You are on page 1of 9

VẤN ĐỀ 2: NGUỒN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Câu 1: Khái niệm nguồn của luật hình sự:

 Dưới góc độ khoa học lý luận chung về pháp luật, nguồn của pháp luật có thể là: Tập quán
pháp; Tiền lệ pháp (trong lĩnh vực luật hình sự là án lệ) và văn bản (quy phạm) pháp luật.
 An lệ hình sự ở Việt Nam chỉ được coi như một nguồn hỗ trợ các văn bản pháp luật hình sự mà
không được coi là văn bản pháp luật vì án lệ không đáp ứng các điều kiện của một văn bản
pháp luật: chủ thể ban hành, hình thức ban hành, trình tự thủ tục ban hành, được quy định cụ
thể tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
 Việt Nam không coi tập quán pháp và án lệ là nguồn của ngành luật hình sự. Nguồn của ngành
luật hình sự Việt Nam chỉ có thể là văn bản quy phạm pháp luật.
 Nguồn của luật hình sự là những văn bản pháp luật quy định về tội phạm và hình phạt do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh khi có tội
phạm xảy ra.
 Do tính chất quan trọng và điểm đặc biệt của đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự là
điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với người phạm tội khi họ thực hiện tội phạm bằng cách
truy tố, kết án, áp dụng một số biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc đối với họ nên nguồn của nó
không phải là tất cả các loại văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ có thể là văn bản quy phạm
pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành đó là Bộ luật Hình sự các năm
1985, 1999, 2015 hay các luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự qua các giai đoạn. Trong đó,
Bộ luật Hình sự hiện hành là Bộ luật Hình sự năm 2015. Các văn bản dưới luật không thể là
nguồn của ngành luật hình sự.
Câu 2: Phân tích hiệu lực theo thời gian của luật hình sự
a. Căn cứ pháp lý

 Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian


1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành
tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới
hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình
sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm
tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có
hiệu lực thi hành.
3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình
phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách
nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời
hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người

1
 Điều luật có 3 khoản, trong đó khoản 1 có nội dung xác định nguyên tắc chung về vấn đề hiệu
lực về thời gian của BLHS, còn các khoản 2 và 3 có nội dung cụ thể hóa nguyên tắc chung
được xác định tại khoản 1.
 Vấn đề hiệu lực về thời gian của luật hình sự nói chung cũng như của BLHS nói riêng xuất
phát từ nguyên tắc chung “phải có luật mới có tội”. Do vậy, xét về thời gian, luật hình sự cũng
như BLHS chỉ có thể có hiệu lực đối với hành vi xảy ra khi luật hoặc BLHS đã được ban hành
và có hiệu lực thi hành.
 Xác định hiệu lực về thời gian của luật hình sự hay BLHS là trả lời câu hỏi: Luật hay BLHS
(đã có hiệu lực thi hành) có hiệu lực đối với hành vi xảy ra khi nào? Như vậy, cần có sự phân
biệt giữa hiệu lực thi hành của BLHS với hiệu lực về thời gian của BLHS. Hai vấn đề này tuy
có liên quan với nhau nhưng vẫn là hai vấn đề khác nhau.
 Ví dụ: Hiệu lực thi hành của BLHS năm 2015 (đáng lẽ) là ngày 01 tháng 7 năm 2016. Điều
này chỉ có nghĩa, từ thời điểm này BLHS năm 2015 được áp dụng. Còn câu trả lời cho câu hỏi,
BLHS năm 2015 được áp dụng cho hành vi phạm tội xảy ra khi nào thuộc vấn đề hiệu lực về
thời gian của BLHS năm 2015.
 Theo đó, BLHS năm 2015 (đáng lẽ) có hiệu lực (về thời gian) đối với hành vi phạm tội xảy ra
từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
 Trên thực tế, BLHS năm 2015 đã bị lùi hiệu lực thi hành đến ngày 01 tháng 01 năm 2018. Điều
này có nghĩa, từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, BLHS năm 2015 mới được áp dụng và theo hiệu
lực về thời gian của BLHS thì BLHS năm 2015 chỉ có hiệu lực đối với hành vi phạm tội xảy ra
từ ngày này.
b. Các nguyên tắc chung:

