You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN: PHÁP LUẬT CHỦ THỂ KINH DOANH VÀ PHÁ SẢN


CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ
THỂ KINH DOANH
Ths: Tăng Thị Bích Diễm
Lớp: TMQT47.2
_ DANH SÁCH NHÓM 1_
STT HỌ TÊN MSSV

1 Phan Thị Bảo Nhi 2253801090066

2 Nguyễn Ngọc Như 2253801090070

3 Nguyễn Cao Hoàng Quân 2253801090076

4 Nguyễn Ngọc Cầm Sơn 2253801090080

5 Trương Thị Minh Thư 2253801090087

6 Lê Thị Thanh Trúc 2253801090099

7 Đỗ Vi Tường (Nhóm trưởng) 2253801090101

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2023


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự
CTHD Công ty hợp danh
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
LDN Luật Doanh nghiệp
HĐTV Hội đồng thành viên
MỤC LỤC
I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?.....................................
1. Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều không
thể trở thành thành viên CTHD........................................................................................
2. Mọi thành viên trong CTHD đều là người quản lý công ty........................................
3. Trong tất cả các trường hợp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đều có thể
là người đại diện theo pháp luật của công ty....................................................................
4. Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được quyền rút vốn khỏi
công ty nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại..................
5. Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành viên
(HĐTV)............................................................................................................................
6. CTHD không được thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc............................................
7. Thành viên hợp danh phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi
thường thiệt hại gây ra cho công ty khi nhân danh cá nhân thực hiện các hoạt động
kinh doanh........................................................................................................................
II. LÝ THUYẾT.................................................................................................................
1. Phân tích sự khác nhau trong chế độ trách nhiệm của thành viên hợp danh và
thành viên góp vốn trong công ty hợp danh đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
của công ty. Tại sao có sự khác nhau đó?........................................................................
2. Tại sao pháp luật lại hạn chế quyền quản lý công ty của thành viên góp vốn?...........
3. Các cách thức tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty hợp danh....................................
4. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân có mâu thuẫn với quy định của BLDS
2015 không? Tại sao?.......................................................................................................
5. Có ý kiến cho rằng pháp luật nên quy định thành viên hợp danh công ty hợp danh
cũng có thể là tổ chức. Anh (chị) có đồng tình hay không? Cho ý kiến riêng...............10
III. TÌNH HUỐNG..........................................................................................................13
1. Tính huống 1..............................................................................................................13
2. Tình huống 2..............................................................................................................15
3. Tình huống 3..............................................................................................................17
1

I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?


1. Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều
không thể trở thành thành viên CTHD.
Nhận định Sai.
Căn cứ và khoản 2, 3 Điều 17 LDN năm 2020 quy định về các cá nhân, tổ chức
không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp và những cá nhân, tổ chức được
quyền góp vốn vào CTHD; theo đó, một số cá nhân bị cấm thành lập doanh nghiệp
theo khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020 vẫn có thể góp vốn vào công ty ty hợp danh và
trở thành thành viên góp vốn của CTHD.
Vd: Cán bộ, công chức, viên chức bị cấm thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh
nghiệp nhưng được quyền góp vốn vào các doanh nghiệp. Cụ thể, họ vẫn có thể góp
vốn vào CTHD và trở thành thành viên của loại hình doanh nghiệp này.
2. Mọi thành viên trong CTHD đều là người quản lý công ty.
Nhận định Sai.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 184 LDN năm 2020 về điều hành công ty của CTHD
thì theo đó, thành viên hợp danh vừa là đồng chủ sở hữu, vừa trực tiếp quản lý công ty
và người đại diện theo pháp luật cho công ty (tất cả thành viên hợp danh là người đại
diện theo pháp luật). Và theo khoản 2 Điều 184 LDN năm 2020 quy định: “Trong điều
hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm
nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty”.
Do đó, chỉ có thành viên hợp danh mới có thể là người quản lý công ty.
3. Trong tất cả các trường hợp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đều có
thể là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Nhận định Sai.
Tại khoản 1 Điều 184 LDN năm 2020 quy định: “Các thành viên hợp danh là
người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh
hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công
việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó
2

