You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN NHÓM THỨ NHẤT


MÔN HỌC
PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH
Giảng viên: Nguyễn Tuấn Vũ

Nhóm: 3
Trưởng nhóm: Dương Nhật Anh
THÀNH VIÊN NHÓM
TT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP ĐÁNH GIÁ
1 Nguyễn Thanh An 2253801011003 TM47.1 C
2 Dương Nhật Anh 2253801011009 TM47.1 A
3 Phan Trung Dũng 2253801011051 TM47.1 A
4 Quách Duy Đức 2253801011045 TM47.1 B
5 Nguyễn Văn Hậu 2253801011078 TM47.1 B
6 Nguyễn Văn Hiếu 2253801011085 TM47.1 C
7 Nguyễn Khánh Hùng 2253801011087 TM47.1 A

Tp. Hồ Chí Minh, năm học 2023 – 2024


MỤC LỤC
I. Các nhận định sau đây đúng hay sai? giải thích vì sao?.................................3
1. Luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp quy định khác nhau về thành lập, tổ
chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì
phải áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp...........................................................3
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thông qua mô hình doanh nghiệp đều phải thực hiện
thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp..............................................3
3. Các chủ thể kinh doanh đều có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật...........3
4. Các tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp..............4
5. Người thành lập doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản
góp vốn cho doanh nghiệp..........................................................................................4
6. Mọi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đều phải được định giá..............................4
7. Chủ sở hữu doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối
với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.....................................5
8. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm góp vốn vào
doanh nghiệp...............................................................................................................5
9. Chi nhánh và văn phòng đại diện đều có chức năng thực hiện hoạt động kinh
doanh sinh lợi trực tiếp................................................................................................5
10. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành, nghề đã đăng ký với cơ
quan đăng ký kinh doanh............................................................................................6
11. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực
và chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp............................................................7
12. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp..........................................................................................................................7
13. Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được cấp lại Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp mới...........................................................................................7
14. Doanh nghiệp không có quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh.........................................................8
15. Mọi điều kiện kinh doanh đều phải được đáp ứng trước khi đăng ký thành lập
doanh nghiệp...............................................................................................................8
16. Công ty con là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ..................................................9
17. Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp sở hữu phần vốn góp, cổ phần
của nhau.......................................................................................................................9
II. LÝ THUYẾT............................................................................................................9
1. Phân biệt quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh
nghiệp. Giải thích vì sao Luật Doanh nghiệp lại phân biệt hai nhóm quyền này.......9
III. TÌNH HUỐNG....................................................................................................11
CÂU HỎI BÀI NHÓM THỨ NHẤT
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ THỂ
KINH DOANH

I. Các nhận định sau đây đúng hay sai? giải thích vì sao?

1. Luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp quy định khác nhau về thành lập, tổ
chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì
phải áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp.
Nhận định sai
CSPL: Điều 3 Luật doanh nghiệp 2020.
Căn cứ vào Điều 3 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định “Trường hợp
luật khác có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại,
giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của
luật đó.” Do đó khi Luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp quy định khác
nhau về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên
quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật chuyên ngành.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thông qua mô hình doanh nghiệp đều phải thực
hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
Nhận định sai
Khi tham gia kinh doanh thông qua mô hình doanh nghiệp trong trường
hợp góp vốn điều lệ ban đầu để thành lập doanh nghiệp thì cần phải đăng ký
doanh nghiệp. Nhưng trong trường hợp kinh doanh thông qua mô hình doanh
nghiệp sau khi doanh nghiệp đó đã được thành lập như mua cổ phần của doanh
nghiệp sau khi doanh nghiệp đã được thành lập thì không cần thực hiện thủ tục
đăng ký doanh nghiệp.

