You are on page 1of 2

 

Ý nghĩa, vai trò của việc lấy ý kiến trong xây dựng luật
Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà
nước cần phải lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến của người dân để bàn bạc, nghiên cứu
tiếp thu nhằm làm cho các chính sách được đề xuất sau khi được luật hóa sẽ phù
hợp và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Sự tham gia này là một trong những
điều kiện quan trọng và không thể thiếu giúp bảo đảm tính khả thi của văn bản
trong thực tiễn thi hành, bảo đảm pháp luật sát dân, gần dân, phản ánh được ý chí,
nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân góp phần bảo đảm hài hòa các
quyền, lợi ích trong xã hội. Có thể thấy, việc lấy ý kiến của các đối tượng trực tiếp
chịu sự điều chỉnh của luật, của các chuyên gia, nhà khoa học, của người dân có ý
nghĩa vô cùng quan trọng:
Thứ nhất, thông qua việc lấy ý kiến của người dân người hoạch định chính sách sẽ
có thông tin về thực tế cuộc sống để đưa ra được những quy định phù hợp với các
điều kiện xã hội hiện có. Từ đó văn bản pháp luật sẽ có tính khả thi cao tránh được
bệnh chủ quan duy ý chí áp đặt từ một phía. Trên thực tế có những văn bản pháp
luật rất cần thiết ban hành nhưng lại thiếu điều kiện xã hội để thực thi.
Thứ hai, nếu như kết quả lấy ý kiến nhóm đối tượng tác động của văn bản cho thấy
văn bản pháp luật phù hợp với tâm tư nguyện vọng lợi ích của đa số quần chúng
nhân dân thì văn bản sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống. Niềm tin của nhân dân đối với
chính quyền sẽ được củng cố. Ngược lại nếu văn bản pháp luật không phù hợp với
lợi ích của một số nhóm nào đó thì quy trình lấy ý kiến văn bản là cơ hội để các cơ
quan có thẩm quyền có những biện pháp tuyên truyền để người dân nâng cao nhận
thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Từ đó tránh được hiện tượng người dân
phản ứng khi lợi ích của họ bị ảnh hưởng dưới tác động của văn bản.
Thứ ba, đây cũng là một hình thức tuyên truyền mang tính tích cực chủ động để
người dân nghiên cứu thảo luận tiếp cận trước một bước với văn bản pháp luật tạo
điều kiện thuận lợi để văn bản đi vào cuộc sống khi được chính thức ban hành.

Thẩm định dự thảo đề nghị/ dự án/ dự thảo VBQPPL có ý nghĩa rất quan
trọng
trong quá trình xây dựng nó. Hoạt động này được thực hiện bởi một số cơ quan có
thẩm quyền nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật về các vấn đề nội dung, hình thức, kĩ thuật pháp lí trước khi được
thông qua. Hoạt động thẩm định nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính
thống nhất, đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật,
đồng thời bảo đảm chất lượng tính khả thi về văn bản. Về bản chất chính là hoạt
động kiểm tra trước văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt động này có mục đích phát
hiện để xử lí kịp thời các khiếm khuyết của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
ngay trong quá trình soạn thảo
Trách nhiệm thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
*Đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước ở trung ương
_Trách nhiệm của Bộ Tư pháp:
Theo quy định tại các Điều 58, Điều 92 và Điều 98 của Luật ban hành
VBQPPL (Luật năm 2015), Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định đối với các dự
án, dự thảo VBQPPL sau đây:
+ Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội;
+ Dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội do
Chính phủ trình;
+Dự thảo nghị định của Chính phủ;
+Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+Dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban
trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
_Trách nhiệm của các tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ:
Theo quy định tại Điều 102 của Luật năm 2015, tổ chức pháp chế thuộc bộ,
cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thẩm định thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ.
*Đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
phương
_ Trách nhiệm của Sở Tư pháp
Theo quy định tại Điều 121 và Điều 130 của Luật BHVBQPPL, Sở Tư pháp có
trách nhiệm thẩm định đối với các dự thảo VBQPPL sau đây:
+Dự thảo nghị quyết của HĐND do UBND cấp tỉnh trình;
+ Dự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh.
_ Trách nhiệm của Phòng Tư pháp
Theo quy định tại Điều 134, Điều 139 Luật BHVBQPPL của Luật năm 2015,
Phòng Tư pháp
có trách nhiệm thẩm định đối với các dự thảo VBQPPL sau đây:
+ Dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện;
+Quyết định của UBND cấp huyện
VI. Nội dung của VBQPPL (từ Đ 15-30 Luật BHVBQPPL), thẩm quyền ban hành
VB, nguyên tắc xác định hiệu lực trong VBQPPL, nguyên tắc áp dụng VBQPPL
- Thẩm quyền ban hành VBQPPL (Đ4, Đ 15- 30 Luật BHVBQPPL)
- Nguyên tắc xác định hiệu lực (Đ. 151, 152 Luật BHVBQPPL)
- Nguyên tắc áp dụng VBQPPL (Đ. 156 Luật BHVBQPPL)

You might also like