You are on page 1of 2

Hệ thống chính trị

Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc và các


Đảng Cộng sản Việt Nam Nhà nước
Thành viên

Cấp
Viện kiểm sát nhân dân
Trung Quốc hội Chủ tịch nước Chính phủ Tòa án nhân dân tối cao
tối cao
ương

Cấp

Địa Hội đồng nhân dân Tòa án nhân dân địa Viện kiểm sát nhân dân
Uỷ ban ND địa
Địa phương phương phương Địa phương
phương

CHÚ THÍCH

GIÁM SÁT

HƯỚNG DẪN VÀ CHỈ ĐẠO

Hệ thống chính trị ở việt Nam gồm 3 bộ phận: đảng Cộng sản việt Nam (đCSvN); Nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc việt Nam và các thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc việt Nam.
1, Đảng cộng sản Việt Nam:
đảng Cộng sản việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của
dân tộc việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa
Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2, Nhà nước: bộ máy Nhà nước bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, viện Kiểm sát nhân
dân tối cao và chính quyền địa phương.
- Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám
sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (điều 69, Hiến pháp 2013).
Theo Luật Tổ chức Quốc hội 2014 các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội gồm:
• Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
• Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; giám sát tối cao hoạt động
của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, viện Kiểm sát nhân dân tối
cao, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
• Quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội của đất nước;
• Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án
Toà án nhân dân tối cao, viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, Tổng Kiểm toán
Nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó
Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh
sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử Quốc gia;
• Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
• Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành
chính;
• Bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
• Quyết định đại xá;
• Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình;
• Phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế;
• Quyết định trưng cầu ý dân.
- Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam về đối nội và đối ngoại
(điều 86, Hiến pháp 2013).
- Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam, thực hiện quyền hành
pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước (điều 94, Hiến pháp 2013).
- Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam (điều 104, Hiến pháp
2013).
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ
bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất
(điều 107, Hiến pháp 2013).

You might also like