You are on page 1of 17

\BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KTHP


MÔN: THẨM ĐỊNH, THẨM TRA
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

ĐỀ BÀI:
Phân tích nội dung hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh. Đánh giá thực
trạng và kiến nghị hoàn thiện. Với tư cách là cơ quan tiến hành thẩm định, anh
(chị) hãy phát biểu về sự cần thiết ban hành Nghị định quy định về quản lý các
trang mạng xã hội.

HỌ VÀ TÊN LƯƠNG VĂN THÔNG


MSSV 451206
LỚP N01-TL1

1
MỞ ĐẦU
Thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là một giai đoạn quan
trọng không thể thiếu trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là
thủ tục được thực hiện trước khi cơ quan, người có thẩm quyền chính thức xem xét,
ban hành văn bản. Do vậy, hoạt động này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
đảm bảo tính chính xác, hợp hiến, hợp pháp và đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Thông qua hoạt động thẩm định, thẩm tra những quy định mâu thuẫn, chồng chéo,
lạc hậu sẽ bị loại bỏ làm cho hệ thống pháp luật được minh bạch và đồng bộ. Tuy
nhiên, với sự phức tạp và đa dạng của các quan hệ xã hội, một số văn bản quy phạm
pháp luật được ban hành vẫn còn tồn tại một số bất cập và hạn chế nhất định. Do vậy,
để có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề trên, trong phạm vi bài viết này, học viên xin
nghiên cứu đề tài “Phân tích nội dung hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh.
Đánh giá thực trạng và kiến nghị hoàn thiện. Với tư cách là cơ quan tiến hành
thẩm định, anh (chị) hãy phát biểu về sự cần thiết ban hành Nghị định quy định về
quản lý các trang mạng xã hội”. Trong quá trình làm bài, học viên không tránh khỏi
những sai sót, kính mong thầy cô góp ý, bổ sung để bài làm hoàn thiện hơn.

