You are on page 1of 46

1. Thể chế chính trị là gì?

Trình bày những nét đặc trưng cơ bản của các


loại hình thể chế chính trị tiêu biểu thế giới đương đại.
Khái niệm thể chế chính trị
Là hệ thống các định chế, các giá trị tạo thành những nguyên tắc tổ chức và
phương thức vận hành của một chế độ chính trị. Là hình thức thể hiện các thành
tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc bao gồm các cấu trúc tổ
chức, các bộ phận chức năng cấu thành của hệ thống chính trị nhất định và vai
trò ảnh hưởng lẫn nhau của chúng trong hệ thống chính trị đó.
Khái niệm thể chế chính trị: (3 ý chính)
- Là hệ thống các định chế, các giá trị, chuẩn mực hợp thành những
nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị.
- Là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng
tầng kiến trúc.
- Là cơ sở chính trị - xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã
hội nhằm bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Các loại hình thể chế chính trị đương đại
Thể chế Quân chủ: Quyền lực tập trung toàn bộ hay 1 phần trong tay người
đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc kế thừa.
* Quân chủ tuyệt đối: Quyền chuyên chế, độc tài, không hạn chế thuộc về vua
* Quân chủ nhị nguyên: Quyền lực chia đều cho vua và Nghị viện, vua
thường lấn át Nghị viện (Brunei, Ả rập Xê út…)
* Quân chủ lập hiến: Vua đứng đầu nhà nước nhưng quyền lực lại tập trung
trong tay Nghị viện. Nhà vua chỉ tồn tại chủ yếu là hình thức, trị vì nhưng không
cai trị. Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền thành lập và giải tán
Chính phủ. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện. (Anh, Nhật, Thái
Lan…)
Thể chế Cộng hoà
Đặc trưng của thể chế cộng hòa: Xét về bản chất quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân, chính quyền do dân bầu ra. Trên thực tế, quyền lực nhà nước được
chia theo nguyên tắc Tam quyền phân lập
*Cộng hòa tổng thống:
+ Quyền Hành pháp có phần lấn át quyền Lập pháp và quyền Tư pháp.
+ Thường duy trì chế độ 2 Đảng thay nhau nắm quyền, song chế độ đảng
phái thiếu kỷ luật và thiếu gắn bó, nội bộ ít thống nhất
*Đặc trưng cơ bản của thể chế cộng hoà Tổng thống:
- Là thể chế mà quyền lực nhà nước tập trung vào tổng thống do dân
bầu ra.
- Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ
quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập chính
phủ. Chính phủ tổng thống không chịu trách nhiệm trước Quốc hội, tuy nhiên
tổng thống cũng không có quyền giải tán Quốc hội.
- Trong thể chế này quyền hành pháp có phần lấn át quyền lập pháp và
quyền tư pháp.
- Thường duy trì chế độ 2 Đảng thay nhau nắm quyền, song chế độ
đảng phái thiếu kỷ luật và thiếu gắn bó, nội bộ ít thống nhất.

*Cộng hòa đại nghị:


+ Quyền lực tập trung vào Nghị viện, do dân bầu
+ Nghị viện có quyền thành lập Chính phủ, bầu Tổng thống, đồng thời
có thể bãi miễn Chính phủ, Tổng thống và cơ quan tư pháp. Tổng thống, Chính
phủ hoạt động và chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
- Một số nước theo chế độ cộng hòa đại nghị : Đức, Áo, Italia, Ấn
Độ…

*Cộng hòa lưỡng tính;


+ Tổng thống và Nghị viện đều do nhân dân bầu ra
+ Tổng thống toàn quyền hành pháp, giải tán Nghị viện
+ Nghị viện có quyền can thiệp vào quá trình thành lập Chính phủ.
Tổng thống phải chia sẻ quyền lực với Nghị viện.
*Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
+ Quyền lực tối cao thuộc về Quốc hội. Quốc hội có quyền thành lập
Chính phủ, bầu Chủ tịch nước, các cơ quan tư pháp
+ Chính phủ là cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
+ Khác với các thể chế cộng hòa khác, trong hệ thống tư pháp của thể
chế chính trị cộng hòa xã hội chủ nghĩa có hệ thống cơ quan viện kiểm sát.

4. Trình bày đặc trưng của thể chế nhà nước Liên hiệp vương quốc Anh
và Bắc Ailen hiện nay.
Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội, lịch sử thể chế của Liên hiệp
vương quốc Anh và Bắc Ailen.
Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai len bao gồm 4 xứ: Anh Xứ Wales,
Scotland, và Bắc Ai-len.

