You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN


CHỦ ĐỀ 4
So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp
luật. Cho ví dụ cụ thể. Giải bài toán chia thừa kế.

Học phần : Pháp luật đại cương


Giáo viên giảng dạy : Trần Hạnh Linh
Mã lớp học phần : 2225TLAW0111
Nhóm thực hiện :2

Hà Nội - 2022

1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................4
CHƯƠNG 1: SO SÁNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT......................................................................................................4
1.1. Văn bản quy phạm pháp luật................................................................................4
1.1.1. Định nghĩa.....................................................................................................4
1.1.2. Phân loại.......................................................................................................4
1.1.3. Đặc điểm.......................................................................................................4
1.2. Văn bản áp dụng pháp luật...................................................................................4
1.2.1. Định nghĩa.....................................................................................................4
1.2.2. Phân loại.......................................................................................................5
1.2.3. Đặc điểm.......................................................................................................5
1.3. So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật....................5
1.3.1. Điểm giống....................................................................................................5
1.3.2. Điểm khác......................................................................................................5
CHƯƠNG 2: GIẢI BÀI TOÁN CHIA THỪA KẾ.....................................................8
2.1. Các bước giải bài toán chia thừa kế......................................................................8
2.2. Giải bài toán..........................................................................................................8
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................11
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM..................................................12

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn bản pháp luật là sự thể hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt
động của cơ quan tổ chức; là sự phản ánh mối liên hệ giữa các cơ quan trong hệ thống bộ
máy quản lý Nhà nước, thể hiện quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, giữa Đảng với
Nhà nước và các tổ chức khác. Đồng thời, văn bản pháp luật là sự truyền tải thông tin, tạo
nên sự thống nhất và là hành lang pháp lý của hoạt động quản lý Nhà nước. Văn bản
pháp luật gồm 3 loại: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật, văn bản
hành chính. Mỗi loại văn bản có một số nét đặc thù riêng về nội dung, tính chất và vai trò
trong quản lý Nhà nước. Vì thế, nhóm 2 quyết định nghiên cứu về đề tài này nhằm phân
biệt rõ khái niệm, đặc điểm, phạm vi áp dụng, thời gian hiệu lực, cơ sở ban hành,... của
văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.
Luật Hôn nhân và Gia đình là một bộ phận của pháp luật, quy định các nguyên tắc
cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng,
củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam; điều chỉnh các quan hệ phát sinh do các
sự kiện kết hôn, ly hôn, nhận con nuôi, sinh đẻ, cấp dưỡng; điều chỉnh quan hệ thân nhân,
quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ tài sản giữa cha mẹ và con cái,... Một trong những phần
quan trọng của luật Hôn nhân và Gia đình là luật thừa kế, xuất hiện đồng thời với quan hệ
sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Quyền thừa kế hiểu theo
nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Quyền
chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và về chia thừa kế
nói riêng. Vấn đề tài sản, tiền bạc là một vấn đề rất nhạy cảm trong gia đình, vậy nên rất
cần pháp luật can thiệp để phân chia rạch ròi, minh bạch, công bằng, đồng thời bảo vệ
quyền lợi của người dân.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích sự giống và khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và
văn bản áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra cái nhìn khái quát, toàn diện hơn về đặc điểm,
phạm vi áp dụng,... cho người đọc trong quá trình nhận biết và sử dụng, tránh gây nhầm
lẫn. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo, cung thấp thêm một vài thông tin cho giảng
viên, sinh viên và những người đang nghiên cứu học phần. Dựa vào đặc điểm của từng
loại văn bản để lựa chọn hình thức phù hợp nhất với mục đích sử dụng, tránh tình trạng
ban hành ra những văn bản trái thẩm quyền hay mục đích sử dụng.

2
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
So sánh sự giống và khác nhau về khái niệm, đặc điểm, chức năng của văn bản quy
phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Đưa ra những kiến thức về mặt lý luận
cũng như thực tiễn, với hàm lượng thông tin có tính khái quát cao, chắt lọc.
Giải bài toán thừa kế tài sản, đưa ra cách xử lý đúng đắn cũng như cung cấp cho
người đọc những tri thức về mặt pháp luật liên quan đến thừa kế tài sản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài phân tích điểm giống và khác nhau của văn bản quy
phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật; tập trung nghiên cứu về vấn đề chia thừa
kế.
 Phạm vi nghiên cứu: Thuộc nội dung của văn bản pháp luật, quyền thừa kế và phân
chia tài sản.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Phuơng pháp phân tích.
 Phương pháp so sánh.
 Phương pháp tổng hợp.
 Phương pháp thống kê.
 Phương pháp hệ thống hoá lý thuyết.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.
Chương 2: Giải bài toán chia thừa kế.

