You are on page 1of 5

Các hình thức chính thể của Anh, Pháp, Đức, Ý , Nhật, Nga, Thái Lan, Campuchia, Việt

Nam
1. Anh
- Anh là quốc gia theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến. Đây là một điển hình trong
chính thể này:
- Hình thức chính thể quân chủ nghị viện lập hiến là chính thể trong đó nguyên thủ
quốc gia là Vua (Hoàng đế, Quốc trưởng), được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền, bị
hạn chế quyền lực bởi Hiến pháp, có chức năng chủ yếu là lễ tân và ngoại giao.
- Đặc điểm cơ bản của chính thể quân chủ nghị viện lập hiến là vai trò nổi trội của Thủ
tướng chính phủ trong việc thực hiện quyền lực chính trị.
+ Thủ tướng là thủ lĩnh của Đảng chiếm ưu thế trong Nghị viện, là người quyết
định đường lối chính trị của Chính phủ.
+ Nữ hoàng ( Hoàng đế) là một chức danh rất quan trọng nhưng hoạt động lại rất
hình thức, hoàng đế có chức năng tập trung cho sự thống nhất và vững bền của dân tộc,
tượng trưng cho quốc gia, đại diện cho xứ sở. Hoàng đế là nguyên thủ quốc gia người
thay mặt quốc gia và các đảng phái, là người lãnh đạo nhà thờ Anh, là trung điểm của
lòng ái quốc. Khi có chiến tranh xảy ra thì hoàng đế sẽ là người đứng lên để kêu gọi quần
chúng đứng lên để bảo vệ dân tộc.Ở Anh còn tồn tại nguyên tắc chữ kí thứ hai: các văn
bản mà hoàng đế ban hành nếu chỉ có chữ kí của hoàng đế thì không có hiệu lực được thi
hành mà phải có chữ kí kèm theo của thủ tướng hay bộ trưởng.Hoàng đế không chịu
trách nhiệm trước bất cứ vấn đề gì của nhà nước cũng như hông phải chịu trách nhiệm
trước nghị viện và ngược lại.Hoàng đế không bao giờ sử dụng quyền phủ quyết.Hoàng đế
tồn tại chỉ trên danh nghĩa “nhà vua trị vì, nhưng không cai trị. Chỉ tồn tại mang tính
tượng trưng biểu tượng cho một dân tộc
- Nguồn gốc của chính thể quân chủ nghị viện lập hiến là do trong cuộc cách mạng dân chủ
tư sản, giai cấp tư sản không dành được thắng lợi hoàn toàn và chính thể quân chủ nghị
viện lập hiến như là một hình thức thỏa thuận giữa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc
phong kiến. Với quan điểm này, thì hình thức chính thể cộng hoà dân chủ tư sản mới là
hình thức tiến bộ nhất, còn hình thức quân chủ nghị viện lập hiến chỉ như là hình thức
quá độ khi giai cấp tư sản chưa giành được thắng lợi hoàn toàn và nó sẽ biến mất khi tầng
lớp quý tộc phong kiến không còn nữa.
- Vai trò và quyền hạn của nghị viện : Quyền lập pháp, quyền quyết định ngân sách thuế,
quyền giám sát hoạt động của nội các, bầu hoặc bãi nhiễm các thành viên của chính
phủ.Từ đó cho thấy chính vai trò và quyền hạn của nghị viện như vậy đã hạn chế tới mức
tối đa quyền hạn của nhà vua, làm cho ngai vàng trở thành hư vị.
- Về cơ cấu gồm có Thượng nghị viện và Hạ nghị viện:
- Thứ nhất, Hạ nghị viện ( Viện dân biểu) do nhân dân bầu ra, có quyền lực tối cao trong
quốc gia. Những gì hạ viện tuyên bố là pháp luật thì nó có hiệu lực, dù cho các thượng
nghị sĩ, nhà vua có phản bác. Ở Anh Hạ nghị viện là nơi tập trung của quyền
lực…Ví dụ: Bất cứ một bộ luật nào khác, trừ dự luật tư (private bill) nếu được hạ viện
thông qua ở ba khoá họp liên tiếp và chuyển tới thượng viện ít nhất một tháng trước khi