0
NỘI DUNG
1. Phân tích nội dung hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh. Đánh giá
thực trạng và kiến nghị hoàn thiện
1.1. Nội dung hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh
1.1.1. Khái niệm
Theo từ điển Luật học năm 1999, cắt nghĩa thuật ngữ thẩm tra dự án Luật, pháp
lệnh như sau: “Xem xét lại kĩ lưỡng dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng Dân tộc, Ủy
ban pháp luật hoặc một Ủy ban hữu quan của Quốc hội hay một Ủy ban lâm thời
được Quốc hội chỉ định tiến hành trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Cơ
quan thẩm tra xem xét dự án về cả hình thức và nội dung nhưng tập trung xem xét sự
phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng: tính hợp hiến, hợp pháp, đối tượng,
nội dung, phạm vi và tính khả thi của dự án”.
Theo đó, thẩm tra có thể hiểu là “hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền (các
cơ quan thuộc cơ quan quyền lực nhà nước) trong việc xem xét, đánh giá về chất
lượng của đề nghị hoặc dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”.1
1.1.2. Nội dung của hoạt động thẩm tra
Nội dung thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh tập trung vào các vấn đề sau đây:2
Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật, pháp lệnh.
Nội dung của dự thảo Luật, pháp lệnh và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau,
việc giao và chuẩn bị văn bản quy định chi tiết (nếu có).
Sự phù hợp của nội dung dự thảo Luật, pháp lệnh với đường lối, chủ trương của
Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật, pháp lệnh với hệ
thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tính khả thi của các quy định trong dự thảo Luật, pháp lệnh.
Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành dự thảo
Luật, pháp lệnh.
Việc bảo đảm chính sách dân tộc, lồng ghép với vấn đề bình đẳng giới trong dự
thảo Luật, pháp lệnh, nếu dự thảo Luật, pháp lệnh có quy định liên quan đến vấn đề
dân tộc, bình đẳng giới.
1
Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình kỹ năng thẩm định, thẩm tra trong xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật, Nxb Tư pháp, 2022, tr11.
2
Điều 65 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
1
Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.
Sau đây, học viên xin phân tích chi tiết từng nội dung của hoạt động thẩm tra dự thảo
Luật, pháp lệnh:
*Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật, pháp lệnh
Đối với nội dung này, cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành hoạt động thẩm tra
đối với dự thảo Luật, pháp lệnh cần chú ý đến những nội dung sau:
Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh phải phù hợp với chính sách được lựa chọn trong
dự thảo Luật, pháp lệnh. Mỗi dự thảo Luật, pháp lệnh đều chứa đựng một hoặc nhiều
chính sách mang tính định hướng nội dung cho quá trình chuyển hóa thành từng quy
định cụ thể. Chính sách được lựa chọn sẽ là khung nội dung quan trọng cho cơ quan
thẩm tra xem xét, đánh giá về phạm vi điều chỉnh của văn bản dự kiến được ban
hành. Nếu phạm vi điều chỉnh vượt quá nội dung của chính sách thì sẽ làm mất đi
tính trọng tâm điều chỉnh của dự thảo Luật, pháp lệnh. Ví dụ: Về phạm vi điều chỉnh
của dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, dự thảo không chỉ đưa ra các biện
pháp về phòng chống tác hại của rượu, bia, mà còn điều chỉnh với cả các loại đồ
uống có cồn khác. Như vậy là đã vượt quá phạm vi điều chỉnh.
Thứ hai, phạm vi điều chỉnh phải phù hợp với tên của dự thảo Luật, pháp lệnh.
Khi dự kiến ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan đề xuất luôn phải cân
nhắc đặt tên cho văn bản để đảm bảo sự bao quát nhất về nội dung lĩnh vực cần điều
chỉnh. Do đó, dựa vào tên gọi của văn bản dự kiến ban hành, cơ quan thẩm tra sẽ xem
xét, đánh giá sự phù hợp về phạm vi điều chỉnh.
Thứ ba, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, pháp lệnh không được trùng lặp,
chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của những văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành. Yêu cầu này đặt ra nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp
luật hiện hành, tránh chồng chéo, trùng lặp làm cồng kềnh hệ thống pháp luật và gây
cản trở cho quá trình tổ chức, thực hiện pháp luật
Thứ tư, những quy định trong dư thảo Luật, pháp lệnh phải phù hợp với phạm
vi điều chỉnh. Yêu cầu này đặt ra để đảm bảo tính thống nhất giữa phạm vi điều chỉnh
với từng quy định cụ thể trong dự thảo.
Thứ năm, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật, pháp lệnh phải phù hợp với
chính sách và phạm vi điều chỉnh. Ví dụ: Trong đề nghị xây dưng Luật Phòng, chống
tham nhũng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, nhưng trong dự thảo thì
2
liệt kê thêm cả đối tượng là doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, dự thảo có đối tượng
không phù hợp với chính sách được đề xuất.
Thứ sáu, tính thống nhất giữa đối tượng áp dụng của dự thảo Luật, pháp lệnh
với các văn bản khác có liên quan. Nếu cơ quan thẩm tra nhận thấy đối tượng áp
dụng của dự thảo Luật, pháp lệnh được liệt kê nhiều hơn hay bỏ lọt một số đối tượng
áp dụng sẽ đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu và chỉnh sửa cho phù hợp.
Thứ bảy, những quy định trong dự thảo Luật, pháp lệnh phải phù hợp với đối
tượng áp dụng. Yêu cầu này đặt ra để đảm bảo tính thống nhất giữa đối tượng áp
dụng với từng quy định trong dự thảo.
*Sự phù hợp của nội dung dự thảo Luật, pháp lệnh với đường lối, chủ trương
của Đảng
Xuất phát từ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước
và xã hội, do đó, hoạt động thẩm tra dựa thảo Luật, pháp lệnh cần có sự phù hợp với
chủ trương, đường lỗi của Đảng3 (ví dụ: xem xét đánh giá về sự phù hợp của dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học với quan điểm đổi mới
căn bẳn, toàn diện giáo dục đại học của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương khóa 8).
*Tính hợp hiến trong thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh
Việc thẩm tra và tính hợp hiến của dự thảo Luật, pháp lệnh được thực hiện trên
cơ sở xem xét, đánh giá sự phù hợp giữa nội dung của dự thảo Luật, pháp lệnh với
tinh thần và nội dung của Hiến pháp về chế độ chính trị; về các quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,
khoa học, công nghê, môi trường, bảo vệ Tổ quốc; về vị trí, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của các cơ quan nhà nước (ví dụ: tại khoản 2 Điều 16 dự thảo Luật dân
quân tự vệ quy định về tổ chức dân quân tự vệ hoàn toàn phù hợp với quy định tại
Điều 66 Hiến pháp 2013).
*Tính hợp pháp trong thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh
Tính hợp pháp cần phải xem xét, đánh giá dựa trên các nội dung sau:
Thứ nhất, sự phù hợp của dự thảo Luật, pháp lệnh với thẩm quyền của chủ thể
ban hành. Tiêu chí này đòi hỏi các cơ quan tiến hành hoạt động thẩm tra cần phải

