You are on page 1of 4

Họ Và Tên: Nguyễn Thị Thu

Ngày sinh: 9/8/2002


Msv: 22052003
Lớp: QTKD TNTT QH2022

KIỂM TRA GIỮA KỲ


MÔN: NGUYÊN LÝ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Câu 1: Hãy trình bày đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của loại hình công ty cổ
phần. Lấy ví dụ thực tế một công ty cổ phần tại Việt Nam hiện nay được đánh giá
cao trong công tác Quản trị kinh doanh.
Bài làm
Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và
tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ
thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham
gia của các nhà đầu tư.
Ưu điểm của công ty cổ phần
- Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn nên mức độ chịu rủi ro của các cổ đông thấp. Cổ
đông chỉ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công
ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
- Khả năng huy động vốn rất cao và linh hoạt thông qua việc chào bán các loại cổ
phần, phát hành cổ phiếu ra công chúng. Hiện nay đây là loại hình duy nhất có thể
phát hành cổ phiếu để huy động vốn;
- Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần đơn giản, cộng thêm không giới hạn số lượng cổ
đông là yếu tố thu hút nhiều cá nhân hoặc tổ chức dễ dàng tham gia góp vốn vào
công ty cổ phần, vì vậy phạm vi đối tượng có thể mua cổ phần và tham gia là cổ
đông của công ty cổ phần rất rộng;
- Được quyền niêm yết, giao dịch cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán.
Nhược điểm của công ty cổ phần
- Cơ cấu tổ chức công ty phức tạp, nên việc quản lý và điều hành công ty cổ phần
cũng khó khăn hơn do số lượng cổ đông rất lớn, nhiều cổ đông có thể không quen
biết nhau và có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông trong công ty đối kháng
nhau về lợi ích.
- Đối với công ty cổ phần sẽ khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định nào đó dù là
về quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh do phải thông qua Hội Đồng quản trị, Đại
hội đồng cổ đông. Vậy nên rất dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp
- Khả năng bảo mật trong kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công
khai và báo cáo với các cổ đông ở các cuộc họp thường niên.
- Ngoài ra, khi các cổ đông chuyển nhượng cổ phần phải có nghĩa vụ nộp tờ khai
thuế thu nhập cá nhân và nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 0,1% trên giá
chuyển nhượng cổ phần từng lần.

Ví dụ thực tế về CTCP tại Việt Nam: hiện nay Công Ty cổ phần Hoàng Anh Gia
Lai đang có được đánh giá cao trong công tác quản trị, HAGL luôn ưu tiên ứng
dụng những kiến thức và mô hình thực hành tốt về quản trị để đưa vào hoạt động.
Tăng cường công tác quản lý tài chính, quản lý rủi ro và giám sát chi tiêu bằng
cách kiểm soát hiệu quả công tác thu hồi công nợ, áp dụng các biện pháp tiết giảm
chi phí.
Mở rộng thị trường trong nước và phát triển thị trường ra các nước trong khu vực
đồng thời chuẩn hóa mô hình hoạt động, phát huy vai trò của các chi nhánh, văn
phòng đại diện trong và ngoài nước.
Đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu, giữ mối quan hệ với các khách hàng hiện có
và tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng bằng nhiều kênh và đầu mối thông
tin, linh hoạt nắm bắt cơ hội để mở rộng thị trường.
Song song với việc đánh giá hiệu quả hoạt động, HAGL còn chú trọng cải tiến
hệ thống quản lý, cơ cấu bộ máy tổ chức nhân sự để phù hợp với mục tiêu phát
triển của Tập đoàn. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
cho đội ngũ nhân viên và việc quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý luôn
được xem là nhiệm vụ trọng tâm của doanh nghiệp.
Câu 2: Trình bày sự khác biệt giữa tuyển mộ và tuyển chọn. Nêu các bước tuyển chọn
tại một doanh nghiệp bất kỳ ở Việt Nam, phân tích cách thức tuyển chọn của doanh
nghiệp đó đã hợp lý hay chưa?
Sự khác biệt giữa tuyển mộ và tuyển chọn:

- Tuyển mộ nhân sự là hoạt động chiêu mộ, thu hút ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển.
Kết thúc quá trình tuyển mộ, tổ chứ sẽ thu được hồ sơ ứng tuyển của ứng viên. Nói
cách khác tuyển mộ còn là quá trình thu hút những người lao động có trình độ từ
bên ngoài xã hội và bên trong nội bộ doanh nghiệp.

- Tuyển chọn nhân lực là bước tiếp theo sau tuyển mộ nhằm đảm bảo tuyển dụng đúng
đội ngũ nhân lực như yêu cầu đã đề ra trước đó. Ở giai đoạn này doanh nghiệp sẽ
sàng lọc, đánh giá các ứng viên tham gia dự tuyển, sau đó chọn ra những ứng viên
phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức.

- Các bước tuyển chọn tại Vinamilk ở Việt Nam


1. Chuẩn bị tuyển dụng
2. Thông báo tuyển dụng
3. Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ
4. Phỏng vấn sơ bộ
5. Kiểm tra
6. Phỏng vấn lần 2
7. Xác minh, điều tra
8. Khám sức khoẻ
9. Ra quyết định tuyển dụng
10. Bố trí công việc

Phân tích cách thức tuyển chọn


Nền tảng của một doanh nghiệp luôn là một đội ngũ nhân sự mạnh có năng lực và
chuyên môn. Vì thế, công việc tuyển dụng là cơ quan điều hành tiên quyết để có thể
xây dựng nên 1 nền tảng tốt cho doanh nghiệp.
Ngày nay tại các doanh nghiệp thì công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực là nhu cầu tất yếu, vấn đề này xuất phát từ cả lý do khách quan lẫn chủ
quan của doanh nghiệp. Lý do khách quan là doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực cạnh
tranh từ các đối thủ và các nhu cầu khác nhau của thị trường. Khi một doanh nghiệp
tiến hành hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình một
cách có hiệu quả để nâng cao khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp khác không thể
đứng ngoài cuộc mà họ cũng phải tiến hành công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực để có thể tạo nên ưu thế trên thị trường. Còn lý do chủ quan là các
doanh nghiệp luôn cần tuyển dụng đủ đồng thời đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
để đáp ứng nhu cầu của chính doanh nghiệp mình. Đó là phải tuyển đủ số lượng nhân
lực và đào tạo nhân viên mới vào cho quen với tình hình thực tế hoạt động sản xuất
kinh doanh, những nhân viên đã làm voeejc lâu tại doanh nghiệp thì cần được đào tạo
để nâng cao kiến thức, kỹ năng. Nhìn chung mục đích của Vinamilk là cần tuyển dụng
đủ và đào tạo tốt nguồn nhân lực để nâng cao sản xuất của người lao động, nhằm giảm
giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sẩn phẩm, nâng cao khản năng cạnh tranh và
làm doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận ngày càng phát triển.

You might also like