You are on page 1of 38

LUẬT HÀNH CHÍNH

3 TÍN CHỈ

ADMINISTRATIVE LAW
Giảng viên: TS. Nguyễn Thu Trang
Mail: nguyenthutrang@neu.edu.vn
Khoa Luật – Trường Đại học Kinh tế quốc dân
NỘI DUNG MÔN HỌC

Chương 1. Những vấn đề lý luận về luật hành chính Việt Nam


Chương 2. Quản lý nhà nước
Chương 3. Địa vị pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước
Chương 4. Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức, viên chức
Chương 5. Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội và cá nhân
Chương 6. Thủ tục hành chính và quyết định hành chính
Chương 7. Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính
Chương 8. Chế độ pháp lý về thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Chương 9. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1

1. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội – NXB Công an Nhân dân 2014
2. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội năm 2017
3. Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước; tập 1,2,3 – Học viện Hành chính, Chính trị quốc gia –
NXB Chính trị quốc gia, Sự thật 2014
4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Hiến pháp 2013, Luật tổ chức Chính phủ 2015, Luật tổ
chức Chính quyền địa phương 2015, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015…
5. Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ,
Cơ quan ngang Bộ
6. Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BNV năm 2017 về hợp nhất NĐ 123/2016 và NĐ 92/2017 quy
định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, Cơ quan ngang Bộ
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT HÀNH
CHÍNH VIỆT NAM

1. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

2. Luật Hành chính với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam

3. Quy phạm pháp luật hành chính

4. Quan hệ pháp luật hành chính

5. Hệ thống luật hành chính và khoa học luật hành chính


ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH (1)

1. Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành,
điều hành

• Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính tổ chức nội bộ của hệ thống cơ quan hành chính
nhà nước. Ví dụ: ?

• Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước tác động ra bên
ngoài. Ví dụ: ?

2. Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động nội bộ của các cơ quan Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng
nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Kiểm toán nhà nước
ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH (2)

3. Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động của các cơ quan KTNN, HĐND các cấp, TAND
các cấp và VKSND các cấp hoặc tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền thực hiện nhiệm
vụ, chức năng hành chính nhà nước
• Kiểm toán nhà nước
• HĐND các cấp
• TAND các cấp
• VKSND các cấp
• Tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

• Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước áp dụng trong việc điều chỉnh bằng pháp luật để tác động vào các
quan hệ xã hội.
• Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là những biện pháp, cách thức, phương thức mà ngành Luật Hành chính
sử dụng để tác động đến ý chí và thông qua ý chí đến hành vi của các bên tham gia các quan hệ xã hội do ngành luật
này điều chỉnh.

• Phương pháp đặc trưng: MỆNH LỆNH (QUYỀN LỰC – PHỤC TÙNG)
• Một bên được giao quyền hạn mang tính quyền lực hành chính nhà nước
• Bên còn lại phải chấp hành – thi hành các quyết định, phục tùng bên ra quyết định

Ngành luật hành chính có sử dụng phương pháp “thoả thuận” hay không?
KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

Luật hành chính Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng
thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh trong quá
trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; trong hoạt động hành chính nội bộ
mang tính chất phục vụ cho các cơ quan nhà nước khác; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước
khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động đó. Phương pháp
điều chỉnh đặc trưng của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh quyền lực – phục tùng.
LUẬT HÀNH CHÍNH VỚI CÁC NGÀNH LUẬT KHÁC TRONG HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Phân biệt sự khác nhau giữa ngành Luật hành chính với các ngành luật:
• Hiến pháp
• Dân sự
• Hình sự
• Tài chính
• Lao động
• Tố tụng hành chính
LUẬT HÀNH CHÍNH VỚI CÁC NGÀNH LUẬT KHÁC TRONG HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Mối quan hệ giữa Luật hành chính với các ngành luật:
• Hiến pháp

• Tài chính

• Hình sự

• Đất đai

• Dân sự

• Lao động
QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

1. Khái niệm

Quy phạm pháp luật hành chính là những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hay thừa nhận nhằm
điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính nhà nước (các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt
động hành chính nhà nước)

2. Đặc điểm
• Chung

• Riêng
CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

• Giả định
Nêu rõ những điều kiện của đời sống thực tế (như hoàn cảnh, tình huống và chủ thể) mà nếu có tồn tại các điều kiện đó
thì mới có thể thi hành hoặc áp dụng quy phạm đó.
• Quy định
Đặt ra quy tắc hành vi, tức là nội dung quyền và nghĩa vụ, trình tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ, tức là quy định các
chủ thể được, phải làm gì và làm như thế nào. Quy định là phần trọng tâm, phần cơ bản của quy phạm pháp luật hành
chính.
• Chế tài
Chỉ rõ các biện pháp tác động của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm phần quy định của quy phạm.
PHÂN LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

1. Căn cứ vào chủ thể ban hành

2. Căn cứ vào cách thức ban hành

3. Căn cứ vào mối quan hệ được điều chỉnh

4. Căn cứ vào hiệu lực pháp lý về thời gian

5. Căn cứ vào hiệu lực pháp lý về không gian


CĂN CỨ VÀO CHỦ THỂ BAN HÀNH

• Quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành.