3. Các chủ thể kinh doanh đều có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.
Nhận định sai
CSPL: khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020: “Công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện
theo pháp luật” Điều luật này cho phép Doanh nghiệp có một hoặc nhiều người
đại diện theo pháp luật nhưng chỉ áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn và
công ty cổ phần và căn cứ khoản 3 Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020 trong
trường hợp chủ thể kinh doanh là chủ doanh nghiệp tư nhân thì “Chủ doanh
nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật” do đó không phải các chủ thể
kinh doanh đều có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.

4. Các tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp.
Nhận định sai
CSPL: Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 thì “Tổ chức, cá nhân có
quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật
này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”. Do đó nếu tổ chức có tư
cách pháp nhân mà thuộc trường hợp tại khoản 2 điều 17 này thì chưa chắc đã
có quyền thành lập doanh nghiệp.
Ví dụ: Cơ quan nhà nước là pháp nhân phi thương mại, có tư cách pháp nhân
nhưng nằm tại khoản 2 điều 17 bộ luật này nên không có quyền thành lập
doanh nghiệp.

5. Người thành lập doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài
sản góp vốn cho doanh nghiệp.
Nhận định sai
CSPL: Điều 35 Luật doanh nghiệp 2020.
Ngoài trường hợp tại Điều 35 Luật doanh nghiệp 2020 “Thành viên
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần
phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định” thì còn
có trường hợp Doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tài sản,
mà tài sản chỉ là của chủ sở hữu cho nên chủ Doanh nghiệp tư nhân không cần
thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho doanh nghiệp.

6. Mọi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đều phải được định giá.
Nhận định sai
CSPL: Khoản 1 Điều 36 Luật doanh nghiệp 2020.
Căn cứ Khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 “Tài sản góp vốn
không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các
thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể
hiện thành Đồng Việt Nam.”. Do đó không phải mọi tài sản góp vốn vào doanh
nghiệp đều phải được định giá mà Tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại
tệ tự do chuyển đổi, Vàng thì mới định giá.

7. Chủ sở hữu doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn
đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
Nhận định: Sai
CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020
Ngoài trường hợp Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu
trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản ra thì còn có trường
hợp Công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa
vụ về tài sản.

8. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm góp vốn vào
doanh nghiệp.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020

Có những đối tượng như cán bộ, công chức, viên chức không có quyền
thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng vẫn có quyền góp vốn,
mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty hợp danh trừ các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

9. Chi nhánh và văn phòng đại diện đều có chức năng thực hiện hoạt động kinh
doanh sinh lợi trực tiếp.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020
Chi nhánh và văn phòng đại diện có chức năng khác nhau.
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn
bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện
theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành,
nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại
diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn
phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

10. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành, nghề đã đăng ký với cơ
quan đăng ký kinh doanh.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020
- Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật
không cấm (CSPL: khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020)
- Trong Luật doanh nghiệp năm 2020, không có quy định bắt buộc doanh nghiệp
phải đăng kí kê khai ngành nghề với Sở kế hoạch đầu tư trước khi tiến hành
hoạt động kinh doanh mỗi ngành nghề đó. Nhưng những văn bản điều chỉnh có
liên quan lại có những quy định về việc xử phạt đối với doanh nghiệp kinh
doanh mà chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh. Cụ thể như điều 25 Nghị định
155/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với doanh nghiệp kinh doanh
ngành nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
“Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh
ngành, nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”
- Ngày 01/06/2016 chính phủ đã ban hành Nghị định số 50/2016/NĐ-CP . Tại
khoản 1 Điều 7 của nghị định này, Chính phủ đã bãi bỏ việc xử phạt đối với
doanh nghiệp khi kinh doanh ngành nghề không đúng với giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp khi chưa đăng ký kinh doanh
ngành nghề (đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện) vẫn
được tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường và không bị xử phạt vi phạm
hành chính như trước đây.
/ Luật DN 2005 thì bắt buộc phải đúng ngành nghề ( Thực tế toà án đã tuyên nhiều
hợp đồng vô hiệu ) nhưng từ Luật DN 2014 thì đã bỏ đi vc ghi ngành nghề
- Vậy thì khi kí hợp đồng với đối tác khác ngành nghề đã đăng kí  hiện nay có
bị tuyên vô hiệu hay ko thì vẫn cần căn cứ vào hợp đồng và BLDS ( Theo thầy
thì ko bị vô hiệu đâu, cùng lắm là xử phạt hành chính).
- Nghị định 122 xử phạt hành chính về việc này. /

11. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung
thực và chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 3 Điều 8 Luật doanh nghiệp 2020
Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực và
chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
/ - CSPL : k1đ4 nghị định 01/2021, k5 …

 Xem hồ sơ kinh doanh một cách trực quan là xem

doanhnghiep.hochiminhcity.gov
- Tại sao cơ quan chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ mà không chịu về tính hợp
pháp về hồ sơ?  Rút ngắn tgian xử lí, phá bỏ rào cản để mời gọi DN đầu tư,
cho gia nhập thoải mái sau đó mới kiểm tra, giám sát/

12. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 15 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, Khoản 11 Điều 3 Luật
Đầu tư 2020

Theo khoản 15 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020: “Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại
những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp
cho doanh nghiệp”. Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư 2020: “Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin
đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư”. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác nhau về đối tượng được cấp, cơ
quan cấp, nội dung và trình tự thủ tục.
/ Xem luật đầu tư /

13. Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được cấp lại Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 30 LDN 2020
Vì chỉ khi thay đổi những nội dung đăng ký trên giấy chứng nhận doanh
nghiệp tại Điều 28 LDN 2020 thì mới được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh theo khoản 1 Điều 30 LDN 2020. Còn đối với những nội dung thay
đổi khi đăng ký doanh nghiệp tại Điều 31 LDN 2020 thì chỉ cần thông báo với
Cơ quan đăng ký kinh doanh, không bắt buộc phải cấp lại hoàn toàn giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
//

14. Doanh nghiệp không có quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh.

Nhận định đúng.

CSPL: khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp năm 2020, khoản 6 Điều 16
Luật Doanh nghiệp 2020.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định
doanh nghiệp khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
không chỉ đáp ứng các điều kiện quy định theo Luật Đầu tư mà còn phải duy trì
việc đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình kinh doanh và tại khoản 6
Điều 16 Luật Doanh nghiệp cũng đã quy định kinh doanh các ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của
pháp luật hoặc không đảm bảo duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình
hoạt động sẽ coi là hành vi bị nghiêm cấm. Việc làm này được thực hiện nhằm
đảm bảo lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã
hội, sức khỏe cộng đồng, …
/Xem các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở đâu ?  Phụ Lục IV Luật Đầu Tư
2020 .

- Vậy còn điều kiện cụ thể ?  Xem trong Luật chuyên ngành, vd: Du lịch thì xem
Luật Du lịch lữ hành bla bla. /

15. Mọi điều kiện kinh doanh đều phải được đáp ứng trước khi đăng ký thành lập
doanh nghiệp.

Nhận định sai

CSPL: khoản 1 Điều 8 Luật doanh nghiệp 2020.

Doanh nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh
doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, bảo đảm duy trì đủ điều
kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó các điều kiện kinh
doanh không nhất thiết phải được đáp ứng trước khi đăng ký thành lập doanh
nghiệp mà chỉ cần bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt
động kinh doanh.

/ - Cần đáp ứng đủ điều kiện trước khi thực hiện kinh doanh chứ không bắt
buộc từ lúc thành lập DN. CSPL: K1Đ8 Luật DN 2020.