3
Khoản 3 Điều 65, Điều 98,102,124, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2020.
3
xem xét, đối chiếu nội dung của dự thảo Luật, pháp lệnh với thẩm quyền ban hành.
Thẩm quyền cần xem xét bao gồm thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội
dung.
Thứ hai, việc xây dựng dự thảo Luật, pháp lệnh cần đúng căn cứ pháp lý. Các
văn bản quy phạm pháp luật luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo hướng văn
bản này là cơ sở để ban hành văn bản kia và ngược lại. Bởi vậy, việc ban hành một
văn bản quy phạm pháp luật nhất định phải dựa trên cơ sở một văn bản pháp luật
khác. Văn bản đó được coi là căn cứ pháp lý cho việc ban hành ra dự thảo Luật, pháp
lệnh.
Thứ ba, sự phù hợp của nội dung dự thảo Luật, pháp lệnh với văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành có giá trị pháp lý cao hơn.
Thứ tư, sự phù hơp của nội dung dự thảo Luật, pháp lệnh với điều ước quốc tế
mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia.
Thứ năm, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải đúng trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định.
*Tính thống nhất, tính đồng bộ trong thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh
Tính thống nhất và đồng bộ cần phải xem xét, đánh giá dựa trên các nội dung
sau:
Thứ nhất, sự thống nhất, đồng bộ trong chính nội dung của dự thảo Luật, pháp
lệnh.
Thứ hai, sự thống nhất, đồng bộ của dự thảo Luật, pháp lệnh với nội dung của
các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. (ví dụ: dự thảo Luật kinh doanh
bất động sản thì cần xem xét, đối chiếu với Luật Nhà ở, Luật Đất đai,....nhằm phát
hiện những mâu thuẫn, chồng chéo).
*Việc bảo đảm chính sách dân tộc, lồng ghép với vấn đề bình đẳng giới trong
dự thảo Luật, pháp lệnh, nếu dự thảo Luật, pháp lệnh có quy định liên quan đến vấn
đề dân tộc, bình đẳng giới.
Hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh cần phải xem xét, đánh giá vấn đề
bình đẳng giới dựa trên những nội dung sau:4