được biết về hạn chế đó”, và tại điểm đ khoản 4 LDN năm 2020 quy định về nghĩa vụ
của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc như sau: “Đại diện
cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án; đại diện cho công ty
thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, trong trường hợp đại diện cho công ty với tư cách là người yêu cầu
giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
trước Trọng tài, Tòa án; đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật, tức là trong quan hệ hành chính và quan hệ tố tụng thì chỉ
có thành viên hợp danh mang chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc mới được xem là đại diện theo pháp luật của công ty.
4. Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được quyền rút vốn khỏi
công ty nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Nhận định Sai.
Theo điểm d khoản 3 Điều 182 LDN năm 2020 quy định về việc rút vốn phải
được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành: “Chấp thuận thành viên
hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên”.
Theo đó, thành viên hợp danh có quyền rút vốn khi được sự chấp nhận của ít
nhất ba phần tư số thành viên hợp danh còn lại, trong khi đó đối với việc chuyển một
phần hoặc toàn bộ phần vốn góp thì cần sự chấp nhận của các thành viên còn lại.
5. Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành viên
(HĐTV).
Nhận định Sai.
Theo điểm a khoản 1 Điều 187 LDN năm 2020 về quyền của thành viên góp
vốn: “Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi,
bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp
vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan
trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ”.
3

Cho nên không chỉ thành viên hợp danh có quyền biểu quyết tất cả mọi vấn đề
tại HĐTV mà ngay cả thành viên góp vốn cũng có quyền biểu quyết nhưng có sự giới
hạn về quyền biểu quyết .Thành viên góp vốn chỉ được biểu quyết về những vấn đề
liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.
6. CTHD không được thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Nhận định Đúng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 182 LDN năm 2020 quy định như sau: “Hội đồng
thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp
danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác”.
Theo đó, bắt buộc Giám đốc, Tổng giám đốc phải là thành viên hợp danh, do
hội đồng thành viên bầu thành viên hợp danh làm. Bởi vì toàn bộ trách nhiệm và tài sản
của công ty các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản
của mình. Nói cách khác quyền lợi và nghĩa vụ của công ty gắn chặt với từng cá nhân
cho nên không được phép thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để điều hành CTHD.
7. Thành viên hợp danh phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi
thường thiệt hại gây ra cho công ty khi nhân danh cá nhân thực hiện các hoạt
động kinh doanh.
Nhận định Sai.
Căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 181 LDN năm 2020 quy định về nghĩa vụ
hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra cho công ty
như sau: “Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra
đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân
danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty
mà không đem nộp cho công ty”.
Dựa vào quy định tại điểm d khoản 2 Điều 181 LDN năm 2020 thì có thể cụ thể
hóa thành các điều kiện cụ thể sau đây:
Thứ nhất, nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác;
4

Thứ hai, nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty;
Thứ ba, không giao nộp số tiền, tài sản đã nhận từ hoạt động kinh doanh đó cho
công ty.
Như vậy, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên mới phải chịu trách nhiệm
hoàn trả, bồi thường.
Theo đó, chỉ trong trường hợp thành viên hợp danh nhân danh cá nhân, nhân
danh công ty hay nhân danh người khác để nhận tiền, tài sản khác từ hoạt động kinh
doanh của công ty mà không đem giao nộp lại cho công ty, tức là tư lợi thông qua hoạt
động kinh doanh của công ty thì mới phải chịu trách nhiệm hoàn trả, bồi thường.
5

II. LÝ THUYẾT


1. Phân tích sự khác nhau trong chế độ trách nhiệm của thành viên hợp danh và
thành viên góp vốn trong công ty hợp danh đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản của công ty. Tại sao có sự khác nhau đó?

Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn


- Phải có ít nhất 2 thành viên hợp - Có thể có hoặc không
danh là chủ sở hữu chung của trong CTHD.
Về số lượng công ty cùng nhau kinh doanh
dưới một tên chung.
- Là cá nhân, chịu trách nhiệm - Là tổ chức, cá nhân và
bằng toàn bộ tài sản của mình về chỉ chịu trách nhiệm về
các nghĩa vụ của công ty.
Về trách nhiệm các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã
cam kết góp vào công ty.
- Được chia lợi nhuận tương ứng - Được chia lợi nhuận
với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo hằng năm tương ứng với
Về lợi nhuận thỏa thuận quy định tại Điều lệ
công ty. tỷ lệ phần vốn góp trong
vốn Điều lệ của công ty.
Về việc điều hành, - Nhân danh công ty kinh doanh - Không được nhân danh
quản lý công ty các ngành, nghề kinh doanh của công ty mà chỉ được nhân
danh cá nhân hoặc nhân
công ty. danh người khác tiến hành
+ Đàm phán và ký kết hợp kinh doanh các ngành,
nghề kinh doanh của công
đồng. ty.
+ Giao dịch hoặc giao ước
- Không được tham gia
với những điều kiện mà thành quản lý công ty.
viên hợp danh đó cho là có lợi
nhất cho công ty.
+ Các thành viên hợp danh là
người đại diện theo pháp luật của
6

