You are on page 1of 14

NHÓM 2

CÔ NG TY TNHH HAI THÀ NH VIÊ N TRỞ LÊ N

Khái niệm:
Theo khoản 1 điều 46 của luật DOANH NGHIỆP 2020:

-- Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành
viên là tổ chức , cá nhân.

-- Thành viên chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy
định tai khoản 4 điều 47 của luật DOANH NGHIỆP 2020.

-- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo qui định tại các
điều 51, 52 và 53 của luật này.
VD Nguyễn Đức Hùng giám đốc công ty TNHH Taka Việt Nam với tôn chỉ kinh doanh ‘ chất
lượng thực-Giá trị thực’.Taka Việt Nam mong muốn đưa ra các sản phẩm có chất lượng tốt,đảm
bảo an toàn với mức giá phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân Việt

Câu hỏi 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể có tối đa bao nhiêu thành
viên?

A. 40

B. 50

C. 80

Đáp án: B

2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được phát hành ...

A. Trái phiếu B. Cổ phiếu C. Cổ phần

Đáp án: A
Đặc điểm:
-Về chủ sở hữu: công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lâp với tối thiểu 2
thành viên và tối đa là 50 thành viên; thành viên trong công ty có thể là tổ chức,
cũng có thể là cá nhân. Đây là dấu hiệu phân biệt loại hình công ty này với các loại
hình doanh nghiệp khác. Sự liên kết giữa các thành viên trong công ty thông qua
cơ chế góp vốn cho phép công ty đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu kinh doanh ở quy
mô lớn hoặc vừa phải; nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, sự hùn hạp là phương thức phân tán rủi ro
hiểu quả cho các nhà đầu tư trong sản xuất, kinh doanh.
Mặc dù bản chất đây là công ty đối vốn nhưng trong công ty TNHH 2 thành viên
trở lên vẫn tồn tại một số đặc điểm của công ty đối nhân, điều này được thể hiện
ở chỗ số lượng thành viên được pháp luật giới hạn, các thành viên thường có mối
quan hệ bạn bè thân thiết hoặc giữa những người thân trong gia đình. Từ đây có
thể thấy được đây là tổ chức kinh doanh không quá cồng kềnh nhưng cũng không
phải là lỏng lẻo.
- Về trách nhiệm: Khi công ty TNHH 2 thành viên trở lên bị Tòa án ra quyết định
tuyên bố phá sản mà tài sản của công ty còn lại không đủ để thanh toán cho các
chủ nợ thì thành viên của công ty không phải mất thêm tài sản của mình ngoài số
vốn đã góp vào công ty để thanh toán cho chủ nợ. Điều này thể hiện cụ thể tại
khoản 4 điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công
ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên
bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn
đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa
góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã
cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước
ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.

