You are on page 1of 3

Phân biệt đúng sai, giải thích tại sao:

1. Chỉ có người được thi hành án mới có quyền yêu cầu thi hành án
Khẳng định sai
Căn cứ pháp lý: Điều 7 và Điều 7a Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi 2014
Giải thích:
Theo quy định tại Điều 7 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi 2014 về quyền,
nghĩa vụ của người được thi hành án như sau:
“a) Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết
định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
được quy định trong Luật này;
b) Được thông báo về thi hành án;
c) Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;....”
Mặt khác theo Điều 7a Luật này cũng quy định về quyền, nghĩa vụ của người
phải thi hành án như sau:
“a) Tự nguyện thi hành án; thỏa thuận với người được thi hành án, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi
hành án; tự nguyện giao tài sản để thi hành án;
b) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án theo quy định
của Luật này;...”
Thông qua các căn cứ trên, người có quyền yêu cầu thi hành án dân sự là người
được thi hành án và người phải thi hành án. Trong đó:
- Người được thi hành án là đương sự trong vụ án dân sự bao gồm cá nhân, cơ
quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi
hành.
- Người phải thi hành án là đương sự trong vụ án dân sự bao gồm cá nhân, cơ
quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.
Do đó, nhận định trên là sai theo lập luận trên.

2. Trong mọi trường hợp, chấp hành viên chỉ được áp dụng biện pháp
cưỡng chế sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi
hành án có đủ điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án.
Khẳng định sai
Căn cứ pháp lý: Điều 45 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi năm 2014
Giải thích: Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi năm 2014 luôn khuyến
khích đương sự tự nguyện thi hành án, nhưng nếu người phải thi hành án có
điều kiện mà không thi hành án sẽ bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Cụ
thể theo quy định tại Điều 45 Luật Thi hành án dân sự: “Thời gian tự nguyện thi
hành án là 15 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được
thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Trường hợp cần ngăn chặn người phải
thi hành án có hành vi tẩu tán tài sản, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi
hành án thì chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm và
cưỡng chế thi hành án”.
Chính vì thế nếu trong trường hợp ngăn chặn người phải thi hành án, người
đang quản lý huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì chấp hành
viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Như vậy thì không phải mọi trường hợp, chấp hành viên chỉ được áp dụng biện
pháp cưỡng chế sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi
hành án có đủ điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án. Cho
nên nhận định trên là sai.

3. Trong mọi trường hợp, nếu hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì đương
sự không có quyền yêu cầu thi hành án
Khẳng định sai
Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi 2014;
khoản 2, 4 Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự; khoản 3 Nghị định
33/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi
hành án dân sự
Giải thích:
Theo căn cứ tại 3 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi 2014 thì trong
“trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách
quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời
hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính
vào thời hiệu yêu cầu thi hành án”.
Do đó nếu đương sự yêu cầu thi hành án quá hạn và đương sự trình bày việc
không yêu cầu thi hành án đúng hạn là do có trở ngại khách quan hoặc sự kiện
bất khả kháng thì căn cứ theo khoản 2, 4 Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP
“đương sự có quyền đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm
quyền xem xét, quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thi
hành án quá hạn”. Xem xét các trở ngại khách quan quy định tại khoản 3 Nghị
định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
62/2015/NĐ-CP Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thi hành án dân sự: “Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự
không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi
công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn;
tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức…dẫn đến việc đương sự
không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn”.
Việc yêu cầu thi hành án quá hạn được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và
3 Điều 31 Luật thi hành án dân sự, nêu rõ lý do, kèm theo tài liệu chứng minh lý
do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn. Tài liệu chứng minh việc không thể
yêu cầu thi hành án đúng hạn được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 4 Nghị
định số 62/2015/NĐ-CP.
Như vậy thì không phải trong mọi trường hợp, hết thời hiệu yêu cầu thi hành án
thì đương sự không có quyền yêu cầu thi hành án. Nhận định trên là sai

You might also like