công ty và tổ chức điều hành


hoạt động kinh doanh hằng ngày
của công ty.
- Phải chịu trách nhiệm bồi - Số vốn chưa góp đủ được
thường thiệt hại cho công ty. coi là khoản nợ của thành
viên đó đối với công ty.
Trong trường hợp này,
Về chuyển nhượng thành viên góp vốn có liên
vốn quan có thể bị khai trừ
khỏi công ty theo quyết
định của Hội đồng thành
viên.
- Không được làm chủ doanh - Không bị hạn chế.
nghiệp tư nhân.

- Không được làm thành viên


hợp danh của CTHD khác trừ
trường hợp được sự nhất trí của
các thành viên hợp danh còn lại.

- Không được nhân danh cá nhân


hoặc nhân danh người khác kinh
Về hạn chế doanh cùng ngành, nghề kinh
doanh của công ty để tư lợi hoặc
phục vụ lợi ích của tổ chức, cá
nhân khác.

- Không được chuyển một phần


hoặc toàn bộ phần vốn góp của
mình tại công ty cho tổ chức, cá
nhân khác nếu không được sự
chấp thuận của các thành viên
hợp danh còn lại.

Sự khác biệt đó là do CTHD thường được thành lập giữa những người có mối
quan hệ quen biết trở thành thành viên hợp danh của công ty, lợi ích gắn liền với công
ty, thành viên góp vốn chỉ được coi là những nhà đầu tư vì vậy về quyền điều hành
7

quản lý có nhiều hạn chế hơn so với thành viên hợp danh. Dù là loại thành viên nào thì
ta cũng có thể thấy được sự tương xứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
2. Tại sao pháp luật lại hạn chế quyền quản lý công ty của thành viên góp vốn?
Pháp luật hạn chế quyền quản lý công ty của thành viên góp vốn bởi các lý do
sau đây:
Thứ nhất, thành viên góp vốn không bị ràng buộc bởi khoản 2 Điều 17 LDN
năm 2020, do đó, thành viên góp vốn có thể là người thuộc nhóm người bị cấm trong
khoản 2 Điều 17 chẳng hạn như: người bị mất năng lực hành vi dân sự, người chưa
thành niên thì sẽ không đủ khả năng để quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của
công ty.
Thứ hai, vấn đề chịu trách nhiệm của thành viên góp vốn trong CTHD. Theo
điểm b khoản 1 Điều 177 LDN năm 2020 thì thành viên hợp danh phải chịu toàn bộ
trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty, tức là đây là trách
nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh. Trong khi đó, theo điểm c khoản 1 Điều 177
LDN năm 2020 thì thành viên góp vốn chỉ chịu tránh nhiệm trong phạm vi sốn vốn đã
cam kết, tức đây là trách nhiệm hữu hạn của thành viên góp vốn. Vì thế, phần trách
nhiệm lớn hơn thuộc về thành viên hợp danh, nếu thành viên góp vốn được quyền tham
gia vào quản lý công ty trong trường hợp quyết định của thành viên góp vốn làm phát
sinh nghĩa vụ của công ty thì thành viên góp vốn chỉ chịu trong phạm vi số vốn trong
khi đó thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình; điều
đó dẫn đến bất công cho thành viên hợp danh.
Thứ ba, CTHD là công ty mang nặng tính “đối nhân”. Ở CTHD coi trọng quan
hệ nhân thân và uy tín của các thành viên hợp danh trong công ty, đồng thời giữa
CTHD và thành viên hợp danh có sự liên kết chặt chẽ giữa quyền và nghĩa vụ lẫn nhau.
Do đó, việc quản lý công ty chỉ được thực hiện bởi thành viên hợp danh, việc hạn chế
quyền quản lý của thành viên góp vốn nhằm tránh ảnh hưởng đến uy tín của CTHD.
Thứ tư, thành viên góp vốn của CTHD có thể là tổ chức theo điểm c khoản 1
Điều 177 LDN năm 2020, do đó nếu thành viên góp vốn được tham gia vào quản lý và
điều hành sẽ dẫn đến tình trạng “thiên vị” và “tư lợi” khi tiến hành hợp tác kinh doanh.
8

