You are on page 1of 16

BT3 PLDC - BTVN môn Pháp luật đại cương cô Lâm Thị Thu

Huyền
Pháp luật đại cương (Đại học Kinh tế Quốc dân)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)
Họ và tên: Môn học: Pháp luật đại cương
Mã sinh viên: Bài tập số 3
Lớp: GV: Lâm Thị Thu Huyền

Câu hỏi: Trình bày địa vị pháp lý của các cơ quan trong
bộ máy nhà nước Việt Nam?
Trả lời:
1. Quốc hội
 Vị trí: (Điều 69 HP 2013):
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra. Quốc hội biểu hiện tập
trung khối đại đoàn kết toàn dân, bao gồm các đại biểu đại diện
cho mọi tầng lớp nhân dân và cho các vùng lãnh thổ trong cả
nước.
- Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất: Quốc hội thống
nhất tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước: Quyền lập pháp,
quyền hành pháp, quyền tư pháp; mặt khác có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền đó
• Chức năng: (Điều 69 HP 2013)
- Chức năng lập pháp: Quốc hội là cơ quan duy nhất có
quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi
Hiến pháp. Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa
đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc
hội quy định. Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành luật,
nghị quyết. Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị
quyết.
- Chức năng giám sát: Theo Điều 84 Hiến pháp năm 1992,
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân thủ theo
Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt
động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Chức năng quyết định các vấn dề quan trọng: Là cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội quyết định kế hoạch

Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)


phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quyết định chính sách
tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà
nước và phân bổ ngân sách Nhà nước; phê chuẩn tổng quyết
toán ngân sách Nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ
thuế.
• Nhiệm vụ quyền hạn: (Điều 70 HP 2013)
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp
- Làm luật và sửa đổi luật
- Giám sát tối cao của Quốc hội
- Quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế
- Bầu ra các chức dang trong bộ máy nhà nước
- Phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước
- Miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm,
cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu cử hoặc phê
chuẩn
- Lấy phiếu tín nhiệm
- Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan; thành lập, giải thể,
nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính
- Bãi bỏ văn bằng trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội
• Cơ cấu tổ chức: (Điều 73 HP 2013)
- Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của
Quốc hội.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó
Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên.
- Số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội
quyết định. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể
đồng thời là thành viên Chính phủ
- Ủy ban thường vụ Quốc hội của mỗi khóa Quốc hội thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khóa
mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội

• Hoạt động chủ yếu:


(Điều 78 HP 2013)
- Khi cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên
cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.

Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)


(Điều 83 HP 2013)
- Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo
đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ
tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu
Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
- Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một
phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất
thường. Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp Quốc hội.
- Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới được triệu tập chậm
nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, do
Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi
Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch Quốc hội.

2. Chủ tịch nước


 Vị trí: (Điều 86 HP 2013)
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch
nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
• Chức năng: (Điều 86 HP 2013)
Thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối
nội và đối ngoại.
• Nhiệm vụ quyền hạn: (Điều 88 HP 2013)
- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường
vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể
từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được
Ủy ban thường vụ Quốc hội tán thành mà Chủ tịch nước vẫn
không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ
họp gần nhất;
- Quyết định tặng thưởng huân chương huy chương , các giải
thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự của nhà nước, quyết định
cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc thôi
quốc tịch Việt nam
- Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch
Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng,
giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô
đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham

Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)


mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân
Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban
thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tình trạng công
bố chiến tranh
- Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn
cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm,
miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn
quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong
hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế
nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia
nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại
khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm
dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.
• Cơ cấu tổ chức: (Điều 87 HP 2013)
- Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
- Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
Quốc hội.
- Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ
cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.
• Hoạt động chủ yếu:
(Điều 90 HP 2013)
- Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ.
- Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn
đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Chủ tịch nước.

(Điều 91 HP 2013)
- Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình

3. Chính phủ
 Vị trí: (Điều 94 HP 2013)
- Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là
cơ quan chấp hành của Quốc hội

Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)


- Là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành
của Quốc hội
• Chức năng: (Điều 94 HP 2013)
- Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Hiến pháp,
Luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban thường vụ quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
- Thực hiện các nhiệm vụ do Quốc hội giao, báo cáo công tác
với Quốc hội, chịu trách nhiệm về kết quả nhiệm vụ được giao
trước Quốc hội
• Nhiệm vụ quyền hạn: (Điều 96 HP 2013)
- Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,
pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh,
quyết định của Chủ tịch nước;
- Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm
quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này;
trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác
trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ
Quốc hội;
- Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y
tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông,
đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố
tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ
Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;
- Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan
ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới
hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị
hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện
quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các
cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng
trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp;

Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)


hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội
đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con
người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà
nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia
nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân
danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn
quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi
ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
- Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
• Cơ cấu tổ chức: (Điều 95 HP 2013)
- Chính phủ gổm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng
Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ tướng các cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ
trình Quốc hội quyết định.
- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ cấu và số lượng do Quốc hội quyết định.
- Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa
số.
- Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ
trình Quốc hội quyết định.
- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu
trách nghiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và
những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Chủ tịch nước.
- Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm
nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu
trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân
công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng
Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ
tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ chịu trách

Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)


nghiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc
hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng với các
thành viên khác của Chính phủ chịu trách nghiệm tập thể về
hoạt động của Chính phủ.

