You are on page 1of 8

I.

Tổng quan
 Tính cấp thiết :

Hiện nay, trong xã hội mà thị trường đang mở cửa và ngày càng phát triển thì
doanh nghiệp chính là một thứ đóng vai trò cốt lõi. Doanh nghiệp hay đúng ra là
doanh thương là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh. Có thể nói nếu không có doanh nghiệp, sẽ
không có sự phát triển của kinh tế, trong đó doanh nghiệp tư nhân chinh là động
lực phát triển của một nền kinh tế thị trường như Việt Nam. Doanh nghiệp tư nhân
ở Việt Nam sau những năm cải cách được lập ra rất nhiều, có thể ví von như ‘ Nấm
sau mưa’. Nhưng chẳng mấy trong số đó có thể thanh công và trụ vững trong nhiều
năm. Vậy bí quyết của những doanh nghiệp thành công là gì? Ngoài việc họ duy trì
hiệu quả công việc thì chuẩn bị những bước đầu tiên trước khi thành lập mang một
yếu tố then chốt. Vậy nên ‘ Những bước đi đầu tiên’ của doanh nghiệp cần phải
tìm hiểu một cách kĩ càng và nhận thức một cách đúng đắn.

 Khái niệm :
Các tổ chức kinh tế ( Tổ chức hiệu dụng ) là các tổ chức luôn tính toan đến hiệu
quả kinh tế, là tổ chức tái tạo và lớn mạnh trong quá trình hoạt động. Hiện nay do
nhà nước can thiệp vào lĩnh vực kinh tế nên có các dang tổ chức hiệu dụng là : tổ
chức phi lợi nhận, tổ chức bán lợi nhuận và tổ chức lợi nhuận.
Song do trong bài đang đề cập đến các tổ chức doanh nghiệp nên chúng ta sẽ tập
trung vào tổ chức lợi nhuận, đó là tổ chức hoạt động dựa trên nguyên tắc lấy thu bù
chi để có được lợi nhuận. Ví dụ điển hình của tổ chức lợi nhuận cũng chính là các
loại hình doanh nghiệp .
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh

II. Loại hình doanh nghiệp


1. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp rất quan trọng, không chỉ chi phối đến cơ
chế quản trị mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệu quả và an toàn của hoạt
động kinh doanh
- Hiện tại, Việt Nam có nhiều cá nhân và tổ chức hoạt động kinh doanh; tuy
nhiên, theo cấu trục của Luật Doanh nghiệp năm 2014, cá nhân và tổ chức kinh
doanh sẽ được phân loại thành 4 loại hình doanh nghiệp chính là Doanh nghiệp tư
nhân, công ty Trách nhiệm Hữu hạn, công ty Cổ phần và công ty Hợp danh.
 Trên thực tế, loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay là loại hình Công
Ty TNHH (chiếm 85% các loại hình doanh nghiệp). Ưu điểm của loại hình này
là phù hợp với nền kinh tế đang phát triển với nhiều công ty có quy mô vừa và
nhỏ.
 Khái niệm : Công ty TNHH bao gồm hai loại hình :
- Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên: Loại hình công ty có từ 2 đến 50
thành viên góp vốn, các bạn xác định số thành viên thực tế của mình là bao nhiêu
để có thể lựa chọn loại hình, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê,
mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ
đã góp.
- Công ty TNHH Một Thành Viên: Đây là loại hình công ty do 1 cá nhân hoặc
1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn
trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Nếu các bạn có 1 thành viên thì nên lựa chọn
loại hình công ty này.
=> Các doanh nghiệp Việt Nam có đến trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ,
trong đó gần 60% doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, vốn cũng như điều kiện kỹ
thuật rất lạc hậu. Do đó, hiệu quả kinh doanh chưa cao đã ảnh hưởng đến lợi
nhuận. Đây là thực trạng của nền kinh tế Việt Nam cũng như khối doanh nghiệp,
trong khi khối doanh nghiệp đóng góp tới trên 60% vào GDP và là xương sống và
phản ánh sức khỏe của nền kinh tế (2015) . Với tỉ lệ chiếm đa số về các doanh
nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam thì bên cạnh đó sự lựa chọn
ưu tiên số 1 của các doanh nghiệp này chính là loại hình công ty TNHH bởi các ưu
điểm sau đây :
 Công ty TNHH có rủi ro thấp cho người góp vốn, chủ công ty
- Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ chỉ cần phải chịu trách nhiệm về
nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp đúng với số vốn mà thành viên
góp vào công ty. Sự tách bạch về số vốn và tài sản này giúp doanh nghiệp hạn chế
được nhiều rủi ro.
 Dễ dàng kiểm soát vốn góp và chuyển nhượng vốn góp, không cho người lạ
đầu tư vào công ty
- Việc góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn khá đơn giản và không yêu cầu
cao về tỉ lệ vốn góp.
- Nếu thành viên muốn chuyển nhượng vốn góp thì chỉ được chuyển nhượng số
vốn góp của mình và phải được sự đồng ý của những thành viên khác.
- Hơn nữa còn phải ưu tiên những thành viên khác trong công ty mua phần vốn góp
này. Điều này giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát thành viên sở hữu vốn góp của
công ty mình và tránh việc người lạ hay đối tượng không mong muốn sở hữu công
ty.
 Số lượng thành viên công ty ít, dễ quản lý
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên.
Hơn nữa, số lượng thành viên tối đa có thể sở hữu vốn công ty là 50 thành viên. Do
vậy, rất dễ kiểm soát các thành viên cũng như hoạt động nội bộ của công ty.
 Dễ kiểm soát các hoạt động công ty
- Việc vận hành hoạt động của công ty TNHH khá đơn giản, hoạt động kinh doanh
không bị vướng mắc quá nhiều về pháp luật. Do thành viên công ty ít nên càng dễ
kiểm soát toàn bộ các hoạt động kinh doanh.
- Ngoài ra, các thành viên, bộ phận dễ phối hợp hoàn thành công việc tốt hơn.
Không phải thông qua ý kiến của quá nhiều người
 Công ty trách nhiệm hữu hạn không bị giới hạn về ngành nghề kinh doanh
- Các công ty TNHH có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với
mục đích kinh doanh của công ty mà không bị giới hạn. Chỉ cần ngành nghề đó
không thuộc ngành nghề bị hạn chế hay bị cấm. Do đó, doanh nghiệp có thể tiến
hành đăng ký ngành nghề kinh doanh tùy theo tính chất ngành nghề, lĩnh vực của
công ty.
III. Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp
a. Cơ cấu doanh nghiệp phổ biến nhất
Hiện nay cơ cấu tổ chức được chia ra thành nhiều loại, nhưng cơ cấu tổ chức mà
phổ biến và nước ta sử dụng nhiều nhất là cơ cấu tổ chức theo chức năng.
Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chức trong đó từng chức năng quản lý
được tách riêng do một bộ phân một cơ quan đảm nhận. Cơ cấu này có đặc điểm là
những nhân viên chức năng phải là người am hiểu chuyên môn và thành thạo
nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của mình, cũng vì vậy mà cơ cấu chức năng này
thu hút được nhiều chuyên gia có kiến thức sâu về chuyên môn và kiến thức trong
quản lý, từ đó nâng cao chất lượng và kĩ năng giải quyết vấn đề.
Một lợi thế của cấu trúc này là nhân viên được phân nhóm theo bộ kỹ năng và chức
năng, cho phép họ tập trung sức mạnh tập thể vào việc thực hiện vai trò với tư cách
là một bộ phận => Tính chuyên môn hóa cao
Một trong những thách thức mà cấu trúc này mang lại là việc thiếu thông tin liên
lạc giữa các bộ phận, với hầu hết các vấn đề và cuộc thảo luận diễn ra ở cấp quản
lý giữa các bộ phận riêng lẻ.
Ví dụ, một bộ phận làm việc với bộ phận khác trong một dự án có thể có những kỳ
vọng hoặc chi tiết khác nhau cho công việc cụ thể của bộ phận đó, điều này có thể
dẫn đến các vấn đề khó thống nhất về sau. Đây chính là kết quả của việc thiếu giao
tiếp và trao đổi giữa các bộ phận.
 Tuy nhiên nhược điểm này hoàn toàn có thể khắc phục được :
- Các doanh nghiệp thường tổ chức các sự kiện và hoạt động (đi du lịch, buổi
giao lưu, gặp mặt cuối tuần/tháng/năm hoặc dịp lễ…) để tạo điều kiện cho đội ngũ
nhân viên kết nối, siết chặt tinh thần tập thể. Nắm bắt những cơ hội này để quen
biết và hiểu hơn về những người mà bạn làm việc cùng, trong một bối cảnh khác
đi, nơi mà bạn có thể sẽ biết nhiều hơn hoặc thậm chí biết thêm một con người
khác của họ, từ đó phát triển những mối liên hệ mới, nằm ngoài những áp lực mà
môi trường công việc vẫn luôn đè nặng lên bạn. Khi bạn đã chia sẻ và kết nối được
với các thành viên khác thì rào cản giao tiếp sẽ bị xóa bỏ từ đó gia tăng việc liên
kết trong các phòng ban thậm chí là các phòng ban khác với nhau.
Cùng từ những ý kiến về ưu nhược và cách khắc phục trên thì với các công ty
TNHH ở Việt Nam hiện nay nói riêng và các tổ chức doanh nghiệp Việt Nam nói
chung thì cơ cấu chức này là cơ cấu phù hợp và cũng là loại hình cơ cấu phổ biến
nhất.