Ví dụ: thành viên góp vốn là công ty A có quyền quản lý và điều hành thì khi tiến hành
hợp tác, đầu tư kinh doanh sẽ ưu tiên hợp tác với công ty A dẫn đến tình trạng tư lợi và
gây thất thoát tài sản đối với CTHD.
3. Các cách thức tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty hợp danh.
Để tăng vốn điều lệ trong CTHD, có những cách thức sau:
Tăng vốn góp của thành viên hiện hữu: các thành viên của CTHD sẽ góp thêm
phần vốn của mình vào vốn điều lệ của công ty.
Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới: công ty sẽ nhận phần vốn góp của thành
viên mới đồng nghĩa với việc sẽ tiếp nhận luôn thành viên mới vào công ty. Thành viên
mới góp vốn vào công ty có thể là thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn.
CTHD có thể giảm vốn điều lệ bằng cách chấm dứt tư cách thành viên hợp
danh.
Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên:
Thứ nhất, thành viên hợp danh tự nguyện rút vốn khỏi công ty khi được ít nhất
ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành.
Thứ hai, thành viên hợp danh chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành
vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
Thứ ba, thành viên hợp danh bị khai trừ khi thuộc các trường hợp tại khoản 3
Điều 85 LDN năm 2020.
Thứ tư, thành viên hợp danh phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, thành viên hợp danh chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình nếu
các thành viên hợp danh còn lại chấp thuận. Vì CTHD tôn trọng tính đối nhân nên việc
chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho tổ chức, cá nhân khác đồng nghĩa với
việc xác lập tư cách thành viên hợp danh của bên đó phải được các thành viên hợp
danh khác xem xét và chấp thuận.
9

4. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân có mâu thuẫn với quy định của BLDS
2015 không? Tại sao?
Theo quy định tại Điều 177 LDN năm 2020: “CTHD có tư cách pháp nhân kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp”. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tại
điểm b khoản 1 điều này lại quy định thành viên hợp danh của CTHD phải chịu trách
nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Điều này có nghĩa
rằng, giữa quy định trên của luật doanh nghiệp mâu thuẫn với quy định trong BLDS
năm 2015. Trong BLDS năm 2015 có đưa ra rất rõ ràng về khái niệm, đặc điểm của
pháp nhân. Một trong số những điều kiện để tổ chức có tư cách pháp nhân (Điều 74
BLDS năm 2015) là tổ chức đó phải có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và
chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.
Có thể nói, xét về mặt lý thuyết, có sự mâu thuẫn giữa BLDS và LDN 2020 về
vấn đề này.
Tuy nhiên, xét về nguyên tắc, nếu luật chuyên ngành và luật chung cùng quy
định về một vấn đề thì áp dụng luật chuyên ngành. Hơn nữa, trường hợp CTHD có thể
xem như trường hợp đặc biệt, trường hợp ngoại lệ về tư cách pháp nhân của tổ chức.
Xét chung quy, tổng thể, thì quy định hiện nay về tư cách pháp nhân của CTHD
mang lại nhiều lợi ích hơn là trở ngại. Sở dĩ có thể nói vậy vì CTHD chịu trách nhiệm
vô hạn nhưng lại có thể có tư cách pháp nhân ( khác với quy định của BLDS năm 2015
là pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn – nghĩa là vô hạn đối với tài sản công ty) nên nó
được nhà nước ưu đãi, tạo nên sự bình đẳng so với các loại công ty khác. Tuy nhiên,
cũng có những trở ngại nhất định, ví dụ như: do là công ty đối nhân điển hình nên
thành viên trong công ty có mối quan hệ thân thiết, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự minh
bạch tài sản của công ty nên luật quy định phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với thành
viên hợp danh.
Do đó, theo lẽ tự nhiên và nguyên tắc áp dụng, việc quy định như vậy là phù
hợp với nhu cầu thực tiễn, cho thấy sự linh hoạt của pháp luật Việt Nam.
10