* Điều kiện tự nhiên:


- Nằm ở phía Bắc Châu Âu, được bao xung quanh bởi biển và Đại Tây
Dương.
- Không giáp với quốc gia nào
- Xứ sở sương mù -> hải lưu, gió biển
*Dân cư
- Chủ yếu là người da trắng
- >68 tr người (2023)
- Tin tưởng vào Đạo giáo, chủ yếu theo đạo Thiên chúa giáo.
*Lịch sử thể chế chính trị.
Hiến pháp:
Hiến pháp Anh là hiến pháp bất thành văn. Rút ra từ các nguồn: pháp luật
thành văn; án lệ, thông lệ. văn bản lịch sử truyền thống, chính trị; các công ước
của Nghị viện.
Đặc điểm:
- Nền quân chủ và Thượng viện được đề cao
- Sự duy trì hoàng gia mang tính truyền thống lịch sử hơn là quyền lực
chính trị.
- Quốc hội chia làm hai viện:
Ưu điểm:
- Bảo tồn lịch sử -> Giá trị lịch sử
- Khi cần thiết thì thay đổi và bổ sung đơn giản, linh hoạt
Nhược điểm:
- Thiếu toà án Hiến pháp
- Đôi khi Hiến pháp bị thay đổi một cách đơn giản
- Theo Hiến pháp nền quân chủ chức vụ Thượng viện được đề cao, các
đẳng cấp quý tộc tồn tại nặng nề về hình thức.
Cơ quan lập pháp của nước Anh
Hạ viện:( viện thứ dân ) ,
được bầu trực tiếp bởi nhân dân. Hạ viện có 650 thành viên, mỗi thành viên
đại diện cho một khu vực bầu cử.
Về cơ cấu tổ chức, Hạ viện bầu một Chủ tịch và 3 Phó chủ tịch. Chủ tịch Hạ
viện là người của đảng cầm quyền, lãnh đạo mọi hoạt động của Hạ viện, đại
diện cho Hạ viện trong quan hệ với nhà vua, Chính phủ và các cơ quan khác.
Chủ tịch Hạ viện chủ toạ các phiên họp toàn thể, xác định thứ tự phát biểu, ngắt
lời khi thấy các đại biểu nói không đúng vấn đề, quyết định đưa dự luật ra thảo
luận, chỉ định uỷ ban chỉnh lý dự án luật, quyết định cách thức biểu quyết; bổ
nhiệm chủ nhiệm các uỷ ban thường trực của Hạ viện, bổ nhiệm các quan chức
bộ máy giúp việc... Do thẩm quyền của Chủ tịch Hạ viện quá lớn, pháp luật quy
định, sau khi được bầu, Chủ tịch Hạ viện phải ra khỏi đảng (cầm quyền), không
được phát biểu và biểu quyết (trừ trường hợp khi tỷ lệ phiếu thuận, chống ngang
nhau). Hết nhiệm kỳ, Chủ tịch Hạ viện nhận tước vị nam tước và trở thành
thành viên Thượng viện.
Điểm đặc biệt trong Hạ viện Anh là có chức danh Thủ lĩnh ban lãnh đạo đảng
đoàn tại Hạ viện của đảng cầm quyền, do Thủ tướng bổ nhiệm. Thủ lĩnh đại
diện cho Chính phủ tại Hạ viện, có quyền quyết định chương trình nghị sự của
kỳ họp, xác định chương trình hoạt động lập pháp của Hạ viện, đề nghị ứng cử
viên vào một số chức vụ của Chính phủ.
Hạ viện do nhiều đảng phái tham gia, các đảng thành lập đảng đoàn của
mình, nhưng chỉ có Công đảng và đảng Bảo thủ có ảnh hưởng quan trọng, thay
nhau điều hành quyền lực nhà nước. Đảng nắm Chính phủ là đảng cầm quyền,
đảng kia là đảng đối lập. Đảng đối lập có quyền thành lập “Chính phủ bóng". Để
giám sát hoạt động của các đảng viên trong Hạ viện, các đảng đều thành lập ban
lãnh đạo của mình (Whips).
Để thực hiện chức năng của mình, Hạ viện thành lập các uỷ ban, mỗi uỷ ban
phụ trách một vấn đề hay lĩnh vực nhất định. Có hai loại uỷ ban: uỷ ban thường
trực và uỷ ban lâm thời. Uỷ ban thường trực lại chia thành uỷ ban toàn viện, uỷ
ban chuyên môn và uỷ ban không chuyên môn.
Về vai trò, chức năng, Hạ viện là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất: là
cơ quan lập pháp, có chức năng phê chuẩn tất cả các đạo luật và hiệp định ký
với nước ngoài, có quyền phủ quyết đối với Thượng viện. Hạ viện thành lập
Chính phủ và có thể giải tán Chính phủ thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm. Thực
hiện chức năng giám sát hoạt động của Chính phủ.
Trong Hạ viện, đảng đa số được quyền lập Chính phủ, lãnh tụ của đảng trở
thành Thủ tướng. Vì vậy, trên thực tế đảng cầm quyền nắm cả quyền lập pháp
và hành pháp, nghĩa là kiểm soát hoạt động của Hạ viện. Có thể coi Hạ viện là
Đại hội của đảng cầm quyền, Chính phủ là ban chấp hành của nó.
Hạ viện có nhiệm kỳ 5 năm, tuy nhiên Chính phủ có quyền yêu cầu nhà vua
giải tán Hạ viện trước kỳ hạn.
Như vậy, Hạ viện Anh được tổ chức chặt chẽ, phân chia trách nhiệm rõ ràng
cho các cá nhân, cơ quan chuyên trách. Hạ viện là cơ quan quyền lực tối cao:
quyền lập pháp, quyết định việc thành lập, giám sát hoạt động và bãi miễn
Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác. Chính vì vậy, các đảng phái tranh
giành nhau chiếm đa số ghế trong Hạ viện để có quyền thành lập Chính phủ.
Mọi hoạt động của Hạ viện đều bị đảng cầm quyền chi phối. Do vai trò đặc biệt
quan trọng của Hạ viện nên người ta thường gọi Hạ viện là Quốc hội hay Nghị
viện
Thượng viện: (viện quý tộc) bao gồm các nhà quý tộc danh tiếng được thừa
kế từ chức tước đến danh hiệu quý tộc. Họ từ 21 tuổi trở lên và có nhiệm kỳ
suốt đời. Số lượng thành viên không cố định mà thay đổi theo thời gian, thường