3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SO SÁNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT
1.1. Văn bản quy phạm pháp luật
1.1.1. Định nghĩa
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang
tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng
nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất
định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn
xác lập.
Ví dụ: Hiến pháp 2013, Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, Bộ luật lao động
2019, Bộ luật dân sự 2015,…
1.1.2. Phân loại
 Văn bản luật.
 Văn bản dưới luật.
1.1.3. Đặc điểm
 Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền,
hình thức, trình tự, thủ tục.
 Có quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, áp dụng với mọi đối tượng và quan hệ xã
hội mà quy phạm pháp luật tác động và điều chỉnh.
 Được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
 Có tính chuẩn mực để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người.
 Có tính hệ thống, không tồn tại độc lập và tách biệt mà có mối quan hệ mật thiết tạo
thành một chỉnh thể thống nhất hướng tới việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
1.2. Văn bản áp dụng pháp luật

4
1.2.1. Định nghĩa
Văn bản áp dụng áp luật pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực
do các chủ thể có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền ban
hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật, theo trình tự, thủ tục luật định nhằm điều chỉnh
cá biệt đối với các tổ chức luật định nhằm điều chỉnh cá biệt đối với các tổ chức, cá nhân
cụ thể trong trường hợp cụ thể.
Ví dụ: Bản án của Toà án, Quyết định xử phạt hành chính, Quyết định bổ nhiệm
chức vụ của doanh nghiệp,...
1.2.2. Phân loại
Căn cứ vào nội dung và nhiệm vụ, có thể chia thành 2 loại:
 Văn bản xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý theo hướng tích cực. Đây là văn bản xác
định cụ thể ai có quyền chủ thể, ai mang nghĩa vụ pháp lý bằng con đường cá biệt hóa
phần quy định của quy phạm pháp luật.
 Văn bản bảo vệ pháp luật. Văn bản này chứa đựng những biện pháp trừng phạt, cưỡng
chế nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.
1.2.3. Đặc điểm
 Văn bản áp dụng do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
 Có tính chất cá biệt, được áp dụng một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể mà nội
dung văn bản đề cập tới.
 Văn bản áp dụng pháp luật chứa đựng những quyết định cá biệt nhằm xác định quyền
và nghĩa vụ pháp lý hay trách nhiệm pháp lý đối với các cá nhân và tổ chức cụ thể. Ngoài
ra, văn bản áp dụng pháp luật còn chứa đựng các mệnh lệnh pháp lý cụ thể áp dụng cho
những tình huống cụ thể.
 Được ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định.
1.3. So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật
1.3.1. Điểm giống
 Đều là văn bản pháp luật tức là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật ban hành.
 Đều có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân
có liên quan.
 Đều được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
 Đều được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực.
 Đều được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

5
1.3.2. Điểm khác
Tiêu chí Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng pháp luật

Thẩm Cơ quan nhà nước có thẩm quyền Do các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành (Chương II Luật ban hành quyền hoặc các tổ chức, cá nhân
ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015). được Nhà nước trao quyền ban hành,
Ví dụ: Quốc hội, Uỷ ban thường vụ dựa trên các quy phạm pháp luật cụ
Quốc hội, Chính phủ,... thể để giải quyết một vấn đề pháp lý
cụ thể.
Ví dụ: Chánh án Tòa án tuyên án đối
với cá nhân tổ chức liên quan thông
qua bản án.

Mục Được dùng để ban hành, sửa đổi, bổ Được dùng để cá biệt hóa các quy
đích sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ phạm pháp luật vào những trường
ban các quy phạm pháp luật hoặc các hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ
hành văn bản quy phạm pháp luật. chức cụ thể. Quyền và nghĩa vụ pháp
Ví dụ: Được dùng để ban hành quy lý cụ thể của các chủ thể pháp luật
phạm pháp luật, văn bản quy phạm hoặc những biện pháp trách nhiệm
pháp luật. pháp lý đối với người vi phạm được
ấn định.

