You are on page 1of 50

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


KHOA ĐỊA LÝ
*****

Dương Thị Thu Trang

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ


CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY
HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI QUẬN TÂY HỒ, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI

KhóaNiên luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy

Ngành Quản lý đất đai


(Chương trình đào tạo Chuẩn)

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Mẫn Quang Huy


Hà Nội 2024
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ
*****

Dương Thị Thu Trang

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ


CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY
HOẠCH ĐÔ THỊ

Niên luận
Ngành Quản lý đất đai
(Chương trình đào tạo Chuẩn)
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Mẫn Quang Huy
Hà Nội 2024
Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành Quản lý đất đai
(Chương trình đào tạo Chuẩn)

Giảng viên hướng dẫn: Mẫn Quang Huy


Hà Nội 2024
LỜI CẢM ƠN

Đề tài Nnghiên cứu và đề xuất Ggiải pháp nâng cao hiệu quả công tác
lập quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị tại quận Tây Hồ, Thành phố Hà
nội là nội dung mà em đã nghiên cứu và niên luận tốt nghiệp satrongu thời
gian theo học tại khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên. Trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện niên luận này, em đã nhận được nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cô và bạn bè. Để niên luận thành công nhất,
eEm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với:
Khoa Địa lý, Trường Đại học khoa học tự nhiên đã tạo môi trường học
tập và rèn luyện rất tốt, cung cấp cho em những kiến thức và kỹ năng bổ ích
giúp em có thể áp dụng và thuận lợi thực hiện niên luận.
Giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Mẫn Quang Huy là người thầy đã tận
tâm hướng dẫn, giúp đỡ em em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài. Thầy đã có những trao đổi và góp ý để em có thể hoàn thành tốt đề tài
nghiên cứu này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô đã tạo cơ hội cho em được
học tập và rèn luyện tại trường để có những kiến thức, kinh nghiệm trong thực
tế để có thông tin hữu ích cho niên luận.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian nghiên cứu có
hạn nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những sai sót. Do đó, một lần
nữa em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để em có điều kiện hoàn
thiện hơn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Tháng 3 năm 2024


Sinh viên
Trang
Dương Thị Thu Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt Giải nghĩa
CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
HDB Ủy ban Phát triển nhà đất
KĐT Khu đô thị
KT -XH Kinh tế - xã hội
MLIT Bộ Xây dựng, Đất đai, Giao thông
và Du lịch
MRT Hệ thống tàu điện ngầm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Các văn bản pháp luật liên 12
quan
Bảng 1.2. Các nghị định có liên quan 13
Bảng 1.3. Các thông tư có liên quan 14
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................
3. Nội dung, đối tượng nghiên cứu..................................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ..............................................
1.1. Định nghĩa................................................................................................................
1.1.1. Đô thị................................................................................................................
1.1.2. Quy hoạch đô thị..............................................................................................
1.1.3. Quản lý quy hoạch đô thị.................................................................................
1.2. Nhiệm vụ của công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị..............................
1.2.1. Nhiệm vụ của công tác quy hoạch đô thị.........................................................
1.2.2. Nhiệm vụ của công tác quản lý quy hoạch đô thị............................................
1.3. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác này.....................................................................................................................
1.3.1. Mục đích...........................................................................................................
1.3.2. Ý nghĩa.............................................................................................................
1.4. Quy trình quy hoạch đô thị.......................................................................................
1.4.1. Quy trình lập quy hoạch đô thị.........................................................................
1.4.2. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị.......................................
1.5. Pháp lý và chính sách liên quan...............................................................................
1.5.1.Văn bản pháp luật liên quan..............................................................................
1.5.2. Các nghị định có liên quan...............................................................................
1.5.3. Các thông tư có liên quan.................................................................................
1.6. Kinh nghiệm các nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam về quy
hoạch đô thị.....................................................................................................................
1.6.1. Kinh nghiệm của Xin-ga-po.............................................................................
1.6.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản..............................................................................
1.6.3. Kinh nghiệm quy hoạch Barcelona..................................................................
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH VÀ
QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI QUẬN TÂY HỒ.............................................
2.1. Tổng quan về quận Tây Hồ......................................................................................
2.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................
2.1.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................................
2.1.3. Điều kiện KT-XH và cơ sở hạ tầng..................................................................
2.2. Thực trạng việc thực hiện công tác quy hoạch.........................................................
2.2.1. Thực trạng về quy hoạch đô thị Việt Nam.......................................................
2.2.2. Thực trạng về quy hoạch đô thị quận Tây Hồ..................................................
2.3. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch đô thị.........................................................
2.3.1. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch đô thị Việt Nam.................................
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch đô thị quận Tây Hồ...........................
2.4. Những thành tựu đạt được trong công tác lập và quản lý quy hoạch đô
thị.....................................................................................................................................
2.5. Những thách thức trong công tác quản lý quy hoạch đô thị.....................................
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...............................................................................
KẾT LUẬN.........................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị về tầm nhìn dài hạn sẽ từng
bước kiểm soát và hạn chế việc phát triển theo xu hướng dàn trải, khai thác
đất không có định hướng rõ ràng dẫn đến cạn kiệt nguồn lực đất dự trữ phát
triển mà đổi lại không nhận được sự hiệu quả trong quy hoạch tầm nhìn bền
vững.
Khi nâng cao hiệu quả trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
cấu trúc sẽ chỉ ra được các yêu cầu quản lý sự thay đổi về sử dụng đất. Trung
ương và địa phương dựa trên kinh nghiệm và chỉ đạo, quản lý rõ ràng để từng
bước tổ chức lập quy hoạch chiến lược cho toàn bộ đô thị và lập quy hoạch
cấu trúc cho từng phần khu vực sao cho đạt hiệu quả dài hạn nhất.
Mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển đô
thị xanh. Đồng thời phải nâng cao năng lực lập và thực hiện các quy hoạch
cho các đơn vị quy hoạch để các cơ sở này có thể lập các phương án quy
hoạch có nội dung khả thi, tầm nhìn dài hạn, đáp ứng nhanh kế hoạch triển
khai quy hoạch phát triển đô thị.
Khi đưa ra được giải pháp tốt về mặt quản lý và lập quy hoạch sẽ tạo ra
một nền kinh tế phát triển bền vững, giúp cải thiện đời sống nhân dân, cải
thiện môi trường và mọi mặt khác trong xã hội.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Đánh giá quy hoạch và quản lý quy hoạch của quận Tây Hồ - Lấy địa
điểm quận Tây Hồ thủ đô Hà Nội làm nội làm địa điểm nghiên cứu. Đưa ra
những thống kê, số liệu để đánh giá từ đó đưa ra cácnhằm đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và quy hoạch tại quận
Tây Hồ nói chung và cả nước nói riêng.
, Thành phố Hà Nội.
Nội dung, đối tượng nghiên cứu

1
- Điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ quy hoạch, quy mô dân
số,....có liên quan tới và các thông tin liên quan khác trong khu vực nghiên
cứu.
- Tìm hiểuNghiên cứu đánh giá tình hình quy hoạch và quản lý quy
hoạch của quận Tây Hồ. trong từng giai đoạn.
- Chỉ ra những tiến bộ cần phát huy và những thiếu sót cần cải thiện,
thay đổi trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch của quận Tây Hồ.
- Đối tượng nghiên cứu: Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
[3.] Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sau đây được áp dụng trong nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra, thu thập các tài liệu số liệu
về quy hoạch địa chính, quy hoạch tại Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin dữ liệu.
- Phương pháp so sánh đánh giá và phân tích SWOT
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp luận
[4.] Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về "Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch
và quản lý quy hoạch đô thị" mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bối cảnh
phát triển đô thị ngày nay. Việc phát triển đô thị đang đối mặt với nhiều thách
thức, từ sự tăng trưởng dân số đến vấn đề môi trường và cơ sở hạ tầng. Trong
bối cảnh này, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị trở thành một
phần không thể thiếu trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòa
của các khu đô thị.
Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị đồng nghĩa với việc tìm kiếm
những cách tiếp cận mới, hiệu quả hơn để đáp ứng các yêu cầu và mong
muốn của cộng đồng, đồng thời tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và không gian
đô thị. Qua việc tìm ra các giải pháp phù hợp, đề tài này không chỉ đóng góp

2
vào việc xây dựng các kế hoạch quy hoạch linh hoạt và phù hợp với tình hình
thực tế mà còn hướng tới mục tiêu tạo ra một môi trường sống tốt đẹp hơn
cho cư dân, đồng thời giảm thiểu các rủi ro và xung đột có thể phát sinh trong
quá trình phát triển đô thị.