b. Xác định cơ cấu tổ chức phù hợp dựa vào tình hình thực tế của
doanh nghiệp
Một cơ cấu tổ chức không thể phù hợp với mọi doanh nghiệp. Thế nên, việc chọn
một cơ cấu phù hợp với chiến lược công ty, môi trường kinh doanh sẽ cho phép
doanh nghiệp hoạt động tối ưu.
Nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chi phí thấp với số lượng lớn, sử dụng cơ cấu
thang bậc truyền thống có thể sẽ rất thành công. Nhưng nếu công ty phụ thuộc vào
sự đổi mới liên tục trong một thị trường đầy biến động, sử dụng cơ cấu này sẽ
không còn hiệu quả.
Với một doanh nghiệp nhỏ, có quá nhiều phòng ban chuyên biệt sẽ dẫn đến sự đình
trệ trong công việc. Đối với công ty có quy mô trung bình sẽ tiết kiệm chi phí hơn
khi duy trì các phòng ban chuyên môn có khả năng đưa ra quyết định độc lập. Nếu
doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực với nhiều quy định nghiêm ngặt như
dịch vụ y tế, bảo hiểm hay tài chính thì cần tổ chức cơ cấu với sự quản lý và kiểm
soát vô cùng chặt chẽ.
Việc lựa chọn và xây dựng cấu trúc là một phần quan trọng quyết định thành công
của một tổ chức. Tùy thuộc vào đặc tính tổ chức (doanh nghiệp) và lĩnh vực ngành
nghề kinh doanh, tổ chức có thể áp dụng một trong nhiều cấu trúc hoặc áp dụng
linh hoạt nhằm đạt được các mục đích quản lý.

