You are on page 1of 5

BÀI 5: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH

1. Bản chất pháp lý của công ty hợp danh


1.1. Khái niệm và đặc điểm công ty hợp danh
*Khái niệm
- Thực tiễn cho thấy số lượng CTHD rất khiêm tốn so với các loại hình doanh
nghiệp khác
- Tại VN, trong thời kỳ Pháp thuộc, công ty hợp danh đã từng xuất hiện dưới
các hình thức như “công ty đồng danh hay hội hợp danh”
- Phải kể từ Luật Doanh nghiệp năm 1999, loại hình công ty hợp danh mới
được chính thức quy định trở lại với vỏn vẹn bốn điều luật. Kế thừa và phát
triển từ Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật
Doanh nghiệp 2014 tiếp tục hoàn thiện và mở rộng thêm các quy định về loại
hình công ty hợp danh.
- Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020.
1.2. Đặc điểm
a) Về thành viên và chế độ trách nhiệm tài sản (Điều kiện điều 17)
- Thành viên: Một công ty hợp danh được thành lập nếu ít nhất có 2 thành viên
là cá nhân, gọi là thành viên hợp danh, ngoài ra còn có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, thành viên góp vốn chịu trách
nhiệm hữu hạn với số tài sản đã góp vốn.
- Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
*Quy định khác với PL các nước
- Công ty hợp danh: chỉ bao gồm các thành viên hợp danh
- Công ty hợp danh hữu hạn: gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp
vồn
- Ngoài ra còn có thể có thêm: công ty hợp vốn cổ phần, công ty hợp danh
TNHH
 Công ty nước ngoài
- Còn công ty VN không có quy định, có thành viên góp vốn hay không có
cũng được.
b) Về tư cách pháp lý
- Về vấn đề này trong khoa học pháp lý còn có nhiều ý kiến khác nhau. Quan
điểm ủng hộ Luật Doanh nghiệp cho rằng, việc ghi nhận tư cách pháp nhân
cho công ty hợp danh đảm bảo sự bình đẳng về mặt pháp lý cho loại hình
công ty này khi tham gia các hoạt động kinh doanh trên thị trường.
- Tuy nhiên có quan điểm khác yêu cầu đặt lại vấn đề bởi họ cho rằng trách
nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh đã làm cho công ty hợp danh không
thỏa mã các điều kiện của một pháp nhân theo Bộ luật Dân sự.
c) Về vốn của CTHD
- Vốn điều lệ của CTHD là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc
cam kết góp vào công ty.
- Thành viên góp vốn không đủ hoặc không đúng cam kết mà gây thiệt hại cho
công ty thì phải bồi thường thiệt hại
- Số vốn chưa góp đủ và đúng hạn được coi là khoản nợ đối với công ty, thành
viên có thể bị khai trừ.
d) Về huy động vốn
- Công ty hợp danh có khả năng huy động vốn tốt hơn so với doanh nghiệp tư
nhân bởi lí do có nhiều thành viên, nhất là thành vien góp vốn
- Tuy nhiên giống như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không thể huy
động vốn bằng phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu
2. Quy chế thành viên công ty hợp danh
2.1. Thành viên hợp danh
- Điều kiện trở thành thành viên hợp danh
 Công ty hợp danh bắt buộc phải có thành viên hợp danh (ít nhất là 2 thành
viên). Thành viên hợp danh phải là cá nhân. Không thuộc các quy định
cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.
 Góp vốn theo thỏa thuận và được ghi vào điều lệ công ty
 Đáp ứng điều kiện về chứng chỉ hành nghề theo quy định trong trường
hợp công ty kinh doanh ngành nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề
 Trong thực tế công ty hợp danh thường kinh doanh trong những ngành
nghề tư vấn pháp luật, khám chữa bệnh, kiểm toán, kiến trúc,...
- Quyền & nghĩa vụ cơ bản của thành viên hợp danh (Điều 181 Luật Doanh
nghiệp 2020).
 Quyền cơ bản: Quyền quản lý, nhân danh công ty, sử dụng tài sản, con
dấu, họp, thảo luận, biểu quyết, chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn
góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty, yêu cầu công ty và
thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin, kiểm tra sổ sách, tài sản.
 Nghĩa vụ cơ bản: Quản lý, nhân danh công ty trung thực cẩn trọng, không
được tư lợi khi sử dụng tài sản công ty, liên đới chịu trách nhiệm vô hạn,
chịu lỗ tương ứng với vốn góp hoặc tỷ lệ khác theo Điều lệ, báo cáo, cung
cấp thông tin cho công ty.
- Hạn chế quyền của thành viên hợp danh