3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
1.1. Các khái niệm cơ bản trong quy hoạch đô thịĐịnh nghĩa
1.1.1. Đô thị
Cho đến nay nước ta đã có trên 750 đô thị (31/12/2010 có 755 đô thị).
Đây là những trung tâm phát triển của từng vùng. Các đô thị này là động lực
thúc đẩy sự phát triển nhằm phát huy triệt để nguồn lao động, nguồn tài
nguyên thiên nhiên phục vụ cho lợi ích cộng đồng.
Các đô thị lớn giữ vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, kỹ thuật,
đào tạo và là đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng, cả nước và quốc tế.
Mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các trung
tâm vùng, tiểu vùng hoặc khu vực
Hệ thống các đô thị nước ta đã được hình thành từ lâu đời. Các địa
điểm được chọn để xây dựng đô thị đã hội tụ được các yếu tố thuận lợi về tự
nhiên, kinh tế và xã hội. Vị trí và khoảng cách giữa các đô thị nhìn chung là
tương đối hợp lý. Ngày nay chúng ta cần phát triển mở rộng các đô thị cũ
đồng thời xây dựng thêm các đô thị mới nhằm hoàn thiện mạng lưới đô thị
toàn quốc. Mỗi đô thị cần phát huy nguồn lực và đặc thù riêng của mình để
phát triển. Chẳng hạn như có đô thị phát triển công nghiệp, có đô thị phát
triển du lịch và có đô thị phát triển thương mại...
Khoản 1, điều 3 Luật Quy hoạch đô thị định nghĩa: “Đô thị là nơi tập
trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
kinh tế phi nông nghiệp; là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa
hoặc chuyên ngành; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc
gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương; bao gồm nội thành, ngoại thành
của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn”.
Theo quy định trên thì điểm dân cư đô thị phải hội tụ đủ các yếu tố cơ
bản saumới được gọi là đô thị:
- Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc
đẩy sựphát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.
- Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể thấp hơn)

4
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp không dưới 65% trong tổng số lao
động, là nơi sản xuất và dịch vụ hàng hoá phát triển.
- Ở đó có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ
dân cư đô thị.
- Mật độ dân số được xác định tuỳ theo từng loại đô thị phù hợp với đặc
điểm từng vùng.
1.1.2. Quy hoạch đô thị
Theo Khoản 4Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009: “Quy hoạch đô thị là
việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ
tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống
thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy
hoạch đô thị”.
1.1.3. Quản lý quy hoạch đô thị
Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị là quá trình tổ chức và điều hành
các hoạt động liên quan đến lập kế hoạch, quy hoạch và phát triển đô thị để
tạo ra một môi trường sống và làm việc thuận lợi, bền vững và phát triển.
Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị không chỉ tập trung vào việc thiết kế cụ
thể của các khu vực đô thị, mà còn bao gồm các hoạt động như quản lý sử
dụng đất, phát triển hạ tầng, bảo tồn môi trường, giảm thiểu rủi ro và thúc đẩy
phát triển kinh tế và xã hội trong đô thị.
1.2. Nhiệm vụ của công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị
1.2.1. Nhiệm vụ của công tác quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị được xác định như là một trong những động lực cho
tăng trưởng và phát triển đất nước. Vì thế, để tạo được động lực tăng trưởng
mới, khai thác có hiệu quả tiềm năng cho phát triển, quy hoạch đô thị cần thể
hiện rõ và hoàn thành xuất sắc vai trò của mình; phải coi quy hoạch là một
trong những nhiệm vụ hàng đầu, là khâu then chốt, có tính chất đột phá trong
phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đất nước nói chung và phát triển đô thị
nói riêng.

5
- Nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của quy hoạch là tổ chức môi trường sản
xuất. Quy hoạch xây dựng cần phải đảm bảo phân phối hợp lý các khu vực
sản xuất (tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, kho tàng, bến bãi...), tổ chức tốt
mạng lưới giao thông vận tải. Đối với đô thị, quy hoạch cần giải quyết tốt các
mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất với các khu vực chức năng khác của đô
thị, đặc biệt với khu ở của dân cư để bảo đảm sự hoạt động bình thường của
các cơ sở sản xuất song phải đảm bảo cho môi trường ít bị ô nhiễm hoặc ách
tắc các hoạt động khác trong đô thị.
- Nhiệm vụ cơ bản thứ hai: Tổ chức môi trừờng sống với những mối
giao tiếp thuận lợi. Với mỗi người dân đều có các nhu cầu sử dụng các công
trình đô thị hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hay hàng năm. Sự giao lưu
giữa khu ở với các khucông trình đô thị phải thuận lợi nhờ quy hoạch xây
dựng mạng lưới giao thông đô thị hợp lý, Ngoài ra sự giao lưu giữa các khu
chức năng của đô thị với các khu vực lân cận ngoài đô thị cũng thuận lợi.
- Nhiệm vụ cơ bản thứ ba là tổ chức nghệ thuật kiến trúc trong xây
dựng đô thị. Để nâng cao chất lượng sống con người cần môi trường sống có
cảnh phù hợp với nhu cầu cảm thụ thẩm mỹ. Quy hoạch xây dựng khai thác
triệt để lợi thế về điều kiện tự nhiên trong khu quy hoạch sắpxếp công trình,
cây xanh, thảm cỏ, mặt nước, độ cao thấp của địa hình trên mặt đất và các
yếu tố khác tạo ra không gian kiến trúc cảnh quan đẹp có sức cuốn hút con
người gắn kết với thiên nhiên.
- Nhiệm vụ thứ tư là quản lý sử dụng đất và không gian: Quy hoạch và
quản lý quy hoạch đô thị cũng phải đảm bảo rằng sử dụng đất và không gian
trong đô thị được tối ưu hóa và phát triển một cách bền vững. Điều này bao
gồm việc phân bổ đất cho các mục đích khác nhau như dân cư, công nghiệp,
thương mại, công viên và vùng xanh.
- Nhiệm vụ thứ năm: Tạo ra một môi trường sống và làm việc tốt nhất
cho cư dân: Cuối cùng, nhiệm vụ chính của quản lý quy hoạch đô thị là tạo ra
một môi trường sống và làm việc tốt nhất cho cư dân. Điều này bao gồm việc
đảm bảo an toàn, tiện nghi, và tiếp cận các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục
và văn hóa.

6
1.2.2. Nhiệm vụ của công tác quản lý quy hoạch đô thị
Công tác quản lý quy hoạch đô thị có một số nhiệm vụ sau:
Thực hiện các kế hoạch quy hoạch đô thị: Công tác quản lý quy
hoạch đô thị đảm bảo việc thực hiện các kế hoạch và chính sách quy hoạch
đã được phê duyệt, bao gồm việc xây dựng, phát triển hạ tầng, và sử dụng
đất đai theo đúng quy định.
Quản lý sử dụng đất đai: Đảm bảo việc sử dụng đất đai trong khu
vực đô thị là hiệu quả và bền vững, bao gồm việc kiểm soát sự phát triển
xây dựng, quản lý quy hoạch dự án, và xử lý các tranh chấp liên quan đến
đất đai.
Điều chỉnh và cập nhật quy hoạch: Thực hiện việc điều chỉnh và cập
nhật các kế hoạch quy hoạch đô thị để phản ánh các thay đổi trong nhu cầu
phát triển và môi trường kinh doanh, cũng như để giải quyết các vấn đề
phát sinh trong quá trình thực hiện.
Bảo tồn di sản văn hóa và môi trường: Quản lý quy hoạch đô thị
cũng đảm bảo bảo tồn và phát triển bền vững của di sản văn hóa và môi
trường sống đặc biệt trong khu vực đô thị.
Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển: Phát triển các chính
sách và cơ chế để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển kinh tế
trong khu vực đô thị, đồng thời đảm bảo rằng sự phát triển là bền vững và
không gây hại đến môi trường và cộng đồng.
Quản lý dân số và hạ tầng: Đảm bảo rằng hạ tầng đô thị như hệ
thống giao thông, cấp nước, cấp điện, và hệ thống thoát nước đáp ứng
được nhu cầu của dân số đô thị đang tăng lên.
1.3. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác quy hoạch đô thịnày
1.3.1. Mục đích
- Tối ưu hóa sử dụng không gian: Quy hoạch đô thị giúp phân bổ tài
nguyên và không gian một cách hợp lý nhất để đáp ứng nhu cầu phát triển của
cộng đồng, đồng thời giảm thiểu lãng phí tài nguyên và không gian.

7
- Phát triển bền vững: Nghiên cứu giải pháp có thể giúp định hình các
kế hoạch phát triển đô thị dựa trên nguyên tắc bền vững, bao gồm việc bảo vệ
môi trường, xử lý chất thải, và cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiệu quả.
- Tăng cường chất lượng cuộc sống: Bằng cách thiết kế và quản lí quy
hoạch đô thị một cách thông minh, có thể tạo ra môi trường sống và làm việc
thuận lợi, an toàn, và tiện nghi cho người dân.
- Phát triển kinh tế: Quy hoạch đô thị có thể tạo ra môi trường thuận lợi
cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sáng tạo.
- Tạo ra các cơ hội việc làm: Bằng cách tạo ra các khu vực công
nghiệp, thương mại và dịch vụ mới, quy hoạch đô thị có thể tạo ra các cơ hội
việc làm mới và thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương.
- Đảm bảo an ninh và an toàn: Quy hoạch đô thị cũng liên quan chặt
chẽ đến việc đảm bảo an ninh và an toàn cho cộng đồng, bao gồm việc đặt
lịch trình và cơ sở hạ tầng để đối phó với thiên tai và tội phạm.
- Tăng cường quản lí và hợp tác: Nghiên cứu giải pháp có thể giúp cải
thiện quy trình quản lí và hợp tác giữa các bộ phận chính phủ, các tổ chức phi
chính phủ và cộng đồng dân cư, từ đó tăng cường hiệu quả của công tác lập
quy hoạch và quản lí đô thị.
1.3.2. Ý nghĩa
Quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong phát triển đất nước nói chung
và được xác định như là một trong những động lực cho tăng trưởng. Chính vì
vậy, để tạo được động lực tăng trưởng mới, khai thác hết tiềm năng cho phát
triển, quy hoạch cần phải dài hơi và đi trước một bước Việt Nam luôn đặt quy
hoạch đô thị là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế-
xã hội. Việc đưa ra giải pháp cho công tác quy hoạch đô thị và quản lý quy
hoạch đô thị là vô cùng quan trọng với mỗi khu vực đô thị. Các giải pháp này
không chỉ định hình mà còn định hướng cho sự phát triển của các đô thị, tạo
ra một môi trường sống và làm việc tốt nhất cho cư dân. Bằng cách tối ưu hóa
sử dụng đất đai, phát triển hạ tầng, và bảo tồn môi trường, các giải pháp quy
hoạch đô thị giúp tạo ra không gian đô thị hài hòa, bền vững và an toàn. Đồng
thời, chúng cũng tạo ra cơ hội đầu tư và phát triển kinh tế, từ đó thúc đẩy sự

