You are on page 1of 6

Bài 1:

1. Bà Yến cam kết góp vốn đầy đủ vào công ty vào hạn chót là ngày
31/12/2015 và được các thành viên đồng ý. Nhưng đến thời điểm trên bà chỉ
mới góp được ½ % số vốn cam kết. Như vậy, hậu quả pháp lý của việc góp
vốn trễ như trên sẽ như thế nào (đối với bà Yến, các thành viên khác, công
ty)?

- Đối với bà Yến:

Căn cứ theo khoản 3 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Góp
vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp như sau:

“Sau thời hạn quy định mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp
đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý theo Điều 75 Luật Doanh nghiệp
2020 quy định về góp vốn thành lập công ty như sau:

b) Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương
ứng với phần vốn góp đã góp;”.

Như vậy, tính tới thời điểm ngày 31/12/2015 thì bà Yến mới góp được ½ %
số vốn cam kết do đó bà sẽ chỉ có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã
góp. Tuy nhiên, bà Yến vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn
góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời
gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của
thành viên.

- Đối với các thành viên khác:

Theo quy định của điểm c khoản 3 Điều 47 Luật này quy định “Phần vốn
góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của
Hội đồng thành viên”. Như vậy thì Hội đồng thành viên trong công ty được
quyền quyết định chào bán số cổ phần mà thành viên trong công ty chưa góp đủ.

- Đối với công ty:


Góp vốn không đủ trong thời hạn thì phải tiến hành đăng ký điều chỉnh,
vốn điều lệ bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng
phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 4 Điều 47 luật này.

Trường hợp không thực hiện điều chỉnh thì sẽ căn cứ theo khoản 3 và
khoản 5 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm về
thành lập doanh nghiệp như sau: “3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thực hiện thủ tục
điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ
quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều
chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có
thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;”

Như vậy, công ty sau thời hạn quy định mà vẫn chưa góp hoặc chưa góp đủ
số vốn cam kết thì công ty sẽ bị phạt theo quy định trên, đồng thời phải đăng ký
điều chỉnh, vốn điều lệ bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày
cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.

2. Ngày 15/2/2016, do không đồng ý với quyết định của Hội đồng thành
viên, Công ty TNHH Y muốn rút vốn khỏi công ty. Vậy công ty Y có thể rút
vốn khỏi công ty X hay không và bằng cách nào, hậu quả là gì?

Công ty Y có thể rút vốn khỏi công ty X bời vì tại khoản 1 Điều 51 Luật
Doanh nghiệp 2020 quy định về việc “Thành viên có quyền yêu cầu công ty
mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành
đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên”.

Công ty Y có thể rút vốn bằng cách để công ty mua lại phần vốn góp theo
Điều 51 Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, Công ty Y phải gửi Văn bản yêu cầu
mua lại phần vốn góp đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua
nghị quyết trên. Trong 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Công ty Y
nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp theo
giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty,
nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Hậu quả của việc rút vốn khỏi công ty X: Nếu như sau thời hạn 15 ngày
khi nhận được yêu cầu trên không nhận được thỏa thuận về giá cả và bên phía
công ty X không mua lại phần vốn góp thì Công ty Y phải chuyển nhượng phần
vốn góp của mình. Thủ tục này rắc rối hơn, công ty Y chào bán một phần hoặc
toàn bộ phần vốn góp của mình cho cho các thành viên còn lại của công ty theo
tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện. Hơn
nữa, việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp cũng sẽ làm mất tư cách thành viên
góp vốn.

Về trình tự thì trước tiên Công ty Y sẽ chuyển nhượng lại cho công ty,
nếu công ty không mua thì Công ty Y chuyển nhượng lại cho thành viên khác,
trường hợp thành viên khác cũng không mua thì Công ty Y chuyển nhượng lại
cho người bên ngoài công ty.