• Hoạt động chủ yếu:


(Điều 99 HP 2013)
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên
Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo
công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý
nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành
và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh
vực trong phạm vi toàn quốc.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác
trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo
cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách
nhiệm quản lý.

(Điều 100 HP 2013)


- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó
và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật.

4. Chính quyền địa phương: (Hội đồng nhân dân, Ủy ban


nhân dân)
Hội đồng nhân
Ủy ban nhân dân
dân
Vị trí (Điều 113 HP 2013) (Điều 114 HP 2013)
Là cơ quan quyền Do HĐND cùng cấp
lực nhà nước ở địa bầu là cơ quan chấp
phương, đại diện hành của Hội đồng
cho ý chí, nguyện nhân dân, cơ quan
vọng và quyền làm hành chính nhà nước
chủ của Nhân dân, ở địa phương, chịu
do Nhân dân địa trách nhiệm trước

Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)


phương bầu ra, chịu HĐND và cơ quan
trách nhiệm trước hành chính nhà nước
Nhân dân địa cấp trên
phương và cơ quan
nhà nước cấp trên
Đại diện cho ý chí, - Là cơ quan chấp
nguyện vọng và hành của HĐND,
quyền làm chủ của UBND chịu trách
Nhân dân, do Nhân nhiệm trước HĐND
dân địa phương bầu cùng cấp và cơ quan
ra, chịu trách nhiệm nhà nước cấp trên,
trước Nhân dân địa đối với mọi hoạt
phương và cơ quan động của mình
nhà nước cấp trên nhằm bảo đảm thực
hiện chủ trương,
biện pháp phát triển
kinh tế - xã hội,
Chức năng
củng cố quốc phòng,
an ninh và thực hiện
các chính sách khác
trên địa bàn.
- Là cơ quan hành
chính nhà nước ở địa
phương, UBND cấp
dưới chịu sự chỉ đạo
của UBND cấp trên;
UBND cấp tỉnh chịu
sự chỉ đạo của Chính
phủ.
Nhiệm vụ quyền (Điều 112 Khoản 2&3 HP 2013)
hạn - Tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp
và pháp luật trên địa bàn địa phương.
- Quyết định những vấn đề của địa phương
trong phạm vi được phân công, phân cấp
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên ủy

Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)


quyền.
- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động
của chính quyền địa phương cấp dưới.
- Chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan
nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện
pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của
Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội
để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn
Cơ cấu tổ chức - Đại biểu HĐND do - UBND gồm Chủ
nhân dân địa tịch, Phó Chủ tịch và
phương cấp đó trực các Ủy viên, số
tiếp bầu ra với lượng cụ thể Phó
nhiệm kỳ 5 năm. Số Chủ tịch UBND các
lượng đại biểu hội cấp do Chính phủ
đồng nhân dân tùy quy định.
vào dân số tại địa - Cơ quan chuyên
phương đó. môn thuộc UBND
- Người đứng đầu được tổ chức ở cấp
HĐND là Chủ tịch tỉnh, cấp huyện, là
HĐND, do HĐND bầu cơ quan tham mưu,
ra. giúp UBND thực hiện
- Ban Thường trực chức năng quản lý
HĐND gồm: nhà nước về ngành,
+ Chủ tịch HĐND, lĩnh vực ở địa
thông thường cũng phương và thực hiện
là Phó Bí thư Đảng các nhiệm vụ, quyền
ủy cấp đó kiêm hạn theo sự phân
nhiệm cấp, ủy quyền của
+ Phó Chủ tịch cơ quan nhà nước
HĐND, cũng là cấp trên.
thành viên Đảng ủy - Cơ quan chuyên
cấp đó môn thuộc UBND
+ Ủy viên Thường chịu sự chỉ đạo,
trực HĐND quản lý về tổ chức,

Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)


biên chế và công tác
của UBND, đồng thời
chịu sự chỉ đạo,
kiểm tra về nghiệp
vụ của cơ quan quản
lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực cấp
trên.
(Điều 112 Khoản 1 HP 2013)
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến
pháp và pháp luật tại địa phương; quyết
định các vấn đề của địa phương do luật
định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ
quan nhà nước cấp trên.
- Thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi
Hoạt động chủ mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc
yếu và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý
kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây
dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân động viên
nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh ở địa phương.