• Quy phạm pháp luật hành chính do Chủ tịch nước ban hành.

• Quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước ban hành.

• Quy phạm pháp luật hành chính do Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban
hành.
CĂN CỨ VÀO CÁCH THỨC BAN HÀNH

• Quy phạm pháp luật hành chính do một cơ quan hay người có thẩm quyền độc lập ban hành.

• Quy phạm pháp luật hành chính liên tịch.


CĂN CỨ VÀO MỐI QUAN HỆ ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH

• Quy phạm nội dung: được ban hành để quy định nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lí hành
chính nhà nước. Các quy phạm này được ban hành chủ yếu để quy định về địa vị pháp lí hành chính của các chủ thể
tham gia quan hệ quản lí hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp hay quy định về nghĩa vụ lao động công ích
của công dân v.v…

• Quy phạm thủ tục: được ban hành để quy định những thủ tục cần thiết mà các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính
nhà nước phải tuân theo khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình do các quy phạm pháp luật nội dung quy định.

• Ví dụ: Các quy phạm quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục giải quyết khiếu nại hành
chính, v.v…
CĂN CỨ VÀO HIỆU LỰC PHÁP LÍ VỀ THỜI GIAN

• Quy phạm áp dụng lâu dài là loại quy phạm mà trong văn bản ban hành chúng không ghi thời hạn áp dụng.

• Ví dụ: Các quy phạm pháp luật hành chính trong Hiến pháp năm 2013 hay trong Luật thanh tra năm 2010 v.v…

• Quy phạm áp dụng có thời hạn là loại quy phạm được ban hành để điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính nhà nước chỉ phát

sinh trong những tình huống đặc biệt hay chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Khi tình huống đó không còn hay hết thời

hạn đó thì quy phạm hết hiệu lực.

• Quy phạm tạm thời là loại quy phạm được ban hành để điều chỉnh một số loại quan hệ quản lí hành chính nhà nước trên một

phạm vi, trong khoảng thời gian nhất định làm cơ sở tổng kết để ban hành chính thức nếu phù hợp.
CĂN CỨ VÀO HIỆU LỰC PHÁP LÍ VỀ KHÔNG GIAN

• Quy phạm có hiệu lực pháp lí trên phạm vi cả nước. Các quy phạm này do các cơ quan nhà nước
hoặc người có thẩm quyền tron cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành.

• Quy phạm có hiệu lực pháp lí trên phạm vi từng địa phương nhất định.
HIỆU LỰC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

• Theo thời gian

• Theo không gian

• Theo đối tượng thi hành


NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH (1)

• Khái quát chung

• Khái niệm nguồn của pháp luật: nơi tìm thấy quy tắc chung về hành vi (hay quy tắc xử sự chung) của chủ thể pháp luật.

• Nguồn của Luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo
thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các quy phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi
hành đối với các đối tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước?

• Nguồn của Luật hành chính là những hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính bao gồm: các văn bản
quy phạm pháp luật và án lệ hành chính, trong đó văn bản quy phạm pháp luật là nguồn cơ bản của LHC?

• Quan điểm khác về nguồn của Luật hành chính?


NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH (2)

• Đặc điểm

• Chứa đựng QPPL điều chỉnh quan hệ QLNN (QPPL hành chính)

• Chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước ban hành

• Số lượng nhiều và do nhiều chủ thể ban hành, vì quan hệ quản lý nhà nước rất đa dạng (Luật
của QH, Pháp lệnh của UBTVQH, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng,
Thông tư của Bộ trưởng, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Uỷ ban nhân dân
# nguồn của Luật hình sự, Luật dân sự, Luật Lao động… là một bộ luật.
NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH (3)

• Nguồn của Luật hành chính Việt Nam là:

• Án lệ? Luật hành chính Việt Nam không có nguồn là án lệ, án lệ chỉ có trong pháp luật TTHS,
TTDS, TTHC

• Tập quán pháp: không có

• Văn bản quy phạm pháp luật: là nguồn duy nhất cho đến nay
NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH (4)

• Các loại nguồn của Luật hành chính


• Văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ban hành: các đạo luật do Quốc hội ban hành, nghị định
của CP…

• Văn bản QPPL do cá nhân ban hành: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

• Văn bản QPPL liên tịch: Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ
NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH (5)

• Quan điểm của anh/chị?

1. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ luôn là nguồn của luật hành chính?

2. Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ có thể là nguồn của luật hành
chính?

3. Văn bản do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành có thể là nguồn của luật hành chính?

4. Các Nghị quyết của Bộ Chính trị có thể là nguồn của luật hành chính?
NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH (6)

• Quan điểm của anh/chị về nguồn của luật hành chính Việt Nam
1. Chỉ bao gồm văn bản quy phạm pháp luật
2. Chỉ do cơ quan hành chính nhà nước ban hành
3. Không bao gồm Bộ luật Dân sự và Luật đất đai
4. Không có đáp án đúng
NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH (7)

• Quan điểm của anh/chị về Luật xử lý vi phạm hành chính:

1. Là văn bản cá biệt

2. Là văn bản quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính và chế tài

3. Là nguồn của luật hành chính

4. Không áp dung cho người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam
NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH (8)

• Quan điểm của anh/chị về các trường hợp không phải là nguồn của Luật hành chính
1. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương

2. Luật Cán bộ, công chức

3. Quyết định quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

4. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban hành
QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

• Khái niệm

• Là hình thức pháp lý của quan hệ hành chính xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành chính đối
với quan hệ đó. Các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính mang những quyền và nghĩa vụ pháp lý do quy phạm
pháp luật hành chính tương ứng đã dự kiến trước.

