You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 – 2021

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)


Bài thi học phần: Luật kinh tế 1 Số báo danh: 103
Mã số đề thi: 15 Lớp: 2161PLAW0321
Ngày thi: 8/12/2021 Tổng số trang: Họ và tên: Trần Thị Lành

Điểm kết luận: GV chấm thi 1: …….…………………


GV chấm thi 2: …….…………………

Câu 1: Phân tích ưu nhược điểm của Công ty Cổ phần theo pháp luật hiện hành. Lấy ví
dụ thực tế minh họa.
Công ty Cổ phần được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020
Điều 111. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế
số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác
của công ty.
Ưu điểm của công ty cổ phần
- Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020. Theo quy định trên,
chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu
trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên
mức độ rủi do của các cổ đông không cao.
Ví dụ: Công Cổ phần A, có số vốn điều lệ là 20 tỉ đồng (vốn này do các thành viên A
góp 15 tỉ đồng, B góp 7 tỉ đồng, G góp 6 tỉ đồng), do kinh doanh thua lỗ công ty nợ các

1
chủ nợ là 50 tỉ đồng. Xử lý khoản nợ 50 tỉ đồng này, với chế độ TNHH cho nên họ chỉ
chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty cổ phần A, cụ thể: A chịu trách
nhiệm trong phạm vi 15 tỉ đồng; B chịu trách nhiệm trong phạm vi 7 tỉ đồng và C chịu
trách nhiệm trong phạm vi 6 tỉ đồng.
- Căn cứ Khoản 1 và Khoản 3 Điều 123 Luật doanh nghiệp 2020 “1. Chào bán cổ
phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để
tăng vốn điều lệ. 3. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại
chúng và tổ chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán” và Căn cứ
Khoản 3 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020
→ Theo quy định trên, khả năng huy động vốn của công ty cổ phần là rất cao và linh
hoạt thông qua các khoản vay tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài ra công ty có
thể huy động vốn bằng cách chào bán các loại cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra
công chúng. Việc phát hành cổ phiếu là một điểm mạnh mà công ty trách nhiệm hữu
hạn không có được, là loại hình doanh nghiệp duy nhất được huy động vốn của công
chúng.
- Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 115 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của cổ
đông phổ thông: Cổ đông phổ thông có quyền “Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình
cho người khác”.
- Căn cứ Khoản 2 điều 127 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về việc chuyển nhượng
cổ phần: “Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị
trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển
nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện
theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự,
thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán” và
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020
→ Theo quy định trên, thủ tục chuyển nhượng cổ phần của công ty khá đơn giản, cộng
thêm không giới hạn số lượng cổ đông, cơ cấu vốn hết sức linh hoạt tạo điều kiện cho
nhiều cá nhân hoặc tổ chức dễ dàng tham gia góp vốn vào công ty cổ phần.
Ví dụ: Công ty cổ phần A, cổ đông sáng lập trong đó ông X góp 5.000 cổ phần trị giá
500.000.000 VNĐ với loại cổ phần là CTCP chiếm 10% tỷ lệ vốn góp của công ty. Sau
khi công ty đi vào hoạt động 1 năm, ông D chuyển nhượng toàn bộ cổ phần thuộc quyền
sở hữu cho ông M thông qua việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, với giá
chuyển nhượng là 500.000.0000 đồng. Sau khi chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, bà D
không còn là cổ đông của công ty.