8
nghiệp phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Qua việc
bảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa và môi trường, các giải pháp này cũng đảm
bảo rằng một phần quan trọng của bản sắc và danh tiếng của mỗi đô thị được
duy trì và phát triển. Tóm lại, việc đưa ra các giải pháp hiệu quả cho công tác
quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch đô thị không chỉ góp phần vào sự phát
triển của thành phố mà còn đảm bảo sự tiến bộ và hạnh phúc của cư dân sống
trong đó.
1.4. Quy trình quy hoạch đô thị
1.4.1. Quy trình lập quy hoạch đô thị
Theo Điều 16 Luật quy hoạch 2017 Quy trình lập quy hoạch:
1. Quy trình lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian
biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia thực hiện theo các bước sau
đây:
a) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang
Bộ và địa phương liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình Chính
phủ phê duyệt;
b) Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; chủ
trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan nghiên
cứu, xây dựng quy hoạch; phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều
kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng
ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch;
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan lựa chọn tổ chức
tư vấn để xây dựng các nội dung quy hoạch đã được phân công và tổ chức
thẩm định các nội dung này trước khi gửi cơ quan lập quy hoạch;
d) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang
Bộ và địa phương liên quan xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng,
liên tỉnh nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch;
đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các Bộ, cơ quan ngang Bộ
và địa phương liên quan xây dựng;

9
đ) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan điều chỉnh, bổ
sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công gửi cơ quan lập quy
hoạch;
e) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo
quy định tại Điều 19 của Luật này;
g) Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện
quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;
h) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội
đồng thẩm định quy hoạch báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết
định.
2. Quy trình lập quy hoạch ngành quốc gia thực hiện theo các bước sau
đây:
a) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan
ngang Bộ liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt;
b) Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; xây
dựng quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định tại Điều 19 của Luật này;
c) Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện
quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;
d) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội
đồng thẩm định quy hoạch báo cáo Bộ trưởng xem xét trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.
3. Quy trình lập quy hoạch vùng thực hiện theo các bước sau đây:
a) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang
Bộ và địa phương liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; chủ
trì, phối hợp vái các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan nghiên
cứu, xây dựng quy hoạch; phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều

10
kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã
hội của vùng, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưu
tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch;
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan lựa chọn tổ chức
tư vấn để xây dựng các nội dung quy hoạch đã được phân công và tổ chức
thẩm định các nội dung này trước khi gửi cơ quan lập quy hoạch;
d) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang
Bộ và địa phương liên quan xem xét, xử lý các vấn đề liên vùng, liên tỉnh
nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch; đề xuất
điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa
phương liên quan xây dựng;
đ) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan điều chỉnh, bổ
sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công gửi cơ quan lập quy
hoạch;
e) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo
quy định tại Điều 19 của Luật này;
g) Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện
quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;
h) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội
đồng thẩm định quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Quy trình lập quy hoạch tỉnh thực hiện theo các bước sau đây:
a) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức
liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, báo
cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện
nghiên cứu, xây dựng quy hoạch; phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố,
điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các
định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch;

11
c) Các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất
nội dung đưa vào quy hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách và gửi cơ quan lập quy
hoạch;
d) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức
liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành,
liên huyện nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy
hoạch; đề xuất Điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các cơ quan, tổ
chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng;
đ) Các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện Điều
chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công gửi cơ quan
lập quy hoạch;
e) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo
quy định tại Điều 19 của Luật này;
g) Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện
quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;
h) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội
đồng thẩm định quy hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
i) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét,
thông qua quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1.4.2. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị
Theo Điều 7 Luật Quy hoạch đô thị 2009Trình tự lập, thẩm định, phê
duyệt quy hoạch đô thị. Việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị
phải theo trình tự sau đây:
1. Lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị;
2. Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị;
3. Lập đồ án quy hoạch đô thị;
4. Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị.

12
1.5. Pháp lý và chính sách liên quan
1.5.1.Văn bản pháp luật liên quan
Bảng 1.1. Các văn bản pháp luật liên quan
Văn bản quy phạm pháp luật Ngày hiệu lực
(Luật)
Luật Quy hoạch 2017 01/01/2019

Luật Quy hoạch đô thị 2009 01/01/2010


Luật Xây dựng 2014 01/01/2015
Luật Xây dựng sửa đổi 2020 01/01/2021
Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên 01/01/2019
quan đến quy hoạch 2018
Luật đất đai 2013 01/07/2014
Luật Nhà ở 2014 Luật Nhà ở 2014

1.5.2. Các nghị định có liên quan

13
14
Bảng 1.2. Các nghị định có liên quan
Văn bản quy phạm pháp luật Ngày hiệu lực
(Nghị định)
Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch 07/05/2019
Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt 25/05/2010
và quản lý quy hoạch đô thị

Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến 25/05/2010


trúc, cảnh quan đô thị

Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây 25/05/2010


dựng ngầm đô thị

Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị 30/07/2010

Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 30/08/2019


37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý
quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng
dẫn về quy hoạch xây dựng
Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội 30/06/2015
dung về quy hoạch xây dựng

Nghị định 67/2022/NĐ-CP sửa đổi Điều 4 Nghị định 21/09/2022


166/2018/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục
lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu
bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh
Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, 15/02/2019
trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự
án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh

15
Nghị định 05/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 07/01/2022
53/2019/NĐ-CP hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và
điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ
của tuyến sông có đê
Nghị định 53/2019/NĐ-CP hướng dẫn việc lập, thẩm 17/062019
định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều;
phòng, chống lũ của tuyến sông có đê

1.5.3. Các thông tư có liên quan


Bảng 1.3. Các thông tư có liên quan
Văn bản pháp luật Ngày hiệu
(Thông tư) lực

Thông tư 06/2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung 27/06/2013


Thiết kế đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Thông tư 16/2013/TT-BXD sửa đổi Thông tư 03/12/2013
06/2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô
thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của 15/08/2016
nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy
hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc
thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Thông tư 20/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định, quản 10/03/2020
lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị do
Bộ Xây dựng ban hành
Thông tư 01/2021/TT-BXD về QCVN 01:2021/BXD 05/07/2021
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng
do Bộ Xây dựng ban hành
Thông tư 09/2020/TT-BTNMT về ban hành định mức 03/11/2020

16
kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông
liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh do Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành
Thông tư 22/2019/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc 01/07/2020
gia về Quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành

Thông tư 08/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn về định mức 01/07/2019


cho hoạt động quy hoạch do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư ban hành

1.6. Kinh nghiệm các nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam về
quy hoạch đô thị
1.6.1. Kinh nghiệm của Singapore
Singapore là một quốc đảo bao gồm một đảo chính với 63 đảo nhỏ
xung quanh, là một quốc gia diện tích nhỏ, dân số ít ở khu vực Đông Nam Á,
diện tích cả nước đạt khoảng hơn 772km2 và dân số đạt khoảng 5,8 triệu
người. Khi nhắc đến Sing-ga-po, người ta thường liên tưởng đến một đất
nước có môi trường xanh, sạch, đô thị được quy hoạch bài bản và khoa học.
Sing-ga-po liên tục được các chuyên gia hàng đầu thế giới xếp hạng là đô thị
đáng sống, phát triển bền vững và sống tốt trên toàn cầu, điển hình như
Internations công bố 10 thành phố tốt nhất để sống, làm việc và kết bạn vào
năm 2020, trong đó Sing -ga-po xếp vị trí thứ 4. Bên cạnh đó, năm 2020,
Công ty ECA International nhận định, Sing-ga-po tiếp tục duy trì vị trí thành
phố đáng sống nhất đối với người nước ngoài ở châu Á trong 15 năm liên
tiếp.
Thành công đó là nhờ quy hoạch đô thị sáng tạo, thiết kế thông minh và
phát triển bền vững. Singaporecó được cảnh quan đô thị văn minh, hiện đại và
“thân thiện môi trường” như ngày nay, trước hết là nhờ vào quy hoạch tổng
thể 1/5.000 có từ rất sớm (năm 1971) và được thực hiện cho đến nay. Quy
hoạch tổng thể Sing-ga-po có phân ra từng khu nhà cao tầng (trên 10 tầng),
cao trung bình (3 - 10 tầng) và thấp tầng (1 - 2 tầng) và có tính đến bảo tồn

17
kiến trúc cổ cũng như bản sắc văn hóa của 4 tộc người (tộc người tại chỗ, tộc
người Hoa, Mai-lai-xi-a và Ấn Độ). Bản quy hoạch tổng thể cũng thể hiện
việc kết nối hạ tầng (nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, điện, điện
thoại...) do nhà nước đầu tư. Do tập trung phát triển ngành công nghiệp sạch
nên Singapore xây dựng các khu đô thị vệ tinh để giảm chi phí đi lại, tiết kiệm
trong sinh hoạt và giải quyết lao động tại chỗ. Singapoređã tìm cách phát huy
triệt để tiềm năng của không gian công cộng bằng cách kết hợp hiệu quả giữa
các hoạt động thương mại và giải trí để mang lại sự hài lòng cho người dân
của mình.
Ngay từ khi triển khai thực hiện quy hoạch chung phát triển Singapore
(1960 - 1970), Chính phủ đã có hàng loạt chương trình tuyên truyền cho
người dân thực hiện nếp sống văn minh tại các khu công cộng, chung cư cao
tầng, có phân tích những mặt thuận lợi khi ở nhà cao tầng, từ đó tạo dần thói
quen cho người dân sống trong chung cư cao tầng tới ngày nay. Bên cạnh đó,
mục tiêu quy hoạch “xanh hóa”; “vườn trong phố”; “xanh sạch đẹp ở bất kỳ
nơi đâu”, diện tích cây xanh đã chiếm 50% diện tích toàn Singapore điều mà
chưa một quốc gia nào đạt được(4). Do đó, các chuyên gia quy hoạch luôn
xem Xin-ga-po là mẫu hình lý tưởng về quy hoạch. Singapore từng được vinh
danh là thành phố có quy hoạch “tỉ mỉ, sâu sắc” nhất trên thế giới nhờ những
bước tiến vượt bậc trong quy hoạch, đặc biệt là sự ra đời của Ủy ban Phát
triển nhà đất (HDB) năm 1960, một nhánh của Bộ phát triển quốc gia chuyên
biệt về phát triển nhà.
Kể từ khi bắt đầu hoạt động, HDB đã gây dựng thêm hàng triệu căn hộ,
nâng tầm vượt bậc về khái niệm nhà ở xã hội lên mức cao hơn bất kỳ đô thị
nào trên thế giới. Đến nay, hơn 80% dân số Singapore sống trong những tòa
nhà HDB xây dựng. Để đạt được kết quả này, HDB phải xử lý hơn 240 nghìn
hộ gia đình nhập cư vẫn còn sống trong các khu nhà tạm mà các nhà quy
hoạch nhận thấy cần thiết xóa bỏ những căn hộ ổ chuột làm mất mỹ quan đô
thị như thế.
Các không gian dành cho phát triển kinh tế, giao thông và môi trường
xanh cũng được chính quyền Singapore đặc biệt quan tâm. Ưu tiên phát triển
không gian đô thị cho các hoạt động phát triển kinh tế, thương mại, tài chính,