- /

16. Công ty con là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ.


Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 196 LDN 2020; khoản 2, 3 Điều 196 LDN 2020.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 196 LDN 2020 thì “Tùy thuộc vào loại hình
pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với
tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con
theo quy định tương ứng của luật này và quy định khác của pháp luật có liên
quan theo”. Tiếp đến khoản 2, 3 Điều 196 LDN 2020: “2. Hợp đồng, giao dịch
và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và
thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý
độc lập; 3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở
hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động
kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động
không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây
thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó”.
vậy có thể thấy công ty mẹ và công ty con là hai chủ thể độc lập không phụ
thuộc vào nhau.
/ Cty là 1 pháp nhân nên có tư cách pháp lí độc lập kể cả cty mẹ, cty con , có quan hệ
về góp vốn. /

17. Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp sở hữu phần vốn góp, cổ phần
của nhau.
Nhận định đúng.
CSPL: khoản 2 Điều 16 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP: “Sở hữu
chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của
nhau”.
/ CSPL: Có thể là 195, nghị định 96/2015 do chỉ quy định nhóm công ty  Không
khẳng định do ko có cspl rõ ràng  nhưngma cơ bản thì đúng. /

II. LÝ THUYẾT

1. Phân biệt quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh
nghiệp. Giải thích vì sao Luật Doanh nghiệp lại phân biệt hai nhóm quyền này.
Quyền thành lập, quản lý doanh Quyền góp vốn vào doanh nghiệp
nghiệp
Khái niệm Chủ thể có quyền thành lập Quyền góp vốn vào oanh nghiệp có
được thừa nhận về mặt pháp luật phần hạn hẹp hơn so với quyền
và có quyền tiến hành đăng ký thành lập , quản lý doanh nghiệp.
kinh doanh. Từ đây, doanh Quyền góp vốn được hiểu là quyền
nghiệp có cơ sở pháp lý vững mua cổ phần của công ty cổ phần,
chắc để yêu cầu Nhà nước bảo quyên góp vốn vào công ty trách
đảm quyền lợi chính đáng của nhiệm hữu hạn và quyền góp vốn
mình, yên tâm kinh doanh. vào công ty hợp danh. Tổ chức, cá
nhân có quyền góp vốn, mua cổ
phần, mua phần vốn góp vào công ty
cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty hợp danh.

Đối tượng Cá nhân, tổ chức đều có quyền Tổ chức, cá nhân đều có quyền góp
có quyền thành lập và quản lý doanh vốn, mua cổ phần góp vốn vào công
thành nghiệp trừ các trường hợp quy ty cổ phần, công ty TNHH, công ty
lập/góp định tại khoản 2 Điều 17 Luật hợp danh trừ trường hợp quy định tại
vốn doanh nghiệp 2020. (Cơ sở pháp điểm a,b khoản 3 Điều 17 Luật
lí: Khoản 1 Điều 17 Luật doanh Doanh nghiệp 2020. ( Cơ sở pháp lí:
nghiệp 2020 ). Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp
2020).

Luật Doanh nghiệp có sự phân biệt giữa hai nhóm quyền này là bởi vì mức độ
quan trọng giữa quyền thành lập, quản lý với quyền góp vốn. Để thành lập, quản lý
doanh nghiệp thì khó hơn rất nhiều, yêu cầu người thành lập, quản lý phải có năng lực
dân sự đầy đủ, có năng lực chuyên môn, có khả năng gánh chịu những hệ quả pháp lý
phát sinh trong quá trình kinh doanh, không bị ràng buộc bởi một chức vụ trong cơ
quan Nhà nước (tránh việc lạm quyền, trục lợi cá nhân,…). Còn đối với quyền góp
vốn, bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp và góp thêm vốn điều lệ của doanh
nghiệp đã được thành lập từ trước đó, những người góp vốn chưa chắc sẽ tham gia vào
hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp, mục đích cuối cũng là thu lợi nhuận không
ảnh hưởng gì nhiều đến các quyết định của công ty nên đối tượng được phép kinh
doanh rộng hơn để bảo đảm quyền tự do kinh doanh.
/ /