Nếu Công ty Y không chuyển nhượng cho người khác mà muốn rút vốn
của mình góp vào công ty, thì phải có quyết định của Hội đồng thành viên. Nếu
Hội đồng thành viên công ty không chấp nhận thì anh không thể rút vốn góp của
mình được (một khi Công ty Y góp vốn, tài sản vào công ty thì đây là tài sản
của doanh nghiệp chứ không còn là tài sản của Công ty Y ).

3. Ngày 22/11/2016 ông Thanh muốn chuyển nhượng phần vốn góp của
mình cho ông Tú. Vậy ông Thanh phải chuyển nhượng phần vốn góp của
mình như thế nào?

Khi thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên có nhu cầu
chuyển nhượng vốn cho người khác, thì phải tuân theo trình tự quy định tại Điều
52 của Luật doanh nghiệp năm 2020.
Trước hết, phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ
tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán.

Nếu các thành viên không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày chào bán thì mới được chuyển nhượng cho người không phải
là thành viên của công ty. Như vậy thì nếu các thành viên không mua hoặc
không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán thì ông Thanh mới
được chuyển nhượng cho ông Tú vì ông Tú không phải là thành viên của công
ty X

4. Ngày 23/11/2016, ông Dũng chết nhưng không để lại di chúc, ông có vợ
và 2 người con, một người 19 tuổi và một người 17 tuổi (cha, mẹ của ông
Dũng đã chết). Vậy phần vốn góp của ông trong công ty được giải quyết
như thế nào?

Tại Điều 53 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về việc xử lý phần vốn
góp trong một số trường hợp đặc biệt

1. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di
chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty.

=> Vì ông Dũng chết nhưng không để lại di chúc nên khi thành viên chết
thì phần vốn góp được chia thừa kế theo pháp luật. Hàng thứ kế theo pháp luật
tại Điều 651 – Bộ Luật dân sự 2015 gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi,
mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Vì cha, mẹ của ông Dũng đã chết nên 3 người: 2 con ông Dũng và vợ sẽ là
người được hưởng phần vốn góp của ông Dũng.

Bài 2:

a. Với tư cách là cổ đông sáng lập và là Tổng GĐ, Xuân có toàn quyền được
chuyển nhượng tùy ý số cổ phần mình đang nắm giữ cho bất kỳ ai hay
không? Giải thích.
Xuân vẫn bị hạn chế chuyển nhượng số cổ phần của mình cho người khác
cụ thể:

Căn cứ khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp hạn
chế chuyển nhượng cổ phần bao gồm: “Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công
ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ
đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ
được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự
chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự
định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc
chuyển nhượng cổ phần đó”.

Theo khoản 3 điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 khi Điều lệ công ty có
quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ
phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ
phần tương ứng.

=> Như vậy thì mặc dù là tổng giám đốc công ty, tuy nhiên thì công ty
được cấp giấy chứng nhận vào ngày 19/9/2025 và chỉ mới sau 01 năm được
thành lập và công ty thua lỗ nhiều nên Xuân muốn chuyển nhượng lại phần vốn
góp của mình. Nhưng theo quy định của pháp luật thì phải sau 03 năm công ty
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần cổ đông sáng lập tức
là bà Xuân được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác nhưng chỉ
được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự
chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Do đó vẫn có sự hạn chế trong việc
chuyển nhượng chứ không phải có toàn quyền được chuyển nhượng tùy ý số cổ
phần mình đang nắm giữ cho bất kỳ ai.

b. Trước tình hình trên, để nhanh chóng ổn định kinh doanh, Đông với
tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ra quyết định cách chức Tổng
giám đốc của Xuân, quyết định sửa đổi điều lệ theo hướng Chủ tịch Hội
đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của
Công ty. Quyết định trên là đúng hay sai? giải thích?

Theo khoản 2 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chủ tịch Hội
đồng quản trị như sau: “Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đại chúng và công ty
cổ phần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được kiêm
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc”.

Tuy nhiên thì Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần nuôi trồng và
dịch vụ thuỷ sản Bốn Mùa không nằm trong trường hợp là công ty đại chúng
hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ
phần có quyền biểu quyết cho nên Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng
Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Do vậy quyết định
trên là đúng.

You might also like