khoá họp thứ ba kết thúc, đương nhiên sẽ trở thành luật, cho dù thượng viện ở khoá họp
nào cũng bác bỏ…Như vậy cho thấy rằng vai trò và chức năng của hạ viện là
rất lớn, quyền lực tối cao nằm trong tay hạ viện.
- Thứ hai, Thượng nghị viện( Viện nguyên lão): đại quý tộc mới, không phải qua
bầu cử mà do tầng lớp đại tư sản quý tộc cử ra. Vai trò của nó là kìm chế và đối trọng,
khi có thượng viện ít nhất trong công đoạn làm luật, làm cho việc thông qua các quyết
định phải được tiến hành dài hơn, với những thủ tục rườm rà, để ngăn chặn sự quá tả, vội
vàng của Hạ nghị viện. Thượng nghị sĩ được hình thành từ: những quý tộc có phẩm hàm
(tước vị), các thủ lĩnh tôn giáo đương nhiệm, các thủ tướng Anh hết nhiệm kì hay do đích
thân HĐ bổ nhiệm…
- Ở Anh, chính phủ là cơ quan có quyền hành pháp. Hạ nghị viện cử ra thủ tướng, vì vậy
nên thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước hạ nghị viện. Sau đó thủ tướng mới thành lập
ra chính phủ. Đó là chính phủ của đảng chiếm đa số trong hạ viện. Ở Anh lập pháp và
hành pháp đều nằm trong tay một đảng, hạ viện chỉ có thể bị giải tán nếu chính phủ thấy
đảng của mình có đa số mỏng manh trong hạ viện, thì yêu cầu giải tán nghị viện để bầu ra
hạ viện mới, nhằm kéo dài thời gian cầm quyền của mình.
- Chính phủ thực sự có quyền kiểm tra điều hành cả nghị viện và HĐ, có thực quyền trong
cả hai lĩnh vực lập pháp và hành pháp. Chính phủ khởi thảo ra các chính sách đối nội và
đối ngoại của nhà nước, bổ nhiệm các quan chức cấp cao dân sự và quân sự, ban hành các
văn bản quy phạm dưới luật…Ngoài ra chính phủ còn có quyền trình dự án luật, dự án
ngân sách nhà nước. Chính phủ và thủ tướng có quyền đàm phán, kí kết và tham gia tích
cực vào quá trình phê chuẩn các hiệp ước quốc tế.
Thủ tướng có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm mọi thành viên của chính phủ. Thủ tướng có
quyền yêu cầu giải tán hạ viện và tuyển cử một hạ viện mới…
- Quyền tư pháp thuộc về hệ thống toà án và chỉ làm công tác xét xử vì chức năng công tố
và thi hành án tuộc về chính phủ. Ở Anh không thành lập bộ tư pháp, hệ thống Toà án dặt
dưới sự lãnh đạo của chủ tịch thượng viện, hệ thống toà án có tính độc lập tương đối cao
trong hoạt động vì Anh là đất nước của tiền lệ pháp và nguyên tắc công bằng.
- Chính quyền phân cấp
+ Kể từ năm 1999, một số lĩnh vực nhất định của chính quyền trung ương được
giao cho các chính phủ ở Scotland, Wales và Bắc Ireland chịu trách nhiệm. Đây không
phải là một phần của Chính phủ Quốc chủ Bệ hạ, và chịu trách nhiệm trực tiếp với các
thể chế của riêng mình, với thẩm quyền riêng của họ dưới quyền của Quân vương; ngược
lại, ở Anh không có một chính phủ phân cấp, chính phủ Liên hiệp chịu trách nhiệm cho
toàn Anh.
- Chính quyền địa phương
+ Có tới ba lớp chính quyền địa phương được bầu chọn (chẳng hạn như Hội đồng
hạt, quận và xã) tồn tại trên khắp các vùng của Vương quốc Anh, ở một số nơi được hợp
nhất thành chính quyền thống nhất. Họ có quyền hạn tăng thuế địa phương. Nhiều chính
quyền và cơ quan khác cũng có quyền theo luật định, thường chịu sự giám sát của chính
quyền trung ương

