You are on page 1of 6

Câu 1 :

*Công ty cổ phần:
1. Công ty cổ phần là gì?
Theo khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp quy định, công ty cổ phần là loại
hình doanh nghiệp mà trong đó:
 Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
 Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sẽ sở hữu cổ phần.
 Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông
chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
 Lợi nhuận mà cổ đông nhận được từ việc sở hữu cổ phần là cổ tức;
 Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu;
 Công ty cổ phần có đầy đủ các yếu tố để được coi là có tư cách pháp nhân
theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, công ty chính thức có tư cách pháp nhân.
A. Ưu điểm
- Cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiêp (Điểm c
Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020) nên mức độ rủi ro không cao;
- Khả năng huy động vốn rất cao và linh hoạt thông qua việc chào bán các loại
cổ phần,phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là đặc điểm riêng biệt chỉ công
ty cổ phần có
- Công ty không hạn chế số lượng cổ đông và có thể huy động vốn cả trên thế
giới. Do vậy, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất;
- Cổ đông có thể dễ dàng, tự do chuyển nhượng, mua bán, thừa kế cổ phần
thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;
- Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh trong hầu hết các
lĩnh vực ngành nghề;
- Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và
sở hữu
- Được tính lương thưởng của các cổ đông góp vốn tại các vị trí quản lý vào
chi phí hoạt động công ty để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
- Mọi quyết định trong việc kinh doanh được thu thập ý kiến của các cổ đông
nên rất minh bạch trong quản lý, điều hành.
B. Nhược điểm
- Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ
đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể
có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích
- Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công
khai và báo cáo với các cổ đông
- Đối với công ty cổ phần sẽ khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định nào đó dù
là về quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh do phải thông qua Hội Đồng quản
trị, Đại hội đồng cổ đông… Vậy nên rất dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh cho
doanh nghiệp

- Quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số không
được đảm bảo. Thực tế, tại các công ty cổ phần của Việt Nam, quyền lực của
công ty tập trung chủ yếu vào các cổ đông lớn và những người điều hành quản
lý công ty, cho nên đối với những công ty cổ phần có Ban kiểm soát được lập ra
mang tính chất hình thức hoặc không có Ủy ban kiểm toán nội bộ thì quyền lợi
của các cổ đông nhỏ lẻ có thể bị xâm phạm hoặc ảnh hưởng

- Việc thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình
công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt
về chế độ tài chính, kế toán.

- Mức thuế tương đối cao vì ngoài các nghĩa vụ thuế mà công ty phải thực hiện
đối với nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ nguồn cổ
tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp; khi các cổ đông chuyển nhượng
cổ phần phải có nghĩa vụ nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân và nộp thuế thu
nhập cá nhân với thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng cổ phần từng lần

- Chi phí cho việc thành lập công ty khá tốn kém.

Ví dụ:

- về ưu điểm:

Vd1: Công ty Vinamilk, một trong những công ty cổ phần lớn tại Việt Nam, có
hàng ngàn cổ đông. Theo Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020 mỗi
cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Điều này giúp giảm mức độ
rủi ro cho cổ đông.

Vd2: Công ty Viettel, một trong những công ty viễn thông lớn nhất tại Việt
Nam với giá trị cổ phiếu lớn cùng nhiều cổ đông. Vì vậy khả năng huy động vốn
của công ty là vô cùng lớn, ngoài ra công ty có quy mô hoạt động không chỉ
hoạt động trong lĩnh vực viễn thông mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như
công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, và thậm chí là năng lượng điển hình là
đầu tư và tham gia vào các dự án công nghệ cao như mạng 5G, Viettel còn cung
cấp dịch vụ tài chính, thanh toán và trung gian thanh toán thông qua ViettelPay.
Nhược điểm theo vd trên: chi phí thành lập,điều hành, thuế phải nộp của các
cổ đông là vô cùng cao, ….(tịt r)

