You are on page 1of 7

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1. Quốc hội (Tài liệu tham khảo: Hiến pháp 2013: điều 69 - 85; Luật tổ chức quốc
hội 2014, sđ-bs 2020. Website: quochoi.vn)
a. Cách thức thành lập
Quốc hội được người dân cả nước bầu ra thông qua các kỳ bầu cử, mỗi khóa
quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm; số lượng đại biểu quốc hội được bầu không quá
500 người; quốc hội làm việc theo các kỳ họp và định kỳ 1 năm họp 2 lần.
b. Cơ cấu tổ chức
Quốc hội gồm có: ủy ban thường vụ quốc hội (cơ quan thường trực của quốc
hội), Hội đồng dân tộc, các Ủy ban chuyên trách (Ủy ban pháp luật; Ủy ban tư
pháp; Ủy ban kinh tế; Ủy ban tài chính, ngân sách; Ủy ban quốc phòng và an
ninh; Ủy ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Ủy ban về
các vấn đề xã hội; Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường; Ủy ban đối
ngoại ) và Văn phòng quốc hội.
c. Vị trí pháp lý
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước CHXHCNVN
d. Chức năng và quyền hạn
QH có quyền lập hiến và lập pháp; quyền quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước; quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

(Xem thêm chi tiết quyền và nhiệm vụ của quốc hội tại Điều 70 Hiến pháp 2013)
e. Lãnh đạo cao nhất
Chủ tịch quốc hội: Ông Vương Đình Huệ, được bầu ra trong số các đại biểu
quốc hội
2. Chính phủ (Tài liệu tham khảo: Hiến pháp 2013, Luật tổ chức chính phủ
2015, sđ-bs 2019. Website: chinhphu.vn)
a. Cách thức thành lập
Chính phủ do quốc hội thiết lập ra. Cụ thể, các thành viên chính phủ được hình
thành như sau:
Thủ tướng chính phủ được quốc hội bầu ra trong số các đại biểu quốc hội;
Phó thủ tướng và các bộ trưởng được quốc hội phê chuẩn dựa trên đề nghị của
thủ tướng, sau đó được chủ tịch nước ký quyết định bổ nhiệm.
b. Cơ cấu tổ chức
Chính phủ bao gồm các bộ và cơ quan ngang bộ, trong đó có 18 bộ (Quốc
phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công
Thương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giao thông vận tải, Bộ
Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế,
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên
và Môi trường) và 04 cơ quan ngang bộ là: ngân hàng nhà nước, thanh tra
chính phủ), văn phòng chính phủ, ủy ban dân tộc.
c. Vị trí pháp lý
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của
Quốc hội.
d. Chức năng và quyền hạn
Chính phủ thực hiện quản lý hành chính nhà nước trên tất cả lĩnh vực của đời
sống, trên phạm vi toàn quốc. Cụ thể như, quản lý hành chính nhà nước về:
kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ; tổ chức thi hành hiến
pháp và pháp luật…
e. Lãnh đạo của chính phủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính, được bầu ra trong số các đại biểu quốc hội.
3. Chủ tịch nước (Tài liệu tham khảo: Hiến pháp 2013, Website: vpctn.gov.vn)
a. Cách thức thành lập
Chủ tịch nước là một chế định đặc biệt được quy định trong hiến pháp; là một
trong các yếu tố cấu thành bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam. Chủ tịch
nước được quốc hội bầu ra trong số các đại biểu quốc hội
b. Cơ cấu tổ chức
Chủ tịch nước là một chế định độc lập được quy định trong hiến pháp; chủ tịch
nước là nguyên thủ quốc gia hoạt động theo các chức năng và nhiệm vụ được
quy định trong hiến pháp. Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước quốc
hội.
c. Vị trí pháp lý
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước CHXHCN Việt
Nam về đối nội và đối ngoại
d. Chức năng và quyền hạn
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của
Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát
nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công
bố quyết định đại xá;
Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước,
danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở
lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc
phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng,
chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc
hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào
nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động
viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban
thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp
trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu
hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh
Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu
lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia
nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.
e. Chủ tịch nước đương nhiệm
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam hiện nay là Ông: Võ Văn Thưởng, được
quốc hội bầu trong số các đại biểu quốc hội.
Phó chủ tịch nước: Bà Võ Thị Ánh Xuân
4. Tòa án nhân dân tối cao (Tài liệu tham khảo: Hiến pháp 2013, Luật tổ chức
tòa án nhân dân 2014. Website: toaan.gov.vn)
a. Cách thức thành lập
TANDNTC do quốc hội thiết lập ra, trong có cụ thể:
Chánh án TANDTC do quốc hội bầu trong số các đại biểu quốc hội
Phó chánh án TANDTC do chủ tịch nước bổ nhiệm (trực tiếp)
Thẩm phán TANDTC được chủ tịch nước bổ nhiệm, dựa trên nghị quyết phê
chuẩn của quốc hội.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm: Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Cấp tổ chức tòa án gồm: tòa án nhân dân tối cao - tòa án nhân dân cấp cao - tòa
án nhân dân cấp tỉnh - tòa án nhân dân cấp huyện.

Cấp xét xử:

- Sơ thẩm: xét xử lần đầu, bản án chỉ có hiệu lực sau 15 ngày (thông thường)
nếu không có kháng cáo hoặc kháng nghị.

HĐ xét xử ST: có 3 người (1 thẩm phán và 2 hội thẩm nhân dân) or 5 người (2
thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân)

- Phúc thẩm: xem xét lại bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Bản án phúc
thẩm sẽ hiệu lực ngay sau khi tuyên án.

HĐXX phúc thẩm: có 3 thẩm phán.

Ngoài ra trong hệ thống xét xử còn có thủ tục đặc biệt để xem xét lại bản án đã
có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị.

- Giám đốc thẩm: xem xét lại bản án khi có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng

- Tái thẩm: xem xét lại bản án khi xuất hiện tiết mới làm thay đổi cơ bản nội
dung vụ án
c. Vị trí pháp lý
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
d. Chức năng và quyền hạn
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.
Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp
luật trong xét xử.
Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án
nhân dân.
Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của
Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.
Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc
hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật
e. Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao
Chánh án TANDTC: Nguyễn Hòa Bình
5. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Tài liệu tham khảo: Hiến pháp 2013, Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân 2014. Website: vksndtc.gov.vn)
a. Cách thức thành lập
VKSNDTC do quốc hội thiết lập ra, trong đó cụ thể:
Viện trưởng VKSNDTC do quốc hội bầu ra trong số các đại biểu quốc hội.
Phó viện trưởng VKSNDTC và kiểm sát viên VKSNDTC do chủ tịch nước bổ
nhiệm (trực tiếp)

b. Cơ cấu tổ chức:

Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Ủy ban kiểm sát;
Văn phòng; Cơ quan điều tra; Các cục, vụ, viện và tương đương; Các cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác;
Viện kiểm sát quân sự trung ương.
c. Vị trí pháp lý
VKSNDTC là cơ quan thực hành quyền công tố: (lĩnh vực hình sự) truy tố,
luận tội, đưa ra khung hình phạt và kiểm sát hoạt động tư pháp cao nhất của
nước CHXHCN Việt Nam.
d. Chức năng và quyền hạn
Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật,
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp
phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
e. Lãnh đạo của VKSNDTC
Viện trưởng VKSNDTC là Ông: Lê Minh Trí

You might also like