4
Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (NCFAW), Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạch
định chính sách và thực thi chính sách, Hà Nội, 2008.
4
Thứ nhất, nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau về mọi mặt, mọi lĩnh vực
trong đời sống xã hội và gia đình.
Thứ hai, nam và nữ đều được tạo cơ hội và điều kiện để phát huy năng lực của
mình cho sự phát triển.
Thứ ba, nam và nữ đều bình đẳng với nhau trong việc tiếp cận và kiểm soát
nguồn lực và các lợi ích.
Thứ tư, nam và nữ đều bình đẳng với nhau trong việc tham gia bàn bạc và ra
quyết định.
Thứ năm, nam và nữ đều bình đẳng với nhau trong việc thụ hưởng các thành
quả của sự phát triển.
Ví dụ: Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về việc mọi người đều bình
đẳng trong việc được hưởng các dịch vụ y tế. Nội dung này đã thể hiện đúng tinh
thần dân tộc, bình đẳng.
*Tính khả thi trong hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh
Hoạt động thẩm tra tính khả thi của dự thảo Luật, pháp lệnh cần được xem xét,
đánh giá trên các nội dung sau:
Thứ nhất, nội dung của dự thảo Luật, pháp lệnh phải phù hợp với trình độ phát
triển kinh tế-xã hội vào thời điểm xây dựng.
Thứ hai, dự thảo Luật, pháp lệnh phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo thực
hiện : về chi phí tổ chức thực hiện pháp luật, cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật,
các công cụ cần thiết để thực hiện pháp luật có hiệu quả,....
Thứ ba, nôi dung của dự thảo Luật, pháp lệnh phải có cơ chế đảm bảo thực thi
theo hướng xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục thực hiện.
Thứ tư, nội dung của dự thảo Luật, pháp lệnh phải cụ thể, dễ hiểu
Thứ năm, sự phù hợp giữa quy định của dự thảo Luật, pháp lệnh với chủ trương
của cải cách hành chính.
Ví dụ: Dự thảo thông tư của Bộ Công an hướng dẫn về trang bị phòng cháy chữa
cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, quy định này đã bị phản đối
vì thiếu tính khả thi: việc để bình chữa cháy trên xe ô tô sẽ rất nguy hiểm bởi khi ánh
nắng xuyên qua kính sẽ làm tích tụ nhiệt, làm cho bình chữa cháy có thể tự phát nổ.
*Ngôn ngữ và kỹ thuật trình bày trong hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp
lệnh
5
Hoạt động thẩm tra về ngôn ngữ và kỹ thuật trình bày trong dự thảo Luật, pháp
lệnh cần được xem xét, đánh giá trên những nội dung sau:
Thứ nhất, ngôn ngữ trong dự thảo Luật, pháp lệnh phải chính xác, rõ ràng.
Thứ hai, ngôn ngữ trong dự thảo Luật, pháp lệnh phải phổ thông, thống nhất.
Thứ ba, bố cục trong dự thảo Luật, pháp lệnh phải hợp lý, khoa học.
Thứ tư, dự thảo Luật, pháp lệnh phải tuân thủ quy định về thể thức, kỹ thuật
trình bày hình thức văn bản
Thứ năm, dự thảo Luật, pháp lệnh phải đảm bảo kỹ thuật viện dẫn văn bản.
Thứ sáu, dự thảo Luật, pháp lệnh phải được các chủ thể tuân thủ đúng trình tự,
thủ tục soạn thảo.
1.2. Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh và kiến
nghị hoàn thiện
1.2.1. Đánh giá thực trạng
1.2.1.1. Mặt tích cực
Hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh ngày càng được quan tâm chỉ đạo,
điều hòa phối hợp chặt chẽ. Được các cơ quan có thẩm quyền thẩm tra tiến hành tích
cực, khẩn trương, đảm bảo quy định của pháp luật và có sự phối hợp với các cơ quan
soạn thảo báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết.
Hàng năm, căn cứ theo chương trình “Đẩy mạnh công tác thẩm định, thẩm tra
văn bản quy phạm pháp luật” của Bộ Chính trị, dựa trên tinh thần của Chỉ thị
số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng
công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành
pháp luật; Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16/4/2021 của Chính phủ triển khai công
việc của Chính phủ sau khi được kiện toàn. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành
hoạt động thẩm tra đã chủ động tổ chức triển khai giám sát việc chấp hành pháp luật,