trên dưới 1000 người. Gồm
- Quý tộc thế tập
- Quý tộc không thế tập
- Tổng giám mục, giám mục
- Các thẩm phán
Về cơ cấu tổ chức: chủ tịch thượng viện là thành viên chính phủ do nhà vua
bổ nhiệm theo đề nghị của thủ tướng, có nhiệm kì 5 năm. Chủ tịch Thượng viện
đứng đầu cơ quan Tư pháp.
Vai trò của Thượng viện rất hạn chế, chỉ có thể trì hoãn việc thông qua luật
của Hạ viện trong vòng 1 năm.
-> Là Thượng viện duy nhất trên thế giới có số lượng thành viên đông đảo và
nhiệm kỳ suốt đời nên dễ rơi vào tình trạng bảo thủ, trì trệ. Đây là tàn dư của
chế độ phong kiến và là nét đặc trưng của thể chế chính trị Anh.
Cơ quan hành pháp
Thủ tướng Anh
Thủ tướng trên danh nghĩa là cố vấn tối cao của Nữ hoàng, mọi hoạt động
đều nhân danh Nữ hoàng. Là người đứng đầu Nội các, Chính phủ, Thủ tướng
đảm nhiệm các chức năng đại diện nhà nước trong quan hệ đối nội và đối ngoại:
- Xác định đường lối chính sách, chiến lược chung, lãnh đạo Chính phủ.
- Thiết lập chương trình nghị sự của các cuộc họp Chính phủ và Nội các.
- Đệ trình Nữ hoàng phê chuẩn thành phần Nội các và cơ cầu Chính phủ.
- Quyết định bãi miễn các bộ trưởng, giải tán Chính phủ. - Chỉ đạo hoạt động
sáng tạo pháp luật của Chính phủ.
- Thay mặt Nữ hoàng triệu tập và giải tán Hạ viện, kiểm soát nghị trình.
- Tuyên bố chiến tranh và hoà bình, ký kết các hiệp định với nước ngoài.
Chính phủ Anh
Chính phủ gồm Thủ tướng và gần 80 bộ trưởng
Chính phủ mới được thành lập sau mỗi cuộc bầu cử Hạ viện. Thủ tướng do
nữ hoàng chọn nhưng trên thực tế đó là lãnh tụ đảng chiếm đa số trong Hạ viện.
Nội các
Nội các là cơ quan quyền lực cao nhất trong cơ quan hành pháp., thường do
Thủ tướng ấn định. Thường đó là bộ trưởng một số bộ quan trọng : Tài chính,
Nội vụ, Quốc phòng.. Nội các lãnh đạo chung bộ máy hành chính, xác định
phương hướng hoạt động của Chính phủ, chuẩn bị dự luật, ban hành văn bản…
Các bộ trưởng
Trong số các bộ trưởng chia thành 4 nhóm: Bộ trưởng lãnh đạo các bộ là
Quốc vụ khanh, bộ trưởng không bộ, bộ trưởng nhà nước, bộ trưởng thư ký. Các
bộ trưởng có trách nhiệm điều hành cơ quan mình phụ trách. Pháp luật Anh cho
phép đảng đối lập thành lập “Nội các trong bóng tối”. Nội các bóng tối có vai
trò giám sát hoạt động của chính phủ đương nhiệm và đưa ra các giải pháp thay
thế cho các chính sách của chính phủ.
Cơ quan tư pháp
Toà án phân cấp trung ương và địa phương
-Trung ương:
+ Toà nhà vua:toà án hình sự tối cao, có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự
đặc biệt quan trọng như tội phản quốc, giết người, diệt chủng, lộ bí mật quốc
gia.
+ Toà tối cao: toà sơ thẩm các vụ việc tranh chấp dân sự vượt khỏi thẩm
quyền của toà án địa phương.
+ Toà kháng án: là toà phúc thẩm của toà Nhà vua và toà Tối cao.
- Địa phương:
+ Toà hoà giải; là cấp thấp nhất, Nó có quyền xét xử các vụ án, tranh
chấp nhỏ, có thể phạt tù đến 6 tháng, hoặc phạt đến 100 bảng
+ Toà quận (vùng) : ) có quyền xét xử các vụ án mà toà Hoà giải không
được quyền giải quyết. Trong các vụ án hình sự, các thẩm phán được xem như
đại diện của nhà vua; còn các vụ dân sự thì xem như toà án cấp vùng
+ Các toà án khác.
Điều đặc biệt ở Anh là không có bộ Tư pháp, hệ thống tư pháp hoạt động
dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Thượng viện. Ông vừa là Chánh án Toà án Tối
cao, vừa là thành viên Chính phủ. Theo quy định, Chánh án (dưới sự chỉ đạo của
Thủ tướng) có quyền bổ nhiệm các thẩm phán của tất cả các toà án ở nước Anh.
Chính quyền địa phương
Cơ cấu chính quyền địa phương ở Anh vô cùng phức tạp, mỗi vùng có hệ
thống khác nhau. Theo luật cải cách chính quyền địa phương năm 1972, lãnh
thổ Anh và xứ Uên được chia ra thành 52 lãnh địa (Anh 44, Uên 8), trong đó có
6 lãnh địa đô thị. Dưới lãnh địa là cấp quận. Có quận thành phố, thị xã, có quận
nông thôn hoặc quận hỗn hợp. Tất cả có 36 quận ở các lãnh địa đô thị và 333
quận ở các lãnh địa khác. Dưới quận là đơn vị cơ sở: công xã.
nhận xét:
Hiến pháp bất thành văn và chủ quyền thuộc về Nghị viện
Nghĩa là Nghị viện có thể thông qua hiến pháp và cũng dễ dàng thay đổi hiến
pháp. Về hình thức, thể chế chính trị Anh là quân chủ đại nghị, quyền lực tối
cao thuộc về Nghị viện, tuy nhiên, trên thực tế vai trò của Nghị viện bị Chính
phủ và đảng cầm quyền chi phối.
Nền dân chủ đại diện độc quyền: Tất cả quyền lực tập trung vào Hạ viện,
không có chỗ cho yếu tố dân chủ trực tiếp, chẳng hạn trưng cầu dân ý. Do đó,
nền dân chủ Anh là nền dân chủ đại diện độc quyền.
Quan hệ giữa Hạ viện và Thượng viện là không đối xứng, hầu như tất cả
quyền lực lập pháp thuộc về Hạ viện. Quyền lực duy nhất mà Thượng viện vẫn
còn là có thể trì hoãn.