18
ngân hàng... Mạng lưới giao thông được quy hoạch đồng bộ đáp ứng yêu cầu
sử dụng trong vòng 40 năm tiếp theo. Khu công nghệ cao, công nghệ sinh học
được xây dựng gần các trường đại học lớn nhằm gắn kết giữa lý thuyết và
thực hành.
Hệ thống giao thông của Singapore phong phú và hiệu quả. Hệ thống
tàu điện ngầm (MRT)có 84 ga với chiều dài 130km là hệ thống giao thông
trọng yếu của Singapore, phục vụ 2 triệu lượt khách/ngày. Phương tiện giao
thông công cộng thuận tiện đến mức luôn thu hút người dân Singapore, vì thế
giảm bớt sự phụ thuộc vào phương tiện di chuyển cá nhân. Giảm lệ thuộc vào
phương tiện cá nhân đồng nghĩa áp lực hạ tầng giao thông sẽ giảm bớt, đồng
thời chất lượng môi trường cũng sẽ được cải thiện.
1.6.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Quy hoạch đô thị: Nhà đầu tư và nhân dân cùng tham gia
. Tại Nhật Bản, quy hoạch được xem là một chương trình quảng bá xúc
tiến đầu tư nghiêm túc. Quy hoạch sau khi hoàn chỉnh được công bố rộng rãi
trước công chúng, đặc biệt về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng.
Mục đích của việc này là để các nhà đầu tư và nhân dân cùng tham gia thực
hiện. Điểm đặc biệt nhất trong quy hoạch đô thị Nhật Bản là trong các chương
trình phát triển đô thị có quy định tối thiểu 40% dự án phải ưu tiên cho địa
phương quản lý thực hiện. Khi quy hoạch được lập nên, được nhiều lần lấy ý
kiến của cộng đồng, bảo đảm 70% tự nguyện chấp thuận thì quy hoạch đó
mới được phê chuẩn.
Một bản quy hoạch được phê duyệt sẽ trở thành công cụ chính thức để
thực hiện quy hoạch. Bản quy hoạch chính thức được thông báo và quảng bá
rộng rãi đến từng người dân và có hiệu lực từ ngày được chính thức công bố.
Sau khi các đồ án quy hoạch được phê duyệt thực hiện, các dự án này đều do
chính quyền thành phố, chính quyền địa phương đảm nhiệm. Các dự án do Bộ
Xây dựng, Đất đai, Giao thông và Du lịch (MLIT) phê duyệt hoặc thẩm định
trình Chính phủ phê duyệt, tỉnh sẽ tiến hành triển khai thực hiện quy hoạch.
Xây dựng đô thị nhỏ gọn, thân thiện môi trường:

19
Nhật Bản đã phải đối mặt với thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao do dân số
gia tăng quá nhanh, tập trung tại các đô thị lớn, nên tình trạng đô thị phát triển
tràn lan, tự phát đã xảy ra. Đối phó với tình trạng này, Nhật Bản đưa ra
phương án hạn chế mở rộng và kiểm soát mở rộng đô thị, kế hoạch xây dựng
hạ tầng đô thị bằng hệ thống phân chia thành các khu vực, bao gồm khu vực
điều chỉnh đô thị, khu vực đô thị hóa, mở rộng khu vực đô thị hóa.
Với xu hướng dân số giảm hiện nay và trong tương lai, Nhật Bản tiếp
tục xây dựng đô thị nhỏ gọn, thân thiện môi trường, giảm phát thải khí CO2,
nâng cao sự tiện lợi của giao thông công cộng và phát triển đô thị trung tâm,
đồng thời tiến hành chiến lược thông minh, thu gọn các vùng ngoại ô, đạt
được đô thị bền vững.
1.6.3. Kinh nghiệm quy hoạch Barcelona
Nhìn từ trên cao, Barcelona trông như một chiếc bàn cờ khổng lồ, nơi
có những khối nhà tạo thành hình bát giác, xen kẽ với những con đường đều
tăm tắp đến lạ kỳ. Quy hoạch của đô thị này xứng đáng được dành tặng hai
chữ “kỳ quan”.
Nằm dọc theo bờ Địa Trung Hải, đây là nơi có đời sống đô thị sôi động
với thiên nhiên cây cỏ, các tuyến đường hiếm khi rơi vào nạn kẹt xe, thay vào
đó là không gian mở thân thiện cho con người.
Nể phục trước Tthành phố được quy hoạch thẳng tắp như một bàn cờ
khổng lồ. Để có được điều này, tất cả phải được xây dựng dựa trên sự quy
hoạch đô thị và tính toán kỹ lưỡng của chính quyền thành phố, vốn được bắt
đầu từ rất nhiều năm trước.
Những khối nhà tại đây được thiết kế hình bát giác. Tại khu vực quận
trung tâm Eixample có khoảng hơn 500 khối nhà như vậy. Đây là quận rộng
7,5 km2 với đặc trưng là những con đường dài thẳng tắp và các tòa nhà tạo
nên ô bàn cờ. Bên cạnh khối nhà bát giác là những khối chữ nhật có góc bị cắt
vát 45 độ.
Mục đích của các nhà thiết kế là sử dụng các khối nhà có kích thước
theo tiêu chuẩn, xây ở độ cao hạn chế và để lại hình vuông hoặc khu vườn ở
giữa. Không gian giữa khối nhà giúp thu hút ánh sáng mặt trời và độ thông

20
gió ở mức cao nhất. Trong khi đó, góc cắt vát tạo hình bát giác lại giúp khu
vực ngã tư rộng hơn, giao thông đi lại thuận tiện hơn theo mọi hướng, đồng
thời tầm nhìn cũng được mở rộng.
Hiện nay, các khối nhà đã tăng số lượng thêm so với dự kiến. Những
khu vườn bên trong còn ít. Hầu hết chúng được biến thành trung tâm mua sắm
hay bãi đậu xe. Tuy vậy, quy hoạch bàn cờ với khối nhà hình bát giác từ hàng
trăm năm trước vẫn khiến nhiều người ngỡ ngàng và nể phục
Một trong những kinh nghiệm mà Barcelone đúc kết được về quy
hoạch đô thị:
Quản lý không gian công cộng: Barcelona đã tập trung vào việc tạo ra
không gian công cộng và công viên rộng lớn, giúp tạo ra một môi trường sống
thoải mái và xanh mát cho cư dân. Các công viên như Park Güell và
Ciutadella Park là điển hình.
Phát triển hạ tầng giao thông công cộng: Barcelona đã đầu tư mạnh mẽ
vào hạ tầng giao thông công cộng, bao gồm hệ thống xe buýt, tàu điện ngầm
và các tuyến đường sắt nhanh như Metro và Tram. Điều này giúp giảm ô
nhiễm không khí và kẹt xe trong thành phố.
Chính sách quản lý và bảo tồn di sản: Barcelona đã áp dụng các chính
sách bảo tồn và phát triển bền vững để bảo vệ di sản văn hóa và kiến trúc của
thành phố, bao gồm các kiến trúc của Gaudi như Sagrada Familia và Casa
Batlló.
Khuyến khích phát triển đô thị dọc theo bờ biển: Với vị trí ven biển,
Barcelona đã tận dụng lợi thế này để phát triển các khu vực ven biển với các
bãi biển, bến du thuyền và các tiện ích giải trí.
Khuyến khích phát triển bền vững: Barcelona đã thúc đẩy các dự án
xây dựng bền vững và sử dụng năng lượng tái tạo như ánh sáng mặt trời và hệ
thống nước tái sử dụng để giảm thiểu tác động của thành phố lên môi trường.
Tạo điều kiện cho người dân giao tiếp: Barcelona đã đầu tư vào các khu
vực giao tiếp như trung tâm thương mại, quảng trường và khu phố cổ để tạo
ra một môi trường sống sôi động và linh hoạt cho cư dân và du khách.

21
Khuyến khích sáng tạo và nghệ thuật trong không gian công cộng:
Barcelona đã tích cực khuyến khích nghệ sĩ và nhà thiết kế tham gia vào việc
tạo ra các tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc độc đáo trong không gian công
cộng, làm tăng giá trị văn hóa và thẩm mỹ của thành phố.
Quản lý du lịch: Barcelona đã đối mặt với vấn đề về quá tải du lịch, do
đó thành phố đã thực hiện các biện pháp như giới hạn số lượng khách du lịch
tại một số điểm tham quan và thu phí du lịch để bảo vệ di sản và môi trường
sống của cư dân địa phương.