thực thi pháp luật của các cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp, qua đó nắm bắt
thông tin phục vụ công tác thẩm tra.
Việc thẩm tra được thực hiện theo trình tự quy định của pháp luật, có sự vận
dụng linh hoạt, sáng tạo, đổi mới, cải tiến phương thức thẩm tra phù hợp với điều
kiện thực tế địa phương. Nội dung thẩm tra bao quát và có lựa chọn trọng tâm để
thẩm tra sâu, tập trung vào các nội dung quan trọng.
2.2.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại
6
Công tác chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thẩm tra của cơ quan soạn thảo thường chưa đảm
bảo tiến độ. Trên thực tế còn một số báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết chuẩn bị chưa
kỹ, chất lượng chưa cao.Việc gửi hồ sơ, tài liệu thẩm tra trong nhiều kỳ họp thường
chậm, chưa đúng thời hạn quy định của Luật, ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian,
chất lượng thẩm tra của các cơ quan có thẩm quyền.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động thẩm tra
với nhau trong công tác thẩm tra chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa
cao.
Chất lượng thẩm tra, chất lượng Báo cáo thẩm tra của các cơ quan có thẩm quyền
một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, nội dung thẩm tra chưa có chiều sâu, tính
phản biện chưa cao, cá biệt còn xuôi chiều. Việc huy động các chuyên gia trong lĩnh
vực pháp chế tham gia thẩm tra chưa nhiều.
Hoạt động giám sát, khảo sát thực tế nắm bắt thông tin phục vụ công tác thẩm tra
của các cơ quan có thẩm quyền còn hạn chế, số lượng các cuộc giám sát về tình hình
chấp hành pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động thẩm tra
chưa nhiều, nội dung giám sát chưa sâu, hiệu quả giám sát chưa cao.
Trình độ chuyên môn của một số bộ phận thẩm tra viên của chưa được tốt, ảnh
hưởng không nhỏ tới chất lượng của hoạt động thẩm tra.
1.2.2. Kiến nghị hoàn thiện
Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng của dự thảo và hồ sơ gửi thẩm tra. Cơ quan
soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là cơ quan khởi động sáng kiến
xây dựng pháp luật và đóng vai trò hết sức quan trọng trong quy trình lập pháp, lập
quy. Việc nâng cao chất lượng dự thảo và rút ngắn thời gian chuẩn bị phần nhiều phụ
thuộc vào cơ quan này. Hoạt động thẩm định, thẩm tra sẽ thuận lợi hơn nếu hồ sơ
trình dự thảo VBQPPL đáp ứng được yêu cầu về hình thức, nội dung. Nếu một dự
thảo không tốt về mặt nội dung thì cơ quan tiến hành thẩm định, thẩm tra sẽ  mất
nhiều thời gian để nêu vấn đề, lập luận trong báo cáo thẩm định, thẩm tra và có thể
bỏ sót những nội dung khác.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động thẩm tra dự thảo
Luật, pháp lệnh. Hiện nay, hệ thống pháp luật về hoạt động thẩm định, thẩm tra dự
thảo VBQPPL đã tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, thực tế việc thực hiện những quy
định này còn gặp những khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng văn bản thẩm tra.
7
Vì vậy, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề
này. 
Thứ ba, tăng cường sự phối hợp, tham gia soạn thảo văn bản phục vụ cho công
tác thẩm định, thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh. Sự phối kết hợp giữa cơ quan thẩm
tra và cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo VBQPPL có
vai trò quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dự thảo văn bản. Vai trò của cơ quan
thẩm tra trước hết là người “gác cửa” cho Quốc hội về chính sách pháp luật, kỹ thuật
và các yêu cầu khác để bảo đảm dự án đủ điều kiện trình Quốc hội thông qua. Thực
tiễn ở Việt Nam luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham gia quy trình xây
dựng luật. Vì vậy, cơ quan thẩm tra nên nhập cuộc ngay từ đầu để khi trình Quốc hội
đỡ mất thời gian và chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề mang tính quan trọng,
chiến lược.
Thứ tư, ,củng cố và tăng cường chất lượng thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh.