5. Trình bày đặc trưng của thể chế nhà nước Nhật Bản hiện nay.

*Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội, lịch sử thể chế của Nhật Bản

- Là quốc đảo, gồm các vùng lãnh thổ tạo thành. Địa hình phức tạp, bờ
biển dài. Đất đai nghèo nàn khoáng sản. Khí hậu ôn hoà.
- Tôn giáo chính: Phật giáo. Nét văn hoá đặc sắc, nhiều lễ hội văn hoá
độc đáo.
- Dân số xếp thứ 11 trên tg (2023), bị già hoá.
=> 1 trong những quốc gia phát triển nhất tg, cường quốc kinh tế. Hạn chế:
mất cân đối nông nghiệp và công nghiệp, khó khăn nguyên liệu, lương thực, sự
cạnh tranh gay gắt của các nước Tây Âu,...

- Sau CTTG 2 thất bại, NB xác lập nền QUÂN CHỦ LẬP HIẾN

Hiến pháp: với bản hiến pháp 1946, Nhật Bản chuyển từ chế độ quân chủ,
quân phiệt sang chế độ dân chủ, hoà bình. Hiến pháp đã kết hợp hài hoà giữa
yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại, tức là vừa công nhận “quyền lực tối cao
thuộc về nhân dân”, vừa công nhận "quyền lực tượng trưng" của Thiên hoàng.
Điều đó phù hợp với tâm lý để cao Thiên hoàng của nhân dân Nhật Bản và cần
thiết nhằm củng cố, khôi phục lại truyền thống dân tộc bị suy sụp sau thất bại
thảm hại sau Chiến tranh, đồng thời cũng tạo nét đặc thù của hiến pháp Nhật
Bản.
*Cơ quan lập pháp: Thượng viện - Hạ viện. Quốc hội là cơ quan tối cao, có
quyền giám sát tài chính quốc gia.

-
- Hạ viện: Điển hình cho cơ quan lập pháp Nhật. Quyền > thượng viện.
Do nhân dân bầu ra (4 năm). Thành viên k cố định.
- Thượng viện: Thượng viện gồm 252 nghị sỹ, nhiệm kỳ 6 năm, cứ 3
năm ầu lại một nửa. Giống như Hạ viện, cơ cấu tổ chức Thượng iện gồm: Chủ
tịch, các Phó Chủ tịch, Ban Thư ký, Ban Lập háp, các phiên họp toàn thể. Trong
phiên họp đầu tiên của hoá mới, Thượng viện bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và
các ỷ ban giúp việc. Thượng viện có 17 uỷ ban thường trực, các thành viên được
bầu từ các nghị sỹ, trong đó có một số thành liên hoạt động thường xuyên (cơ
quan thường trực).
-
- Chức năng hạ viện: có quyền thực hiện các chức năng làm luật (Ban
hành luật, chỉnh sửa, bổ sung luật; Thành lập/bãi miễn chính phủ)

Trong trường hợp hạ viện bị giải tán => Thượng viện thay thế chức năng Hv

*Cơ quan hành pháp:

Nội các

Nội các được thành lập trên cơ sở bầu chọn của hai viện Quốc hội, tuy nhiên
quyền quyết định thuộc về Hạ viện. Sau đó, Quốc hội đệ trình ứng cử viên lên
Nhật hoàng để bổ nhiệm làm Thủ tướng. Trên thực tế, đó là lãnh tụ của đảng
hay liên minh đảng chiếm đa số trong Hạ viện.

