You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

Pháp luật về chủ thể kinh doanh

BÀI THẢO LUẬN LẦN 5


Giảng viên: TS. Trần Hoàng Nga
Lớp: CLC47F
Nhóm: 10
STT Họ và tên MSSV
1 Nguyễn Ngọc Nhật Minh 2253801015173
2 Nguyễn Hoàng Phúc 2253801013143
3 Trịnh Gia Phát Đạt 2253801015060
4 Trần Thiệu Huy 2253801015126

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 4 năm 2024


Phần 1: Nhận định
1. CPPT của CĐSL sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 03 năm kể từ ngày công ty
được cấp Giấy CNĐKDN.
- Nhận định đúng.
- CSPL: Khoản 3 Điều 120 LDN, điểm d khoản 1 Điều 155 LDN 2020.
- Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không
phải cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Như vậy, sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, cổ đông sáng lập sẽ được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình (kể
cả là cho người không phải cổ đông sáng lập) mà không cần phải có sự chấp thuận của
Đại hội đồng cổ đông.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần phải là cổ đông của công ty.
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 156 LDN 2020.
- Theo quy định này, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần do Hội đồng quản
trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.
Như vậy, pháp luật không có quy định bắt buộc Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty
cổ phần phải là cổ đông của công ty. Tuy nhiên, trường hợp Điều lệ Công ty có quy định
Chủ tịch Hội đồng quản trị phải là cổ đông của công ty thì đây là điều kiện bắt buộc đối
với Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
3. Trong 03 năm kể từ ngày CTCP được cấp giấy GCNĐKDN, cổ đông sáng lập chỉ
có thể chuyển nhượng CPPT của mình cho cổ đông sáng lập khác hoặc người không
phải cổ đông sáng lập nếu được ĐHĐCĐ chấp thuận.
- Nhận định sai.
- CSPL: Khoản 3 Điều 120 LDN 2020.
- Theo Khoản 3, Điều 120 LDN 2020 thì cổ đông sáng lập có thể tự do chuyển nhượng cổ
phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ chỉ khi chuyển nhượng cổ
phần phổ thông cho người không phải cổ đông sáng lập mới cần sự chấp thuận của
ĐHĐCĐ.

PAGE \* MERGEFORMAT 4
Phần 2: Bài tập
Hội đồng quản trị (HĐQT) của công ty cổ phần A có 9 thành viên. Theo yêu cầu của 1/3
số thành viên HĐQT, chủ tịch HĐQT triệu tập cuộc họp HĐQT để bãi nhiệm chức giám
đốc công ty của ông Toàn và bổ nhiệm giám đốc mới. Tham dự cuộc họp có 8 thành viên.
Kết quả cuộc họp có 4 phiếu biểu quyết đồng ý bãi nhiệm chức danh giám đốc của ông
Toàn và bổ nhiệm ông Thanh là giám đốc mới; 4 phiếu biểu quyết phản đối việc bãi
nhiệm chức danh giám đốc của ông Toàn cũng như bổ nhiệm ông Thanh làm giám đốc
mới. Trong đó, Chủ tịch HĐQT đã biểu quyết đồng ý về các việc trên. Tuy nhiên, một
thành viên HĐQT vắng mặt phản đối việc bãi nhiệm chức danh giám đốc của ông Toàn
bằng một phiếu biểu quyết gửi cho HĐQT theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Câu hỏi: Quyết định của HĐQT về việc bãi nhiệm chức giám đốc công ty của ông Toàn
và Quyết định bổ nhiệm ông Thanh làm giám đốc mới nói trên có giá trị pháp lý không?
Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý?
- Theo khoản 1 Điều 137 LDN, đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) và Hội đồng quản trị
(HĐQT) là 02 cơ quan bắt buộc phải có trong công ty cổ phần, thì Quyết định của HĐQT
về việc bãi nhiệm chức giám đốc công ty của ông Toàn và bổ nhiệm ông Thanh làm giám
đốc mới không có giá trị pháp lý vì hội đồng quản trị chỉ có thẩm quyền bổ nhiệm với
chức danh Giám đốc do Điều lệ công ty quy định theo điểm i khoản 2 Điều 153 LDN
2020. Còn quyền biểu quyết của bãi nhiệm chức giám đốc công ty của ông Toàn thuộc về
đại hội đồng cổ đông tại điểm c khoản 2 Điều 138 LDN 2020.

PAGE \* MERGEFORMAT 5

You might also like