You are on page 1of 5

PHÁT LUẬT KINH TẾ

2.2. Điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động doanh nghiệp.
-> Điều kiện:

 Tài sản
 Ngành nghề KD
 Tên,..
 Thành viên
2.2.1. Điều kiện về tài sản (vốn)
- Vốn của doanh nghiệp bao gồm:
1. Vốn điều lệ (đối với các công ty)
2. Vốn đầu tư (đối với DNTN) <DNTN :chịu trách nhiệm vô hạn>
* - Tài sản đầu tư vào doanh nghiệp phải là những thứ thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp
pháp của người đầu tư thành lập doanh nghiệp.
- Tài sản góp vốn là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
- Góp vốn khi thành lập doanh nghiệp; phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo
nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá.
( Tại sao định giá tài sản khi góp vốn? Bởi vì tài sản là căn cứ duy nhất xd quyền lợi của các tvien
trong công ty)
NOTE:

 Luật DN quy định: cấm kê khai khống hoặc định giá không đúng giá trị thực tế của tài sản
góp vốn.
 Nếu tv cố tình định giá cao hơn giá trị tài sản -> các tv cùng liên đới chịu trách nhiệm với
phần định giá cao hơn.
2.2.2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
1. DN được chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh, chủ động điều chỉnh quy mô và ngành
nghề kinh doanh.
2. DN không bị hạn chế số lượng ngành nghề hoạt động kinh doanh.
- Phân loại ngành nghề kinh doanh

 Tự do
 Có điều kiện (227)
 Cấm (8) < tham khảo ở Luật đầu tư >
- Ma túy
- Hóa chất, khoáng sản
- Thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm
- Mại dâm
- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể con người
- Sinh sản vô tính trên người
- Dịch vụ đòi nợ
- Pháo nổ
26/02 B6
CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
1. Thành viên
- Điều 46. LDN 2020
- Đối tượng : Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài
- Số lượng: 2 – 50 thành viên
- Địa vị pháp lý = mức vốn góp
* Giới hạn trách nhiệm
- Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản riêng của công ty
- Thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp trong công ty, trừ một số trường hợp luật
định
2. Tư cách pháp lý
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN, kể từ ngày cấp Giấy chứng
nhận ĐKDN
3. Vốn
3.1. Mua lại phân vốn góp (điều 51 LDN năm 2020)
- Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên không tán
thành đối với vấn đề sau đây:
+ Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, hội đồng thành
viên.
+ Tổ chức lại công ty.
+ Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
- Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng
phần vốn của mình ...
3.2. Chuyển nhượng vốn góp (điều 52 LDN năm 2020)
- Thành viên có quyền chuyển nhượng vốn góp của mình cho người khác theo quy định:
+ Chào bán cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty;
+ Chỉ được chuyển nhượng cho người khác không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của
công ty không mua lại hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
- Trường hợp thành viên chết/mất tích
“1. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc pháp
luật của thành viên đó là thành viên công ty.”
“2. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì quyền và nghĩa vụ của
thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp
luật về dân sự.”
“3. Trường hợp thành viên bị hạn chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua
người đại diện.”

3.3. Trường hợp đặc biệt


* Thời hạn góp vốn (điều 47)
4. Khả năng tham gia thị trường chứng khoán
- KHÔNG ĐƯỢC PHÁT HÀNH CỔ PHẦN
- ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
5. Cơ cấu tổ chức và quản lý

“1. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.”
LƯU Ý: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Ban kiểm
soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.
- Hội đồng thành viên

 HDTV là cơ quan quyết định cao nhất của công ty;


 Gồm tất cả thành viên công ty
 Họp ít nhất 1 năm/1 lần
 Điều kiện và thể thức họp HDTV (từ 65%/50%/>0%)
 Điều kiện thông qua Nghị quyết của HDTV (Đ.59):
+ Biểu quyết tại cuộc họp : tối thiểu 65% hoặc 75% số phiếu dự họp tán thành
+ Lấy ý kiến bằng văn bản: 65% tổng VDL tán thành

04/03/2023 B7
CÔNG TY CỔ PHẦN
A, Khái niệm ( Điều 111 Luật DN 2020 )
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng từ 3 thành viên trở lên, không hạn chế
+ Cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh
nghiệp
+ Công ty cổ phần có quyền phát hành cố phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công
ty
B, Cổ phần, cổ phiếu, cổ đông
1. Cổ phần
- Cổ phần là đơn vị vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần.
( chia đều bằng nhau, tổng = vốn điều lệ )
Cổ phần : loại giấy tờ có giá
- Điều 114, Các loại cổ phần
1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ
thông.
2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu
đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Gồm các loại: (có thể có hơn 3 cổ phần ưu đãi)
+ Cổ phần ưu đãi cổ tức;
+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
+ Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật vê chứng khoán.
3. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do
Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
4. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền, nghĩa vụ và
lợi ích ngang nhau.
5. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển
đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

- Cổ phần ưu đãi
+ Ưu đãi biểu quyết: số phiếu biểu quyết > CPPT
+ Ưu đãi cổ tức: Cổ tức > CPPT (cổ tức là lợi nhuận đc quyết định bởi hội đồng phổ thông hoặc hội
đồng quản trị)
+ Ưu đãi hoàn lại: ưu tiên hoàn lại
2. Cổ phiếu
- Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toan ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận
quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
3. Cổ đông
- Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
- Điều 115. Quyền của cổ đông phổ thông
- Điều 116. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết

Bài tập
2. Điều lệ công ty cổ phần Bảo Minh (vốn điều lệ: 1000 tỷ đồng) quy định chỉ những cổ đông nắm giữ
ít nhất 1% số vốn cổ phần của công ty mới có quyền tham dự các đại hội đồng cổ đông thường niên.
Quy định trên đúng hay sai?
=> Sai. Khoản 2 Điều 115, Điều 138. Không quy định rõ số % số vốn. Chỉ 1 cổ phần là đã có
quyền...

3.
a)
----
IV. Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh
1. Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (Điều 188 LDN 2020)
- Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
+ Do một cá nhân đầu tư vốn, thành lập và quản lý
+ Hình thức sở hữu tư nhân
+ Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh
nghiệp
+ Không có tư cách pháp nhân
+ Không được phát hành chứng khoán
+ DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp
danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Note: Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân -> chỉ chịu TN vô hạn ở 1
doanh nghiệp nhưng đồng thời có thể chịu TNHH ở nhiều doanh nghiệp.

DNTN :
+ 1 cá nhân
+ Trách nhiệm vô hạn
+ không pháp nhân
+ không chứng khoán
+
CTTNHH 1 thành viên
+ 1 ( cá nhân hoặc tổ chức)
+ trách nhiệm hữu hạn
+ pháp nhân
+ chứng khoán
+
* Tổ chức quản lý hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân
- Chủ DNTN là đại diện theo PL của doanh nghiệp
- Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Chủ DN có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình -> Trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN
vẫn phải chịu TN trước PL với tư các là chủ sở hữu doanh nghiệp.

2. Công ty hợp danh (Điều 177 LDN 2020)


- Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên
chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm
thành viên góp vốn;
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu TNVH về các nghĩa vụ của công ty;
+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu TNHH trong phạm vi số vốn đã cam kết góp
vào công ty.
+ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.
+ Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Đặc điểm công ty hợp danh
+ Đặc điểm về thành viên
+ Đặc điểm về hoạt động đại diện cho công ty trong các giao dịch pháp lý
+ Đặc điểm về trách nhiệm của công ty

You might also like