Nội Chứa đựng các quy tắc xử sự chung Chứa quy tắc xử sự riêng. Áp dụng
dung được Nhà nước bảo đảm thực hiện một lần đối với một tổ chức cá nhân
ban và được áp dụng nhiều lần trong là đối tượng tác động của văn bản,
hành thực tế cuộc sống, được áp dụng nội dung của văn bản áp dụng pháp
trong tất cả các trường hợp khi có luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ
các sự kiện pháp lý tương ứng xảy chức nào phải thực hiện hành vi gì.
ra cho đến khi nó hết hiệu lực. Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ
Ví dụ: Nếu có tranh chấp hợp đồng đúng các văn bản quy phạm pháp
mua bán đất thì dựa trên tình huống luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo
thực tế áp dụng Luật đất đai 2014 và việc thi hành). Mang tính cưỡng chế
Bộ luật dân sự 2015. Nhà nước cao.
Ví dụ: Bản án chỉ rõ cá nhân nào

6
phải thực hiện nghĩa vụ gì: Nguyễn
Văn A phải bồi thường cho Lê Văn
B 20 triệu đồng. Đối tượng ở đây là
cụ thể A và B không áp dụng cho bất
kỳ cá nhân tổ chức nào khác.

Hình Các hình thức quy định tại Điều 4 Chưa được pháp luật hóa tập trung
thức gọi Luật ban hành Văn bản quy phạm về tên gọi và hình thức thể hiện
tên pháp luật 2015 (Hiến pháp, Bộ luật, (Thường được thể hiện dưới hình
Luật,…) thức: Quyết định, bản án,…)
Ví dụ: Luật Bảo vệ môi trường ngày Ví dụ: Quyết định tặng thưởng huân
17 tháng 11 năm 2020, Nghị định chương, huy chương và các danh
08/2022/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo hiệu cao quý cho các đơn vị và cá
vệ môi trường,… nhân cụ thể của Chủ tịch nước, Thủ
tướng Chính phủ; Quyết định tăng
lương,…

Phạm vi Phạm vi áp dụng rộng rãi. Áp dụng Đối tượng nhất định được nêu trong
áp dụng đối với tất cả các đối tượng thuộc văn bản.
phạm vi điều chỉnh trong phạm vi Ví dụ: Quyết định nâng lương đối
cả nước hoặc đơn vị hành chính với Ông Nguyễn Văn A: Đối tượng
nhất định. áp dụng là Ông Nguyễn Văn A và
Ví dụ: Nghị quyết số 81/2017/NQ- các cơ quan, tổ chức, cá nhân cá
HĐND tỉnh quy định một số chính nhân có liên quan.
sách phát triển du lịch Hà Tĩnh đến
năm 2025 và những năm tiếp theo:
Đối tượng áp dụng bao gồm Các tổ
chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
gia đình, cá nhân trong và ngoài
tỉnh, ngoài nước có đăng ký hoạt
động kinh doanh du lịch trên địa
bàn tỉnh.

Cơ sở Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn Thường dựa vào một văn bản quy

7
ban hành bản quy phạm pháp luật. Văn bản phạm pháp luật hoặc văn bản áp
quy phạm pháp luật là nguồn của dụng pháp luật của chủ thể có thẩm
luật. quyền. Văn bản áp dụng pháp luật
Ví dụ: Căn cứ Luật tổ chức Chính hiện tại không phải là nguồn của
phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001. luật.
Ví dụ: Căn cứ Bộ luật dân sự và Bộ
luật tố tụng dân sự.

Trình tự Theo quy định Luật Ban hành văn Luật không có quy định trình tự.
ban hành bản quy phạm pháp luật 2015.

Thời Lâu dài. Ngắn, tuỳ theo vụ việc.


gian có Ví dụ: Luật sở hữu trí tuệ 2005 vẫn Ví dụ: Sau 30 ngày kể từ ngày tuyên
hiệu lực có hiệu lực cho đến nay. án, nếu bản án không bị kháng cáo,
kháng nghị thì bản án có hiệu lực
pháp luật.

