You are on page 1of 11

Chính Phủ Việt Nam

1. Khái niệm
Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ
quan hành chính nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền hành pháp,
cơ quan chấp hành của Quốc
hội. Chính phủ chịu trách
nhiệm trước Quốc hội và báo
cáo công tác trước Quốc hội,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội
và Chủ tịch nước.
2. Lịch sử
 Hiến pháp 1946:
Lần đầu tiên quy định về Chính
phủ. Thiết chế nhà nước ở thời
điểm này có sự khác biệt, khi
mà Chủ tịch nước đồng thời là
người đứng đầu Chính phủ, giúp
việc cho Chủ tịch nước có Nội
các do Thủ tướng đứng đầu
cùng các Bộ trưởng, Thứ
trưởng, Phó Thủ tướng.
 Hiến pháp 1959:
Gọi với tên gọi Hội đồng Chính
phủ. Từ bản Hiến pháp này,
thiết chế của nhánh hành pháp
trở về Thủ tướng đứng đầu
Chính phủ như hiện tại thay vì là
Chủ tịch nước như bản Hiến
pháp 1946.
 Hiến pháp 1980:
Gọi là Hội đồng Bộ trưởng (Hội
đồng Bộ trưởng là tên gọi được
dùng để chỉ nội các hay chính
phủ ở một số quốc gia. Danh
xưng này cũng từng được sử
dụng phổ biến ở các nước xã hội
chủ nghĩa trước đây như Ba Lan,
Bulgaria, CHDC Đức, Hungary,
Liên Xô. Ngày nay, khái niệm
này còn mở rộng cho vùng lãnh
thổ như Hội đồng Bộ trưởng EU
hoặc Hội đồng bộ trưởng Bắc
Âu.)
 Hiến pháp 1992:
Được đổi lại là Chính phủ
 Hiến pháp 2013:
Vẫn giữ nguyên tên gọi Chính
phủ
3. Nhiệm kì
Hiến pháp 2013, Điều 97 quy định:

"Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm


kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết
nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm
nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa
mới thành lập Chính phủ".

Trong đó, Điều 71 quy định nhiệm kì


của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm.
4. Thành phần:
Hiến pháp 2013, Điều 95 Mục 1 có quy
định:
"Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ,
các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ
trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính
phủ do Quốc hội quyết định. Chính phủ
làm việc theo chế độ tập thể, quyết định
theo đa số."
5. Nhiệm vụ và quyền hạn
"Chính phủ có những nhiệm vụ và
quyền hạn sau đây:

 Tổ chức thi hành Hiến pháp,


luật, nghị quyết của Quốc hội,
pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, lệnh,
quyết định của Chủ tịch nước;
 Đề xuất, xây dựng chính sách
trình Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội quyết định hoặc
quyết định theo thẩm quyền để
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
quy định tại Điều này; trình dự
án luật, dự án ngân sách nhà
nước và các dự án khác trước
Quốc hội; trình dự án pháp lệnh
trước Ủy ban thường vụ Quốc
hội;
 Thống nhất quản lý về kinh tế,
văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế,
khoa học, công nghệ, môi
trường, thông tin, truyền thông,
đối ngoại, quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
thi hành lệnh tổng động viên
hoặc động viên cục bộ, lệnh ban
bố tình trạng khẩn cấp và các
biện pháp cần thiết khác để bảo
vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng,
tài sản của Nhân dân;
 Trình Quốc hội quyết định thành
lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang
bộ; thành lập, giải thể, nhập,
chia, điều chỉnh địa giới hành
chính tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban
thường vụ Quốc hội quyết định
thành lập, giải thể, nhập, chia,
điều chỉnh địa giới đơn vị hành
chính dưới tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương;
 Thống nhất quản lý nền hành
chính quốc gia; thực hiện quản
lý về cán bộ, công chức, viên
chức và công vụ trong các cơ
quan nhà nước; tổ chức công tác
thanh tra, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phòng, chống
quan liêu, tham nhũng trong bộ
máy nhà nước; lãnh đạo công
tác của các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các cấp; hướng
dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân
trong việc thực hiện văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên; tạo
điều kiện để Hội đồng nhân dân
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
do luật định;
 Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà
nước và xã hội, quyền con
người, quyền công dân; bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội;
 Tổ chức đàm phán, ký điều ước
quốc tế nhân danh Nhà nước
theo ủy quyền của Chủ tịch
nước; quyết định việc ký, gia
nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt
hiệu lực điều ước quốc tế nhân
danh Chính phủ, trừ điều ước
quốc tế trình Quốc hội phê
chuẩn quy định tại khoản 14
Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, lợi ích chính đáng của tổ
chức và công dân Việt Nam ở
nước ngoài;
 Phối hợp với Ủy ban trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
cơ quan trung ương của tổ chức
chính trị - xã hội trong việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình."
6. Trách nhiệm
Chính phủ phải chấp hành:
 Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội,
 Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội,
 Lệnh, quyết định của Chủ tịch
nước.
Chính phủ phải chịu trách nhiệm và
báo cáo công tác trước Chủ tịch nước,
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội.
7. Danh sách các cơ quan
trong bộ máy Chính phủ
Chính phủ hiện nay có 18 Bộ, 4 cơ
quan ngang Bộ và 8 đơn vị trực thuộc:

Các Bộ:
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 Bộ Y tế
 Bộ Tư pháp
 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
 Bộ Công Thương
 Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội
 Bộ Giao thông vận tải
 Bộ Xây dựng
 Bộ Giáo dục và Đào tạo
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
 Bộ Thông tin và Truyền thông
 Bộ Ngoại giao
 Bộ Tài nguyên và Môi trường
 Bộ Công an
 Bộ Khoa học và Công nghệ
 Bộ Tài chính
 Bộ Nội vụ
 Bộ Quốc phòng

Các Cơ quan ngang Bộ:


 Văn phòng Chính phủ
 Thanh tra Chính phủ
 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
 Ủy ban Dân tộc

Các Đơn vị thuộc Chính phủ:


 Đài Truyền hình Việt Nam
 Đài Tiếng nói Việt Nam
 Thông tấn xã Việt Nam
 Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam
 Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam
 Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh
nghiệp:
 Đại học thuộc Chính phủ
 Đại học Quốc gia Hà Nội
 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh
Ngoài ra Chính phủ Việt Nam còn tổ chức
các Ủy ban Quốc gia về nhiều lĩnh vực:

Hiện có 9 uỷ ban quốc gia:


 Ủy ban Quốc gia Đổi mới Giáo dục
và Đào tạo
 Ủy ban Quốc gia về Ứng dụng
Công nghệ Thông tin
 Ủy ban Quốc gia về Biến đổi Khí
hậu
 Ủy ban An toàn giao thông Quốc
gia
 Ủy ban Quốc gia Phòng chống
AIDS và Phòng chống Tệ nạn Ma
túy, Mại dâm
 Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu
nạn
 Ủy ban An ninh Hàng không Dân
dụng Quốc gia
 Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi
 Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh
tế Quốc tế

You might also like