2. Với tư cách là cơ quan tiến hành thẩm định, phát biểu về sự cần thiết ban
hành Nghị định quy định về quản lý các trang mạng xã hội.
BỘ TƯ PHÁP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ... /BCTĐ-BTP Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...

BÁO CÁO THẨM ĐỊNH


Nghị định quy định về quản lý các trang mạng xã hội

Kính gửi:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Văn phòng Chính phủ.

8
Ngày 02/12/2022, Bộ Tư pháp nhận được Công văn số ..../BTT&TTcủa Bộ
Thông tin và truyền thông đề nghị thẩm định dự thảo Nghị định quy định về quản lý
các trang mạng xã hội (sau đây gọi là dự thảo Nghị định). Thực hiện quy định của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020),
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ Nghị định quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020 ngày 31/12/2020), ngày
02/12/2022, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định với sự tham gia của
đại diện Bộ Công an, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch,
Bộ Thông tin và truyền thông, Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao và một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Trên cơ sở ý kiến tại cuộc họp
Hội đồng thẩm định và nghiên cứu hồ sơ dự thảo Nghị định, Bộ Tư pháp có ý kiến
thẩm định như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH VĂN BẢN
Những năm qua, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ,
đặc biệt là công nghệ thông tin, truyền thông toàn cầu, mạng xã hội và các loại hình
truyền thông khác trên internet ở nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ. Với thế mạnh
về khả năng tương tác cao, độ bao phủ rộng, sử dụng thuận tiện, các nền tảng mạng
xã hội đã thu hút được đông đảo người sử dụng, qua đó, có những tác động sâu, rộng
đến đời sống xã hội, đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, như:
Đáp ứng nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân; góp phần phản biện
chính sách; định hướng dư luận xã hội; phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh,
quảng bá sản phẩm; thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế... Tuy nhiên, bên cạnh những
tiện ích và mặt tích cực, công tác quản lý mạng xã hội, đặc biệt là các mạng xã hội
xuyên biên giới, đang bộc lộ nhiều mặt trái đáng lo ngại. Tình trạng tổ chức, cá nhân
lợi dụng mạng xã hội để nói xấu, công kích, bôi nhọ tổ chức, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm cá nhân; quảng cáo, thông tin sai sự thật về sản phẩm; thông tin thiếu
chuẩn mực đạo đức, trái thuần phong mỹ tục đã ảnh hưởng tiêu cực, gây nhiều hệ lụy
cho xã hội. Đặc biệt, lợi dụng mạng xã hội và các loại hình truyền thông mới trên
internet, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị đã tán phát nhiều
thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc tình hình đất nước, chống
phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; tác động, ảnh
hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước.
Đồng thời, theo tinh thần tại Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “Xây
dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” và “Tăng
cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên internet”;
Thực hiện Công văn số 990-CV/BTGTW, ngày 19/7/2021 của Ban Tuyên giáo Trung
ương về “tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý thông tin trên mạng xã
hội và các loại hình truyền thông khác trên internet”, ngày 23/8/2021, Ban Bí thư
Trung ương Đảng ban hành Quy định về “sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung
ương, Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt
Nam và các cơ quan Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí”.
Hưởng ứng giá trị của Chương trình hành động, thực hiện Kế hoạch số
156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tăng cường
9
công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chính hoạt động báo chí, tạp chí, trang thông tin điện
tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động thực hiện pháp luật để đảm bảo
an toàn thông tin an ninh mạng ngày càng được chú trọng.
Hiện nay, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý các trang mạng
xã hội của Việt Nam đã dần được hoàn thiện. Hàng loạt các văn bản quy phạm pháp
luật được ban hành như: Luật an ninh mạng 2018, Luật Báo chí 2016, Luật Bảo vệ bí
mật Nhà nước 2018, Luật Công nghệ thông tin 2006, Nghị định 72/2013/NĐ-CP về
quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, Nghị định 27/2018/NĐ-CP về quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng,......Tuy nhiên, nội dung
của một số văn bản pháp luật còn chồng chéo, một số quy định còn chưa phù hợp với
thực tiễn.
Do đó, Bộ Tư pháp nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị định này.
II. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH TỪNG NỘI DUNG
1. Tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Nghị định với hệ thống
pháp luật; sự phù hợp của nội dung dự thảo Nghị định với văn bản được quy
định chi tiết; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng
hòa xã hội Việt Nam là thành viên
1.1. Tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Nghị định với hệ thống
pháp luật; sự phù hợp của nội dung dự thảo Nghị định với văn bản được quy định
chi tiết (..................................)
1.2. Về tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa
xã hội Việt Nam là thành viên (...................................)
3. Về sự phù hợp của nội dung dự thảo Nghị định với đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước(.............................)
4. Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính; việc
lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo Nghị định(................)
5. Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành
Nghị định(....................................)
6. Trình tự, thủ tục soạn thảo và ngôn ngữ, kỹ thuật trình bày(..........)
III. VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ TẠI DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH
1. Về phạm vi điều chỉnh (..........................)
2. Về nguyên tắc thực hiện (.............................)
3. Về giải thích từ ngữ (............................)
4. Về phối hợp của các cơ quan chuyên trách trong quản lý các trang mạng xã
hội (..............................)
5. Về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến quản lý trang
mạng xã hội(..............)