5. Có ý kiến cho rằng pháp luật nên quy định thành viên hợp danh công ty hợp
danh cũng có thể là tổ chức. Anh (chị) có đồng tình hay không? Cho ý kiến riêng.
Tại điểm b khoản 1 Điều 177 LDN năm 2020 quy định như sau:
“1. CTHD là doanh nghiệp, trong đó:
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ của công ty”
Theo pháp luật Việt Nam, thành viên hợp danh phải là cá nhân. Nhóm cho rằng
quy định như trên là hợp lí, thuyết phục. Thành viên hợp danh của CTHD không nên là
tổ chức vì lí do sau đây:
Thứ nhất, CTHD là loại hình doanh nghiệp mang nặng tính “đối nhân”, được
thành lập dựa trên sự tin tưởng, liên kết chặt chẽ giữa các thành viên với nhau. Các
thành viên có quan hệ gần gũi, tin tưởng với nhau sẽ cùng nhau góp vốn, thành lập
công ty, liên đới chịu mọi trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ của công ty.
Tổ chức sẽ không có được sự gắn bó, tin tưởng này, vì tổ chức chỉ là “một thực thể
pháp lý”, một sản phẩm của con người: không có suy nghĩ, hành động, cảm xúc riêng
để tự mình tạo lập một mối quan hệ bền chặt, gắn bó – mà đây lại là cơ sở đầu tiên khi
các thành viên quyết định thành lập CTHD.
Thứ hai, các thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản
hoặc ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của
mình về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty. Không có sự tách bạch giữa tài
sản thành viên hợp danh và tài sản công ty.
Nếu quy định tổ chức cũng là thành viên hợp danh sẽ tồn tại nhiều bất cập, vì
theo quy định tại khoản 27 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 liệt kê các tổ chức kinh tế
như sau: “Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác
theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”.
Theo quy định trên thì DNTN là một tổ chức. Nhưng DNTN không thể là thành viên
hợp danh của CTHD (khoản 3 Điều 188 LDN năm 2020), vì cùng lúc người chủ
DNTN đó sẽ chịu hai chế độ trách nhiệm vô hạn trong hai loại hình doanh nghiệp. Khi
cùng lúc phát sinh nghĩa vụ tài sản ở cả hai loại hình doanh nghiệp, người này sẽ chịu
11

trách nhiệm với bên nào, khi cả DNTN và CTHD đều quy định họ chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình?
Thứ ba, nếu quy định thành viên hợp danh của CTHD là tổ chức sẽ không đảm
bảo cho việc điều hành kinh doanh của CTHD. Tại Điều 184 LDN năm 2020 quy định
như sau: “Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh
phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý, kiểm soát công ty”.
Làm thế nào một tổ chức có thể đảm nhiệm việc quản lý, kiểm soát tổ chức khác
một cách hiệu quả, thiết thực? Tổ chức không thể tự mình thực hiện hoạt động quản lý,
điều hành, kiểm soát mà cần có một người đứng ra đại diện để thay tổ chức đó thực
hiện công việc. Vậy, còn có thể xem là tổ chức này quản lý, kiểm soát CTHD không,
hay suy cho cùng, chỉ là một/một vài cá nhân thực hiện điều này thay cho nó? Thành
viên hợp danh là đối tượng gắn bó mật thiết, chặt chẽ nhất với doanh nghiệp, nên nếu
quy định tổ chức là thành viên hợp danh sẽ không đảm bảo hoạt động quản lý, điều
hành loại hình doanh nghiệp này.
12
13

III. TÌNH HUỐNG


1. Tính huống 1
Công ty hợp danh Phúc Hưng Thịnh (có vốn điều lệ là 100.000.000 đồng) gồm ba
thành viên hợp danh là (Phúc góp 40% vốn điều lệ), Hưng (góp 30%), và Thịnh (góp
10%); và hai thành viên góp vốn là An (góp 10% vốn điều lệ) và Nhàn (góp 10%).
Sinh viên hãy giải quyết các tình huống sau:
(i) Sau 02 năm hoạt động, Phúc đề nghị chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp
của mình cho em trai là Phát và yêu cầu công ty không được tiếp tục sử dụng tên mình
ghép vào tên công ty. Các đề nghị của Phúc gặp một số vấn đề sau đây, về việc chuyển
nhượng vốn, Hưng chấp nhận nhưng Thịnh không đồng ý; về yêu cầu đổi tên, cả 02
thành viên Hưng và Thịnh đều không đồng ý với lý do uy tín của công ty đã gắn liền
với cái tên “Phúc Hưng Thịnh”. Hỏi:
- Phát có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty không khi mà việc này
chỉ được sự đồng ý của Hưng?
- Việc Phúc đề nghị công ty đổi tên có phù hợp với quy định của pháp luật
không?
(ii) Thành viên An do tai nạn giao thông nên mất khả năng nhận thức và bị Tòa
án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Các thành viên còn lại trong công ty cho rằng
tư cách thành viên góp vốn của An đã chấm dứt nhưng sau đó vợ của An có yêu cầu
công ty giữ nguyên tư cách thành viên góp vốn của An để chị tiếp tục quản lý. Vậy,
yêu cầu của vợ An có phù hợp với quy định của pháp luật không?
(i) Đối với hai yêu cầu của Phúc.
Thứ nhất, về việc Phát có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty hay
không?
Phát không thể trở thành thành viên hợp danh của CTHD Phúc Hưng Thịnh vì
việc nhượng toàn bộ phần vốn góp phải được sự đồng ý của các thành viên hợp danh
còn lại, tức phải được sự đồng ý của Hưng và Thịnh theo khoản 3 Điều 180 LDN năm
2020.
14