CHƯƠNG 2: GIẢI BÀI TOÁN CHIA THỪA KẾ


2.1. Các bước giải bài toán chia thừa kế
 Bước 1: Vẽ sơ đồ phả hệ (nếu có).
 Bước 2: Xác định tài sản, hàng thừa kế và kiểu chia thừa kế.
+ Xác định tài sản: Dựa trên tình trạng quan hệ của người chết: độc thân hay đã kết
hôn. Nếu đã kết hôn thì phải xác định rõ tài sản riêng và tài sản chung. Phần tài sản chung
thì phải tuân theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015.
+ Xác định hàng thừa kế: Dựa trên các mối quan hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết
thống, quan hệ nuôi dưỡng.
+ Xác định kiểu chia thừa kế:
 Chia theo di chúc.
 Lưu ý: Điều 644, điều 652 BLDS 2015.
 Chia theo pháp luật.
 Lưu ý: Điều 650, điều 651 BLDS 2015.
 Bước 3: Thực hiện chia di sản.
8
2.2. Giải bài toán
Đề bài: Nam và Hoa là hai vợ chồng, có tài sản chung là 100 triệu. Họ có hai con gái sinh
đôi là Nga và Lan (sinh năm 2008), Nam có một cậu con nuôi từ khi chưa lấy vợ, được
pháp luật công nhận là Dũng (sinh năm 1996, đã đi làm). Nam yêu quý, săn sóc Dũng
như con đẻ. Ngoài ra, Nam còn có mẹ đẻ là bà Mai. T1/2017, Nam chết không để lại di
chúc. T7/2017, bà Mai chết đột ngột sau một cơn tai biến, bà Mai sở hữu khối tài sản là
430 triệu, chưa kể phần được hưởng thừa kế từ con trai.
a. Hãy chia di sản thừa kế trong trường hợp trên?
b. Giả sử khi Nam chết có di chúc hợp pháp để lại toàn bộ tài sản của mình cho Lan, việc
phân chia di sản thừa kế có gì khác?
Bài giải:
a. Chia tài sản theo trường hợp trên
 Chia di sản thừa kế của Nam
Chia tài sản chung của Nam và Hoa theo điều 612 BLDS 2015
 Di sản để chia thừa kế của Nam là:
100 : 2 = 50 (triệu).
Theo điều 650 BLDS 2015, Nam chết không để lại di chúc nên tài sản của Nam
chia thừa kế theo pháp luật.
Theo điều 651 BLDS 2015 thì tài sản của Nam sẽ được chia đều cho hàng thừa kế
thứ nhất gồm có Hoa (vợ), bà Mai (mẹ đẻ), Nga (con đẻ), Lan (con đẻ) và Dũng (con
nuôi).
 Mỗi người được hưởng một suất thừa kế là:
50 : 5 = 10 (triệu).
 Khi Nam chết, tài sản được chia là:
Hoa = Bà Mai = Nga = Lan = Dũng = 10 (triệu).
 Chia di sản thừa kế của bà Mai
Di sản của bà Mai là:
430 (tài sản riêng) + 10 (thừa kế từ Nam) = 440 (triệu).
Theo điều 650 BLDS 2015, bà Mai chết không để lại di chúc nên tài sản của bà Mai
chia thừa kế theo pháp luật.
Theo điều 651 BLDS 2015 thì tài sản của bà Mai sẽ được chia đều cho hàng thừa kế
thứ nhất gồm có Nga (cháu ruột), Lan (cháu ruột).
 Mỗi người được hưởng một suất thừa kế là:

9
440 : 2 = 220 (triệu).
 Như vậy, sau 2 lần phân chia di sản thừa kế:
 Hoa nhận được: 10 + 50 = 60 (triệu).
 Nga nhận được: 10 + 220 = 230 (triệu).
 Lan nhận được: 10 + 220 = 230 (triệu).
 Dũng nhận được: 10 (triệu).
b. Trường hợp Nam chết có di chúc hợp pháp để lại toàn bộ tài sản của mình cho
Lan.
 Chia di sản thừa kế của Nam
Chia tài sản chung của Nam và Hoa theo điều 612 BLDS 2015
 Di sản để chia thừa kế của Nam là:
100 : 2 = 50 (triệu).
Theo điều 644 BLDS 2015, Nam chết có di chúc hợp pháp nên Hoa (vợ), bà Mai
2
(mẹ đẻ) và Nga (con chưa thành niên) được hưởng của 1 suất di sản theo thừa kế pháp
3
luật là:
2 50 25
x = ≈ 8,3333 (triệu).
3 4 3
Theo điều 644 BLDS 2015, Nam chết có di chúc hợp pháp nên Dũng (đủ tuổi thành
2
niên, đã đi làm) sẽ không được hưởng của 1 suất di sản.
3
Phần còn lại của di sản chia cho Lan nên Lan sẽ được nhận:
25
50 −¿ x 3 = 25 (triệu).
3
Tài sản của Hoa là:
25 175
50 + = ≈ 58,3333 (triệu).
3 3
 Chia di sản thừa kế của bà Mai
Di sản của bà Mai là:
25 1315
430 (tài sản riêng) + (thừa kế từ Nam) = ≈ 438,3333 (triệu).
3 3
Theo điều 650 BLDS 2015, bà Mai chết không để lại di chúc nên tài sản của bà Mai
chia thừa kế theo pháp luật.
Theo điều 651 BLDS 2015 thì tài sản của bà Mai sẽ được chia đều cho hàng thừa kế
thứ nhất gồm có Nga (cháu ruột), Lan (cháu ruột).

