You are on page 1of 1

Cơ cấu của quy phạm pháp luật là gì?

Mỗi quy phạm pháp luật được đặt ra nhằm để điều chỉnh một quan hệ xã hội nhất
định. Do đó, về nguyên tắc chung mỗi quy phạm pháp luật phải trả lời được 3 vấn
đề sau đây: - Quy phạm pháp luật này nhằm áp dụng vào các trường hợp nào? -
Gặp trường hợp đó, Nhà nước yêu cầu người ta xử sự như thế nào? - Nếu xử sự
không đúng với yêu cầu của Nhà nước thì Nhà nước sẽ tác động (phản ứng) như
thế nào? Ba vấn đề trên là ba bộ phận cấu thành của một quy phạm pháp luật có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau là: giả định, quy định, và chế tài. Lưu ý, về nguyên
tắc chung thì một quy phạm pháp luật được cấu thành bởi 3 bộ phận là giả định, quy
định, và chế tài. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi quy phạm pháp luật đều chứa
đựng đủ cả 3 bộ phận này.
a) Giả định Giả định là bộ phận nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện, tình tiết có thể
xảy ra trong cuộc sống, và cá nhân hoặc tổ chức nào ở trong hoàn cảnh, điều kiện
đó cần phải xử sự theo các quy định trong quy phạm pháp luật. Giả định phải sát với
thực tế cuộc sống thì quy phạm mới có thể áp dụng được, mới phát huy tác dụng
thiết thực.
b) Quy định Quy định là phần nêu rõ cách xử sự phải theo khi gặp trường hợp nói ở
phần giả định, nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Quy định là bộ phận cơ
bản của quy phạm pháp luật, không có quy định thì không thành quy phạm pháp
luật. Quy định phải thể hiện đúng đắn, chính xác ý chí của Nhà nước, phải được
trình bày thế nào để bảo đảm không thể hiểu sai, hiểu theo nhiều cách khác nhau.
c) Chế tài Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp
tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể nào không thực hiện
đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở phần quy định của quy phạm pháp luật.
Chế tài pháp luật chính là những hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
Đây là thái độ của nhà nước đối với họ đảm bảo cần thiết cho những quy định của
nhà nước được thực hiện. Có các loại chế tài như: chế tài hình sự, chế tài hành
chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự.
* Hãy cho biết các bộ phận cấu thành giả định, quy định, chế tài của các qui phạm
pháp luật sau đây:
a) Điều 108 Hiến pháp năm 1992 quy định: Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước,
thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới.
b) Điều 102 Bộ luật hình sự - 1999 quy định:
“Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều
kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không
giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

You might also like