You are on page 1of 4

Bài 9: Hệ thống pháp luật

1. Khái niệm hệ thống pháp luật


Hệ thống là một chỉnh thể bao gồm những ý tưởng, vấn đề hoặc bộ phận có liên
quan mật thiết với nhau được sắp xếp theo một trật tự
 Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại
thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành
luật.
2. Các yếu tố hợp thành hệ thống pháp luật
(i) Quy phạm pháp luật
 Là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống pháp luật
 Điều chỉnh một dạng quan hệ xã hội nhất định
(ii) Chế định pháp luật
 Là một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một
nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất.
 Ví dụ, chế định hợp đồng, thừa kế trong ngành luật dân sự; chế định ly hôn,
kết hôn trong ngành luật hôn nhân gia đình.
(iii) Ngành luật
 Khái niệm: là hệ thống các QPPL dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại
trong một lĩnh vực (một phạm vi) nhất định của đời sống xã hội.
 Ví dụ, ngành luật dân sự, hình sự, hành chính
 Căn cứ phân định các ngành luật:
Đối tượng điều chỉnh:
- Là những quan hệ xã hội cùng loại, thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội cần có
sự điều chỉnh bằng pháp luật.
- Mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một loại quan hệ xã hội đặc thù;
- Ví dụ, ngành luật dân sự điều chỉnh loại quan hệ tài sản và quan hệ nhân dân;
ngành luật hình sự điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội…
Phương pháp điều chỉnh:
- Là cách thức tác động của pháp luật vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh
của ngành luật đó.
- Mỗi ngành luật sẽ có phương pháp điều chỉnh đặc thù;
- Có hai phương pháp điều chỉnh chủ yếu:
 Phương pháp bình đẳng thỏa thuận
 Phương pháp quyền uy phục tùng
Phương pháp bình đẳng- thỏa thuận:
 Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật mà chỉ định ra
khuôn khổ.
 Các bên có thể thỏa thuận với nhau trong khuôn khổ:
- Về quyền và nghĩa vụ của các bên
- Cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra
- …
 Các bên bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ
 Thích hợp điều chỉnh các quan hệ xã hội có tính chất bình đẳng. VD: ngành luật
dân sự, kinh tế.
Phương pháp quyền uy- phục tùng
 Một bên trong quan hệ pháp luật là Nhà nước có quyền ra mệnh lệnh, còn bên
kia phải phục tùng.
 Thích hợp điều chỉnh các quan hệ xã hội có tính chất bất bình đẳng. VD: ngành
luật hình sự, hành chính.
3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
3.1. Khái niệm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
 Khái niệm: là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý.
 Mối liên hệ hiệu lực pháp lý: các văn bản quy phạm pháp luật tồn tại theo
một trật tự thứ bậc về hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp, trong đó hiến pháp
có hiệu lực pháp lý cao nhất
 Mối liên hệ về nội dung: các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất nhau về
nội dung không mâu thuẫn, chồng chéo.
3.2. Khái niệm và đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật
 Khái niệm: Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, hình
thức, thủ tục luật định, trong đó có quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung,
được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và
được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
 Đặc điểm:
 Do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, hình thức và thủ tục do pháp
luật quy định;
 Chứa đựng quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
 Được nhà nước đảm bảo thực hiện
 Được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội
3.3. Phân loại
 Tiêu chí khác nhau nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau
 Phổ biến  dựa vào hiệu lực pháp lý
 Văn bản luật: Do Quốc hội ban hành
 Văn bản dưới luật: Do các cơ quan nhà nước khác ban hành
3.4. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
(i) Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật
Là khoảng thời gian văn bản QPPL bắt đầu phát sinh hiệu lực đến khi chấm dứt hiệu lực.
Thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản:
 Cách 1: Có điều khoản xác định rõ ngay trong văn bản đó (khoản 1 điều 151 Luật
ban hành VBQPPL 2015)
 Cách 2: Không có điều khoản xác định đó (khoàn 2 diều 151 Luật ban hành
VBQPPL 2015)
Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản:
 Cách 1: Có điều khoản xác định rõ (khoản 1 điều 154)
 Cách 2: Không có điều khoản xác định (khoản 2, 3, 4 điều 154)
(ii) Bị bãi bỏ bằng 1 văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
 Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích (3/9/1999-1/1/2000)
 Nghị quyết 1014/2006 (5/4/2006) của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chấm dứt
hiệu lực của pháp lệnh nghĩa vụ lao động.
Hiệu lực trở về trước của văn bản
 Hiệu lực hồi tố: Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách
căn cứ vào VBQPPL mới ban hành hoặc mới phát sinh hiệu lực để giải quyết
những vụ việc cụ thể đã xảy ra trước đó.
Hiệu lực theo không gian của văn bản
 Là giới hạn tác động của văn bản trên phạm vi lãnh thổ QG, một địa phương hoặc
một vùng nhất định.
 VB của Trung ương: có hiệu lực trong phạm vi cả nước, trừ trường hợp VB có
quy định khác.
 VB của Địa phương: có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó.
Hiệu lực theo đối tượng tác động của văn bản
 Là phạm vi các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự tác động của văn bản
 Dựa vào nội dung của văn bản đó.
4. Các tiêu chuẩn cơ bản đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
4.1. Tính toàn diện
 Nội dung: đòi hỏi phải có đầy đủ các ngành luật, các chế định pháp luật, các
quy phạm pháp luật.
 Mức độ chung: đầy đủ các ngành luật, các chế định pháp luật
 Mức độ cụ thể: đầy đủ cac quy phạm pháp luật
4.2. Tính đồng bộ
 Đòi hỏi hệ thống pháp luật phải có tính thống nhất, không mâu thuẫn, chồng
chéo hay trùng lặp giữa các ngành luật, các chế định pháp luật và các QPPL
4.3. Tính phù hợp
 Yêu cầu hệ thống pháp luật phải tương thích với trình độ phát triển của xã
hội, với quy luật vận động và phát triển các quan hệ xã hội
 Ngoài ra, hệ thống pháp luật cũng phải phù hợp với một số yếu tố khác như:
truyền thống, tập quán, đạo đức, thông lệ quốc tế, …
4.4. Trình độ, kỹ thuật lập pháp
 Mức độ phát triển của nhận thức pháp lý và kỹ năng xây dựng pháp luật
 Biểu hiện:
- Xác định mục đích nguyên tắc của pháp luật phù hợp
- Cơ cấu của hệ thống pháp luật hợp lý
- Ngôn ngữ, hình thức thể hiện chặt chẽ rõ ràng

You might also like