You are on page 1of 3

Cônggg ty TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIETNAM

Giới thiệu: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) được cấp giấy phép đầu tư
ngày 25/3/2008, chính thức đi vào hoạt động tháng 4 năm 2009. Tổng vốn đầu tư hiện nay là 2,5 tỷ
USD. Tính đến hết tháng 6/2018, SEV đã giải ngân hơn 2,4 tỷ USD.

Samsung Electronics có 9 nhà máy sản xuất điện thoại di động trên toàn cầu (Hàn Quốc, Indonesia
và ấn độ mỗi nước có 01 nhà máy; Trung Quốc, Brazil và Việt Nam mỗi nước có 2 nhà máy). Hai
nhà máy ở Việt Nam là SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên, thành lập năm 2013, vốn đầu tư là
5 tỷ USD). Hiện nay đây là 2 nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp điện thoại di động lớn nhất và
hiện đại nhất của Samsung Electronics trên toàn cầu.

SEV hiện có khoảng 40.000 lao động, SEVT có 70.000 lao động.

2 nhà máy này chiếm hơn 30% nhân lực của Samsung Electronics toàn cầu và cung cấp hơn 50%
tổng số lượng điện thoại Samsung trên toàn cầu.

Khoảng 70% công suất của cả hai nhà máy là dành cho sản xuất linh kiện điện thoại di động phục
vụ lắp ráp trong nước cũng như xuất khẩu sang các nhà máy khác.

Khái niệm: Công ty TNHH không được định nghĩa cụ thể theo pháp luật
doanh nghiệp. Công ty TNHH là một hình thức doanh nghiệp bao gồm hai loại
hình doanh nghiệp là:
- Công ty TNHH 1 thành viên;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp. Thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi
số vốn góp của mình.
Bên cạnh đó, việc gọi công ty TNHH là bởi vì điểm nổi bật của hình thức doanh
nghiệp này là các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vị số vốn góp của
mình (trách nhiệm hữu hạn). Thực chất, hai loại hình công ty TNHH 1 thành viên
và công ty TNHH 2 thành viên có đặc điểm hoàn toàn khác nhau.
Đặc điểm
- Tư cách pháp nhân: Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ khi được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó công ty có tài sản độc
lập, có con dấu riêng, trụ sở riêng và có thể tự nhân danh mình tham gia
quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không bị lệ thuộc vào tư cách của
chủ sở hữu.
Công ty có điều lệ riêng có thể phân biệt các công ty khác cùng loại hình hoặc
loại hình khác và được tổ chức thành một hệ thống theo quy định của Luật
Doanh nghiệp( Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) là đơn vị
thành viên của Tập đoàn Samsung Việt Nam. Công ty nhận giấy phép đầu tư vào tháng 3/2013 và
chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2014 với tổng vốn đầu tư ban đầu là 5 tỷ USD)

- Cơ cấu tổ chức: Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
xây dựng với cơ cấu bao gồm:
- Hội đồng thành viên;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên;
Advertisements

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.


Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong
các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc.
Đối với công ty TNHH 1 thành viên
- Do cá nhân làm chủ sở hữu thì được tổ chức mô hình hoạt động gồm:
+ Chủ sở hữu công ty;
+ Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm (có thể kiêm nhiệm Giám đốc);
+ Giám đốc (có thể được thuê hoặc do Chủ tịch công ty kiêm nhiệm).
- Do tổ chức làm chủ sở hữu thì được tổ chức mô hình hoạt động gồm:
+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Dù khác nhau nhưng cơ cấu của công ty TNHH không bắt buộc phải thành lập
Ban kiểm soát như công ty cổ phần.
(Cơ cấu tổ chức công ty Samsung bao gồm các bộ phận chính sau:
1. Ban Giám đốc: Đứng đầu công ty và có trách nhiệm quản lý chung và định
hướng chiến lược.
2. Các bộ phận chức năng: Bao gồm các bộ phận như Kế toán, Nhân sự, Quản lý
sản xuất, Tiếp thị, Tài chính, Nghiên cứu và phát triển, Quản lý chất lượng, và
Công nghệ thông tin.
3. Các đơn vị kinh doanh: Được chia thành các đơn vị kinh doanh riêng biệt tùy
thuộc vào ngành hoặc lĩnh vực hoạt động, ví dụ: Điện tử, Thiết bị gia dụng,
Truyền thông, và Công nghệ thông tin.)
- Về huy độn vốn: Công ty TNHH được huy động vốn thông qua hoạt động vay
vốn, tín dụng từ các cá nhân, tổ chức. Công ty TNHH cũng có quyền phát hành
trái phiếu. Bên cạnh đó, công ty cũng có thể huy động vốn các hình thức tăng
vốn của chủ sở hữu, thành viên công ty. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có
thể tiếp nhận thêm thành viên góp vốn để tăng vốn điều lệ.
Cả công ty TNHH một thành viên lẫn công ty TNHH hai thành viên trở lên không
được phép phát hành cổ phiếu. Theo đó, công ty TNHH không được phép phát
hành nhiều loại chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ
liệu điện tử phát hành như công ty cổ phần.

You might also like