 Khoản 1 của điều luật xác định nguyên tắc chung: “Điều luật được áp dụng đối với một hành
vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực
hiện”.
 Theo tính chất và tên gọi của điều luật có thể hiểu nội dung diễn đạt này là: Điều luật xác định
trách nhiệm hình sự chỉ có hiệu lực đối với hành vi phạm tội xảy ra khi điều luật đó đã có hiệu
lực thi hành.
 Trong đó, hành vi phạm tội ở đây được hiểu như cách hiểu về hành vi phạm tội được quy định
tại Điều 5 BLHS còn thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện được hiểu là thời điểm bắt
đầu thực hiện hành vi phạm tội đó.
 Khác với hiệu lực về không gian, hiệu lực về thời gian của BLHS không được xác định với
toàn bộ Bộ luật mà chỉ được xác định với điều luật. Sở dĩ như vậy là vì có thể có điều luật
được bổ sung hoặc sửa đổi nên hiệu lực thi hành các điều luật này không trùng với hiệu lực thi
hành của Bộ luật nói chung.
 Việc cụ thể hóa hiệu lực về thời gian tại khoản 2 và khoản 3 cũng đều căn cứ vào tính chất của
từng điều luật. Theo đó, khoản 2 gắn với các điều luật có nội dung bất lợi cho người phạm tội

2
còn khoản 3 gắn với các điều luật có nội dung có lợi cho người phạm tội và khoản này xuất
phát từ nguyên tắc “có lợi cho người phạm tội”.
 Từ nguyên tắc chung được xác định tại khoản 1, khoản 2 của điều luật khẳng định lại một cách
cụ thể và rõ ràng, điều luật bất lợi cho người phạm tội không có hiệu lực không được áp dụng
đối với hành vi được thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
 Về lý thuyết, điều luật bất lợi cho người phạm tội là điều luật:
– Xác định có tội hoặc xác định tội nặng hơn;
– Xác định trách nhiệm hình sự nặng hơn;
– Quy định nội dung khác không có lợi cho chủ thể bị áp dụng luật.
 Cụ thể hóa 3 loại điều luật bất lợi này, khoản 2 của điều luật liệt kê các trường hợp mà điều
luật “không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu
lực thi hành”.
 Các trường hợp này còn có thể được gọi là các trường hợp cấm hồi tố và có thể được hiểu như
sau:
– Điều luật quy định một tội phạm mới: Điều luật có nội dung bổ sung tội phạm mà trước đây
chưa có;
– Điều luật quy định một hình phạt nặng hơn: Điều luật bổ sung hình phạt nặng hơn hay khung
hình phạt nặng hơn cho tội phạm đã được quy định;
– Điều luật quy định một tình tiết tăng nặng mới: Điều luật bổ sung dấu hiệu định khung hình
phạt tăng nặng hoặc bổ sung tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự;
– Điều luật hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm
hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích: Điều luật sửa đổi các điều kiện cho phép
áp dụng các chế định này theo hướng chặt chẽ hơn.
 Ngoài các trường hợp cụ thể được liệt kê trên, có thể còn có các trường hợp khác cũng có nội
dung bất lợi cho người phạm tội nên khoản 2 xác định: “… và quy định khác không có lợi cho
người phạm tội”.
 Ví dụ: Điều luật bổ sung hình phạt bổ sung cho tội phạm đã được quy định.
 Khác với khoản 2, khoản 3 của điều luật cho phép, điều luật có lợi cho người phạm tội được áp
dụng (có hiệu lực) đối với hành vi được thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
 Đây là các trường hợp cho phép hồi tố và nội dung của các trường hợp này được cụ thể hóa:
– Điều luật xóa bỏ một tội phạm: Điều luật có nội dung xóa bỏ tội phạm mà trước đây đã được
quy định;
– Điều luật xóa bỏ một hình phạt nặng hơn: Điều luật xóa bỏ hình phạt nặng hơn hay khung
hình phạt nặng hơn cho tội phạm đã được quy định;
– Điều luật xóa bỏ một tình tiết tăng nặng: Điều luật xóa bỏ dấu hiệu định khung hình phạt
tăng nặng hoặc xóa bỏ tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự;