Thứ hai, về việc đề nghị của Phúc trong việc thay đổi tên công ty “Phúc Hưng
Thịnh”.
Việc Phúc đề nghị công ty đổi tên được chia thành hai trường hợp như sau:
Một là, trong trường hợp việc Phúc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của
mình cho em trai là Phát được Hưng và Thịnh đồng ý. Lúc này, tư cách thành viên hợp
danh của Phúc đã chấm dứt theo điểm c khoản 1 Điều 185 LDN năm 2020; do đó,
Phúc có quyền yêu cầu công ty đổi tên theo khoản 6 Điều 185 LDN năm 2020.
Hai là, trong trường hợp việc Phúc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của
mình cho em trai là Phát chỉ được Hưng chấp nhận và Thịnh không đồng ý. Lúc này, tư
cách thành viên hợp danh của Phúc chưa chấm dứt theo điểm c khoản 1 Điều 185 LDN
năm 2020, do đó, việc sửa đổi tên công ty thuộc điểm b khoản 3 Điều 182 LDN năm
2020 quy định rằng việc sửa đổi tên công ty nằm trong việc sửa đổi Điều lệ do đó phải
được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh còn lại đồng ý, tức là phải được cả
Hưng và Thịnh đồng ý thì việc đổi tên mới được thực hiện.
(ii) Yêu cầu của vợ An phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo điểm e khoản 1 Điều 187 LDN năm 2020 quy định về quyền của thành
viên góp vốn như sau: “Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng
cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ
công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành
viên góp vốn của công ty”.
Như vậy, theo điểm e khoản 1 Điều 187 LDN năm 2020 thì việc chuyển giao
phần góp vốn cho người thừa kế chỉ áp dụng cho thành viên góp vốn đã chết. Ngoài
Điều 187 nêu trên thì LDN không có chế định dự trù nào cho việc thành viên góp vốn
bị mất năng lực hành vi dân sự; thế nhưng xét theo BLDS thì vợ An có quyền yêu cầu
giữ nguyên tư cách thành viên và để chị quản lý, cụ thể quyền của vợ An được thể hiện
trong BLDS như sau:
Thứ nhất, vợ An là người giám hộ đương nhiên của An khi An được Tòa án
tuyên là mất năng lực hành vi dân sự theo khoản 1 Điều 53 BLDS năm 2015.
15

Thứ hai, với tư cách là người giám hộ đương nhiên của An thì vợ An hoàn toàn
có quyền yêu cầu công ty giữ lại tư cách thành viên và quản lý phần vốn góp thay An
theo khoản 1 Điều 57 BLDS năm 2015.
Như vậy, yêu cầu của vợ An là phù hợp với pháp luật.
2. Tình huống 2
Công ty hợp danh X gồm năm thành viên hợp danh là A, B, C, D và E; và một
thành viên góp vốn là F. Điều lệ của công ty không có quy định khác với các quy đinh
của luật doanh nghiệp. Tại công ty này có xảy ra các sự kiện pháp lý sau:
(i) Ngày 25/8/2015, C với tư cách là chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc
công ty đã triệu tập họp Hội đồng thành viên để quyết định một dự án đầu tư của công
ty. Phiên họp được triệu tập hợp lệ với sự tham dự của tất cả các thành viên. Khi biểu
quyết thông qua quyết định dự án đầu tư của công ty thì chỉ có A, C, D và E biểu quyết
chấp thuận thông qua dự án. Vậy quyết định của Hội đồng thành viên có được thông
qua hay không?
(ii) B muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại công ty cho người
khác và B cho rằng việc chuyển nhượng này nếu được Hội đồng thành viên công ty X
đồng ý thì sẽ được. Ý kiến của B có đúng không? Tại sao?
(iii) Ngày 16/06/2018, Công ty X bị phá sản. Các thành viên hợp danh yêu cầu
ông G (là một thành viên hợp danh cũ bị công ty khai trừ vào năm 2016) liên đới chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Yêu cầu này có phù hợp với quy định của
pháp luật không?
(i) Quyết định của Hội đồng thành viên sẽ được thông qua.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 183, khoản 3 Điều 182 LDN năm 2020 quy định về
việc triệu tập họp Hội đồng thành viên của Chủ tịch Hội đồng thành viên và các vấn đề
được quyết định bởi Hội đồng thành viên; từ đó đối chiếu với tình huống nêu trên, các
lập luận được đưa ra như sau:
16