Là cơ quan quyền lực tối cao trong hệ thống hành chính quốc gia, Nội các có
trách nhiệm điều hành hoạt động của các cơ quan hành chính cấp dưới, có
nhiệm vụ liên hệ với Quốc hội về cách thức tiến hành các hoạt động hành
chính.thực hiện giám sát toàn bộ công việc của Chính phủ; ban hành các qui tắc
thực thi hiến pháp và ban hành các luật thường; soạn thảo dự án ngân sách hằng
năm; giải tán Hạ viện và yêu cầu cuộc bầu cử mới khi thấy cần thiết

Thủ tướng: là lãnh tụ của Đảng hay liên minh đảng chiếm đa số trong Hạ
viện, đứng đầu chính phủ. Chức năng: Nội các giải tán HV khi cần thiết.
*Cơ quan tư pháp: Bao gồm:

- Toà án tối cao, 8 toà án cấp cao


- Mỗi tỉnh có 1 toà án tỉnh
- Toà án gia đình

Nhiệm kì: 10 năm.

Quyền lãnh đạo đất nước được chia 3 giới:

+ Giới doanh nghiệp : Tiền


+ Giới quan chức: Quyền
+ Giới chính trị: Mối quan hệ

=> Tam giác chi phối.

*Chính quyền địa phương

- Nguyên tắc: Tự trị địa phương


- Về hình thức, chính quyền địa phương hoạt động độc lập, nhưng thực
tế mọi hoạt động đều có sự can thiệp của chính quyền trung ương.
- Quyền hạn: các nhóm
+ quản lý luật pháp và trật tự công cộng
+ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi công cộng
+ xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục và văn hoá

nhận xét;

Thể chế chính trị Nhật Bản xd theo mô hình Vương quốc Anh, thể chế quân
chủ đại nghị -> vai trò của Quốc hội được đề cao, nhà vua chỉ là biểu tượng của
quốc gia, không trực tiếp nắm quyền lực.
Nhật Bản đã xây dựng được bộ máy nhà nước mạnh, gọn, nhẹ, hiệu quả, tập
trung được trí tuệ cao cho hoạt động quản lý đất nước.Tuy nhiên, hiện nay, nền
chính trị, hành chính Nhật Bản đang ngày càng già nua, lạc hậu, đòi hỏi một cải
cách mạnh mẽ.
Hạ viện có nhiều quyền lực -> các đảng đấu tranh nắm quyền. Do đó, chức
năng kiểm tra, giám sát và đối trọng, kiềm chế lẫn nhau giữa các cơ quan theo
nguyên tắc phân quyền không còn tác dụng. Vai trò của đảng cầm quyền đã lấn
át vai trò nhà nước, Chính phủ lấn át Quốc hội
Chịu ảnh hưởng của các nhóm lợi ích, tập đoàn tư bản -> chi phối toàn bộ
quyền lực chính trị.

6. Trình bày đặc trưng của thể chế nhà nước Mỹ hiện nay.
● Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội :
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ gọi tắt là Hoa Kỳ hay thường được gọi là Mỹ là một
quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang ở châu Mỹ, nằm tại Tây Bán cầu, lãnh thổ
bao gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang . Với 3,8 triệu dặm vuông (9,8
triệu km²) và hơn 331 triệu người (năm 2021) Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ ba về
tổng diện tích cũng như đứng thứ ba về quy mô dân số. Hoa Kỳ là quốc gia của
người nhập cư, đây là quốc gia đa chủng tộc và văn hóa nhiều nhất trên thế giới
do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên toàn
cầu.
Hoa Kỳ là một xã hội đa dân tộc và đa chủng tộc, được phân chia thành đa số
da trắng và thiểu số da đen, người Mỹ mếch xích và một số nhóm thiểu số khác.
Lịch sử thể chế chính trị
● Hiến pháp : Hiến pháp Mỹ là một trong những bản hiến pháp thành
công nhất thế giới. Với nội dung ngắn gọn, đơn giản, khái quát, nó tồn tại hơn
hai thế kỷ và đến nay vẫn còn hiệu lực với những điều bổ sung mới. Hiến pháp
tôn trọng nguyên tắc “tam quyền phân lập”.
● Thể chế nhà nước :
- Thể chế chính trị Mỹ điển hình cho mô hình cộng hòa tổng thống, thể
hiện rõ nét cơ chế tập trung quyền hành pháp vào tay Tổng thống. Tuy nhiên,
Tổng thống không nắm được quyền lực tuyệt đối, mà phải chia sẻ quyền lực với
Quốc hội và Tòa án Tối cao. Thể chế chính trị Mỹ là thể chế chính trị “lưỡng
đảng” điển hình. Thể chế chính trị Mỹ có cơ cấu kiểm soát quyền lực chặt chẽ.
- Cơ quan lập pháp :
- Hạ viện được cử tri cả nước bầu ra trong cuộc bầu cử phổ thông đầu
phiếu theo tỷ lệ số dân ở từng bang. Các hạ nghị sỹ không bị hạn chế số nhiệm
kỳ. Hạ viện chủ yếu chịu trách nhiệm về các vấn đề đối nội, ngân sách, thuế
khoá.
- Thượng viện: Thượng viện bao gồm 100 thành viên, được bầu từ 50
ng, mỗi bang 2 đại biểu. Nhiệm kỳ thượng nghị sỹ 6 năm cứ 2 năm bầu lại 1/3.
Thượng viện quyết định các đạo luật về đối ngoại, phê chuẩn các hiệp ước quốc
tế, thông qua việc để cử các thành viên Nội các, thẩm phán, chánh án, các đại sứ
và quan chức ngoại giao..., qua đó kiểm soát nhân sự cơ quan hành pháp và tư
pháp.
- Cơ quan hành pháp : Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành
pháp , có toàn quyền trong việc thi hành các chính sách, luật lệ được quốc hội
thông qua trên phạm vi toàn Quốc.Tổng thống có quyền bổ nhiệm hoặc bãi
nhiệm các quan chức cao cấp Của nhánh hành pháp và lãnh đạo hoạt động hành
pháp. Hiện nay tổng Thống Mỹ quản lý tất cả 16 bộ, rất nhiều cơ quan, trung
tâm và uỷ ban. Tổng thống điều hoà sự phối hợp hoạt động của tất cả các bộ và
các cơ quan này nhằm tạo ra sự nhất quán trong việc hoạch định và thực thi
chính sách. Theo quy định, tổng thống có quyền ban hành nhiều loại văn bản
khác Nhau để lãnh đạo các cơ quan thuộc nhánh hành pháp như các lệnh thừa
hành, các quy tắc, quy chế…Tổng thống cũng là nhà ngoại giao hàng đầu. Tổng
thống có quyền Thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ngoài, bổ nhiệm đại sứ,
ký kết các hiệp ước với sự chấp thuận của 2/3 số thành viên của thượng
viện.Tổng thống trên thực tế là người hoạch định đồng thời là người thực thi chủ
yếu chính sách đối ngoại của Mỹ.
- Cơ quan tư pháp : hệ thống tư pháp Mỹ là không có Tòa án Hiến
pháp. Chức năng đó thuộc về Tòa án Tối cao. Các Thẩm phán Tòa án Tối cao
được hưởng nhiều ưu đãi (nhiệm kỳ suốt đời, lương cao), được trao nhiều quyền
lực: quyết định tính hợp hiến của các đạo luật liên bang, các quyết định của
Tổng thống, luật pháp của các bang, giải quyết những mâu thuẫn, xung đột xã
hội. Vì vậy, nó là thành trì cuối cùng bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa, quyền lợi
của giai cấp tư sản
- Chính quyền địa phương : Chính quyền địa phương ở Hoa Kỳ còn
có khu định chế và khu chưa định chế. Khu định chế là khu định cư trở thành
thành phố, thị xã, thị trấn hay xã sau khi cộng đồng cư dân trong khu định cư
này bỏ phiếu để được tổ chức thành khu được định chế hóa. Đa số các thành phố
và thị trấn tại Hoa Kỳ là các khu đô thị được định chế hóa. Tại một số tiểu bang,
các hạt được phân chia thành các thị xã. Thị xã ở Hoa Kỳ là một đơn vị hành
chính của hạt được áp dụng tại các vùng nông thôn. Một số thị xã có chính
quyền và quyền lực chính trị trong khi một số khác chỉ là cách để ấn định một
khu vực địa lý.