Ở đây ta phải hiểu: Trách nhiệm hữu hạn là cơ chế bảo vệ rất tốt cho nhà đầu tư,
giúp họ có thể tự tin sản xuất, kinh doanh, kể cả trong những lĩnh vực có mức độ
rủi ro cao, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi những khách hàng, chủ nợ của công ty
trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên phải thận trọng, điều tra kỹ càng về
công ty trước khi quyết định giao dịch.
- Về tư cách pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có tư cách
pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Pháp
luật đặt ra chế định pháp nhân vì cần thiết phải có sự tách biệt giữa công ty tồn
tại độc lập, liên tục mà không phụ thuộc vào việc người thành lập ra nó bị
chết,mất tích, hạn chế. mất năng lực hành vi dân sự hay bị tuyên bố phá sản.
- Về khả năng huy đông vốn: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được
quyền phát hành cổ phần. Vốn điều lệ của công ty không phân chia. Vốn điều lệ
của công ty TNHH 2 thành viên là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết
góp vào công ty. Dù không được phát hành cổ phần và bán cổ phiếu để huy động
vốn, nhưng công ty có thể sử dụng những công cụ khác như vậy, phát hành trái
phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh. Về mặt này, công ty
trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có lợi thế hơn so với doanh nghiệp tư
nhân hay công ty hợp danh là không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán
nào.
-Đặc điểm góp vốn:
+vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên khi đăng ký doanh nghiệp sẽ là tổng
giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty .Theo quy định tại
điều 47 của luật Doanh nghiệp 2020 thành viên góp vốn cho công ty đủ và đúng
loại tài sản đã cam kết đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời gian 90 ngày kể
từ ngày được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp không kể thời gian vận chuyển
nhập khẩu tài sản vốn góp thực hiện thủ tục hành chính về quyền chuyển sở hữu
tài sản thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty khác tài sản đã cam kết
nếu sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại =>Đây là sự đổi mới của luật
doanh nghiệp năm 2020 so với luật DN năm 2014 tiền nhiệm khi mà tài sản vốn
góp của thành viên ngày càng đa dạng có thể là thiện kim,tiền vàng cũng có thể là
tài sản hữu hình công nghệ máy móc hoặc dây chuyền sản xuất phải nhập khẩu
hoặc chuyển giao về Việt Nam thì luật cũng quy định rõ ràng sẽ không áp dụng
thời gian vận chuyển nhập khẩu hay thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu
tài sản này nhưng nội bộ các thành viên vẫn phải có trách nhiệm tiến hành nhanh
quá trình khẩu vận chuyển hay chuyển quyền sở hữu cho DN sớm ổn định đi vào
hoạt động .
+Trong thời gian 90 ngày góp vốn này thành viên có các quyền nghĩa vụ tương
ứng với phần góp vốn đã cam kết góp.Sau thời gian quy định nói trên mà vẫn có
thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn thì vấn đề này sẽ được xử lí như
sau:Thứ nhất thành viên chưa góp vốn đương nhiên sẽ không còn là thành viên
của công ty.Thứ hai thành viên chưa góp đủ phần vốn như đã cam kết có các
quyền tương đương thì có quyền tương đương với số phần đã góp.Thứ ba phần
vốn chưa góp các thành viên được chào bán quyết định của hội đồng thành
viên .Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì
công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ của công ty để tỷ lệ vốn góp của thành
viên bằng số vốn góp thực tế của họ trong khoảng thời gian 30 ngày cuối cùng
phải góp đủ theo phần vốn góp theo quy định.Các thành viên mà chưa góp vốn
hoặc chưa đủ số vốn cam kết thì phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn
góp đã cam kết đói với nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian tức
ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên=>Đây
cũng là điều khác biệt giữa luật DN 2020 so với 2014 ngày thời gian đăng ký thay
đổi điều lệ của công ty đã được rút ngắn từ 60 ngày xuống còn 30 ngày .Và điều
cần lưu ý công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải lập sổ đăng ký thành viên ngay
sau khi được cấp giấy chứng nhận DN và sổ đăng ký thành viên này là một phần
tài liệu pháp lý vô cùng quan trọng để chứng minh tư cách thành viên công ty nên
nó phải được lưu giữ tại trụ sở chính với nội dung chủ yếu đã được quy định điều
48 luật DN năm 2020.

- Đặc điểm chuyển nhượng vốn: Thành viên công ty được chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Việc chuyển nhượng
phần vốn góp của thành viên trong công ty phải tuân thủ theo các điều kiện nhất
định. Vì vậy, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên bị hạn chế hơn so với
việc chuyển nhượng vốn của thành viên trong công ty cổ phần.

Câu hỏi:

1. Số lượng thành viên tối đa trong công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên
trở lên là:
A. 40 thành viên.
B. 45 thành viên.
C. 50 thành viên.
D. 55 thành viên.

2. Thời hạn mà các thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng
loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là bao lâu?
A. 60 ngày.
B. 90 ngày.
C. 30 ngày.
D. 80 ngày.

Cơ cấu, tổ chức:

- Căn cứ khoản 1 Điều 54 Luật doanh nghiệp 2020; quy định cơ cấu tổ chức
của Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên gồm có Hội đồng thành
viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và ban
kiểm soát. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh
nghiệp nhà nước và công ty con của doanh nghiệp nhà nước phải thành lập
Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định. Trong đó:
+ Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty; bao gồm tất cả
thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công
ty là tổ chức. Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên; nhưng ít nhất mỗi
năm phải họp một lần.

+ Chủ tịch Hội đồng thành viên là thành viên của Hội đồng thành viên; và do Hội
đồng thành viên bầu. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc công ty.