*Công ty TNHH 2 thành viên:

Là gì: Theo Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020, giống như các loại hình doanh
nghiệp khác, Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó
thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên không vượt quá
năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công
ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp

A. Ưu điểm

- Có tư cách pháp nhân (khoản 2 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 ) nên doanh
nghiệp được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia
các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định
đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể
nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố
xảy ra với thành viên.
- Thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn
đã góp công ty (Khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 ) nên hạn chế được
rủi ro của thành viên khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Có nhiều chủ sở hữu hơn DNTN và công ty TNHH MTV nên có thể có nhiều
vốn hơn. Do vậy có vị thế tài chính tạo khả năng tăng trưởng cho doanh
nghiệp. Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều
hành công việc kinh doanh. Các thành viên vốn có trình độ kiến thức khác
nhau. Họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị.
- Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng thêm vốn góp của thành viên; tiếp
nhận thêm vốn góp của thành viên mới (khoản 1 Điều 68 Luật Doanh nghiệp
2020) hoặc phát hành trái phiếu (khoản 4 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 ).
- Chế độ chuyển nhượng (Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 ) và mua lại phần
vốn góp (Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020 ) được quy định chặt chẽ nên nhà
đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Nên có thể
tránh được tình trạng người lạ hoặc đối thủ muốn thâm nhập vào công ty.
B. Nhược điểm
- Số lượng thành viên bị hạn chế từ 02 đến 50 thành viên (khoản 1 Điều
46 Luật Doanh nghiệp 2020 );
- Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đều phải thông báo với cơ quan Đăng ký
kinh doanh (khoản 4 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 ).
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty TNHH 2TV trở lên chịu sự quản lý
chặt chẽ của pháp luật hơn so với DNTN, công ty hợp danh.
- Việc công ty TNHH 2TV trở lên không được phát hành cổ phần (Khoản 3
Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 ) cũng là một hạn chế cho việc huy động vốn
kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển
khai những kế hoạch kinh doanh lớn.
Ví dụ:

Câu 2
1. Hình thức kỷ luật khiển trách
- Khiển trách là hình thức kỉ luật nhẹ nhất, chủ yếu mang tính nhắc nhở đối với
người lao động nên thường được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần
đầu và ở mức độ nhẹ.
- Khi xử lí kỉ luật đối với người lao động người sử dụng lao động có thể khiển
trách bằng miệng hoặc bằng văn bản.
-Pháp luật lao động không quy định cụ thể hành vi vi phạm kỉ luật nào sẽ bị xử
lí ở hình thức này bởi vậy, người sử dụng lao động cần phải quy định cụ thể
trong nội quy lao động của đơn vị mình những hành vi vi phạm kỉ luật có thể bị
xử lí ở hình thức khiển trách.
- Thời hạn chấp hành kỉ luật hình thức khiển trách là 3 tháng. Sau 3 tháng chấp
hành, người lao động sẽ được xoá kỉ luật.
2. Kỷ luật kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quả 6 tháng
Kéo dài thời hạn nâng lương là một quy định quan trọng trong việc xét nâng bậc
lương thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
Pháp luật không quy định cụ thể hành vi vi phạm kỉ luật nào sẽ tương ứng với
hình thức kỉ luật này. Vì vậy, nó cần phải được quy định trong nội quy lao động
của đơn vị. Người sử dụng lao động khi xử lí kỉ luật sẽ căn cứ vào nội quy lao
động để áp dụng việc xử lí kỉ luật.
3. Hình thức kỷ luật cách chức
Cách chức là việc người có thẩm quyền ra quyết định cho người được bổ nhiệm
đang giữ một chức vụ nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa do vi phạm
thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự
tín nhiệm và trách nhiệm được giao.
Cách chức là một hành vi vi phạm kỉ luật. Pháp luật không quy định cụ thể hành
vi vi phạm kỉ luật nào sẽ tương ứng với hình thức kỉ luật này, do đó, trong nội
quy lao động cần quy định cụ thể các hành vi nào tương ứng với hình thức kỉ
luật này.Tuy nhiên, hình thức kỉ luật cách chức chỉ có thể ảp dụng đối với người
lao động có chức vụ nên nội quy lao động cần phải quy định một cách hợp lí.
4. Hình thức kỷ luật sa thải
Hình thức kỷ luật sa thải là biện pháp cao nhất mà pháp luật cho phép người
sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động vi phạm kỷ luật. Sa thải nhằm
loại bỏ khỏi tập thể lao động những người không tuân thủ kỷ luật, vi phạm
nghiêm trọng đến trật tự doanh nghiệp. Khi bị sa thải, người lao động không còn
tham gia quan hệ lao động và quan hệ này chấm dứt một cách tự nhiên. Sa thải
đồng nghĩa với việc người lao động bị chấm dứt hợp đồng.
Tuy nhiên, đây chỉ là sự đơn phương chấm dứt hợp đồng từ phía người sử dụng
lao động đối với người lao động khi họ có hành vi vi phạm kỉ luật. Chính vì vậy,
để tránh tình trạng người sử dụng lao động sa thải người lao động một cách bừa
bãi, bảo vệ việc làm cho người lao động, pháp luật thường quy định cụ thể các
trường hợp người sử dụng lao động được quyền sa thải người lao động và thông
thường đó là những trường hợp người lao động có những vi phạm được coi là lỗi
nặng.
Ở Việt Nam, theo Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động
được quyền sa thải người lao động trong những trường họp sau:
- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích,
sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc.
- Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gậy thiệt hại
nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm họng về tài sản, lợi ích
của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy
định trong nội quy lao động.
- Người lao động bị xử lí kỉ luật kéo dài thời hạn nâng bậc lương hoặc cách chức
mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỉ luật - Người lao động tự ý bỏ việc 5
ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365
ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lí do chính đáng.
Vd
1. Khiển trách:
o Nguyễn Thị Mai làm việc tại một công ty sản xuất. Trong quá
trình làm việc, cô đã vi phạm quy định về an toàn lao động bằng
việc không đeo mũ bảo hộ khi làm việc trong khu vực nguy hiểm.
Giám đốc công ty đã khiển trách cô về việc không tuân thủ quy
định an toàn. Khiển trách này được ghi chép vào hồ sơ lao động của
cô để theo dõi và đánh giá.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng:
o Trần Văn Hùng làm việc tại một cửa hàng thời trang. Anh đã vi
phạm nghiêm trọng bằng việc lừa đảo khách hàng bằng cách thay
đổi giá sản phẩm trên hóa đơn. Người sử dụng lao động đã áp dụng
hình thức kéo dài thời hạn nâng lương của anh không quá 6 tháng.
Anh sẽ không được nâng lương trong khoảng thời gian này.
3. Cách chức:
o Phạm Minh Tuấn là trưởng phòng kế toán tại một công ty tài
chính. Anh đã vi phạm nghiêm trọng bằng việc tiết lộ thông tin tài
chính quan trọng cho đối thủ cạnh tranh. Do đó, anh bị cách chức
khỏi vị trí trưởng phòng. Anh sẽ không còn giữ chức vụ quản lý và
phải chuyển sang vị trí khác trong công ty.
4. Sa thải:
o Nguyễn Thị A đã bị bắt quả tang ăn cắp tài sản của công ty, qua
điều tra công ty đã phát hiện chị A có hành vi xấu nhiều lần làm tổn
thất, thất thoát nhiều hàng hóa công ty. Vì vi phạm nghiêm trọng,
cô bị sa thải ngay lập tức. Cô không còn làm việc tại công ty và
quan hệ lao động giữa hai bên chấm dứt. Sa thải đồng nghĩa với
việc người lao động bị chấm dứt hợp đồng.

You might also like