Thứ nhất, vì C là chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty X nên theo khoản 1
Điều 183 LDN năm 2020 thì C có quyền triệu tập cuộc họp hội đồng thành viên để
quyết định vấn đề dự án của công ty.
Thứ hai, điểm đ khoản 3 Điều 182 LDN năm 2020 có quy định vấn đề quyết
định dự án đầu tư được thông qua khi có ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh
tán thành nếu như Điều lệ công ty không có quy định khác.
Trong tình huống có nói rõ, Điều lệ của công ty không có quy định khác với các
quy đinh của Luật doanh nghiệp. Đồng thời, công ty X có 5 thành viên hợp danh, trong
đó có 4/5 thành viên là A, C, D, E đã biểu quyết thông qua quyết định dự án đầu tư, đạt
được tỉ lệ cần thiết là ¾ tổng số thành viên hợp danh của công ty X nên dự án sẽ được
thông qua.
(ii) Ý kiến của B là không đúng khi cho rằng việc chuyển nhượng phần vốn góp
nếu được Hội đồng thành viên công ty X đồng ý thì sẽ được.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 180 LDN năm 2020 quy định: “Thành viên hợp danh
không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ
chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn
lại”, thì B là thành viên hợp danh vẫn có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
vốn góp của mình tại công ty cho một tổ chức, cá nhân khác nhưng phải có sự đồng ý
của các thành viên hợp danh còn lại, chứ không phải là Hội đồng thành viên. Vì hội
đồng thành viên bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
Và tại điểm b khoản 2 Điều 187 LDN năm 2020 có quy định về nghĩa vụ của
thành viên góp vốn như sau: “Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến
hành công việc kinh doanh nhân danh công ty”; do đó, thành viên góp vốn không có
quyền tham gia quản lý công ty và quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn chỉ được
giới hạn trong Điều 187 LDN năm 2020. Việc chuyển nhượng phần vốn của thành viên
hợp danh là một vấn đề quan trọng của CTHD vốn coi trọng nhân thân, vì nó sẽ làm
ảnh hưởng đến mối liên kết giữa những thành viên hợp danh. Vì vậy chỉ có thành viên
hợp danh mới được quyết định vấn đề này. Do đó, ý kiến của ông B như vậy là chưa
đúng.
17

(iii) Về vấn đề chịu trách nhiệm về các khoản nợ của thành viên hợp danh cũ.
Căn cứ khoản 5 Điều 185 LDN năm 2020, trong thời hạn 02 năm, thành viên
hợp danh bị chấm dứt tư cách thành viên tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 185
LDN năm 2020 thì vẫn liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với
các khoản nợ của công ty phát sinh trước thời điểm chấm dứt tư cách thành viên.
Nếu khoản nợ của công ty phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên của
ông G và vẫn còn trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên thì ông
G phải liên đới chịu trách nhiệm với khoản nợ trên.
Nếu khoản nợ phát sinh sau thời điểm chấm dứt tư cách thành viên hoặc quá
thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên thì ông G không phải liên đới
chịu trách nhiệm với khoản nợ của công ty.
3. Tình huống 3
Công ty Luật hợp danh Trí Nghĩa gồm bốn thành viên hợp danh là Nhân, Lễ, Tín,
Tâm. Ông Tâm là chủ tich hội đồng thành viên kiêm giám đốc công ty. Trong quá trình
hoạt động, giữa các ông nảy sinh bất đồng trong việc điều phối và phân chia lợi nhuận.
Ông Nhân ngoài việc đảm nhận các công việc của công ty còn tự nhận khách hàng tư
vấn với danh nghĩa cá nhân và hưởng thù lao trực tiếp từ khách hàng. Khi các thành
viên còn lại biết việc làm của ông Nhân đã triệu tập Hội đồng thành viên để giải quyết
vấn đề này. Tuy nhiên, ông Nhân không tham dự cuộc họp. Sau đó, vì công việc của
công ty ngày càng trì trệ do mâu thuẫn giữa các thành viên, ông Tâm triệu tập họp Hội
đồng thành viên nhưng không mời ông Nhân vì nghĩ có mời ông Nhân cũng không đi.
Kết quả, ông Lễ, Tín và Tâm đều biểu quyết thông qua quyết định khai trừ ông Nhân ra
khỏi công ty với lý do làm mất đoàn kết nội bộ và cạnh tranh trực tiếp với công ty.
(i) Hành vi của ông Nhân có phải là hành vi vi phạm pháp luật doanh nghiệp?
(ii) Công ty có quyền khai trừ ông Nhân không?
(iii) Cuộc họp ra quyết định khai trừ ông Nhân có hợp pháp không?
(i) Hành vi trên của ông Nhân là hành vi vi phạm pháp luật doanh nghiệp.
18

