You are on page 1of 38

CHƯƠNG 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Khái niệm và đặc điểm của


quy phạm pháp luật
2. Cơ cấu của quy phạm pháp
luật
3. Phân loại quy phạm pháp luật
4. Cách trình bày quy phạm
pháp luật
1. Khái niệm và đặc điểm của quy
phạm pháp luật
Khái niệm: « Quy phạm pháp luật là quy tắc xử
sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội và được Nhà nước bảo đảm thực hiện »
1. Khái niệm và đặc điểm của quy
phạm pháp luật
• Đặc điểm của quy phạm pháp luật:
 Đặc điểm thứ nhất: quy phạm pháp luật mang
tính quy phạm phổ biến được thể hiện thông
qua tính bắt buộc và phạm vi tác động
1. Khái niệm và đặc điểm của quy
phạm pháp luật
• Đặc điểm của quy phạm pháp luật:
 Đặc điểm thứ hai: quy phạm pháp luật do nhà
nước là chủ thể độc quyền ban hành
1. Khái niệm và đặc điểm của quy
phạm pháp luật
• Đặc điểm của quy phạm pháp luật:
 Đặc điểm thứ ba:quy phạm pháp luật được
bảo đảm thực hiện bởi nhà nước
1. Khái niệm và đặc điểm của quy
phạm pháp luật
• Đặc điểm của quy phạm pháp luật:
 Đặc điểm thứ tư: quy phạm pháp luật được
tạo nên bởi một trình tự, thủ tục phức tạp và
được thể hiện thông qua những hình thức cụ
thể, chặt chẽ
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
• Bộ phận giả định
• Bộ phận quy định
• Bộ phận chế tài
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
• Khái niệm giả định: là một bộ phận của quy
phạm pháp luật nêu lên những điều kiện,
hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trên
thực tế cuộc sống và cá nhân hay tổ chức khi
ở vào những hoàn cảnh, tình huống đó phải
chịu sự tác động của quy phạm pháp luật
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
• Vai trò của giả định: xác định phạm vi tác động
của pháp luật
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
• Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể nào?
Trong điều kiện, hoàn cảnh nào?
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
• Phân loại giả định: có 2 loại
 Giả định giản đơn: chỉ nêu một hoàn cảnh,
điều kiện hoặc nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều
kiện nhưng giữa chúng không có mối liên hệ
ràng buộc với nhau
Nghị định 46/2016 NĐ-CP ngày
26/5/2016, Điều 5, khoản 2
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối
với người điều khiển xe thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây:
a)Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc
không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi
phạm quy định tại Điểm h Khoản 4 Điều này;
b)Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi
cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe
chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy
quá tốc độ quy định.
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
• Phân loại giả định:
 Giả định phức hợp: nêu lên nhiều hoàn cảnh,
điều kiện và giữa chúng có mối liên hệ ràng
buộc với nhau
Bộ luật hình sự 1999, Điều 102, khoản
1
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện
mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó
chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến
hai năm
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
• Khái niệm quy định: là bộ phận của quy phạm
pháp luật, trong đó nêu lên cách thức xử sự
mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh,
điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định
được phép hoặc buộc phải thực hiện. Bộ
phận quy định chứa đựng mệnh lệnh của
Nhà nước
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
• Vai trò của quy định: mô hình hóa ý chí Nhà
nước, cụ thể hóa cách thức xử sự của các chủ
thể khi tham gia quan hệ pháp luật
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
• Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể sẽ
xử sự như thế nào?
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
• Phân loại quy định: căn cứ vào mệnh lệnh
được nêu trong quy định, có ba loại quy định
 Nêu lên những hành vi bị cấm thực hiện
 Nêu lên những hành vi mà chủ thể có quyền
thực hiện và cách thực hiện quyền
 Nêu lên những hành vi mà chủ thể buộc phải
thực hiện và cách thực hiện
Bộ luật dân sự 2015, Điều 83, khoản 1
Huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã
chết 1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở
về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống
thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có
quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định
huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
• Khái niệm bộ phận chế tài: là một bộ phận
của quy phạm pháp luật nêu lên các hậu quả
bất lợi mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với
cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện
đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ
phận quy định của quy phạm pháp luật
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
• Vai trò: nhằm đảm bảo cho pháp luật được
thực hiện nghiêm minh
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
• Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể phải chịu
hậu quả gì nếu không thực hiện đúng quy định
của pháp luật?
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
• Phân loại: căn cứ vào khả năng lựa chọn biện
pháp áp dụng, mức độ nặng nhẹ của các hậu
quả bất lợi cần áp dụng
 Chế tài hình sự
 Chế tài hành chính
 Chế tài dân sự
 Chế tài kỷ luật
3. Phân loại quy phạm pháp luật
• Dựa vào đối tượng điều chỉnh và phương
pháp điều chỉnh, quy phạm pháp luật có thể
phân chia theo các ngành luật:
 Quy phạm pháp luật hình sự
 Quy phạm pháp luật dân sự
 Quy phạm pháp luật hành chính
3. Phân loại quy phạm pháp luật
• Căn cứ vào tính chất của thông tin và phương
diện điều chỉnh hành vi của quy phạm pháp
luật:
 Quy phạm pháp luật nguyên tắc, định nghĩa
(1)
 Quy phạm pháp luật hành vi(2)
3. Phân loại quy phạm pháp luật
Ví dụ (1)
Điều 105.1 BLDS 2015: Tài sản là vật, tiền, giấy
tờ có giá và quyền tài sản
3. Phân loại quy phạm pháp luật
Ví dụ (2):
Điều 653 BLDS 2015: Quan hệ thừa kế giữa con
nuôi và cha, mẹ nuôi và cha, mẹ đẻ: con nuôi và
cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau
3. Phân loại quy phạm pháp luật
• Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh thể hiện trong
phần quy định của quy phạm pháp luật:
 Quy phạm pháp luật cấm
 Quy phạm pháp luật trao quyền
 Quy phạm pháp luật áp đặt nghĩa vụ
4. Cách trình bày quy phạm pháp luật
 Cách kết cấu các thành phần của quy
phạm pháp luật
 Phương thức thể hiện trong văn bản quy
phạm pháp luật
 Phương thức thể hiện nội dung
Cách kết cấu các thành phần của quy
phạm pháp luật
• Các bộ phận có sự liên hệ chặt chẽ về nội dung
• Quy phạm cụ thể có thể không có đủ ba bộ
phận giả định, quy định, chế tài
• Trật tự các bộ phận có thể thay đổi
 Lý do: khác nhau về mục đích điều chỉnh, tính
chất quan hệ xã hội được điều chỉnh dẫn đến
cách thức thiết kế cơ cấu ba bộ phận quy phạm
khác nhau.
VD
 Quy phạm không có đủ ba bộ phận (Bộ luật dân sự, Điều
165. Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu): Chủ sở hữu được thực
hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản
nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng
đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền,
lợi ích hợp pháp của người khác.
 Trật tự các bộ phận có thể thay đổi: (Nghị định số
56/2006/NĐ-CP, về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa
thông tin, Điều 62. Vi phạm các quy định cấm xuất khẩu, nhập khẩu đối với
văn hoá phẩm):
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm bao
gồm cả bản thảo thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập
khẩu với số lượng dưới 10 bản.
Phương thức thể hiện trong văn bản
quy phạm pháp luật
• Một quy phạm có thể trình bày trong một điều
luật