7. Trình bày đặc trưng của thể chế nhà nước Liên bang Nga hiện nay.
Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội, lịch sử thể chế của Nga
Nằm ở phía Bắc Lục địa Á-Âu; phía Đông tiếp giáp Bắc Thái Bình Dương;
phía Tây tiếp giáp với Đông và Bắc Âu; phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng
Dương; phía Nam tiếp giáp với các nước Cáp-ca-dơ, Trung Á và Đông Bắc Á
Diện tích: - 17.075.400 km2 (chưa bao gồm Cờ-rưm 27.000 km2)
Khí hậu: - Cận Bắc Cực và Ôn đới; nhiệt độ trung bình năm: -1 độ C
Dân số: - 143.675.134 người (tính đến tháng 01/2014, chưa bao gồm Cờ-rưm
– 2,4 triệu người)
Lịch sử thể chế của Nga

Cơ quan lập pháp

Cơ quan lập pháp Liên bang Nga gồm có hai viện: Duma Quốc gia và Hội
đồng Liên bang, tương đương với Hạ viện và Thượng viện ở các nước phương
Tây.

Duma Quốc gia là cơ quan đại diện của nhân dân Nga. Duma Quốc gia có
450 thành viên, được bầu theo hệ thống đại diện tỷ lệ. Nhiệm kỳ của Duma
Quốc gia là 5 năm. Quyền hạn của Duma: Thông qua luật pháp, Xác định ngân
sách quốc gia, Phê chuẩn các hiệp ước quốc tế, Kiểm tra và giám sát hoạt động
của Chính phủ,Luận tội tổng thống.
Hội đồng Liên bang là cơ quan đại diện của các chủ thể liên bang của Nga.
Hội đồng Liên bang có 166 thành viên, được bầu bởi các hội đồng lập pháp của
các chủ thể liên bang. Nhiệm kỳ của Hội đồng Liên bang là 6 năm. Hội đồng
liên bang có chức năng Lập pháp nghiên cứu, xem xét các dự luật, chức năng
nhân sự…