III. TÌNH HUỐNG


Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) An Bình do ông An làm chủ có trụ sở chính tại
Tp. Hồ Chí Minh, ngành nghề kinh doanh là vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Sau một
thời gian, ông An có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, cho nên ông đã có
những dự định sau:
- DNTN An Bình sẽ thành lập chi nhánh tại Tp. Hà Nội để kinh doanh ngành tổ
chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.
- Ông An thành lập thêm một DNTN khác để thực hiện kinh doanh ngành nghề
là buôn bán sắt thép.
- DNTN An Bình đầu tư vốn để thành lập một công ty TNHH một thành viên để
kinh doanh dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.
- Ông An góp vốn cùng với ông Jerry (quốc tịch Hoa Kỳ) và bà Anna Nguyễn
(quốc tịch Việt Nam và Canada) để thành lập hộ kinh doanh (HKD) kinh doanh
ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.
Anh (chị) hãy cho biết, những dự định trên của ông An có phù hợp với quy định
của pháp luật doanh nghiệp không, vì sao?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, những dự định trên của ông An:
Thứ nhất, “DNTN An Bình sẽ thành lập chi nhánh tại Tp. Hà Nội để kinh doanh
ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại” là không phù hợp. DNTN An Bình
có thể được thành lập chi nhánh theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh Nghiệp 2020: “
Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước
ngoài.” Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì: “Ngành, nghề
kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Ở đây ta thấy DNTN An Bình kinh doanh ngành nghề vận tải bằng đường bộ, nhưng
lại dự định mở chi nhánh kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương
mại.
/ Nếu DNTN AN Bình thông báo sở kế hoạch đầu tư nơi DNTN đặt trụ sợ chính
ở TPhcm, sau đó thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh (nộp hồ sơ ở nơi đặt chi nhánh
( Sở kế hoạch đầu tư tp HN.) ) bổ sung ngành nghề kinh doanh thì hợp lệ. /
Thứ hai, “ông An thành lập thêm một DNTN khác để thực hiện kinh doanh
ngành nghề là buôn bán sắt thép.” là không phù hợp vì căn cứ vào khoản 3 Điều 188
Luật doanh nghiệp 2020: “mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư
nhân” như vậy ông An dự định mở thêm một DNTN khác là không phù hợp với quy
định của pháp luật.
/ Tại sao lại không được ?  K1 Điều 188 Luật DN chủ DNTN chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản nên nếu khi thành lập nhiều thì có thể ảnh hưởng tới quền lợi với
bên thứ 3 , thuế … /
Thứ ba, “DNTN An Bình đầu tư vốn để thành lập một công ty TNHH một thành
viên để kinh doanh dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch” là
không phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 188: “Doanh nghiệp tư nhân không
được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần góp vốn trong công ty hợp
danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.” do đó, DNTN An Bình
không được quyền thành lập Công ty TNHH một thành viên.
/ Bản chất tại sao ?  DNTN bản chất ko có tài sản, K2Đ17 ( ko có tư cách pháp
nhân) /
Thứ tư, “Ông An góp vốn cùng với ông Jerry (quốc tịch Hoa Kỳ) và bà Anna
Nguyễn (quốc tịch Việt Nam và Canada) để thành lập hộ kinh doanh (HKD) kinh
doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại” là không phù hợp.
- Hộ kinh doanh có thể có một chủ (một cá nhân) hoặc nhiều chủ (các thành viên
hộ gia đình). Ông An, ông Jerry và bà Anna Nguyễn không phải là thành viên hộ
gia đình.
- Căn cứ vào khoản 3 Điều 80 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh
nghiệp thì: “cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được
đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân”, do đó ông An đã là chủ một DNTN nên
không thể đồng thời không thành lập hoặc là thành viên hộ kinh doanh.
- Bên cạnh đó, ông Jerry là người nước ngoài (quốc tịch Mỹ) nên không phù hợp
với khoản 1 Điều 80 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:
“cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân Sự có quyền thành lập hộ kinh doanh”
- Ngoài ra theo khoản 3 Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020: “chủ doanh nghiệp tư
nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh”.
Do đó, ông An dự định góp vốn cùng với ông Jerry, bà Anna Nguyễn là không phù
hợp với quy định của Pháp luật.
/ Đối tượng dc phép thành lập HKD : Cá nhân, thành viên hộ gđ /

You might also like