CHƯƠNG 2
: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI QUẬN TÂY HỒ
2.1. Tổng quan về quận Tây Hồ
2.1.1. Vị trí địa lý
Quận Tây Hồ là một quận Trung tâm của thành phố Hà Nội, theo bản
đồ quy hoạch quận Tây Hồ, quận bao trọn toàn bộ Hồ Tây và một số khu vực
ven sông Hồng phía Bắc nội thành. Các ranh giới tiếp giáp của quận bao gồm:
Phía Đông: giáp quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
Phía Tây: giáp quận Bắc Từ Liêm
Phía Nam: Tiếp giáp với quận Ba Đình và ranh giới là khu dân cư An
Dương, giáp ranh đường Thanh Niên và đường Cầu giấy, đường Hoàng Hoa
Thám.
Phía Bắc: Giáp ranh với huyện Đông Anh với ranh giới tự nhiên là
sông Hồng.
Quận có diện tích 24km2, dân số xấp xỉ 170.000 người

22
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Tây Hồ là một quận nằm ở phía Bắc - Tây Bắc của thủ đô
Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 2400.81 ha. Phía Bắc và Đông quận Tây Hồ
là sông Hồng nằm dọc theo ranh giới giữa quận Tây Hồ với huyện Gia Lâm
và huyện Đông Anh. Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Từ Liêm và quận cầu
Giấy - một quận mới thành lập, tốc độ đô thị hóa cao, tác động lớn đến sự
phát triển kinh tế của Tây Hồ. Phía Đông Nam và Nam giáp quận Ba Đình -
một trung tâm hành chính, chính trị của thành phố và cả nước. Với vị trí này,
tương lai quận Tây Hồ sẽ là trung tâm của thành phố Hà Nội khi Hà Nội phát
triển về phía bắc. Tây Hồ có nhiều tiềm năng phát triển, có cảnh quan thiên
nhiên lý tưởng là Hổ Tây. nên có sức hấp dẫn cao về nhập cư, xây dựng, đặc
biệt là các công trình khách sạn , biệt thự, nhà nghỉ. Những lợi thế về vị trí nói
trên tạo ra tiềm năng về kinh tế cho Tây Hồ phát triển.
Địa chất, địa hình: Địa hình quận Tây Hồ tương đối hàng phẳng, có
chiều hướng cao dần từ Nam lên Bắc, có sông Hồng chảy từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Nằm giáp với sông Hồng, nên quận Tây Hồ có tuyến dài chạy từ
chân cầu Thăng Long (Tính từ phường Phú Thượng) đến bãi An Dương (tính
đến hết phường Yên Phụ) đất đai quận được chia thành hai vùng rõ rệt, đó là
khu vực trong đê vã khu vực ngoài đê.
Khí hậu: quận Tây Hồ có chung điều kiện khí hậu của thủ đô Hà Nội là
nhiệt đới gió mùa. Một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11
năm trước đến tháng 3 năm sau, gió Đông Bắc là chủ đạo. Nhiệt độ trung bình
thấp nhất từ 8°c đến 10°c. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, gió
Đông Nam là chủ đạo, nhiệt trung bình cao nhất là 38°c. Mùa mưa bão rơi
vào mùa nóng, từ tháng 7 đến tháng 9. Độ ẩm trung bình trong năm 84,5%
Thủy văn : Điểm nổi bật nhất của quận Tây Hồ là có diện tích mặt nước
khá lớn, Hồ Tây là hồ lớn nhất với diện tích khoảng 530.65 ha, phía Bắc có
sông Hồng chảy qua với chiều dài khoảng 8km, có diện tích khoảng 510,54
ha thuộc 4 phường Nhật Tân, Phú Thượng, Tứ Liên, Yên Phụ, sông có chiều
rộng từ 800m đến 1200m vào mùa cạn, và từ 2000m đến 2500m vào mùa lũ.
Sông Hồng và Hồ Tây đà tác động trực tiếp đến điều kiện tiểu khí hậu ở một

23
khu vực rộng trên diện tích toàn quận.Mùa hè, không khí ở các khu vực quanh
hồ và ven sông thường mát mẻ hơn các khu khác, khí hậu được điều hoà.
Ngoài ra, quận còn có nhiều ao. hồ khác ở khu vực ngoài đê và ỏ các khu vực
khác trong dẻ như Phú Thượng, Xuân La. Các hồ này đang dần bị lấp dần xây
dựng nhà cửa và các công trình khác
Thổ nhưỡng: quận Tây Hồ bao gồm đất phù sa không được bồi trong đê
và đất phù sa được bồi ngoài đê. Đất phù sa không được bối trong đê có diện
tích lớn.
2.1.3. Điều kiện KT-XH và cơ sở hạ tầng
Dân cư và lao động: quận Tây Hồ bao gồm 8 phường với tổng số dân là
92736 người (2000) và mật độ dân số trung bình 3862 người/km2. So với các
quận nội thành. Dân cư trong quận phân bố không đều, các phường nội thành
cũ có mật độ dân số khá cao như phường Yên Phụ, Bưởi trung bình 12000
người/km2 trong khi có mật độ dân số ở phường Phú Thượng, Tứ Liên. Nhật
Tân, Quảng An chỉ khoảng trên 2000 người/km2.
Cơ sở hạ tầng: Quận Tây Hồ dù được thành lập chưa lâu, nhưng sở hữu
hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng và đồ sộ. Nhiều khu đô thị được xây dựng
như KĐT cao cấp Ciputra, KĐT Tây Hồ Tây, KĐT Xuân La…. Tổ hợp trung
tâm thương mại, căn hộ, khách sạn cao cấp Lotte Mall Tây Hồ và hàng loạt
chung cư như Ecolife Tây Hồ, Phú Mỹ Complex, UDIC…và mới nhất là tổ
hợp trung tâm thương mại, căn hộ, khách sạn Lotte Mall West Lake đem đến
nhiều diện mạo mới cho quận, khiến nơi đây dần trở thành nơi đáng sống nhất
tại Thủ Đô.
Những tuyến giao thông trọng điểm cũng được mở rộng, nâng cấp và
xây mới. Đặc biệt là tuyến đường Võ Chí Công (nối vành đai 2) và cầu Nhật
Tân đã thay đổi chóng mặt tốc độ phát triển của Quận nhờ khả năng vượt
sông Hồng và kết nối thẳng tới sân bay Nội Bài.
2.2. Thực trạng việc thực hiện công tác quy hoạch
2.2.1. Thực trạng về quy hoạch đô thị Việt Nam
Về không gian:

24
Vùng đô thị: Tăng trưởng kinh tế kéo theo dịch cư từ nông thôn vào đô
thị làm dân số đô thị (phần lớn chưa đủ điều kiện và thời gian để trở thành thị
dân) tăng nhanh và tập trung chủ yếu ở hai vùng đô thị chính là thành phố Hồ
Chí Minh và thành phố Hà Nội. Phát triển kinh tế với áp lực dân số đòi hỏi
tăng quy mô không gian đô thị tương ứng với các vấn đề văn hóa, xã hội đô
thị mới nảy sinh.
Về kinh tế:
Việc đảm bảo khả năng cạnh tranh của 2 vùng đô thị chính, Hồ Chí
Minh và Hà Nội, và bên cạnh đó là một số vùng kinh tế như Đồng bằng sông
Cửu Long mới nổi, trong đó vùng thành phố HCM có vị thế toàn cầu sẽ vẫn là
một yêu cầu rất cần được chú trọng, bởi vì Vùng Thành phố Hồ Chí Minh là
nơi diễn ra phần lớn hoạt động kinh tế của đất nước, với 71% lượng hàng hóa
qua cảng biển và 62% hoạt động công nghiệp.
Như vậy, nghiên cứu phát triển vùng đô thị, rộng hơn là quy hoạch
vùng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nữa là vấn đề phức tạp. Quy hoạch
vùng sẽ giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển, quyết
định sự phát triển hợp lý của hệ thống đô thị và nông thôn, góp phần vào sự
phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo hướng bền vững. Trong khi đó ở
nước ta, hiện nay, vấn đề quy hoạch vùng chưa được quan tâm đầu tư nghiên
cứu đúng mức, chúng ta thiếu chuyên gia giỏi và chưa có cơ quan nghiên cứu
chuyên trách.
Vùng nông thôn:
Thực tế, vùng nông thôn vẫn là nguồn sinh kế chính của phần lớn
người dân (trong đó có 93% là người nghèo). Đảng và Nhà nước đã có chính
sách phát triển Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn. Tập trung đầu tư cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng hiện đại. Qua đó, phát triển thị trường
nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là chuyển đổi ngành nông nghiệp và
kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại hóa (không phải đô thị hóa nông thôn),
ngày càng có nhiều lo ngại về chất lượng và tính bền vững trong tăng trưởng
nông nghiệp, khoảng cách ngày càng tăng giữa các vùng đô thị và nông thôn

25
về điều kiện sống và khả năng dễ bị tổn thương của các vùng nông thôn do
thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu. Vấn đề đặt ra là: cần đánh giá lại và
chính xác vai trò của các trung tâm cụm xã (dạng thị tứ), các đô thị vừa và
nhỏ trong vùng nông thôn, như là động lực hạt nhân để có chính sách phát
triển hiệu quả, giải quyết hợp lý mối liên kết nông thôn – đô thị
2.2.2. Thực trạng về quy hoạch đô thị quận Tây Hồ
Thứ nhất, vấn đề trong quy hoạch xây dựng:
Đối với khu vực dân cư hiện có thực hiện theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn
xây dựng Việt Nam áp dụng đối với nhà ở liên kế và nhà ở riêng lẻ và các quy
định khống chế tại đồ án. Theo đó, tầng cao tối đa được xây dựng 5 tầng; Đối
với khu vực làng xóm, kiểm soát đặc biệt không xây dựng cao quá 3 tầng
(12m).
Quy định là vậy nhưngTuy nhiên trên thực tế bên cạnh hàng loạt quán
xákhu lụp xụp, không khó để nhận thấy những công trình nhà ở “cao lớn bất
thường” len lỏi trong khu vực quan sát từ xa bằng mắt thường có thể thấy rõ
nhiều công trình sừng sững vượt lên hẳn so với khu dân cư, cao hơn so với
con số 12m rất nhiều.
Thứ hai, đất quy hoạch bị xâm lấn:
Trục đường Quảng Bá, men theo bờ Hồ Tây, hàng loạt công trình tạm
được dựng khung sắt, quây lợp bằng tôn ngang nhiên “mọc” trên khu đất quy
hoạch. Lợi dụng vị trí giáp mặt hồ, quanh khu vực dân cư, hàng quán tập
trung đủ loại: Từ giải khát đến quán nhậu, tạp hóa, quán ăn… Rõ ràng, việc
xây dựng trên đất đã có quy hoạch này là hoàn toàn sai phép ngoài trách
nhiệm của chính quyền sở tại, không thể không nhắc đến việc thiếu quy hoạch
cụ thể.
Thứ ba, thiếu hạ tầng giao thông và dịch vụ công. Phân cấp quản lý vỉa
hè bất cập, nhiều tuyến đường ùn tắc nghiêm trọng.
Thời gian gần đây, nhiều tuyến phố bên hồ Tây như phố Nguyễn Đình
Thi, Trích Sài, Từ Hoa... thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. nhiều
đoạn đường lòng đường khá hẹp nhưng lại có hai làn xe ô tô lưu thông dẫn