• Đặc điểm

• Chung

• Riêng
PHÂN LOẠI QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

• Căn cứ tính chất mối quan hệ

• Căn cứ tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

• Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh quan hệ


CÁC YẾU TỐ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

• Chủ thể - có năng lực chủ thể

• Cơ quan nhà nước?

• Tổ chức/Cá nhân?

• Khách thể

• Nội dung

• Quyền

• Nghĩa vụ
NĂNG LỰC CHỦ THỂ

• Năng lực chủ thể chính là khả năng pháp lý của họ khi tham gia QHPLHC, nó phụ thuộc vào tư cách pháp lý của chủ thể

thông qua các yếu tố khác nhau như: nội dung, thời điểm phát sinh và các yếu tố chi phối.

• Năng lực chủ thể của các cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể.

• Năng lực của cán bộ, công chức phát sinh khi cá nhân được NN giao đảm nhiệm một công vụ/chức vụ nhất định và chấm dứt

khi không còn đảm nhiệm công vụ/chức vụ đó nữa.

• Năng lực chủ thể của tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, đơn vị sự nghiệp (gọi chung là tổ chức phát sinh khi tổ

chức đó được thành lập và chấm dứt khi tổ chức đó bị giải thể).
NĂNG LỰC CHỦ THỂ

• Năng lực chủ thể của cá nhân được biểu hiện trong tổng thể năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính.

• Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp
lí hành chính nhất định do Nhà nước quy định.

• Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự
mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những hành
vi của mình mang lại tư liệu tuỳ thuộc vào tính chất, nội dung của từng loại quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà Nhà nước đòi
hỏi cá nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định về độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, trình độ đào tạo, khả năng tài chính… khi tham
gia vào quan hệ đó.
KHÁCH THỂ

• Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là cái mà vì nó quan hệ pháp luật hành chính phát sinh. Nói cách

khác, đó là lý do, mục đích, nguyên nhân làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính. Đó có thể là trật tự quản lý nhà

nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh… hoặc mục đích của đối tượng quản lý khi tham gia quan hệ pháp luật

hành chính.

• VD: các quan hệ pháp luật hành chính về giải quyết khiếu nại, tố cáo đều có chung khách thể là trật tự quản lý hành

chính nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo.


NỘI DUNG CỦA QH.PLHC

• Quyền

• Nghĩa vụ
CƠ SỞ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP
LUẬT HÀNH CHÍNH

• Quy phạm pháp luật

• Sự kiện pháp lý

• Năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
SỰ KIỆN PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH

• Sự biến là những sự kiện xảy ra theo quy luật khách quan không chịu sự chi phối của con người mà việc xuất hiện,
thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các
quan hệ pháp luật hành chính.

• Ví dụ: Sự kiện thiên tai, dịch bệnh, sự cố kỹ thuật v.v.. 

• Hành vi là sự kiện pháp lí chịu sự chi phối bởi ý chí của con người, mà việc thực hiện hay không thực hiện chúng
được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.

• Ví dụ: Hành vi khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính là sự kiện pháp lí hành chính làm
phát sinh quan hệ pháp luật hành chính giữa người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó với người khiếu nại và
người bị khiếu nại.
HỆ THỐNG LUẬT HÀNH CHÍNH

• Khái niệm: Hệ thống LHC là một hệ thống thống nhất các quy phạm có quan hệ hữu cơ với nhau được chia thành: PHẦN CHUNG & PHẦN
RIÊNG

• Phần chung của luật hành chính gồm các nhóm quy phạm gồm:

• Những nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước

• Địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước, hình thức và phương pháp quản lí cũng như vb quản lý

• Địa vị pháp lý của cán bộ, công chức và hoạt động công vụ …

• Phần riêng của luật hành chính gồm các nhóm quy phạm quy định về:

• Hoạt động quản lí chức năng như tài chính, kế hoạch, đầu tư, thống kê…

• Hoạt động quản lí ngành như công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, tư pháp v.v...
KHOA HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH

• Khái niệm
• Khoa học Luật hành chính là một hệ thống thống nhất những cơ sở lý luận, học thuyết, luận điểm khoa học, những khái
niệm, phạm trù về ngành Luật Hành chính.

• Đối tượng nghiên cứu


• Hoạt động quản lý hành chính nhà nước
• Quan hệ hình thành trong quá trình quản lý nhà nước và việc điều chỉnh những quan hệ đó
• Hệ thống pháp luật hành chính
• Hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước

• Đối tượng nghiên cứu

• Phương pháp luận

• Phương pháp nghiên cứu

You might also like