Bởi, căn cứ theo khoản 2 Điều 180 LDN năm 2020 quy định: “Thành viên hợp
danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng
ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi học phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân
khác”.
Với trường hợp trên thì ông Nhân đã tự nhân danh cá nhân thực hiện kinh doanh
cùng ngành nghề với công ty để tư lợi, hành vi lấy danh nghĩa cá nhân tự nhận khách
hàng để tư vấn và hưởng thù lao trực tiếp từ khách hàng là vi phạm điểu luật trên của
Luật doanh nghiệp 2020.
(ii) Công ty có quyền khai trừ ông Nhân.
Căn cứ theo điểm d khoản 3 điều 182 LDN năm 2020 quy định về các vấn đề
phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành trong đó có:“Chấp
nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên" .
Theo điều luật trên thì ông Nhân sẽ bị khai trừ khi ít nhất ba phần tư tổng số
thành viên hợp danh tán thành. Ở đây, ba thành viên hợp danh còn lại là ông Lễ, ông
Tín và ông Tâm đã biểu quyết đồng ý với quyết định khai trừ ông Nhân ra khỏi công
ty.
Và ở Điều 185 LDN năm 2020 có quy định về chấm dứt tư cách thành viên hợp
danh, tại điểm b khoản 3 điều này có quy định về việc khai trừ đối với thành viên hợp
danh nếu họ: “Vi phạm quy định tại Điều 180 của Luật này".
Từ quy định trên, đối chiếu sang Điều 180 LDN năm 2020 thì ông Nhân đã có
hành vi vi phạm khi kinh doanh cùng ngành nghề với công ty nhưng trên danh nghĩa cá
nhân và hưởng lợi ích cho riêng bản thân mình.
(iii)Cuộc họp ra quyết định khai trừ ông Nhân là không hợp pháp.
Căn cứ theo Điều 181 LDN năm 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành
viên hợp danh, tại điểm a khoản 1 điều này có nói rõ về quyền của thành viên hợp danh
như sau: “Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành
viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại
Điều lệ công ty".
19

Và theo khoản 2 Điều 183 LDN năm 2020 có quy định về việc triệu tập họp Hội
đồng thành viên như sau: “Thông báo mời họp Hội đồng thành viên có thể gửi bằng
giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặc phương thức khác do Điều lệ công
ty quy định.Thông báo mời họp phải nêu rõ mục đích, yêu cầu và nội dung họp,
chương trình và địa điểm họp, tên thành viên yêu cầu triệu tập họp.
Các tài liệu thảo luận được sử dụng để quyết định các vấn đề quy định tại
khoản 3 Điều 182 của Luật này phải được gửi trước đến tất cả thành viên; thời hạn
gửi trước do Điều lệ công ty quy định”.
Từ những quy định trên, đối chiếu với trường hợp của ông Nhân như sau:
Ông Nhân mang tư cách là một thành viên hợp danh của Công ty Luật hợp danh
Trí Nghĩa nên theo Điều 181 nêu trên thì ông cũng có quyền tham gia, thảo luận và
biểu quyết các vấn đề của công ty cũng như khoản 2 Điều 183 quy định về việc phải
thông báo cho Hội đồng thành viên biết qua nhiều hình thức khác nhau theo Điều lệ
của công ty. Nhưng ở đây, ông Tâm là người triệu tập họp Hội đồng thành viên nhưng
không mời ông Nhân cũng như không có gửi đến trước tất cả thành viên thành viên về
tài liệu thảo luận để quyết định các vấn đề theo quy định tại khoản 3 Điều 182 mà cụ
thể hơn là việc biểu quyết để quyết định khai trừ ông Nhân ra khỏi công ty.
Thế nên cuộc họp ra quyết định khai trừ ông Nhân không đúng theo những quy
định về việc triệu tập họp Hội đồng thành viên theo LDN năm 2020.

You might also like