26
đến cảnh mạnh ai nấy đi, lộn xộn, dễ xảy ra va chạm, mất an toàn giao thông,
đặc biệt vào các khung giờ cao điểm. Bên cạnh đó, một số hàng quán trên
những con phố này còn bày bàn ghế cho khách ngồi lấn ra hè, xe máy, ô tô đỗ
dưới lòng đường khiến đường càng ùn tắc.
Thứ tư, phân khu không đồng đều:
Quận Tây Hồ có những phân khu được quy hoạch và phát triển một
cách không đồng đều, nhưng cũng có những khu vực vẫn còn thiếu sót trong
việc quản lý và phát triển.
Thứ năm, Nhiều bất cập trong đầu tư và quy hoạch mạng lưới thoát
nước cùng với đó là hệ thống thoát nước thiếu đồng bộ: Thành phố nói chung
và quận Tây Hồ nói riêng đã có kế hoạch triển khai đồng bộ các trạm bơm
cũng như hệ thống tiêu thoát, nhưng việc đầu tư xây dựng đòi hỏi kinh phí rất
lớn, sẽ phải thực hiện dần nhiều năm dẫn đến tình trạng ngập lụt kéo dài mỗi
khi xảy ra mưa lớn.
Thứ sáu,
Cchất lượng một số quy hoạch chưa cao, thiếu tính khả thi, không bảo
đảm nguồn lực để thực hiện. Nội dung đồ án QHĐT còn thiếu đồng bộ, chưa
đáp ứng được các quy định và yêu cầu quản lý xây dựng theo quy hoạch;
thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương trong quá trình
quản lý quy hoạch; nhiều địa phương còn để xảy ra tình trạng dự án đầu tư
xây dựng không tuân thủ quy hoạch được duyệt.
Thứ bảy, Ccác quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng xã hội
thiếu đồng bộ, triển khai chậm. Công tác quản lý không gian kiến trúc, cảnh
quan đô thị chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ tập trung cho các khu quy
hoạch mới, các khu trung tâm; hạ tầng kỹ thuật đô thị còn nhiều bất cập, chưa
đồng bộ…
2.3. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch đô thị
2.3.1. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch đô thị Việt Nam
Sở Xây dựng và các địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công
tác quản lý nhà nước về quy hoạch, các đơn vị tham gia lập quy hoạch xây

27
dựng đã được hướng dẫn tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật Quy
hoạch và các văn bản hướng dẫn; chất lượng các đồ án quy hoạch ngày càng
được nâng cao; công tác tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt các hồ sơ luôn
được đảm bảo về thời gian theo quy định.
Tuy nhiên, công tác quản lý quy hoạch vẫn còn gặp nhiều khó khăn: ở
một số địa phương đất ở do dự án tạo ra nhiều hơn so với nhu cầu của dân nên
dận đến tình trạng dư thừa đất ở trong khi đất cho hạ tầng kỹ thuật như công
viên, đất sử dụng công cộng (nhà trẻ, y tế, văn hóa, thể thao) và đất giao
thông đô thị đặc biệt là giao tĩnh (bãi đậu xe) chiếm tỷ lệ rất thấp so với tiêu
chuẩn sử dụng. Một số đồ án quy hoạch xây dựng phát sinh hạn chế, bất cập,
không bảo đảm các yêu cầu trong công tác quản lý.
Điều này mang đến nhiều hệ lụy gây mất cân đối trong sử dụng đất đai
đô thị, giảm chất lượng sống của người dân, đồng thời khó khăn trong công
tác quản lý, phát triển bền vững cho đô thị.
Bên cạnh đó, pháp luật về quy hoạch xây dựng và các quy định có liên
quan có sự thay đổi nhiều lần trong thời gian ngắn. Nên chưa kịp thực hiện thì
đã có văn bản pháp luật mới được ban hành.
Khi triển khai thì thấy rằng cần có một quy hoạch lớn để liên kết, kết
nối, tích hợp các quy hoạch chuyên ngành, các quy hoạch đặc thù trong một
bản quy hoạch.
Thêm vào đó, nguồn lực của địa phương còn hạn chế, chưa dành nhiều
kinh phí cho công tác lập quy hoạch, nhất là quy hoạch chi tiết các khu vực đã
có quy hoạch phân khu được duyệt, các khu vực phải thực hiện chỉnh trang đô
thị. Một số dự án chậm triển khai thực hiện sau khi có chủ trương đầu tư của
cấp có thẩm quyền.
Bộ máy quản lý nhà nước cũng là vấn đề lớn ảnh hưởng tới công tác
quản lý đô thị nói chung bao gồm quản lý quy hoạch đô thị hiện nay. Nhìn
chung, công tác quản lý quy hoạch xây dựng nói chung và quản lý quy hoạch
đô thị nói riêng tại Sở Xây dựng cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; cán
bộ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý quy hoạch đa phần có trình độ
chuyên môn, năng lực công tác tốt.

28
Tuy nhiên, tổ chức bộ máy tại phòng Quản lý đô thị, phòng Hạ tầng
kinh tế các quận, huyện, thị, thành phố trên cả nước hiện vừa thiếu và yếu.
Lực lượng nhân sự làm công tác quản lý quy hoạch rất mỏng và không được
đào tạo đúng chuyên ngành. Đa phần cán bộ quản lý quy hoạch tại các phòng
nêu trên là kỹ sư xây dựng nên khó khăn trong việc thực hiện kiểm tra, giám
sát, thực hiện thẩm định và quản lý có hiệu quả các đồ án chuyên ngành quy
hoạch xây dựng.
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch đô thị quận Tây Hồ
Công tác quản lý quy hoạch chưa được chú trọng; công tác quản lý trật
tự đô thị một số nơi còn chuyển biến chậm; quản lý trật tự xây dựng vẫn còn
phát sinh những vi phạm mới, đặc biệt là những khu vực đất nông nghiệp ven
sông Hồng. Công tác quản lý chưa sátsao để xảy ra những vấn đề như lấn
chiếm, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, xây dựng nhà sai phạm về
mật độ và độ cao cấp phép tiêu chuẩn của khu vực
Trong quy hoạch xây dựng trước đây chưa tốt nên hiện tại hệ thống
giao thông quận Tây Hồ đang gặp nhiều vấn đề bất cập như tắc nghẽn vì mật
độ đô thị quá cao. Mật độ quy hoạch nhà ở quá cao cũng dẫn đến việc khó
khăn trong công tác quản lý và mở rộng quy hoạch, mở rộng đường cho tương
lai
Việc thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ.Công tác
kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lí đô thị có nhưng chưa thường xuyên
và chưa đủ sát sao nên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong việc thực hiện đô
thị.
Công tác tuyên truyền, phổ biến quy hoạch và luật liên quan đến quy
hoạch chưa được sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
Quy hoạch không đồng bộ: Mặc dù đã có các kế hoạch và quy hoạch đô
thị, nhưng việc thực thi và tuân thủ các quy định quy hoạch vẫn gặp nhiều
khó khăn. Có thể xuất hiện tình trạng xây dựng không phù hợp với quy hoạch,
gây ra sự lộn xộn trong cấu trúc đô thị.
Xử lý các dự án quy hoạch cũ: Quận Tây Hồ, giống như nhiều khu vực
đô thị khác, có thể đối mặt với việc xử lý các dự án quy hoạch cũ, không phù

29
hợp hoặc không hiệu quả nữa. Có thể cần có các biện pháp để điều chỉnh, sửa
đổi hoặc hủy bỏ các kế hoạch quy hoạch cũ để phù hợp với tình hình thực tế
và nhu cầu phát triển mới.
Bảo tồn và phát triển vùng cảnh quan: Quận Tây Hồ nổi tiếng với Hồ
Tây và các di sản văn hóa lịch sử khác. Công tác quản lý quy hoạch cần đảm
bảo sự bảo tồn và phát triển bền vững của các vùng cảnh quan đặc biệt này,
đồng thời đảm bảo rằng các dự án xây dựng mới không ảnh hưởng tiêu cực
đến vẻ đẹp tự nhiên và di sản văn hóa.
Phát triển hạ tầng đô thị: Quản lý quy hoạch cũng phải đi đôi với việc
phát triển hạ tầng đô thị, bao gồm hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện, hệ
thống thoát nước và xử lý rác thải. Đảm bảo rằng hạ tầng đô thị phát triển
đồng bộ và đáp ứng được nhu cầu của cư dân là một thách thức quan trọng.
Quản lý tăng trưởng đô thị: Quận Tây Hồ, giống như nhiều khu vực đô
thị khác, đang phải đối mặt với sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số và
kinh tế. Việc quản lý tăng trưởng đô thị sao cho hiệu quả và bền vững là một
trong những thách thức quan trọng.
Quy hoạch không đồng bộ: Mặc dù đã có các kế hoạch và quy hoạch đô
thị, nhưng việc thực thi và tuân thủ các quy định quy hoạch vẫn gặp nhiều
khó khăn. Có thể xuất hiện tình trạng xây dựng không phù hợp với quy hoạch,
gây ra sự lộn xộn trong cấu trúc đô thị.
Công tác quản lý chưa tối ưu dẫn đến nhà quy hoạch quy hoạch những
dự án chưa giải quyết được các vấn đề gặp phải và chưa tối ưu cho tương lai.
Hệ quả của việc thiếu sát sao trong công tác quản lý quy hoạch và thiếu tầm
nhìn dài hạn dẫn đến những hệ quả ở thời điểm hiện tại như:
+ Mật độ dân số đô thị quá cao
+ Tắc nghẽn giao thông
+ Thiếu hụt không gian công cộng khu vực đông dân cư
+ Rất khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng và mở rộng các dự án
cầu, đường.

