You are on page 1of 1

I.

Khái niệm: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Lập hiến, lập pháp
 Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Điều 84 Hiến pháp 1992)
2. Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
 Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (Điều 84 Hiến pháp
1992)
 Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách
Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà
nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; (Điều 84 Hiến pháp 1992)
 Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước; (Điều 84 Hiến pháp 1992)
3. Thành lập các cơ quan nhà nước ở trung ương.
 Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm: Chủ tịch Quốc hội, phó chủ tịch Quốc hội,
Ủy viên UBTVQH, Chủ tịch nước...theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
 Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm: Phó chủ tịch nước, Thủ tưởng Chính phủ,
Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNd tối cao theo đề nghị của Chủ tịch
nước.
4. Giám sát tối cao:
 Xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính
phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; (Điều 84 Hiến
pháp 1992)
 Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao
trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; (Điều 84 Hiến pháp 1992)
III. Nhiệm kì: Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.

You might also like