 Không làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công
ty khác trừ khi được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
 Không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực
hiện kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi
hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác
 Không được quyền chuyển 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình
tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành
viên hợp danh còn lại.
2.2. Thành viên góp vốn
- Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức
- Quyền & nghĩa vụ: Điều 187 Luật Doanh nghiệp (Không được tham gia
quản lý công ty)
2.3. Hình thành và chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh
- Hình thành
 Góp vốn vào công ty
 Nhận chuyển nhượng phần vốn góp
 Được tặng cho, thừa kế phần vốn góp
 Được nhân nợ bằng phần vốn góp của thành viên công ty.
- Chấm dứt thành viên hợp danh
 Tự nguyện rút vốn
 Bị khai trừ
 Đã chết, bị mất tích, hạn chế hoặc mất tích NLHVDS
 Các trường khác do Điều lệ công ty quy định.
- Chấm dứt thành viên góp vốn
 Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, đối với tổ chức bị giải thể, phá
sản
 Không tuân thủ cam kết góp vốn
 Bị khai trừ
 Các trường hợp khác
3. Vốn và tài sản của công ty hợp danh
- Tài sản của công ty hợp danh (Điều 179)
 Vốn góp của các thành viên
 Tài sản tạo lập
 Tài sản do các thành viên hợp danh nhân danh công ty. Tài sản từ hoạt
động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh của công ty do thành viên
nhân danh cá nhân thực hiện
 Tài sản khác theo quy định của pháp luật
- Khi thành lập, các thành viên phải góp vốn vào công ty và được ghi rõ trong
Điều lệ (Các loại tài sản góp vốn)
- Nếu như không góp vốn đủ theo cam kết, phần còn thiếu được coi là khoản
nợ của thành viên, nếu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệu bồi thường thiệt
hại.
- Không được phép phát hành chứng khoán
- Công ty có thể tăng vốn bằng cách: tăng phần vốn góp, kết nạp thành viên
- Chuyển nhượng vốn góp:
 Chuyển nhượng vốn góp cho thành viên trong công ty
 Chuyển nhượng cho người ngoài, nếu không được sự chấp thuận của các
thành viên hợp danh còn lại
4. Tổ chức quản ly công ty hợp danh
- Hội đồng thành viên: Chủ tịch hội đồng thành viên: Giám đốc/Tổng giám
đốc
- Thành phần: Tất cả các thành viên
- Bầu 1 thành viên hợp danh làm chủ tịch hội đồng thành viên. Chủ tịch hội
đồng thành viên có thể kiêm giám đốc, tổng giám đốc
- Hoạt động: Thành viên hợp danh có quyền triệu tập họp
- Quyền hạn: Quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty
- Thông qua quyết định: Ít nhất ¾ thành viên hợp danh chấp thuận đối với 1 số
quyết định tại khoản 3 điều 177 (phương hướng, tiếp nhận thành viên mới,
dự án đầu tư quyết định giải thể, mua bán tài sản giá trị lớn...)
- Ít nhất 2/3 thành viên hợp danh chấp thuận: đối với các quyết định khác
- Giám đốc/ TGĐ: Điều kiện phải là thành viên hợp danh
- Quyền hạn và nghĩa vụ: Luật DN không quy định mà chỉ quy định về điều
hành kinh doanh của công ty hợp danh tại điều 184.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc TGĐ có các nhiệm vụ sau
đây:
 Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư
cách là thành viên hợp danh
 Triệu tập và tổ chức hợp Hội đồng thành viên; ký nghị quyết, quyết định
của Hội đồng thành viên;
 Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành hợp danh
 Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng
từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật
 Đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự,
nguyên đơn, bị đơn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng
tài, Tòa án, đại diện cho công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật;
 Nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty hợp danh

HĐTV (TVHD, TVGV)

Chủ tịch HĐTV (GĐ/TGĐ)

Phòng ban
Hội đồng thành viên có quyết định cao nhất, quyết định tất cả những vấn đề quan
trọng bằng phương pháp bỏ phiếu, số phiếu chiếm ¾ số thành viên hợp danh
(Thành viên góp vốn không được tham gia bỏ phiếu).

You might also like