30
+ Mật độ quá cao gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường và ô
nhiễm không khí hiện tại quận Tây Hồ nói riêng và Hà Nội nói chung đang
đứng top đầu thế giới.
+ Ngập úng, ngật lụt khi mưa lớn hoặc mưa kéo dài
2.4. Những thành tựukết quả đạt được trong công tác lập và quản
lý quy hoạch đô thị
Hạ tầng Tây Hồ không ngừng được cải thiện: Cơ sở hạ tầng tốt cần
có hạ tầng giao thông đồng bộ, thuận tiện và hiện đại. Quận Tây Hồ sở hữu hệ
thống giao thông ấn tượng với các đại lộ huyết mạch từ 8- 10 làn xe kết nối
thẳng quận Tây Hồ đến các quận, huyện lân cận như: Đường Võ Chí Công
nối từ đầu Nam cầu Nhật Tân đến ngã tư đường Hoàng Hoa Thám – Hoàng
Quốc Việt và đường Bưởi…; đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài chạy xuyên
qua khu đô thị Tây Hồ Tây, chạy qua các phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy), Xuân
La (Tây Hồ) và Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm); đường nối cầu Nhật Tân – cầu
Thăng Long được coi là trục liên thông kết nối hệ thống giao thông ở khu vực
cửa ngõ Tây Bắc Thủ đô…
Giao thông thuận tiện chắc chắn sẽ kéo theo hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ
thuật được đầu tư phát triển mạnh mẽ và quận Tây Hồ cũng không nằm ngoài
quy luật đó. Với những giá trị to lớn đến từ việc có các đại lộ huyết mạch
chạy qua, khu vực Tây Hồ đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều doanh
nghiệp, tập đoàn đầu tư trong và ngoài nước. Có thể thấy dọc các trục đường
như Võ Chí Công, Nguyễn Hoàng Tôn, Lạc Long Quân… chung cư cao cấp,
trung tâm thương mại, vui chơi, giải trí và trường học quốc tế, bệnh viện được
phát triển rầm rộ. Đặc biệt, với việc phê duyệt quy hoạch xây dựng hệ thống
trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan trung ương tại Hà Nội đến năm 2030, tới đây quận Tây Hồ sẽ có thêm
loạt trụ sở bộ, ban, ngành, đại sứ quán và các văn phòng tổ chức phi chính
phủ tạo nên một “Tây Hồ mới” – trung tâm hành chính, kinh tế đa quốc gia
năng động bậc nhất đồng thời mạng lưới đường và giao thông công cộng giúp
giảm ùn tắc giao thông và tăng cường tiện ích di chuyển cho cư dân.

31
Sự xuất hiện của hàng loạt các công trình mang tầm cỡ quốc tế như:
Siêu dự án Lotte Mall – khu phức hợp sang trọng bậc nhất Việt Nam có vốn
đầu tư lên tới 600 triệu USD với các tiện ích như trung tâm thương mại, rạp
chiếu phim, văn phòng và thủy cung; nhà hát Opera hiện đại…. Đây sẽ là
những điểm nhấn quan trọng đưa Tây Hồ trở thành nơi giao lưu văn hóa, giải
trí trọng điểm.
Theo Quy hoạch quận Tây Hồ trong chương trình phát triển thành phố
Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn chiến lược đến năm 2050, quận Tây Hồ được
xác định là trung tâm dịch vụ – du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ
cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội, khai thác tối đa các quỹ đất nông
nghiệp, đất trống dành cho cây xanh để tôn tạo cảnh quan cho khu vực Hồ
Tây. Theo đó, Tây Hồ sẽ đặc biệt chú trọng đến sự cân đối, hài hòa trong việc
phát triển hệ thống giao thông, các công trình với sự bảo tồn vẹn nguyên các
giá trị thiên nhiên và văn hoá lịch sử của mảnh đất linh thiêng này.
Sự phát triển của hạ tầng không chỉ là đòn bẩy giúp cho giá trị bất động
sản tại đây tăng trưởng ổn định mà còn kéo theo sự xuất hiện của nhiều dự án
bất động sản quy mô và đẳng cấp. Sự có mặt của các dự án lớn lại kéo các
yếu tố hạ tầng đi lên, tạo thành vòng tuần hoàn phát triển bền vững cho khu
vực.
Theo khảo sát và đánh giá của Cục Quản lý Đô thị, khu vực Tây Hồ
đang được xem là nơi sở hữu các sản phẩm bất động sản có giá trị cao nhất tại
Hà Nội.
Với sự góp mặt của các khu đô thị cao cấp cùng các siêu dự án với hệ
thống dịch vụ, tiện ích đa dạng, đẳng cấp, tại Tây Hồ đã hình thành ngày càng
nhiều hơn các cộng đồng cư dân thượng lưu, về an cư để tận hưởng cuộc sống
tiện nghi, môi trường sống sinh thái độc nhất. Từ xa xưa, mảnh đất linh khí
này đã được các bậc vua chúa, giới quý tộc lựa chọn và ngày nay đã trở thành
khát khao của giới tinh hoa.
Bảo tồn và phát triển không gian xanh: Quận Tây Hồ là một trong
những khu vực có nhiều không gian xanh và hồ nước tại Hà Nội. Công tác

32
quy hoạch đã đảm bảo việc bảo tồn và phát triển các khu vực này, giúp tạo ra
một môi trường sống trong lành và thoải mái cho cư dân.
Thúc đẩy phát triển kinh tế: Công tác quy hoạch đã tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế của Quận Tây Hồ thông qua việc quy hoạch các
khu vực thương mại và dịch vụ. Các doanh nghiệp và cửa hàng có cơ hội phát
triển và tạo ra nhiều việc làm mới cho cư dân.
Đảm bảo an ninh và an toàn: Công tác quy hoạch cũng đã chú trọng
đến việc đảm bảo an ninh và an toàn cho cư dân trong khu vực. Các biện pháp
an ninh và quản lý được thực hiện một cách hiệu quả để đảm bảo môi trường
sống an lành và yên bình.
Với các lợi thế về vị trí, quy hoạch, định hướng phát triển và cảnh quan
thiên nhiên, Tây Hồ được ví như viên ngọc xanh của mảnh đất ngàn năm văn
hiến và là trung tâm của Thủ đô Hà Nội trong tương lai.
2.5. Những thách thức trong công tác quản lý quy hoạch đô thị
Cơ sở hạ tầng và giao thông đô thị: Gia tăng dân số đang là vấn đề
đặt ra đối với các thành phố và đô thị. Bên cạnh những tác động tích cực
như phát triển lực lượng lao động trẻ, tập trung nguồn nhân lực có chất
lượng cao thì gia tăng dân số đồng thời cũng gia tăng áp lực lớn đối với
cơ sở hạ tầng – là một trong những thách thức của tình trạng quản lý đô
thị ở Việt Nam quan trọng nhất hiện nay. Đa số các đô thị ở Việt Nam
được hình thành từ rất sớm, sau đó quy hoạch phát triển mở rộng, chắp
vá, nên dẫn đến thiếu đồng bộ, làm giảm khả năng chống chọi với biến
đổi khí hậu. Diện tích cây xanh, hồ điều hòa, nguồn nước còn thiếu trầm
trọng, chất lượng không khí bị ảnh hưởng, nhiệt độ tăng cao, ngập lụt
mùa mưa bão làm cho cuộc sống người dân bị đảo lộn. Các công trình
nhà ở, trường học, bệnh viện, đường phố, vệ sinh môi trường và các điều
kiện khác không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân.
Sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa và dân số đô thị tăng
nhanh chóng, đã tăng sức ép rất lớn đến hạ tầng giao thông vận tải đô
thị. Giao thông đô thị luôn giữ vai trò trọng yếu và là huyết mạch của đô
thị thế nhưng trong thực tiễn, giao thông đô thị đang đặt ra rất nhiều

33
thách thức đối với phát triển bền vững của đô thị. Nhất là đối với các
quốc gia đang phát triển, nơi có quá trình đô thị hóa và tăng trưởng kinh
tế nhanh như Việt Nam. Thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam với ùn tắc
giao thông là khung cảnh thường thấy ở các thành phố lớn, không chỉ
vào giờ cao điểm mà thường ngày luồng phương tiện giao thông cũng rất
đông đúc. Nước ta đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đường sá, triển
khai phương tiện giao thông công cộng tại các đô thị, thế nhưng vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu gia tăng đó.
Dân số tăng dẫn đến áp lực về nhà ở đô thị: Cùng với làn sóng di cư, áp
lực về nhà ở cũng đang là thách thức quan trọng của quá trình đô thị hóa và
thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam. Giấc mơ an cư của người dân di cư liệu
có thể thực hiện được?
Hiện nay, tại các thành phố lớn hay các khu công nghiệp tập trung, hầu
hết người dân đều đang thuê nhà để phục vụ cho sinh sống, học tập và làm
việc. Tại những thành phố này, khoảng cách giữa giá căn hộ và thu nhập
trung bình của người dân vô cùng lớn, khiến cho nhiều hộ gia đình và cá nhân
khó tạo lập được nhà ở.
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến môi trường: Không thể phủ nhận lao
động di cư là nguồn nhân lực có vai trò lớn bổ sung nguồn lao động, thúc đẩy
phát triển đa dạng các lĩnh lực kinh tế, ngành nghề và sự tăng trưởng chung
của các đô thị. Tuy nhiên, di cư và đô thị hóa nhanh không chỉ tạo sức ép lên
cơ sở hạ tầng đô thị mà còn có ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Khói bụi từ phương tiện giao thông, núi rác thải khổng lồ, bụi, khí xả
thải từ các nhà máy, khu công nghiệp làm ô nhiễm bầu không khí, ảnh hưởng
đến sức khỏe người dân, là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm ánh sáng đang ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên và sức
khỏe của con người. Ô nhiễm ánh sáng đang ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự
nhiên và sức khỏe của con người Trong thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam
hiện nay, ô nhiễm ánh sáng hay sự xuất hiện của các nguồn ánh sáng nhân tạo
khác nhau gây nên sự nhiễu loạn đối với nhịp sinh học của các loài sinh vật
cũng như gây mất cân bằng trong hệ sinh thái. Ánh sáng làm cho cây xanh bị

