You are on page 1of 75

Giảng viên: ThS.

Phạm Đức Chung


Khoa Luật-Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hình thức pháp luật là biểu hiện ra bên ngoài

của Pháp luật, phương thức tồn tại của Pháp

luật và cách thức biểu hiện ý chí của giai cấp

thống trị.
Tập quán pháp là những tập quán được Nhà
nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành
những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước
đảm bảo thực hiện.
Cách hình thành TQP
Tiền lệ pháp là việc Nhà nước thừa nhận các
bản án của Toà án hoặc quyết định của cơ quan
hành chính, lấy các bản án hoặc quyết định đó
làm căn cứ để giải quyết những sự việc tương tự
xảy ra trong thời gian sau này.
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật do
các cơ quan nhà nước ban hành dưới hình thức văn bản
(pháp luật thành văn).
 Văn bản QPPL – Hình thức pháp luật chủ yếu
của PLVN

 Tập quán pháp

 Tiền lệ pháp

 Lẽ phải, lẽ công bằng

 Hợp đồng
Cơ quan Nhà nước ban hành VB
 Văn bản hành chính: Thông báo, thông cáo, công
văn, điện tín, điện báo…
 Văn bản pháp luật: VB QPPL và VB áp dụng PL
VB QPPL: HP, Luật, Nghị định, thông tư, quyết
định, chỉ thị, nghị quyết…
VB áp dụng PL: Bản án, quyết định xử phạt, quyết
định kỷ luật…
“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có
chứa quy phạm pháp luật, được ban hành đúng
thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định.
(Đoạn 1, Điều 2 Luật ban hành VBQPPL 2015)
Điều 4 Luật
ban hành
VBQPPL

1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.


2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của
Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với
cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định và Chỉ thị của Uỷ ban nhân
dân.
 Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước có hiệu
lực pháp lý cao nhất

 Luật (Bộ luật) là văn bản quy phạm pháp luật có


giá trị sau hiến pháp

 Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết


định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chính
sách tài chính, tiền tệ - quốc gia, chính sách dân
tộc, tôn giáo, đối ngoại, quốc phòng an ninh.
 Pháp lệnh quy định những vấn đề được Quốc hội
giao, sau một thời gian thực hiện, trình Quốc hội
xem xét, quyết định ban hành thành Luật.

 Nghị quyết của UBTVQH được ban hành để giải


thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, giám sát việc thi
hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của
QH, UBTVQH, các hoạt động của Chính phủ…
 Lệnh của chủ tịch nước được ban hành để công bố
tình trạng khẩn cấp, tổng động viên hoặc động
viên cục bộ trong những trường hợp cần thiết

 Quyết định là văn bản của Chủ tịch nước để thực


hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch
nước do Hiến pháp, luật quy định.
 Nghị định của chính phủ gồm 2 loại:
 Thứ nhất, là các nghị định quy định chi tiết thi hành
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, quy định
nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ
quan ngang Bộ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền
của chính phủ thành lập, các biện pháp cụ thể thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ.
 Thứ hai, nghị định xây dựng những vấn đề hết sức cần
thiết nhưng chưa đủ điều kiện để xây dựng thành Luật
hoặc Pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nha nước,
quản lý kinh tế, quan lý xã hội. Việc xây dựng nghị
định này phải được sự đồng ý của UBTVQH
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định:
1. Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của
Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung
ương đến cơ sở; chế độ làm việc với các thành viên
Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm
quyền của Thủ tướng Chính phủ;
2. Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các
thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân
dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của
Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định
của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
2. Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định
mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ
trách;
3. Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản
lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề
khác do Chính phủ giao.
 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao được ban hành để hướng dẫn tòa án áp
dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm
xét xử.
 Quyết định, chỉ thị, thông tư của chánh án tòa án
nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc
quản lý tòa án nhân dân ở địa phương và tòa án
quân sự về tổ chức; quy định các vấn đề khác
thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân tối cao.
 Quyết định, chỉ thị, thông tư của viện trưởng
viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định các biện
pháp để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, quyền
hạn của viện kiểm sát nhân dân các cấp, quy định
các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của viện trưởng
viện kiểm sát nhân dân tối cao
Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước
được ban hành để quy định, hướng dẫn các
chuẩn mực kiểm toán nhà nước; quy định cụ
thể quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.
 Nghị quyết quy định các vấn đề về các biện pháp
bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp
luật ở địa phương; về kế hoạch kinh tế - xã hội và
ngân sách; về quốc phòng an ninh ở địa phương…
 Quyết định, chỉ thị của UBND được ban hành để
thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan nhà nước cấp trên và thi hành nghị quyết của
HĐND cùng cấp về phát triển kinh tế xã hội, củng
cố quốc phòng an ninh.
Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội
hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ
chức chính trị - xã hội được ban hành để hướng dẫn thi
hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ
chức chính trị - xã hội đó tham gia quản lý nhà nước.
 Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn
việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố
tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ,
quyền hạn của các cơ quan đó.

 Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ


quan ngang bộ được ban hành để hướng dẫn thi hành
luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của
Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định
của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ đó.
Điều 10 Luật
ban hành
VBQPPL
Bài 1: Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành một văn bản
quy phạm pháp luật hướng dẫn về chức trách, tiêu
chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức
xã, phường, thị trấn.
Hãy cho biết: Văn bản đó của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
được ban hành dưới hình thức pháp lý nào? Vì
sao?
Bài 2: “Mọi văn bản do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành đều là văn bản quy phạm
pháp luật.” Khẳng định này đúng hay sai?
Điều 150-157 Luật
BHVBQPPL
Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp
luật là giá trị tác động của văn bản lên các quan hệ xã
hội phát sinh trong phạm vi kể từ khi nó bắt đầu (thời
điểm phát sinh) đến khi chấm dứt (thời điểm chấm
dứt) hiệu lực.
 Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp
luật
 Hiệu lực trở về trước
 Ngưng hiệu lực của văn bản
 Hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.
 Thờiđiểm có hiệu lực của văn bản quy phạm
pháp luật được quy định trong văn bản nhưng
không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày
công bố hoặc ký ban hành.
 Văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực có
thể bị tạm đình chỉ để xem xét tính hợp hiến, hợp
pháp, hợp lý.
 Kể từ thời điểm nó bị tạm thi hành cho đến khi có
quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền là
khoảng thời gian văn bản bị tạm ngưng hiệu lực.
 Văn bản đó có thể tiếp tục có hiệu lực hay bị huỷ
bỏ là do quyết định của cơ quan xử lý có thẩm
quyền.
 BLHS 2015, 1.1.2016, thi hành 3 tháng đến
26.3.2016 tạm đình chỉ thi hành. 1.1.2018 BLHS
2018 mới tiếp tục có hiệu lực.
 26.3.2016 – 1.1.2018 văn bản nào điều chỉnh
quan hệ pháp luật hình sự?
 BLHS 1999 tiếp tục có hiệu lực thi hành.
Văn bản quy phạm pháp luật được xác định trong
các trường hợp sau:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong
văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản
mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn
bản đó;
3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản
quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực
trở về trước.
2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với
các trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi
mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật
không quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
Bài 1: Luật doanh nghiệp 2020, QH bấm nút thông
qua vào ngày 1/7/2020, trong văn bản có ghi hiệu lực
từ ngày 1/1/2021
a) Ít nhất % Đại biểu QH đồng ý?
b) Anh A thành lập doanh nghiệp vào 10/9/2020 có bị
điều chỉnh bởi luật này không?
Bài 2: A phạm 1 tội vào 10/8/2015, thời điểm này
BLHS 1999 đang có hiệu lực. Đến ngày 10/10/2019
mới bắt được anh A và ra Tòa xét xử? BLHS 2015
đang có hiệu lực.(BLHS 1999 hết hiệu lực)
a) Xét Xử anh A căn cứ theo BLHS 1999 hay BLHS
2015?
b) Giả sử BLHS 2015 quy định trách nhiệm pháp lý
nhẹ hơn về tội của Anh A thì áp dụng theo văn
bản nào?
Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm
pháp luật được hiểu là giá trị tác động của văn
bản được xác định trong phạm vi lãnh thổ,
vùng hay khu vực nhất định
Hiệu lực về đối tượng tác động của văn bản quy
phạm pháp luật là giá trị tác động của văn bản lên
các quan hệ xã hội với những chủ thể nhất định (có
thể là cá nhân, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội hay đơn vị kinh tế,…)
 Nguyên tắc áp dụng từ thời điểm văn bản bắt đầu có hiệu
lực.