• Trong một điều luật có thể có nhiều quy phạm.

 Lý do: tùy thuộc vào cách sắp xếp các quy
phạm trong văn bản quy phạm pháp luật để văn
bản có tính hệ thống, gọn, dễ hiểu, dễ xác định
VD
 Một điều luật chứa một quy phạm:(Bộ
luật dân sự Điều 166. Chịu rủi ro về tài sản):
Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị
tiêu huỷ hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất
khả kháng, trừ trường hợp có thoả thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác.
VD
 Một điều luật chứa nhiều quy phạm: (Điều 303.
Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật)
1. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao
vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu
cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật
không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá
trị của vật.
2. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa
vụ giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của
vật.
3. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực
hiện được nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại cho bên có
quyền thì ngoài việc thanh toán giá trị của vật còn
phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.
Phương thức thể hiện nội dung

• Trực tiếp: thể hiện rõ các thành phần quy phạm

• Viện dẫn: dẫn nội dung điều luật khác.

• Mẫu: cần tham khảo ở những văn bản khác.

 Lý do: đảm bảo tính hệ thống của pháp luật, sự
liên kết giữa các quan hệ xã hội, tránh trùng
lặp,.
VD
 Trực tiếp: Điều 102. (Bộ luật hình sự 1999), khoản
1: Người nào thấy người khác đang ở
trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,
tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn
đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm.
VD
 Viện dẫn: (Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính)
Điều 1, khoản 3: Các biện pháp xử lý hành
chính khác được áp dụng đối với cá nhân
có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh,
trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự được
quy định tại các điều 21, 22, 23, 24 và 25
của Pháp lệnh này.
VD
• Mẫu: Điều 91, khoản 1: Người có thẩm quyền
xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu,
dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử
lý không kịp thời, không đúng mức, xử lý
vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo
tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ
luật, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.

You might also like