3
– Điều luật mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm
hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích: Điều
luật sửa đổi các điều kiện cho phép áp dụng các chế định này theo hướng nhẹ hơn.
 Ngoài các trường hợp cụ thể được liệt kê trên, có thể còn có các trường hợp khác cũng có nội
dung có lợi cho người phạm tội nên khoản 3 xác định: “… và quy định khác có lợi cho người
phạm tội”.
 Diễn đạt của điều luật này có hạn chế tương tự như diễn đạt của các điều 5 và 6 BLHS, vừa
chưa phản ánh được bản chất của vấn đề vừa chưa thống nhất với tên chương, tên điều. Do
vậy, sẽ là chính xác và thống nhất hơn khi diễn đạt lại điều luật theo hướng phù hợp với tên gọi
của điều luật.
 Lưu ý: Hiệu lực hồi tố
 BLHS 2015 chính thức có hiệu lực (được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án) đối với người thực hiện hành vi phạm tội từ 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm
2018.
 Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, BLHS 2015 vẫn có hiệu lực vào trước thời điểm
trên, đây được gọi là “hiệu lực hồi tố” và được ghi nhận cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị
quyết 41/2017/QH14 như sau:
Các điều khoản của BLHS 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng;
quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt,
giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng
đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà
sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang
được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích.
Câu 3: Phân tích hiệu lực không gian của luật hình sự trên lãnh thổ Việt Nam
a. Căn cứ pháp lý

 Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội
xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm
lục địa của Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam,
theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập
quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều
ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định

4
hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con
đường ngoại giao
 Theo đó, quy định này không phân biệt người phạm tội là công dân nước ngoài hay công dân
VN. Chính vì vậy dù là công dân nào thì BLHS 2015 cũng có thể được áp dụng.
 Hiệu lực này thể hiện nguyên tắc chi phối: chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

b. Phân tích:

 Hành vi được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và sẽ áp dụng BLHS 2015 để giải quyết
khi thuộc một trong hai các trường hợp:
+Thứ nhất: Hành vi phạm tội được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ VN.
+ Thứ hai: Tội phạm được bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ VN.
 Lãnh thổ Việt Nam ở đây phải được hiểu bao gồm: Vùng đất, vùng biển và vùng trời được xác
định theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
 Riêng đối với phần lãnh thổ di động (tàu bay, tàu biển) thì phạm vi áp dụng của Bộ luật Hình
sự còn được mở rộng hơn ở chỗ không chỉ hành vi phạm tội được thực hiện trên các phương
tiện đó mà nếu hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên phương tiện đó thì vẫn áp dụng quy
định của Bộ luật Hình sự Việt Nam mặc dù hành vi phạm tội có thể xảy ra ngoài tàu bay, tàu
biển.
 Lưu ý: Đối với những người phạm tội đặc biệt thuộc trường hợp được miễn trừ tư pháp hình sự
về ngoại giao và lãnh sự (được quy định trong Công ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao và
Công ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự) thì BLHS 2015 sẽ không được áp dụng.
 Trường hợp này sẽ không áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự mà trách nhiệm hình sự của
họ sẽ được giải quyết theo quy định tại các Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế hoặc bằng con
đường ngoại giao. Người có đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự có
thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam, nhưng họ có thể vẫn bị
truy tố trách nhiệm hình sự theo pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch, thậm chí họ có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam nếu Điều ước quốc tế quy định hoặc
thông qua con đường ngoại giao, nhà nước mà họ mang quốc tịch và nhà nước Việt Nam thỏa
thuận sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam.
 Như vậy có thể thấy hiệu lực về không gian của Bộ luật Hình sự là rất rộng và áp dụng đối với
tất cả các đối tượng kể cả là người nước ngoài, người không quốc tịch. Chỉ một phần rất nhỏ
những đối tượng được hưởng quyền miễn trừ như đã nêu mới không chịu sự điều chỉnh của Bộ
luật này.
Câu 4: Phân tích hiệu lực không gian của luật hình sự ngoài lãnh thổ Việt Nam
a. Căn cứ pháp lý

 Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

5
1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ
luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy
định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển
không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.”
 Đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, Khoản 1 Điều 6 hiệu lực về không
gian theo nguyên tắc quốc tịch chủ động. Theo đó, Bộ luật Hình sự có hiệu lực với công dân
Việt Nam và người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ quốc gia.
Ngoài ra, nó cũng có hiệu lực đối với pháp nhân thương mại Việt Nam thỏa mãn các điều kiện
luật định.
 Ở đây cần chú ý: Vấn đề BLHS Việt Nam có hiệu lực đối với hành vi phạm tội được thực hiện
ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi phạm tội đó tại Việt
Nam theo BLHS Việt Nam là hai vấn đề khác nhau.
 BLHS Việt Nam có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội do công dân Việt Nam thực hiện ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng không phải tất cả các hành vi này đều bị truy cứu trách nhiệm
hình sự tại Việt Nam theo BLHS Việt Nam vì việc truy cứu này còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác.
 Do vậy, khoản 1 quy định: “Công dân Việt Nam … có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này”.
 Khi xác định hiệu lực của BLHS đối với hành vi phạm tội do người Việt Nam thực hiện ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể gặp hai loại trường hợp khác nhau.
 Đó là trường hợp hành vi phạm tội xảy ra được quy định cả trong BLHS Việt Nam và cả trong
luật hình sự của quốc gia mà hành vi phạm tội này xảy ra. Trường hợp khác là trường hợp hành
vi phạm tội chỉ được quy định trong BLHS Việt Nam.
 Do khoản 1 của điều luật không quy định rõ về vấn đề này nên có thể hiểu BLHS Việt Nam có
hiệu lực đối với cả hai trường hợp.

6
 Tuy nhiên, theo nguyên tắc “có lợi” thì khoản 1 của điều luật phải được giải thích theo hướng,
BLHS Việt Nam chỉ có hiệu lực đối với trường hợp hành vi phạm tội xảy ra được quy định cả
trong BLHS Việt Nam và cả trong luật hình sự của quốc gia mà hành vi phạm tội này xảy ra.
 Đoạn thứ hai của khoản 1 xác định BLHS cũng có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra ở ngoài
lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp người thực hiện tội phạm là người không quốc tịch thường
trú ở Việt Nam.
 Quy định này phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về quy chế của người không quốc
tịch (năm 1954).
 Khoản 2 điều 6 quy định hiệu lực về không gian theo nguyên tắc quốc tịch bị động, nguyên tắc
đảm bảo an ninh quốc gia và nguyên tắc phổ cập. Theo đó Bộ luật Hình sự có hiệu lực đối với
tội phạm xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp: “hành vi phạm tội xâm hại quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên”. Đây là điểm mở rộng trong quy định hiệu lực về không gian của Bộ luật
Hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999.
– Theo nguyên tắc quốc tịch (bị động), BLHS Việt Nam có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam mà nạn nhân của tội phạm là công dân Việt Nam.
Ở đây, quốc tịch được xác định theo nạn nhân của tội phạm (bị động), trong khi đó, khoản 1
xác định quốc tịch theo chủ thể của tội phạm (chủ động).
– Theo nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc gia, BLHS Việt Nam có hiệu lực đối với tội phạm
xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng xâm hại lợi ích của Việt Nam, trong đó phải kể đến
trước hết là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ …
– Theo nguyên tắc phổ cập, BLHS Việt Nam có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh
thổ Việt Nam nhưng là những tội phạm được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên.
 Đây là các tội phạm quốc tế được quy định trong Chương XXVI BLHS Việt Nam và các tội
phạm có tính quốc tế được quy định trong một số chương khác của BLHS Việt Nam như tội
khủng bố (Điều 299); tội rửa tiền (Điều 324); tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251); …
 Quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm này có hiệu lực đối với hành vi phạm tội được
thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam và người thực hiện không phải là công dân Việt Nam khi
trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định tương ứng.
 Khoản 3 Điều 6 quy định về hiệu lực không gian theo nguyên tắc phổ cập trong trường hợp
hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay tàu biển không mang
quốc tịch Việt Nam, đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ Việt
Nam nhưng có điều ước quốc tế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định.
 Quy định trên đây, xét về bản chất cũng là trường hợp áp dụng nguyên tắc phổ cập giống như
khoản 2.