5. Tòa án nhân dân


 Vị trí: (Điều 102 HP 2013)
- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
- Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án
khác do luật định
• Chức năng: (Điều 2 Khoản 1 Luật tổ chức toà án nhân dân
2014)
- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
- Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,

10

Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)


bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân.
- Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công
dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp
luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu
tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác
• Nhiệm vụ quyền hạn: (Điều 2 khoản 3 Luật tổ chức toà án
nhân dân 2014)
- Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết
định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá
trình điều tra, truy tố, xét xử;xem xét việc áp dụng, thay đổi
hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
- Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài
liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát
viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham
gia tố tụng khác cung cấp;
- Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều
tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ
hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh,thu thập, bổ sung chứng cứ
theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
- Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác
trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa;
khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;
- Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự.
• Cơ cấu tổ chức: (Điều 3 Luật tổ chức toà án nhân dân
2014)
- TAND Tối cao
- TAND cấp cao
- Các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Các Toà án quân sự.
• Hoạt động chủ yếu: (Điều 2 khoản 2 Luật tổ chức toà án
nhân dân 2014)
- Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các

11

Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)


việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách
quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong
quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án,
quyết định việc có tội hoặc không cótội, áp dụng hoặc không áp
dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyềnvà
nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp
luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ
chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

6. Viện kiểm sát nhân dân


 Vị trí: (Điều 107 HP 2013)
- Là một bộ phận có vai trò quan trọng trong bộ máy nhà
nước Việt Nam, vì vậy việc tổ chức và hoạt động của Viện cũng
bị chi phối bởi các quy tắc của bộ máy nhà nước Việt Nam.
- Viện kiểm sát cho đến nay bao gồm: Tòa án, Viện kiểm sát,
Điều tra cùng các hoạt động bổ trợ tư pháp khác.
• Chức năng: (Điều 2 Khoản 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân 2014)
- Bảo vệ Hiến Pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân,…
- Thực hành quyền công tố.
- Kiểm soát hoạt động tư pháp.
- Kháng nghị, kiến nghị bản án, quyết định của cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền nếu quyết định xâm phạm quyền con
người, quyền công dân,…
• Nhiệm vụ quyền hạn: (Điều 2 Khoản 2 Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân 2014)
- Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công
tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
- Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và
pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp
luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
• Cơ cấu tổ chức:

12

Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)


(Điều 108 HP 2013)
- Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức, nhiệm kỳ của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác và của
Kiểm sát viên do luật định.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc
hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chế độ báo cáo công
tác của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác do luật định.

(Điều 109 HP2013)


- Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng các
Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
• Hoạt động chủ yếu: (Điều 7 Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân 2014)
- Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các
Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm
minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện
trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ
quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp
dưới.
- Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát
quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát
để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan

13

Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)


trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng
quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 của
Luật này.
7. Hội đồng bầu cử quốc gia; Kiểm toán nhà nước
7.1. Hội đồng bầu cử quốc gia
 Vị trí: (Điều 117 Khoản 1 HP 2013)
- Cơ quan do Quốc hội thành lập
- Hội đồng Bầu cử quốc gia trở thành một cơ quan hoạt động
chuyên trách, tham gia vào việc tổ chức bầu cử chuyên nghiệp
và có ý nghĩa
• Chức năng:
- Tổ chức bầu cử ĐBQH;
- Chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các
cấp.
• Nhiệm vụ quyền hạn: (Điều 117 Khoản 3 HP 2013)
- Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội.
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp.
- Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu
cử.
- Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội
trong cuộc bầu cử.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử.
- Quy định mẫu hồ sơ ứng cử, mẫu Thẻ cử tri, mẫu phiếu bầu
cử, nội quy phòng bỏ phiếu, các mẫu văn bản khác sử dụng
trong công tác bầu cử.
• Cơ cấu tổ chức: (Điều 117 Khoản 2 HP 2013)
- Chủ tịch
- Các phó chủ tịch
- Ủy viên
• Hoạt động chủ yếu:
- Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động theo chế độ tập thể,
quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít
nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự; các quyết định được
thông qua khi quá bán biểu quyết được thông qua.
- Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội
và báo cáo về hoạt động của mình trước Quốc hội, Ủy ban

14

Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)


thường vụ Quốc hội

7.2. Kiểm toán nhà nước


 Vị trí:
Do Quốc hội thành lập
• Chức năng:
Đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản
lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
• Nhiệm vụ quyền hạn:
- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước
Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên
quan cung cấp
đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc
kiểm toán.
- Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.
• Cơ cấu tổ chức:
Đứng đầu là Tổng kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu
• Hoạt động chủ yếu:
- Hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
- Kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công
- Trung thực, khách quan, công khai, minh bạch.

15

Downloaded by H?ng V? (vuhang261204@gmail.com)

You might also like