10
6. Về quản lý người sử dụng các trang mạng xã hội (...................)
7. Về tổ chức thực hiện (...........................)
8. Về điều khoản chuyển tiếp(.......................)
9. Về biểu mẫu ban hành kèm theo dự thảo Nghị định(..................)
IV. KẾT LUẬN
Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu các nội dung đã nêu tại Báo
cáo thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ.
Trên đây là ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đối với dự thảo Nghị định quy
định về quản lý các trang mạng xã hội, kính gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn
phòng Chính phủ./.

Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG


- Như trên; THỨ TRƯỞNG
- Bộ trưởng (để báo cáo); (Đã ký)
- Vụ CVĐCXDPL (để theo dõi);
- Cổng TTĐT Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Vụ PLHSHC

KẾT LUẬN
Thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm
quyền là một giai đoạn quan trọng, không thể thiếu trong quá trình ban hành văn bản
quy phạm pháp luật. Đây là khâu cuối cùng trước khi cơ quan, người có quyền chính
thức xem xét, ban hành các văn bản. Chất lượng thẩm định, thẩm tra dự thảo có tác
động mạnh đến trình độ xây dựng, đến quy mô của việc thực hiện pháp luật. Với tư
cách là một giai đoạn quan trọng trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa
là căn cứ, cơ sở chuẩn mực cho mối quan hệ giữa chủ thể ban hành văn bản quy
phạm pháp luật với đối tượng thực hiện văn bản .Hoạt động thẩm định , thẩm tra cần
ngày càng phải được chú trọng và đề cao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11
1. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2020).
2. Luật An ninh mạng năm 2018.
3. Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018
4. Luật Báo chí năm 2016.
5. Luật Công nghệ thông tin 2006.
6. Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về
tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chính hoạt động báo chí, tạp chí, trang
thông tin điện tử, mạng xã hội.
7. Công văn số 990-CV/BTGTW, ngày 19/7/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương
về “tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý thông tin trên mạng xã hội và
các loại hình truyền thông khác trên internet”.
8. Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16/4/2021 của Chính phủ triển khai công việc của
Chính phủ sau khi được kiện toàn.
9. Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao
chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả
thi hành pháp luật.
10. Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet.
11. Nghị định 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng.
12. Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình kỹ năng thẩm định, thẩm tra trong xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Tư pháp, 2022.
13. Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (NCFAW), Lồng ghép vấn đề
bình đẳng giới trong hoạch định chính sách và thực thi chính sách, Hà Nội, 2008.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG.......................................................................................................1

12
1. Phân tích nội dung hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh. Đánh giá thực
trạng và kiến nghị hoàn thiện.............................................................................1
1.1. Nội dung hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh...............................1
1.1.1. Khái niệm.................................................................................................1
1.1.2. Nội dung của hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh......................1
2.1. Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh và kiến nghị
hoàn thiện...........................................................................................................6
2.1.1. Đánh giá thực trạng..................................................................................6
2.1.1.1. Mặt tích cực...........................................................................................6
2.1.1.2. Mặt hạn chế...........................................................................................7
2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện................................................................................7
2. Với tư cách là cơ quan tiến hành thẩm định, phát biểu về sự cần thiết ban hành
Nghị định quy định về quản lý các trang mạng xã hội.......................................9
KẾT LUẬN.......................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

13
14
8

You might also like