7
 Tuy nhiên, vẫn có thể coi đây là trường hợp đặc biệt so với trường hợp được quy định tại
khoản 2 vì không gian được quy định tại khoản 3 gắn với tàu bay, tàu biển là các “không gian”
vừa gắn với “lãnh thổ” vừa gắn với “quốc tịch”.
 Như vậy, việc xác định hiệu lực về không gian của BLHS theo nguyên tắc phổ cập tại khoản 2
và khoản 3 của điều luật đều liên quan đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Khi xác định cần chú ý không chỉ nội dung cụ thể của điều ước về tội phạm và quyền tài phán
mà còn phải chú ý phạm vi tham gia của Việt Nam.
 Diễn đạt của điều luật này có hạn chế tương tự như diễn đạt của Điều 5 BLHS, vừa chưa phản
ánh được bản chất của vấn đề vừa chưa thống nhất với tên chương, tên điều vì giữa “Bộ luật có
hiệu lực…” và “... có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này...” có
sự khác nhau.
 Bộ luật hình sự Việt Nam phải có hiệu lực thì mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ
luật này được. Do vậy, để đảm bảo tính chính xác và thống nhất cần diễn đạt lại điều luật theo
hướng phù hợp với tên gọi của điều luật.
 Ngoài ra, nếu tên gọi “tàu biển” được thay bằng tên gọi “tàu thuyền” thì sẽ đảm bảo tính thống
nhất với luật chuyên ngành là Luật biển Việt Nam.
 Việc xác định hiệu lực về không gian bên ngoài lãnh thổ đất nước của Bộ luật Hình sự đều liên
quan đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thanh viên. Khi xác định cần chú ý về mặt nội
dung cụ thể và điều ước quy định lẫn cả phạm vi tham gia điều ước đó của Việt Nam.

Câu 5: Cấu tạo của Bộ luật hình sự Việt Nam


a. Cấu trúc:
Cấu trúc của Bộ luật Hình sự hiện hành bao gồm các phần sau:

 Về hình thức cấu trúc bên ngoài của Đạo luật hình sự Việt Nam
 Hình thức cấu tạo bên ngoài của Đạo luật hình sự Việt Nam được thể hiện theo sơ đồ sau:
 Phần chung và phần riêng sau đó được chia thành các chương (mục), đến các điều.
 Phần những quy định chung: Bao gồm 12 Chương và 107 Điều.
 Phần các tội phạm: Bao gồm 14 Chương và 318 Điều.
 Phần hiệu lực thi hành: Bao gồm 01 Điều.
 Hình thức cấu trúc bên trong của Đạo luật hình sự (Chính là cấu trúc của các quy phạm pháp
luật hình sự).
 Cấu trúc của một quy phạm pháp luật nói chung bao gồm 3 bộ phận, đó là: bộ phận giả định,
quy định và chế tài.
 Phần giả định của một quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi ai? ở đâu? hoàn cảnh nào? Đối với
phần giả định của quy phạm pháp luật hình sự nó trả lời cho câu hỏi: trong điều kiện nào họ
được coi là có lỗi, người phạm tội là công dân Việt Nam, người nước ngoài, độ tuổi, tình trạng
năng lực trách nhiệm hình sự, phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, hay ngoài lãnh thổ Việt Nam.

8
Những nội dung này được nêu trong phần chung của Bộ luật hình sự. Như vậy phần giả định
của quy phạm pháp luật hình sự được quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự.
 Do đó, cấu trúc của một quy phạm pháp luật hình sự phần các tội phạm gồm 2 bộ phận quy
định và chế tài. Phần quy định của quy phạm pháp luật hình sựđưa ra quy tắc xử sự mang tính
cấm chỉ. Phần chế tài chính là việc quy định khung hình phạt.

You might also like