 Nguyên tắc áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn

 Nguyên tắc áp dụng văn bản được ban hành sau

 Nguyên tắc áp dụng trở về trước có lợi cho đối tượng

 Nguyên tắc áp dụng không làm cản trở thực hiện các điều
ước quốc tế

 Nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật riêng trước luật chung


Bài 1: Sắp xếp hiệu lực pháp lý của các văn bản theo
giá trị giảm dần: Thông tư, Luật, Nghị định,
Hiến pháp

Bài 2: Luật doanh nghiệp 2020 có 5 loại hình DN


 Luật luật sư: 2 loại hình DN
 Luật chứng khoán: 1 loại hình DN
 Khái niệm, phân loại điều ước
quốc tế
 Các thỏa thuận quốc tế
 Khái quát quá trình ký kết và
gia nhập điều ước quốc tế
 Hiệu lực của điều ước quốc tế
 Mối quan hệ giữa điều ước quốc
tế với pháp luật quốc gia.
Điều ước quốc tế là những thoả thuận giữa
các chủ thể của Luật quốc tế (trước hết và
chủ yếu là các quốc gia) trên cơ sở bình đẳng,
tự nguyện, dù được ghi nhận trong một văn
kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn
kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi
riêng của nó là gì nhằm xác định, thay đổi
hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia trên những lĩnh vực mà các
bên quan tâm, phù hợp với các nguyên tắc cơ
bản của Luật quốc tế hiện đại.
 Căn cứ vào danh nghĩa của Điều ước quốc tế:

• Điều ước quốc tế được ký kết hoặc gia nhập nhân


danh Nhà nước

• Điều ước quốc tế được ký kết hoặc gia nhập nhân


danh Chính phủ

 Căn cứ vào chủ thể ký kết

• Điều ước quốc tế song phương

• Điều ước quốc tế đa phương


 Thỏa thuận quốc tế là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế
được ký kết nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp
tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều bên ký kết nước
ngoài, trừ các nội dung sau đây:
a) Hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia;
b) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tương trợ tư pháp;
c) Tham gia tổ chức quốc tế liên chính phủ;
d) Hỗ trợ phát triển chính thức thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc
Chính phủ Việt Nam;
đ) Các vấn đề khác thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ
theo quy định của pháp luật.
 Thỏa thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là Thỏa thuận, Bản
ghi nhớ, Biên bản thỏa thuận, Biên bản trao đổi, Chương trình hợp
tác, Kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác.
 Đề xuất về việc đàm phán và ký điều ước quốc tế
 Quyết định việc đàm phán và ký điều ước quốc tế
 Hồ sơ trình về việc đàm phán, ký điều ước quốc tế
 Đàm phán và soạn thảo điều ước quốc tế
 Thẩm định dự thảo điều ước quốc tế
 Ký điều ước quốc tế
 Phê chuẩn điều ước quốc tế
 Phê duyệt điều ước quốc tế
 Gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên
 Bảo lưu điều ước quốc tế nhiều bên
 Công bố và đăng ký điều ước quốc tế
 Nội luật hóa
 Áp dụng trực tiếp
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt
Nam gia nhập hoặc ký kết (Việt Nam là thành
viên) có quy định khác với pháp luật Việt Nam
thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
 Là một nguyên tắc pháp lý cơ bản

 Pháp luật dân sự quy định


 Lànguồn luật điều chỉnh các chủ thể tham gia vào
quan hệ hợp đồng.
 Hệ thống pháp luật là cơ cấu bên trong của pháp luật,
thể hiện sự thống nhất nội tại của các quy phạm pháp
luật và sự phân chia một cách khách quan các quy
phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật thành các
ngành luật và chế định pháp luật phù hợp với tính
chất, đặc điểm của các quan hệ xã hội mà nó điều
chỉnh.
Ngành luật là tổng thể những quy phạm
pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan
hệ xã hội với những đặc điểm chung
nhất định.
Ví dụ, ngành luật lao động điều chỉnh quan
hệ lao động giữa người lao động làm công ăn
lương với người sử dụng lao động và những
quan hệ liên quan trực tiếp với quan hệ lao
động - một lĩnh vực quan hệ xã hội.
Chế định pháp luật là những nhóm quy phạm
pháp luật thuộc một ngành luật, điều chỉnh
những nhóm quan hệ xã hội nhỏ hơn, có đặc
điểm giống nhau hơn; hoặc điều chỉnh từng
mặt, từng khía cạnh cụ thể của lĩnh vực quan
hệ xã hội thuộc ngành luật đó.
 Luật Nhà nước là tổng thể những quy phạm pháp luật
điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản cấu thành Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 Các chế định chủ yếu:
 Chế định về chế độ chính trị của Nhà nước
 Chế định về chế độ kinh tế
 Chế định về văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ
 Chế định bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
 Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
 Chế định về bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
 Nguồn luật Nhà nước:
 Hiến pháp 2013
 Luật hành chính là tổng thể
những quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội hình
thành trong quá trình tổ chức,
thực hiện các hoạt động chấp
hành - điều hành của các cơ quan
nhà nước trên các lĩnh vực hành
chính, chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội.
 Nguồn của Luật hành chính:
Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật
xử lý vi phạm hành chính…
 Luật tài chính là tổng thể những quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân
phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của
Nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ
về tiêu dùng xã hội.
 Các chế định chủ yếu:
 Quản lý ngân sách nhà nước
 Chế định thu ngân sách nhà nước
 Chế định chi ngân sách nhà nước
 Nguồn của luật tài chính: Luật ngân
sách nhà nước 2002, các đạo luật về thuế
 Luật đất đai là tổng thể các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ xã hội hình thành trong quá trình
quản lý và sử dụng đất đai.
 Các chế định chủ yếu:
 Chế định quản lý nhà nước về đất
đai
 Chế định sử dụng đất
 Chế định quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất
 Nguồn chủ yếu: Luật đất đai 2003 và
các văn bản hướng dẫn thi hành
 Luật dân sự là tổng thể quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài
sản và quan hệ nhân thân nhất định
trong xã hội.

