You are on page 1of 2

- Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người trở nên năng động hơn,

sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đất nước đã thúc đẩy nhiều
người thành lập các công ty, doanh nghiệp.
- Và ở VN hiện nay, theo ghi nhận của Luật Doanh nghiệp 2020 thì có 5
loại hình doanh nghiệp chính, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên, Công ty cổ phần và cuối cùng là Công ty hợp danh.
- Hôm nay, nhóm chúng em sẽ cùng cô và các bạn tìm hiểu về 1 trong 5
loại hình doanh nghiệp này, đó chính là Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên.
KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
(THEO ĐIỀU 74, LUẬT DOANH NGHIỆP 2020)
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một
tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu
công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành
cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái
phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên
quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và
Điều 129 của Luật này.
 Vậy phát hành trái phiếu riêng lẻ là gì?
 Căn cứ theo Khoản 20, Điều 4, Luật chứng khoán 2019, phát hành
trái phiếu riêng lẻ là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành cho dưới
100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và
không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet.
 ĐẶC ĐIỂM:
- Chủ sở hữu: 1 cá nhân hoặc 1 pháp nhân.
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công
ty (chịu trách nhiệm hữu hạn).
VD: Doanh nhân A đăng ký thành lập Công ty TNHH một thành
viên với số vốn điều lệ đăng ký là 500 triệu đồng (Doanh nhân A đã
góp đủ số vốn điều lệ này vào công ty). Công ty bị làm ăn thua lỗ phá
sản và mắc nợ 2 tỉ đồng. Sau khi thanh lý toàn bộ tài sản của công ty
(500 triệu đồng) vẫn không đủ trả khoản nợ 2 tỉ kia thì doanh nhân A
cũng không phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tài sản cá nhân
của mình.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
- Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành
công ty cổ phần.

You might also like