You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Đơn vị phụ trách : Khoa Luật

Môn : PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


Giảng viên : Đinh Lê Oanh
Lớp: 223_71LAWG10012_03
Nhóm : 01

Thành viên nhóm :


1. Phạm Nguyễn Đăng Tú - 207TM69346 (Trưởng nhóm)
2. Lê Trung Tín - 2172202010706
3. Lương Quốc Tuấn - 2172102050017
4. Trần Ngọc Vũ - 2173401011102
5. Ngô Tôn Nữ Khánh Vy - 2172202010720
6. Nguyễn Thị Bích Vân - 2172202010478
7. Trần Gia Huy - 2172102050004
8. Lê Hữu Hiếu - 2173401151554
9. Huỳnh Lê Hiền Nhân - 2172102050013
10. Lý Hồng Đức - 2172102050021
11. Phan Lâm Quan Vinh – 2175103010007

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 7 năm 2023


BỘ MÁY NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QUỐC HỘI
Chức năng
 Lập hiến, lập pháp.
Nhiệm vụ
 Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với các hoạt
động và quan chức của Nhà nước.
 Chủ tịch quốc hội hiện nay: Vương Đình Huệ.

BỘ VÀ CÁC CƠ QUAN NGANG BỘ


 Ở Việt Nam hiện có 18 Bộ và 4 cơ quan ngang bộ.
 Các cơ quan ngang bộ gồm: Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ.

Chức năng
 quản lý sự phát triển và chịu trách nhiệm về lĩnh vực mình phụ trách.
Nhiệm vụ
 Bảo đảm sự ổn định và phát triển của ngành được phụ trách, hạn chế hiện tượng
tham nhũng và quan liêu trong nội bộ ngành.

CHÍNH PHỦ
Chức năng
 Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, có chức năng cơ bản là thực thi Hiến pháp và pháp luật, hoạch
định và điều hành chính sách quốc gia, tổ chức thực hiện phân bổ ngân sách, quản
lý và phát huy tất cả các nguồn lực của quốc gia..
Nhiệm vụ
 Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, trình dự án luật, dự án ngân sách nhà
nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường
vụ Quốc hội;
– Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ,
môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố
tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm
tính mạng, tài sản của Nhân dân;
– Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải
thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương;
– Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công
chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ
máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong
việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng
nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
– Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân;
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
– Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của
Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều
ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn
quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của
tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
– Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung
ương của tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình.
CHỦ TỊCH NƯỚC
Chức năng
 Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Nhiệm vụ
 Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
 Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài.
 Chủ tịch nước hiện nay: Ông Võ Văn Thưởng.

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO


Chức năng
 Tại Hiến pháp, quy định: “Tòa Án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Và tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
năm 2014 cũng xác định Tòa án nhân dân là là cấp cao nhất trong hệ thống Tòa án
nhân dân gồm 4 cấp của nước ta hiện nay ( 4 cấp Tòa Án bao gồm: Tòa Án nhân
dân tối cao; Tòa Án nhân dân cấp cao; Tòa Án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và Tòa Án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương
đương). Như vậy, có thể hiểu Tòa Án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất
trong hệ thống Tòa Án của nước ta.
Nhiệm vụ
 Giám đốc việc xét xử của các Tòa Án khác
 Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa Án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật
trong xét xử..
 Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa Án nhân
dân.
 Quản lý các Tòa Án nhân dân và Tòa Án quân sự về tổ chức theo quy định của
Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa Án.
 Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự
án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật. Công tác xây dựng pháp
luật là nhiệm vụ rất quan trọng đối với bất kỳ cơ quan nào, nhằm góp phần hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
 Chánh án Toà án nhân dân tối cao hiện nay; Nguyễn Hoà Bình

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO


Chức năng
 Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan cao nhất trong hệ thống Viện Kiểm sát,
là “đầu ngành” của ngành Kiểm sát.
 Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, góp phần bảo đảm cho pháp
luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. (Theo Điều 107 Hiến pháp năm
2013 Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân có
chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp).
 Hiện nay, trụ sở của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đặt tại Hà Nội.
Nhiệm vụ
 Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
 Toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp đặt dưới
sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay: Lê Minh Trí.

CÁC CẤP UỶ BAN NHÂN DÂN


 Ủy Ban Nhân Dân là cơ quan chính quyền đại diện cho Nhân dân tại các cấp hành
chính trong hệ thống chính quyền tương đối phức tạp của Việt Nam. Trình bày dưới
đây sẽ giới thiệu các cấp Ủy Ban Nhân Dân từ cấp Tỉnh/Thành phố xuống cấp cơ
sở:
 Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh/Thành phố Trực thuộc Trung ương: Cơ quan này có trách
nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của địa phương, thực hiện chính sách
của Trung ương tại cấp địa phương.
 Ủy Ban Nhân Dân Quận/Huyện: Nhiệm vụ của cơ quan này là quản lý và điều hành
hoạt động tại cấp địa phương, thực hiện chính sách của Trung ương và địa phương
tại cấp quận/huyện.
 Ủy Ban Nhân Dân Xã/Phường: Cơ quan này có trách nhiệm quản lý và điều hành
các hoạt động tại cấp địa phương, thực hiện chính sách của Trung ương và địa
phương tại cấp xã/phường.
 Mỗi cấp Ủy Ban Nhân Dân có nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau, nhưng đều phụ
trách quản lý và điều hành các hoạt động tại cấp hành chính đó, đồng thời thực hiện
chính sách của cấp cao hơn.

CÁC CẤP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN


Chức năng
 Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu
trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
 Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát
việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết
của Hội đồng nhân dân.
Nhiệm vụ
 Yêu cầu UBND, chủ tịch UBND cùng cấp ban hành văn bản để thi hành Hiến pháp,
pháp luật và nghị quyết của HĐND.
 Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp, cấp
dưới trực tiếp trái với Hiến Pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của HĐND.
 Ra quyết định về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn khi xét
thấy cần thiết.
 Miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh do HĐND bầu.
 Giải tán HĐND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp HĐND đó gây thiệt hại nghiêm
trọng đến lợi ích của Nhân dân.

CÁC CẤP TÒA ÁN NHÂN DÂN


Chức năng
 Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình
sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và
giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật;
 Xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập
trong quá trình tố tụng;
 Căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội,
áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và
nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
Nhiệm vụ
 Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
 Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ
quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã
hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

CÁC CẤP VIỆN KIỂM SOÁT NHÂN DÂN


Chức năng
 Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có
nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm
chỉnh và thống nhất.
Nhiệm vụ
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
 Hiện có 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ
Chí Minh.
 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
cấp cao.
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp trong phạm vi địa bàn tỉnh.
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp trong phạm vi địa bàn huyện.

THE END

You might also like