- Những quốc gia kết hợp được những giá trị truyền thống của chính thể quân chủ với
những giá trị mới của nền dân chủ tư sản như nhà vua là đại diện cho sự thống nhất ý chí
và đoàn kết dân tộc với chế độ bầu cử tự do, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín
để thành lập Nghị viện – cơ quan lập pháp. Với một vị hoàng đế quyền lực hạn chế, một
Nghị viện có nhiều quyền lực và một vị Thủ tướng – thủ lĩnh của Đảng chiếm đa số ghế
trong Nghị viện, chính thể quân chủ nghị viện trở thành một trong những chính thể phổ
biến và có nhiều ưu việt hiện nay trên thế giới.
2. Đức
- Đức là quốc gia theo hình thức chính thể công hòa nghị viện . Đây là một điển hình trong
chính thể này:
- Cộng hòa nghị viện là hình thức chính thể của Nhà nước, trong đó, Tổng thống do cơ
quan lập pháp bầu ra, Chính phủ do Tổng thống thành lập với sự tín nhiệm của cơ quan
Lập pháp.
- Đặc điểm của mô hình chính thể này là quyền lực của Tổng thống không lớn, quyền lực
chính trị tập trung vào Thủ tướng bởi Thủ tướng là người quyết định và chịu trách nhiệm
về đường lối chính trị của Chính phủ. Đây là một hình thức chính thể mà Chính phủ được
thành lập trên cơ sở đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện.
- Thủ tướng Chính phủ là thủ lĩnh của Đảng cầm quyền – đảng chiếm đa số ghế trong Nghị
viện. Chính quyền hành pháp được chia sẻ giữa Tổng thống và Thủ tướng.Theo chính
thể cộng hoà Nghị viện Thủ tướng luôn luôn là thủ lĩnh của Đảng chiếm uy thế trong
Nghị viện, vì vậy quyền hạn của Thủ tướng rất lớn. Hạt nhân hợp lý trong tổ chức và hoạt
động của Chính thể cộng hoà Nghị viện chính là cơ chế tạo ra sự thống nhất giữa Chính
phủ và Nghị viện do Chính phủ luôn luôn được số đông trong Nghị viện ủng hộ. Như vậy
có thể thấy rằng việc phân chia quyền lực trong trường hợp này không dẫn đến việc phân
lập quyền lực.