Cơ quan hành pháp


Tổng thống Nga
Tổng thống Liên bang Nga do nhân dân bầu ra. Theo điều 81 của hiến pháp,
Tổng thống là người được toàn thể công dân Nga lựa chọn, thông qua hình thức
bỏ phiếu trực tiếp, phổ thông, bình đẳng và kín. Bởi vậy, Tổng thống nhận được
sự tin cậy của quảng đại quần chúng nhân dân, đại diện cho ý chí và nguyện
vọng của nhân dân, chứ không phải của Quốc hội (hay Nghị viện) như một số
nước khác. Tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Theo hiến pháp, Tổng thống phải là công dân Liên bang tế Nga từ 35 tuổi trở
lên, sống liên tục ở Liên bang Nga không dưới 10 năm. Nhiệm kỳ Tổng thống 4
năm. Một người không được giữ chức Tổng thống quá hai nhiệm kỳ liên tục.
Tổng thống không nằm trong hệ thống phân chia quyền lực, mà đứng trên tất
cả các nhánh chính quyền.
Quyền hạn của Tổng thống đối với Quốc hội rất lớn: đưa ra sáng kiến luật, có
thể gửi thông điệp cho Quốc hội, công bố hoặc bác bỏ những dự án luật; giải tán
viện Đuma; quyền đưa ra các chỉ thị và sắc lệnh trên toàn lãnh thổ Liên bang
Nga mà không một cơ quan nào có quyền thay đổi hoặc bãi bỏ.
Là người đứng đầu cơ quan hành pháp, Tổng thống xác định những phương
hướng cơ bản, đường lối đối nội và đối ngoại của nhà nước; điều hành toàn bộ
hoạt động của Chính phủ, quyết định thành lập hoặc có thể tuyên bố giải tán
Chính phủ bất cứ lúc nào. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ với sự
đồng ý của viện Đuma.
Trong quan hệ quốc tế, Tổng thống hội đàm và ký kết các hiệp định, hiệp ước
quốc tế; những hiệp định này sẽ có hiệu lực khi được hai viện Quốc hội phê
chuẩn.
Tổng thống là Tổng chỉ huy tối cao lực lượng vũ trang. Đối với cơ quan tư
pháp, Tổng thống để cử, giới thiệu các thẩm phán Toà án Hiến pháp, Toà án Tối
cao, Tổng Kiểm sát trưởng. Do đó, thông qua việc nắm nhân sự, Tổng thống có
thể chi phối hoạt động của các cơ quan tư pháp. Ngoài ra, Tổng thống còn có
quyền ân xá.
Ngoài Chính phủ là cơ quan hành pháp chủ yếu nằm dưới sự điều hành trực
tiếp của Tổng thống, còn có hai vị trí quan trọng trong bộ máy quyền lực của
Tổng thống. Đó Và Văn phòng tổng thống và Hội đồng an ninh quốc gia.
Văn phòng tổng thống là cơ quan giúp việc, có vai trò như một cơ quan tham
mưu chính trị và bộ máy hành chính quan liêu của tổng thống. Nó điều phối
hoạt động của các cơ quan trung ương, các địa phương- các đại khu và các chủ
thể của Liên bang, không phụ thuộc vào Quốc hội.
Hội đồng an ninh quốc gia là cơ quan tham mưu, tư vấn, có nhiệm vụ chuẩn
bị các quyết định của tổng thống trong lĩnh vực đảm bảo an ninh quốc gia, xem
xét các vấn đề chính sách đối nội, đối ngoại; những vấn đề chiến lược của an
ninh quốc gia, an ninh kinh tế, xã hội, quốc phòng, thông tin, môi trường..., đặc
biệt là trong lĩnh vực chống khủng bố và tội phạm.
Thủ tướng
Thủ tướng do Tổng thống chỉ định với sự nhất trí của Đuma quốc gia.
Theo điều 113 của hiến pháp, Thủ tướng không những lãnh đạo và tổ chức
công việc của Chính phủ, mà còn là người xác định những phương hướng cơ
bản trong hoạt động của Chính phủ. Khi thực hiện quyền hạn của mình, Thủ
tướng phải tuân theo hiến pháp, pháp luật và sắc lệnh của Tổng thống Liên bang
Nga.
Thủ tướng đệ trình Tổng thống phê chuẩn thành phần Chính phủ, lãnh đạo
soạn thảo những dự luật hay dự án sắc lệnh của Tổng thống do Tổng thống ủy
quyền, báo cáo với Tổng thống kết quả thực hiện những nhiệm vụ được Tổng
thống giao phó. Trên danh nghĩa Chính phủ, Thủ tướng để trình Đuma xem xét
và phê chuẩn ngân sách quốc gia, quyết toán việc thực hiện ngân sách, dự án
luật, chương trình liên bang và các văn bản khác.
Chính phủ
Chính phủ là cơ quan đứng đầu chính quyền hành pháp ở Liên bang Nga. Cơ
chế phân chia quyền lực này làm cho hệ thống các cơ quan nhà nước của Nga
khác hẳn mô hình tổng thống thuần túy như Mỹ. Ở đó, Tổng thống trực tiếp chỉ
định các bộ trưởng và các bộ trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng thống.
Ở Nga, vai trò này do Thủ tướng thực hiện, giống như Chính phủ Pháp. Chính
phủ Liên bang Nga thực hiện chức năng hành pháp, lãnh đạo toàn bộ hệ thống
cơ quan chính quyền hành pháp và đảm bảo sự hoạt động thống nhất của các cơ
quan đó. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được nêu rõ trong