34
rối loạn cơ chế quang hợp, có xu hướng rụng lá, tăng lượng khí CO2. Ánh
sáng nhân tạo phát ra từ các đô thị thu hút hàng triệu côn trùng, làm mất
nguồn thức ăn của các loài chim và phá vỡ chuỗi thức ăn tự nhiên. Hay nhiều
loài sinh vật biển bị xáo trộn nhịp sinh học do các tín hiệu ánh sáng nhầm lẫn.
An ninh và an toàn đô thị: Bảo bảo trật tự an toàn xã hội đô thị là vấn
đề cấp thiết hiện nay. Cùng với sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa nhanh
và làn sóng nhập cư tăng cao, công tác quản lý đô thị chưa bắt kịp với sự phát
triển xã hội đã làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật, cháy
nổ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.Vì thế, để hướng tới một cuộc sống
đô thị có chất lượng sống tốt thì việc bảo đảm an ninh và an toàn đô thị – giải
quyết những bất cập của thực trạng quản lý đô thị ở Việt Nam hiện nay là một
trong những nhu cầu thiết yếu. Góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội,
tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ và phát huy nguồn
lực về con người và tài nguyên.
Thiếu sự tham gia của cộng đồng: Tham gia của cộng đồng và doanh
nghiệp trong quá trình quy hoạch và quản lý đô thị còn hạn chế, dẫn đến thiếu
sự đồng thuận và sự hiểu biết về quy hoạch đô thị.
Thiếu tài chính và nguồn lực: Việt Nam còn là nước đang phát triển cho
nền thiếu nguồn lực tài chính đang là một thách thức lớn trong việc thực hiện
các dự án quy hoạch, đặc biệt là trong việc cải thiện hạ tầng và môi trường
sống đô thị.

35
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia và thực trạng triển khai quy
hoạch đô thị của Việt Nam, em xin được đề xuất một số giải pháp sau cho quá
trình triển khai quy hoạch đô thị ở nước ta trong thời gian tới:
Thứ nhất, nhận thức, quán triệt sâu sắc, đầy đủ Nghị quyết Đại hội XII
của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn
đến năm 2045; bám sát và cụ thể hóa các nghị quyết, kết luận của Trung ương
Đảng, Bộ Chính trị về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường,
bảo đảm quốc phòng, an ninh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
căn cứ vào thực tế phát triển đất nước, đặc biệt là tổ chức không gian phát
triển quốc gia 10 năm gần đây, xu thế phát triển trong nước và quốc tế.
Thứ hai, không gian phát triển quốc gia phải được tổ chức khoa học,
hiệu quả, thống nhất trên phạm vi cả nước, bảo đảm liên kết nội vùng, liên
vùng trên cơ sở 6 vùng kinh tế - xã hội hiện nay và khai thác lợi thế so sánh
của từng địa phương trong vùng và toàn vùng; huy động, phân bổ và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phát triển
có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi
về địa lý, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao và
các tiềm năng, lợi thế khác cho phát triển để hình thành vùng động lực, hành
lang kinh tế, cực tăng trưởng, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế cả nước
phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Quy hoạch tổng thể quốc gia phải đảm
bảo tính khả thi, tính kết nối cho các giai đoạn tiếp theo phù hợp với khả năng
cân đối nguồn lực của nền kinh tế.
Quy hoạch đô thị là vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của
mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
Thứ ba, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, nhất là tài nguyên đất,
tài nguyên nước, tài nguyên rừng và các loại khoáng sản. Bảo đảm an ninh
lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước; phát triển kinh tế xanh,
kinh tế tuần hoàn; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và nâng cao chất

36
lượng đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến
đổi khí hậu.
Thứ tư, phải cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn
hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tổ chức không gian phát triển
quốc gia, các vùng lãnh thổ, các hành lang kinh tế và hệ thống đô thị phải gắn
với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn kết giữa đô thị
và nông thôn; khu vực đất liền với không gian biển; khai thác và sử dụng hiệu
quả không gian ngầm, vùng biển, vùng trời. Phát huy hiệu quả các hành lang
kinh tế quan trọng của khu vực và quốc tế; gắn phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, toàn
vẹn lãnh thổ và củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; chủ động,
tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.
Thứ năm, tập trung ưu tiên hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng
quốc gia; hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn, hạ tầng năng
lượng, hạ tầng số, hạ tầng văn hóa, xã hội, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi
trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cơ
cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên cơ sở tăng năng
suất, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; ưu tiên phát
triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, gắn với
không gian phát triển mới. Trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay,
hình thành và phát triển các vùng động lực; các vành đai công nghiệp, đô thị,
dịch vụ; các cực tăng trưởng quốc gia quan trọng trở thành các đầu tàu dẫn
dắt sự phát triển của quốc gia. Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế
theo trục bắc - nam, các hành lang kinh tế đông - tây, các vành đai kinh tế ven
biển; kết nối hiệu quả các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu
mối giao thương lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng. Việc phân
kỳ thực hiện các chương trình, dự án quan trọng của quốc gia do cấp có thẩm
quyền xem xét, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu và khả năng nguồn lực.
Thứ sáu tăng cường năng lực chuyên môn: Nâng cao năng lực quản trị
và tính hiệu quả của quy phạm pháp luật về phát triển đô thị; thay đổi tư duy
của lãnh đạo và cán bộ nhà nước về trách nhiệm giải trình, tư duy phát triển
với tầm nhìn mới và sáng tạo. Đào tạo và phát triển năng lực cho các cáb bộ

37
chuyên môn về quy hoạch đô thị, các chuyên gia lập quy hoạch và quản lý đô
thị.

KẾT LUẬN
Với vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
(CNH-HĐH), quy hoạch đô thị được xác định như là một trong những động
lực cho tăng trưởng và phát triển đất nước. Vì thế, để tạo được động lực tăng
trưởng mới, khai thác có hiệu quả tiềm năng cho phát triển, quy hoạch đô thị
cần thể hiện rõ và hoàn thành xuất sắc vai trò của mình; phải coi quy hoạch là
một trong những nhiệm vụ hàng đầu, là khâu then chốt, có tính chất đột phá
trong phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đất nước nói chung và phát triển đô
thị nói riêng.
Tuy đã có những bước tiến quan trọng trong công tác quy hoạch và
quản lý QHĐT, nhưng hiện nay nhiệm vụ này vẫn bộc lộ một số hạn chế. Mặc
dù phương pháp quy hoạch thời gian qua đã có nhiều đổi mới căn bản song
vẫn chưa theo kịp các yêu cầu quản lý, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
cách tiếp cận còn nặng theo cách áp đặt từ trên xuống, thiếu linh hoạt và hạn
chế khả năng phát huy nguồn lực trong xã hội; sự phối hợp đa ngành trong
quá trình lập quy hoạch vận còn nhiều bất cập.
Quản lý quy hoạch đô thị là bước quan trọng để đảm bảo tính linh hoạt
và thích nghi của đô thị với các thay đổi xã hội, kinh tế và môi trường. Qua
việc thiết lập các chính sách và các hệ thống quản lý, chúng ta có thể đảm bảo
rằng quy hoạch đô thị được thực hiện một cách hiệu quả và bền vững.
Quy hoạch đô thị còn là công cụ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã
hội. Bằng cách tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp, dịch
vụ và cộng đồng, quy hoạch đô thị có thể tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập
cho người dân và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đô thị.
Tóm lại, việc quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch đô thị không chỉ là
một nhiệm vụ quan trọng mà còn là cơ hội để tạo ra những đô thị thông minh,
bền vững và phát triển. Đối với sự phát triển toàn diện của một quốc gia và
cộng đồng đây là một yêu cầu cấp thiết không thể bỏ qua.

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhi Huyền, Tây Hồ: Hạ tầng đồng bộ chấp cánh cho mảnh đất tinh hoa,
Báo xây dựng, https://baoxaydung.com.vn/tay-ho-ha-tang-dong-bo-
chap-canh-cho-manh-dat-tinh-hoa-354474.html

39
2. Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ, Hà Nội mới nhất 2023, tầm nhìn 2030,
https://datvangvietnam.net/news/ban-do-quy-hoach-quan-tay-ho-1253
3. Luật quy hoạch 2017
4. Luật Quy hoạch đô thị 2020
5. Luật Quy hoạch đô thị 2009
6. PGS. TS. Nguyễn Tấn Vinh – TS. Võ Hữu Phước, Kinh nghiệm của
một số quốc gia trong triển khai quy hoạch đô thị và một số gợi mở đối
với Việt Nam, Tạp chí Cộng sản,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-
ngoai1/-/2018/827421/kinh-nghiem-cua-mot-so-quoc-gia-trong-trien-
khai-quy-hoach-do-thi-va-mot-so-goi-mo-doi-voi-viet-nam.aspx

40

You might also like