- Tổng thống Cộng hòa không phải là người đứng đầu chính phủ. Tuy nhiên, đó là nguyên
thủ quốc gia, nhưng chức năng của họ thường là đại diện hoặc chịu trách nhiệm hòa giải
cho một số vấn đề nhạy cảm.
- Trong trường hợp này, chính Thủ tướng đứng đầu hành động của chính phủ, với một
quốc hội bổ nhiệm ông, thực hiện sự kiểm soát của chính phủ và quyền lập pháp.
- Đó là trong quốc hội nơi diễn ra hành động chính trị tối đa. Ông có lời cuối cùng tại thời
điểm bầu cử Tổng thống, thường là theo đề nghị của Thủ tướng
- Tổng thống với tư cách là Nguyên thủ quốc gia khá khan hiếm.Mặc dù thực tế là, trong
một số lập pháp, chữ ký của nó là cần thiết cho các thỏa thuận của quốc hội hoặc các đề
xuất của chính phủ có hiệu lực, trong thực tế, đó chỉ là một chủ nghĩa hình thức đơn
thuần.Có trách nhiệm giải tán Quốc hội và kêu gọi bầu cử mới, mặc dù, một lần nữa,
chúng thường là những hành động hoàn toàn tự động theo yêu cầu của Thủ tướng
3. Nga
- Liên bang Nga là Hình thức chính thể Cộng hòa lưỡng tính
- Cộng hòa lưỡng tính là Hình thức chính thể cộng hòa pha trộn giữa cộng hòa tổng thống
và cộng hòa nghị viện. Tổng thống do nhân dân bầu ra; tổng thống chỉ đứng đầu nhà
nước chứ không đứng đầu Chính phủ; Tổng thống có quyền bổ nhiệm thủ tướng Chính
phủ nhưng phải được nghị viện phê chuẩn. Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước tổng
thống vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm
Chính phủ, buộc Chính phủ giải tán. Tổng thống có thể giải tán hạ nghị viện
- Đặc điểm cơ bản trong việc phân công, phối hợp và giám sát quyền lực trong tổ chức Bộ
máy nhà nước
- Sau khi chế độ xô viết sụp đổ, nước Nga xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình chính
thể mới - mô hình cộng hoà lưỡng tính, pha trộn giữa chế độ cộng hoà Tổng thống của
Mỹ với chế độ cộng hoà Nghị viện của các nước châu Âu, gần vớMô hình của Pháp
nhưng sử dụng nhiều hơn các yếu tố của chế độ cộng hoà Tổng thống.
- Đây là mô hình đề cao vai trò của Nguyên thủ quốc gia nhằm xây dựng một chính quyền
hành pháp mạnh, bằng cách để nhân dân bầu cử trực tiếp chức vụ Tổng thống, tuy nhiên
Tổng thống chỉ đứng đầu nhà nước, đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Tổng thống có
quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng, có quyền giải tán hạ viện. Chính phủ vừa chịu
trách nhiệm trước Tổng thống vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Quyền hành pháp
chia sẻ giữa Tổng thống và Thủ tướng. Chính phủ được thành lập trên cơ sở Đảng chiếm
đa số ghế trong Nghị viện. Nguyên tắc phân chia quyền lực, chế độ dân chủ đa nguyên,
quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân
dân, xây dựng nhà nước pháp quyền, đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp bằng thiết chế
Toà án Hiến pháp được coi là những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp mới năm 1993 của
cộng hòa Liên bang Nga
- Tổng thống chỉ đứng đầu nhà nước chứ không đứng đầu Chính phủ, đứng đầu Chính phủ
là Thủ tướng (đây là yếu tố của chính thể cộng hoà Nghị viện). Tổng thống là người có
vai trò làm trọng tài điều hoà hoạt động của các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và
tư pháp. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và theo đề nghị của Thủ tướng bổ nhiệm các
thành viên của Chính phủ trên cơ sở Đảng chiếm ưu thế trong Nghị viện. Tổng thống có
thể chủ toạ các phiên họp của Hội đồng bộ trưởng, bổ nhiệm các thẩm phán, có quyền
yêu cầu Nghị viện thảo luận lại các dự luật đã được hai viện thông qua, có quyền giải tán
Hạ nghị viện. Tổng thống cùng với Thủ tướng chia sẻ quyền hành pháp. Chính phủ vừa
chịu trách nhiệm trước Tổng thống vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Tổng thống là
trung tâm của nền chính trị.Tổng thống có thể giải tán Hạ Nghị viện
- Nguyên tắc phân chia quyền lực được áp dụng một cách mềm dẻo, có sự điều hoà, phối
hợp giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trên thực tế quyền lực
của Tổng thống có lớn hay không phụ thuộc vào việc Tổng thống và Thủ tướng có cùng
đảng phái hay không? Nếu cùng một đảng phái thông thường quyền lực của Tổng thống
rất lớn vì Tổng thống có chỗ dựa của mình là đa số trong Quốc hội. Ngược lại nếu không
cùng đảng phái thì Tổng thống và Thủ tướng phải “chung sống hòa bình” và Tổng thống
trong nhiều vấn đề chính trị phải nhượng bộ với Thủ tướng vì Thủ tướng có đa số trong
Quốc hội làm hậu thuẫn.
- Tổng thống do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp,
bỏ phiếu kín. Nhiệm kỳ của Tổng thống là 4 năm và không được giữ chức vụ Tổng thống
quá hai nhiệm kỳ.
- Có thể nói rằng, đặc điểm chung của thể chế cộng hòa lưỡng tính là xây dựng một chính
quyền hành pháp mạnh nhưng có các cơ chế kiềm chế và giám sát thích hợp để hạn chế
đến mức tối đa sự lạm dụng quyền lực. Đây là chính thể phổ biến nhất trên thế giới hiện
nay
4. Thái Lan

5. Campuchia

6. Brunay

You might also like