+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng
ngày của công ty; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà
nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con
của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này
phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.
- Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một
trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch
Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

+Ban kiểm soát:- theo quy định khoản 2 điều 54 luật DN 2020 đối với công ty
TNHH 2 thành viên với các thành viên là DN nhà nước hoặc là công ty con của
DN nhà nước bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát còn các trường hợp thành viên
góp vốn khác thì do công ty quy định
-ban kiểm soát có từ 1-5 kiểm soát viên.nhiệm kỳ không quá 5
năm và có thể được bổ nhiệm số kỳ không hạn chế
-kiến nghị,giám sát kiểm tra hoạt động công ty
Câu hỏi tổng kết:

1. Chức vụ cao nhất trong công ty TNHH 2 thành viên là:


A. Quản lý
B. Chủ tịch Hội đồng thành viên
C. Tổng giám đốc
D. Giám Đốc
2. Công ty phải có ít nhất bao nhiêu người đại diện:
A. 1 người
B. 2 người
C. Một nhóm người
D. Không cần thiết phải có người đại diện
TĂ NG,giả m VỐ N ĐIỀ U LỆ CỦ A CTY TNHH 2 THÀ NH VIÊ N

*Vốn điều lệ

KN: Theo điều 4 khoản 34 của luật doanh nghiệp 2020 ta có, VỐN ĐIỀU LỆ là tổng
giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết
góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã
bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần

Các thành viên sở hữu vốn điều lệ theo tỷ lệ% từ đó xác định quyền và nghĩa vụ
với công ty
+nghĩa vụ góp vốn:các thành viên tự do thỏa thuận cam kết góp vốn chung

+nếu người góp vốn vi phạm thì:

-khai trừ

-coi phần vốn chưa góp là một khoản nợ công ty( tính lãi)

-bồi thương thiệt hại do chậm góp

-mất quyền góp vốn

*Theo khoản 1 điều 68 luật doanh nghiệp 2020 quy định về tăng vốn
điều lệ trong các trường hợp sau đây:

--Tăng vốn góp của thành viên

--Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới

*Theo khoản 2 điều 68 luật doanh nghiệp 2020:

--Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các
thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công
ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền quyên góp vốn của mình cho người
khác theo quy định tại Điều 52 của luật DOANH NGHIỆP 2020.

--Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm
thì số vốn còn lại của phần góp vốn thêm của thành viên đó được chia cho các
thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn của họ trong vốn điều lệ công
ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.

* Theo khoản 4 điều 68: Trừ trường hợp qui định tại điểm c khoản 3 Điều 68,
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh
toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ
quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp


b) Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm

c) Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn

d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

* Theo khoản 6 điều 68: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về
việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được thông báo.

CÂU HỎI:

1) Thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo qui
định nào sau đây?
A.chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương
ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán
B.chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán cho người không phải là
thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không
mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán
C.chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương
ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán khi
được yêu cầu của người mua
D.Cả A và B đều đúng

2) Công ty TNHH 2 thành viên có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp nào sau
đây?

A. tăng vốn góp của thành viên

B.huy động thêm vốn của người khác

C.tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới

D. cả A và B đều đúng

*giảm vốn điều lệ


● Theo khoản 3, điều 68, luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty có thể
giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ
trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở
lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của
Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo
quy định tại Điều 47 của Luật này.
● Theo khoản 5, điều 68, luật Doanh nghiệp 2020: Kèm theo thông báo quy
định tại khoản 4 Điều này phải gồm nghị quyết, quyết định và biên bản họp
của Hội đồng thành viên; trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại
điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, phải có thêm báo cáo tài chính gần
nhất.

Câu hỏi:

1.Khi nào công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tiến hành giảm vốn điều lệ?
A. Khi công ty lỗ và không có khả năng phục hồi
B. Khi có sự đồng ý của tất cả thành viên
C. Khi muốn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
D. Tất cả các trường hợp trên
Đáp án: D.Tất cả các trường hợp trên. Giải thích: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có
thể tiến hành giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
● Khi công ty lỗ và không có khả năng phục hồi, việc giảm vốn có thể giúp tái cấu trúc tài
chính.
● Khi có sự đồng ý của tất cả thành viên, điều này thể hiện sự thống nhất trong quyết định
của công ty.
● Khi muốn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giảm vốn có thể là một phần của quá trình
chuyển đổi.
Luôn cần thực hiện theo đúng quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan,
đặc biệt là chủ nợ của công ty.