10
 Mỗi người được hưởng 1 suất thừa kế là:
1315 1315
3
:2= 6
≈ 219,1667 (triệu).

 Như vậy, sau 2 lần phân chia di sản thừa kế:


 Hoa nhận được: 58,3333 (triệu).
 Nga nhận được: 227,5 (triệu).
 Lan nhận được: 244,1667 (triệu).
 Dũng nhận được 0 đồng.
PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, những điều khoản trong Bộ luật dân sự 2015 đã giúp ta giải quyết những
bài toán phân chia tài sản thực tế một cách công bằng và minh bạch.
Trong thực tiễn, việc áp dụng Bộ luật dân sự 2015 đã mang lại nhiều thuận lợi, giải
quyết được nhiều tình huống mà pháp luật trước đây chưa dự liệu. Tuy nhiên, vẫn còn đó
một số bất cập trong việc xác định quyền thừa kế, đó là ý thức của người dân còn hạn chế.
Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết các tranh chấp
thừa kế. Có thể nhận thấy thực trạng này diễn ra rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay: Khi con
cái còn nhỏ thì sống với cha mẹ, đến khi lớn lên trưởng thành lập nghiệp hoặc lấy vợ, lấy
chồng không chung sống với cha mẹ nữa. Đến lúc cha mẹ mất đi để lại di sản mà không
lập di chúc. Do hiểu biết pháp luật hạn chế và tâm lý, tư tưởng phong kiến cho rằng con gái
đi lấy chồng thì lo việc nhà chồng không được hưởng di sản của bố mẹ hoặc hưởng kém
hơn nên đã xảy ra tranh chấp về phân chia tài sản thừa kế. Thực tiễn cho thấy không phải
cứ có kiến thức pháp luật là chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật mà còn phụ thuộc rất nhiều
vào ý thức chủ quan của mỗi cá nhân như vì lòng tham, lợi ích cá nhân, hay tình trạng
buông xuôi, chấp nhận tiêu cực, vi phạm pháp luật để “được việc” vẫn còn diễn ra khá phổ
biến trong đời sống xã hội khiến cho tranh chấp phức tạp, giải quyết không thỏa đáng.
Như vậy, cùng với vai trò vô cùng quan trọng của pháp luật trong việc quản lý nhà
nước, cùng toàn thể xã hội, mà văn bản pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp
luật và văn bản áp dụng pháp luật nói riêng chính là “công cụ” để thực hiện chức năng,
quyền hạn, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của các cơ quan tổ chức. Vì vậy bên cạnh hoàn
thiện hệ thống pháp luật, thì việc giáo dục pháp luật cũng như truyền tải, tuyên truyền các
văn bản pháp luật đến với người dân là việc vô cùng quan trọng, bởi lẽ nó nâng cao nhận
thức, ý thức pháp luật, hiểu biết của người dân với pháp luật một cách hiệu quả nhất.

11
Đồng thời, Nhà nước cần liên tục cập nhật, sửa đổi và bổ sung các văn bản pháp luật phù
hợp, sát sao, phù hợp với thực tế để bảo vệ quyển lợi cho mọi người dân.

12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Pháp luật đại cương, Nhà xuất bản Hà Nội, 2019.
2. so-sanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-va-van-ban-ap-dung-phap-luat
3. su-khac-nhau-giua-van-ban-quy-pham-phap-luat-va-van-ban-ap-dung-phap-luat
4. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT (thuvienphapluat.vn)

13
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Điểm nhóm
STT Họ và tên MSV Nhiệm vụ
đánh giá
14 Bán Thị Ngọc Chi 21D130242 Nội dung 9
15 Nguyễn Linh Chi 21D130197 Nội dung 9
16 Phạm Linh Chi 21D130243 Nội dung 10
17 Bùi Việt Chinh 21D130198 Nội dung 8
18 Hoàng Thị Ngọc Chinh 21D130244 Thuyết trình 10
20 Đinh Minh Đức 21D130203 Powerpoint 9
21 Nông Xuân Đức 21D130248 Powerpoint 9
22 Nguyễn Thị Dung 21D130200 Nội dung 9
23 Nguyễn Thị Kim Dung 21D130245 Thuyết trình 9
24 Đỗ Thị Thuỳ Dương 21D130247 Word 9
25 Nguyễn Thuỳ Dương - TK 21D130202 Word 8,5
26 Lương Bảo Duy - TN 21D130246 Nội dung 9
27 Nguyễn Mỹ Duyên 21D130201 Nội dung 9

14

You might also like