You are on page 1of 3

BÀI 7

CHÍNH PHỦ
1. Vị trí, tính chất pháp lý của Chính phủ
Điều 94 Hiến pháp năm 2013: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của
Quốc hội”.
Tính chất pháp lý của chính phủ được thể hiện qua 2 tư cách sau đây: là cơ quan chấp hành
của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp.
Thứ nhất, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
- Chính phủ do Quốc hội thành lập và bãi miễn.
- Chính phủ có trách nhiệm triển khai thực hiện các văn bản của Quốc hội và các cơ quan của
Quốc hội như Hiến pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
mà không có quyền “phủ quyết” như Chính phủ ở các nước tư bản;
- Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, báo cáo công tác trước Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
- Quốc hội có thể bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của Chính phủ.
- Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trái với Hiến
pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
Ví dụ: Điều 20 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với
cán bộ được quy định như sau:
“Đối với cán bộ được phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì cấp có thẩm
quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử sẽ tiến hành xử lý kỷ luật.
Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê
chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật”.
Thứ hai, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp
- Chính phủ thực hiện quyền hành pháp trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước tức là
hoạch định chính sách quốc gia.
- Chính phủ đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước, có quyền tổ chức, điều hành hoạt động
của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở;
- Chính phủ quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi
trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
- Chính phủ quản lý nguồn nhân lực, vật lực của đất nước, để sử dụng thống nhất các
nguồn lực đó đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân cả nước.
Ví dụ: ACB vỡ nợ, Coca “nuốt” Chương Dương.
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể Chính phủ với việc đề cao
quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thành viên Chính phủ. Chính phủ được
tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc kết hợp tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng nhưng nghiêng
về chế độ tập thể lãnh đạo.
3. Cơ cấu của Chính phủ
Theo Luật tổ chức Chính phủ thì cơ cấu Chính phủ bao gồm “Cơ cấu tổ chức của Chính phủ”
và “cơ cấu thành viên của Chính phủ”.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ. Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ
quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Như vậy trong cơ cấu tổ chức của Chính
phủ không bao gồm các cơ quan thuộc Chính phủ. Các cơ quan thuộc Chính phủ chỉ là bộ phận nằm
bên ngoài để giúp việc cho Chính phủ. Các cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, sáp
nhập. Hiện nay, ở nước ta có 18 Bộ, 04 cơ quan ngang Bộ.
Cơ cấu thành viên: Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ
tịch nước. Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
4. Hình thức hoạt động của Chính phủ
Thứ nhất, hoạt động của tập thể của Chính phủ (phiên họp Chính phủ)
Hình thức hoạt động của tập thể Chính phủ là phiên họp Chính phủ. Chính phủ họp thường
kỳ mỗi tháng một lần. Ngoài ra Chính phủ có thể họp chuyên đề hoặc họp giải quyết những vấn đề
đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch nước, của Thủ tướng CP hoặc theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng
số thành viên Chính phủ. Phiên họp của Chính phủ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành
viên Chính phủ tham dự. Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính
phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ
tướng Chính phủ đã biểu quyết.
Thẩm quyền: Điều 96 HP
- CP ban hành Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật;
- CP thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ,
môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội;
- Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức,
viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; phòng chống quan liêu, tham nhũng trong bộ
máy nhà nước. Ví dụ: quy định về xung đột lợi ích.
- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội. Ví dụ: Mục 2 Quyền nhân thân, từ Điều 25 - 39 Bộ luật dân sự.
- Lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các cấp nhằm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Thứ hai, hoạt động của Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, với chức trách đó, Thủ tướng là
người lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ.
Thẩm quyền: Điều 98 HP
- Thủ tướng CP ban hành quyết định là văn bản quy phạm pháp luật;
- Thủ tướng CP bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia. Ví
dụ: cho phép bắn voi dữ ở Buôn Đôn.
- Đình chỉ hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trái với
Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban Thường vụ
Quốc hội bãi bỏ.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan
ngang bộ;
- Quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương; Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ công tác, cách
chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được
cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật
- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh,
quyết định giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các thành viên Chính phủ;
Ví dụ: hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi;
- Quyết định các vấn đề khi còn có ý kiến khác nhau giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ.
Ví dụ: vụ Mobifone.
Thứ ba, hoạt động của các thành viên khác của Chính phủ
- Phó Thủ tướng là người giúp Thủ tướng, được Thủ tướng phân công chỉ đạo một số lĩnh
vực.
- Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý ngành, lĩnh vực được
giao.
5. Cơ chế chịu trách nhiệm
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với Quốc hội
(Điều 94, Điều 95 Hiến pháp).
- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về nhiệm vụ
được giao (Điều 95 Hiến pháp).

You might also like