2. Hậu quả pháp lý của việc giảm vốn điều lệ không đúng quy định là gì?

A. Bị phạt hành chính

B. Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

C. Các thành viên phải chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân

D. Cả A, B và C

Đáp án: D. Cả A, B và C. Giải thích: Hậu quả pháp lý của việc giảm vốn điều lệ không đúng
quy định có thể bao gồm:

● A. Bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật.


● B. Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu vi phạm nghiêm trọng.
● C. Các thành viên có thể phải chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân nếu việc giảm vốn
điều lệ gây thiệt hại cho chủ nợ.
Việc giảm vốn điều lệ cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật để tránh những hậu quả
không mong muốn.

Quyền của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Khi là thành viên của công ty, các thành viên có rất nhiều quyền lợi.
 Cácquyền lợi kinh tế:
– Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ
thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
– Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công
ty giải thể hoặc phá sản.
– Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ.
– Định đoạt phần vốn góp của mình:
+ Mua lại phần vốn góp: Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn
góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với
nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề về sửa đổi, bổ sung Điều lệ liên
quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, tổ chức lại công ty và các trường hợp
khác quy định tại Điều lệ công ty.
+ Chuyển nhượng phần vốn góp: Thành viên có quyền chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác, nhưng phải chào bán
cho thành viên còn lại trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của
họ trong công ty với cùng điều kiện. Sau 30 ngày nếu các thành viên còn lại không
mua hoặc không mua hết, thành viên chuyển nhượng phần vốn góp mới có quyền
chuyển nhượng cho người ngoài.
+ Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của
mình tại công ty cho người khác.
+ Thành viên có quyền dùng vốn góp của mình để trả nợ
+ Cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
 Các quyền lợi về quản lý công ty:
– Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề
thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
– Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp. Đối với trường hợp thành
viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với
phần vốn góp đã góp
– Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp
luật và cán bộ quản lý khác.
 Cácquyền lợi đặc biệt
– Thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ
lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền sau đây:
+ Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc
thẩm quyền;
+ Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán,
báo cáo tài chính hằng năm;
+ Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp
và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty;
+ Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90
ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều
kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù
hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
– Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ
công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn thì nhóm thành viên còn lại sẽ
đương nhiên được hưởng các quyền đặc biệt nêu trên.
 Cácquyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Tuỳ vào thoả thuận của các thành viên. Các thành viên có thể thêm các quyền lợi
ngoài các quyền trên vào điều lệ công ty. Miễn rằng quyền hạn không vượt quá
quy định của luật doanh nghiệp.
CÂU HỎI

Câu 1: Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, chủ tịch Hội đồng thành viên có
nhiệm
kỳ không quá
A. 3 năm
B. 4 năm
C. 5 năm
D.6nam
ĐÁP ÁN A
Câu2:Thành viên của cty tnhh 2 thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ số vốn của mình cho
A.người không phải thành viên của công ty.
B.thành viên còn lại của công ty theo tỷ lệ góp vốn.
C.người không phải là thành viên của công ty nếu thành viên còn lại không mua
hết,hoặc
không mua.
D.cảB,Cdung
ĐÁP ÁN A

Câu 3:Thành viên của cty tnhh 2 thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ số vốn của mình cho người khác theo quy định nào sau đây
A. Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với
phần vốn góp của
họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán
B.Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán cho người không phải là thành viên
nếu các thành
viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày chào bán
C. A,B đúng
D. Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với
phần vốn góp của
họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán khi được yêu cầu của người mua
ĐÁP ÁN C
Nghĩa vụ của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Bên cạnh quyền hạn là nghĩa vụ, Theo điều 50 luật doanh nghiệp 2020 ta có nghĩa
vụ của thành viên hội đồng thành viên như sau:

 Đối với phần vốn góp


– Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Đối với
trường hợp các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết
phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa
vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay
đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
– Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp
mua lại vốn góp, chuyển nhượng vốn góp, xử lý vốn góp trong trường hợp đặc
biệt và thay đổi vốn điều lệ công ty.
 Tuân thủ Điều lệ công ty và chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng
thành viên
Các thành viên sau phải tuân thủ quy định pháp luật và điều lệ công ty. Các thành
viên phải chấp hành nghị quyết, Nghị quyết của Hội đồng thành viên.

 Chịutrách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi
sau đây
– Vi phạm pháp luật;
– Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công
ty và gây thiệt hại cho người khác;
– Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với
công ty.

You might also like