2
- Công ty Cổ phần được quyền niêm yết, giao dịch cổ phần trên sàn giao dịch chứng
khoán.
Nhược điểm của công ty cổ phần
- Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có
thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa
thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
- Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát công ty.
Ví dụ: Căn cứ Điều 117, Điều 118 Luật doanh nghiệp 2020 có thể nhận thấy cổ đông
không có quyền biểu quyết trong đại hội đồng cổ đông là: cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
cổ tức và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại. Vì thế khi công ty đi vào hoạt động
nhiều năm với cơ cấu thay đổi vác cổ đông sáng lập (là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ
tức và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại) có thể mất quyền kiểm soát công ty.
- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty
khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính,
Kế toán.
- Đối với công ty cổ phần sẽ khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định nào đó dù là về
quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh do phải thông qua Hội Đồng quản trị, Đại hội đồng
cổ đông… Vậy nên rất dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Khả năng bảo mật trong kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công
khai và báo cáo với các cổ đông ở các cuộc họp thường niên.
- Ngoài ra về thực tế thì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty cổ phần
sẽ không thể hiện rõ danh sách và thông tin của từng cổ đông sáng lập. Cho nên công ty
phải lập sổ cổ đông để tự theo dõi tình hình cổ đông góp vốn của công ty.
- Đối với công ty cổ phần khi chuyển nhượng cổ đông bị áp thuế thu nhập cá nhân
theo chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% (dù công ty không có lãi) vẫn bị áp mức thuế
thu nhập cá nhân này.
Câu 2:
1. Các điều kiện, thủ tục thành lập mà các cá nhân trên cần lưu ý để thực hiện dự
định thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Y kinh doanh dược phẩm, trang thiết
bị y tế.
Các điều kiện cần có

STT Tiêu chí Căn cứ pháp lý Nội dung


1 Về chủ Căn cứ - A.B,C không thuộc các đối tượng bị cấm thành
thể có Khoản 2 Điều 17 lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định.
quyền Luật doanh - Về thành viên: Phải có ít nhất 2 thành viên góp

3
thành nghiệp 2020 vốn và tối đa không được vượt quá 50 thành viên.
lập Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ
doanh chức. Cá nhân A,B,C đều phù hợp. (không thuộc
nghiệp đối tượng bị cấm theo Điều 2 Luật DN 2020)
2 Về vốn Căn cứ - Vì cá nhân B góp vốn bằng đồng tiền điện tử
góp Khoản 1 Điều 34 Coin không thuộc tài sản góp vốn được pháp luật
Luật doanh quy định. Như vậy B không thể góp vốn bằng
nghiệp 2020 đồng tiền Coin. Còn A và C có thể góp vồn bằng
tiền mặt và quyền sử dụng đất theo quy định.
2 Về loại Công ty dự kiến thành lập kinh doanh dược
hình phẩm, trang thiết bị y tế nên Công ty TNHH là
doanh hợp lý và không thuộc các ngành bị cấm theo quy
nghiệp định pháp luật (Căn cứ Điều 6 Luật đầu tư 2020)
3 Về tên Căn cứ - Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai
doanh Khoản 1, Khoản thành tố theo thứ tự sau đây:
nghiệp 2 và Khoản 4 a) Loại hình doanh nghiệp
Điều 37 Luật b) Tên riêng
doanh nghiệp - Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty
2020 trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối
với công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở
chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm
kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp
phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch,
hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát
hành.
Căn cứ Điều 38 - Khi đặt tên, tên doanh nghiệp không được thuộc
Luật doanh trường hợp bị cấm, tên không được trùng, gây
nghiệp 2020 nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đặt trước
đó.
4 Về trụ Căn cứ Điều 42 Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ
sở Luật doanh Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và
doanh nghiệp 2020 được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có
nghiệp số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Thủ tục thành lập doanh nghiệp

4
Hồ sơ cần chuẩn bị thành lập công ty TNHH theo quy định tại Điều 21 Luật doanh
nghiệp 2020, gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp
luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện
theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của
thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải
được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật
Đầu tư.
2. Giả sử công ty tiếp tục làm ăn không có lãi trong nhiều năm sau đó, không trả
được các khoản nợ đến hạn và công ty muốn tuyên bố giải thể.
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020
“1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
b) Theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công
ty trách nhiệm hữu hạn”.
→ Theo quy định trên, công ty có quyền giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên
Căn cứ Khoản 2 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện giải thể doanh
nghiệp
“2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài
sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người
quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp”
Mà doanh nghiệp làm ăn không có lãi trong nhiều năm sau đó và không trả được các
khoản nợ đến hạn → Vì vậy công ty chưa tuyên bố giải thể doanh nghiệp được vì chưa
thanh toán hết các khoản nợ.
---Hết---

You might also like