IV. Kết luận và khuyến nghị


1. Kết luận

Với thị trường mở của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, đi cùng với
đó là sự hội nhập toàn cầu, đa phương hóa thì doanh nghiệp đóng một vai trò rất
lớn trong nền kinh tế, nhưng không phải ai cũng có thể nhận thức một cách rõ ràng
và hoàn chỉnh về sự quan trọng của việc chuẩn bị trước khi thanh lập doanh
nghiệp, vậy nên trong khi chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021 lên đến 93.225 doanh
nghiệp nhưng đến hơn 70.209 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, hầu hết là
những doanh nghiệp hoạt động chưa đầy 5 năm, và nguyên nhân chủ quan đến
phần lớn từ sự chuẩn bị không kĩ càng trước khi thanh lập doanh nghiệp.
 Vậy nên với con số như vậy ta cũng đủ thấy rõ được tầm quan trọng của một
sự chuẩn tốt trước khi thành lập doanh nghiệp. Hay như Lý Tiểu Long-một
tượng đài võ thuật của thế giới từng nói ‘ Tôi không sợ người luyện tập
10.000 cú đá chỉ một lần mà chỉ sợ người thực hành một cú đá 10.000 lần’
cũng là nhấn mạnh của sự chuẩn bị, chinh việc bạn chuẩn bị tốt hơn những
đối thủ khác một chút là bạn đã thành công hơn họ rất nhiều
2. Sinh viên cần chuẩn bị điều gì trước khi bước vào tổ chức doanh
nghiệp ?
 Khi nghe qua việc thành lập một doanh nghiệp có vẻ khá khó khăn để có thể
chuẩn bị và vận hành, nhất là đối với những sinh viên hiện nay. Có một
thực trạng đáng báo động của sinh viên Việt Nam hiện nay là hơn 100.000
nghìn cử nhân Đại học thất nghiệp mỗi năm, không có nghề nghiệp, gây ra
tình trạng lãng phí chất xám, gây ra thiệt hại to lớn cho xã hội. Điều đó là do
sinh viên vẫn coi nhẹ những trải nghiệm thực tế.Chính vì vậy sinh viên cũng
cần một hành trang đầy đủ hơn để có thể kiếm một công việc phù hợp với
trình độ chuyên môn cũng như là thành lập một doanh nghiệp của mình.
 Điều đầu tiên cũng rất quan trọng chính là kiến thức chuyên môn về lĩnh vực
của doanh nghiệp thật vững vàng và kĩ lưỡng. Đây là một phần quan trọng
nhưng cũng là phần sinh viên dễ hành trang được nhất vì những phương pháp
học và rèn luyện ở môi trường đại học là rất phù hợp với việc học kiến thức
chuyên môn. Kiến thức là một thứ tối quan trọng với từng bước đi của sinh viên
trong việc thành lập doanh nghiệp.
 Thứ hai, sinh viên cần phải chuẩn bị những kinh nghiệm cần thiết cho công việc
thành lập và tổ chức doanh nghiệp. Đây là một điều vô cùng quan trọng đối với
mỗi sinh viên. Sinh viên có thể đi làm thêm, học hỏi thêm từ những người đi
trước và có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó, học hỏi những mô hình kinh doanh
của những doanh nghiệp đã có ở trong cũng như nước ngoài để tối đa được
hiệu quả trong việc thành lập, tránh những sai lầm của những người đi trước và
tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc.
 Thứ ba, vì hiện nay sinh viên chủ yếu vẫn là học lý thuyết mà rất thiếu đi sự
thực hành thực tế, dễ gây ra thất bại, vậy nên sinh viên cần có nhiều hơn những
trải nhiệm thực tế cũng như va chạm với những vấn đề trong xã hội, thứ mà môi
trường sư phạm không thể dạy cặn kẽ và đầy đủ, đó chính là kinh nghiệm sống,
và khi bạn tích lũy được càng nhiều tức là bạn sẽ càng thành công.
 Ngoài ra sinh viên cần có những nhận thức cơ bản về việc “start up “ hay còn
gọi là khởi nghiệp ngay khi còn trong ghế nhà trường. Điều này không chỉ đến
từ một phía là sinh viên mà còn phải là sự phối hợp đôi bên của cả nhà trường
và sinh viên. Hiện nay trong các ngôi trường đại học cũng có rất nhiều các buổi
“workshop” dành cho các anh chị/ các bạn sinh viên năm ba và năm tư chuẩn bị
ra trường có buổi tọa đàm với các anh chị đi trước đã và đang đi làm ở các
doanh nghiệp hoặc thâm chí là mở doanh nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm. Tuy
nhiên chỉ với thời lượng có hạn thì các buổi tọa đàm này không thể giải đáp hết
các thắc mắc được nên nhóm chúng em đưa ra kiến nghị rằng : Nên đưa “khởi
nghiệp” là một môn học tự chọn tại trường học

Nếu chỉ dừng lại ở những buổi chia sẻ có tần suất 1 buổi/1 kỳ học thì tác giả cho
rằng điều này chưa đủ để thay đổi nhận thức của sinh viên và hệ sinh thái khởi
nghiệp tại Việt Nam. Lấy ví dụ về nền bóng đá nước nhà, Việt Nam cũng đầu tư
rất nhiều vào việc đào tạo bóng đá và việc đào tạo phải kéo dài nhiều năm, đào tạo
“gà nòi” từ nhỏ thì mới có thể đạt được thành tựu như ngày hôm nay. Giáo dục về
khởi nghiệp cũng vậy, cũng cần được xây dựng nền móng, được đầu tư đúng mức
bằng cách xây dựng môn “Khởi nghiệp và pháp lý khởi nghiệp” là môn học chính
hoặc tự chọn cho sinh viên tại các trường đại học.

Chính điều này cũng tạo sự kết nối giữa nhà trường và các hiệp hội doanh nghiệp,
doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các
sinh viên sắp và đã ra trường có được công việc phù hợp với điều kiện của bản
thân.

V. Tài liệu tham khảo

You might also like