tuân thủ các nguyên tắc kế Doanh nghiệp tự xây dựng, tự triển
sử dụng trong toán chung đã được thừa nhận, khai, có tính linh hoạt, không mang
việc lập báo mang tính bắt buộc tính pháp lệnh
cáo
Người sử dụng Các thành phần bên ngoài doanh Các thành phần bên trong công ty:
thông tin nghiệp như các tổ chức tín dụng, Giám đốc, quản lý hội đồng quản
đối thủ cạnh tranh; nhà cung cấp trị, các giám sát viên, quản đốc.
vật tư, hàng hóa, người đầu tư tài
chính, người lao động; ...
Các báo cáo kế - Bảng cân đối kế toán - Các báo cáo cung cấp, dự trữ
toán chủ yếu - Báo cáo kết quả kinh vật tư, hàng hóa,...
doanh - Các báo cáo về quá trình sản
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ xuất (tiến độ, chi phí, kết quả)
- Thuyết minh báo cáo tài - Các báo cáo về bán hàng (chi
chính phí giá vốn, doanh thu)...
Kỳ báo cáo tháng, quý, năm ngày, tuần, tháng, quý, năm
Phạm vi thông Toàn doanh nghiệp Gắn với các bộ phận trực thuộc
tin doanh nghiệp
Trọng tâm Chính xác, khách quan, tổng thể Kịp thời, thích hợp, linh động, ít chú
thông tin ý đến độ chính xác

5. So sánh tiền lương và tiền công


· Giống nhau: Đều là số tiền mà người lao động nhận được dựa trên loại công
việc, mức độ thực hiện công việc, trình độ và thâm niên của người lao
động.
· Khác nhau:
- Tiền lương: thường được trả một cách ổn định và thường xuyên
- Tiền công: thường được trả tùy theo thời gian làm việc thực tế hay
theo khối lượng công việc được hoàn thành.
DẠNG 3: BÀI TẬP TÍNH TOÁN (thuộc chương 6 + chương 7)
Bài tập tính toán phải có lời giải, ghi công thức, ráp số và ghi đáp số (có đơn vị)

You might also like