 Chế định chủ yếu:

 Chế định tài sản và quyền sở hữu

 Chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng


dân sự

 Chế định thừa kế

 Nguồn chủ yếu là Bộ luật dân sự 2005


 Luật lao động là tổng thể quy phạm pháp luật
điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động
làm công ăn lương với người sử dụng lao động và
các quan hệ xã hội liên quan đến quan hệ lao
động.
 Các chế định chủ yếu:
 Chế định hợp đồng lao động
 Chế định thoả ước lao động tập thể
 Chế định kỷ luật lao động và trách nhiệm vật
chất
 Chế định tiền lương
 Chế định bảo hiểm xã hội
 Chế định tranh chấp lao động và giải quyết
tranh chấp lao động
 Chế định đình công và giải quyết cuộc đình
công
 Nguồn: Bộ luật lao động
 Luật hôn nhân và gia đình là tổng thể
quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
giữa các thành viên trong gia đình.
 Các chế định chủ yếu:
 Chế định kết hôn
 Chế định quan hệ giữa vợ và chồng
 Chế định quan hệ giữa cha mẹ và
con
 Chế định con nuôi
 Chế định ly hôn
Nguồn: Luật Hôn nhân và Gia đình
Việt Nam năm 2000.
 Luật hình sự là tổng thể các quy phạm pháp luật quy
định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội
phạm và những hình phạt đối với người đã thực hiện tội
phạm đó. Luật hình sự có đối tượng điều chỉnh là các
quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm
tội.
 Các chế định pháp luật:
 Chế định tội phạm
 Chế định hình phạt
 Nội dung chủ yếu của luật hình sự quy định trong Bộ
luật hình sự năm 2015
 Nội dung cụ thể sẽ nghiên cứu trong Chương 6.
 Luật kinh tế được hiểu là tổng thể
các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình quản lý nhà nước về kinh tế
và quá trình kinh doanh của xã hội.
 Các chế định chủ yếu:
 Chế độ quản lý nhà nước về kinh
tế;
 Chế độ pháp lý về doanh nghiệp và
các chủ thể kinh doanh khác;
 Chế độ pháp lý về hợp đồng trong
kinh doanh, thương mại;
 Chế độ pháp lý về giải quyết tranh
chấp trong kinh doanh, thương mại;
 Pháp luật về phá sản.
 Luật tố tụng hình sự là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
 Các chế định chủ yếu:
 Chế định cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng;
 Chế định người tham gia tố tụng;
 Chế định chứng cứ;
 Chế định khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
 Chế định điều tra, truy tố;
 Chế định xét xử sơ thẩm;
 Chế định xét xử phúc thẩm;
 Chế định thi hành án;
 Chế định xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Nguồn: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015


 Luật tố tụng dân sự có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội
phát sinh trong qúa trình cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Toà án
giải quyết các vụ việc dân sự và trình tự, thủ tục giải quyết các vụ
việc dân sự của Toà án nhân dân.
 Các chế định chủ yếu:
 Chế định cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng;
 Chế định người tham gia tố tụng;
 Chế định chứng minh và chứng cứ;
 Chế định khởi kiện;
 Chế định giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm;
 Chế định giải quyết vụ án tại Toà án cấp phúc thẩm;
 Chế định xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
 Chế định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước
ngoài.
Nguồn: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
 Luật tố tụng hành chính là tổng thể quy phạm pháp luật quy định
trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
 Các chế định chủ yếu:
 Chế định cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng;
 Chế định người tham gia tố tụng;
 Chế định khởi kiện, thụ lý vụ án hành chính;
 Chế định phiên toà sơ thẩm;
 Chế định phiên toà phúc thẩm;
 Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm;
 Chế định thi hành án hành chính.

Luật tố tụng hành chính năm 2010

You might also like