chương IV của hiến pháp và trong bộ luật "Về Chính phủ Liên bang Nga"
(1997).
Chính phủ là cơ quan lãnh đạo tập thể, thành phần gồm Thủ tướng (Chủ tịch
Chính phủ), các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng. Ngoài ra, có một số chức vụ
lãnh đạo các cơ quan nhà nước tuy cũng có cơ chế như các thành viên chính phủ
như: Giám đốc Cơ quan an ninh liên bang, Chủ tịch Ủy ban tài sản quốc gia, các
tổng cục, cục…
Hiến pháp Liên bang Nga chỉ quy định những quyền hạn chung nhất của
Chính phủ trong các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, chính sách đối ngoại, bảo vệ pháp chế, bảo vệ
quyền và tự do của công dân, bảo vệ sở hữu và trật tự xã hội, an ninh quốc gia,
lập pháp... Chính phủ được quyền lãnh đạo hầu hết các ngành kinh tế quốc dân,
văn hóa, xã hội, hành chính, chính trị thuộc thẩm quyền quản lý của Liên bang
Nga và thuộc thẩm quyền quản lý của Liên bang với các chủ thể liên bang.
Cơ quan tư pháp
Hệ thống cơ quan tư pháp Liên bang Nga bao gồm Toà án Hiến pháp, Toà
án Tối cao, Toà án Trọng tài Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao. Các cơ quan
trên đều có hệ thống cơ quan ở trung ương và địa phương. Đồng thời, hiến pháp
nghiêm cấm việc thành lập các toà án đặc biệt.
Chính quyền địa phương
Về hành chính, liên bang Nga gồm 7 đại khu, chia thành 89 khu vực lãnh thổ
- hành chính (chủ thể), gồm 21 nước cộng hoà, 49 tỉnh, 6 vùng, 1 tỉnh tự trị, 10
khu tự trị, 2 thành phố trực thuộc trung ương.
8. Trình bày đặc trưng của thể chế nhà nước Đức hiện nay
*Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội
Nằm ở trung tâm Châu Âu, là cầu nối Đông và Tây Âu. diện tích khoảng
357.000 km². Nước Đức có địa hình khá đa dạng: các dãy núi cao, thấp nằm
giữa các cao nguyên, đồi núi và những vùng đất có nhiều ao hồ và những bình
nguyên rộng lớn. Từ bắc tới nam, Cộng hoà Liên bang Đức gồm 5 vùng với
những đặc điểm địa lý khác nhau: đồng bằng miền Bắc tương đối rộng, mầu mỡ,
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; cao nguyên miền Trung không cao lắm so
với mực nước biển, thuận lợi cho chăn nuôi và trồng trọt; bình nguyên rộng lớn
Tây-Nam khá trù phú; vùng đồi núi phía nam và vùng núi Anpơ đều không cao
quá, cao nhất là ở giữa biên giới Đức- Thuỵ Sỹ (2.963 m). Phía bắc là biển Ban
tích, có nhiều quần đảo nổi tiếng, có nhiều bãi cát dài bằng phẳng và những
mỏm đá dựng đứng. Chia cắt hai miền Bắc- Nam là thung lũng sông Ranh.
Khí hậu nước Đức ôn hoà, miền duyên hải ấm áp về mùa đông, mát mẻ về
mùa hè; càng đi sâu về phía nam, khí hậu càng thể hiện rõ hơn tính chất ôn đới
lục địa. Lượng mưa được phân phối đều trong năm, trung bình từ 500-700 mm.
Hệ thống sông tương đối phát triển, lớn nhất là: Enbơ, Ode-Naixo, Raino, Dunai
(phần thượng lưu)... Các cánh rừng che phủ khoảng 1/ 4 diện tích lãnh thổ, chủ
yếu ở miền Trung và miền Nam.
lịch sử thể chế của Đức
Khác với các quốc gia châu Âu khác, thời kỳ cổ đại và trung đại, người Đức
đã sống trong những quốc gia không được xác định rõ ràng, những liên minh
lỏng lẻo của các lãnh chúa, hoàng tộc, tổng giám mục…
Đế chế thứ nhất của Đức được thành lập năm 800. Nó dựa vào Giáo hoàng để
cai trị các dân tộc. Sau này, khi Pháp, Anh, Tây Ban Nha trở thành những đế
quốc quân chủ chuyên chế hùng mạnh, nước Đức, ý vẫn duy trì chế độ phong
kiến phân quyền. Đến năm 1789, đế chế Đức bao gồm khoảng 320 nhà nước
độc lập. Năm 1806, đế chế này bị Napoleon tiêu diệt. Dưới sự điều hành của
Pháp, Hội nghị Viên đã thành lập một khuôn khổ liên bang cho nước Đức bao
gồm 39 nhà nước, đứng đầu là Áo, Chủ tịch vĩnh viễn Quốc hội Liên bang. Sau
thất bại của Napoleon, Công ước Pari 1814 đã thành lập Liên minh Đức, gồm 34
quốc gia- các vương quốc, công quốc, quận quốc và một số thành phố tự do,
đứng đầu là Áo.
Cuộc cách mạng Pháp năm 1848 đã tạo thời cơ cho nhân dân Đức đấu tranh
chống vua Phổ. Năm 1849, bản hiến pháp đầu tiên do Quốc hội soạn thảo đã có
một số yếu tố “tự do chủ nghĩa” nên vua Phổ yêu cầu xem xét lại
Từ năm 1850, Liên bang Đức được thiết lập, củng cố, múc đẩy nền kinh tế
phát triển vượt bậc. Năm 1861, vua William I lên ngôi vua Phổ, Bismak làm
Thủ tướng.
Năm 1871, Đế chế Đức thông qua hiến pháp, theo đó Đế chế gồm 22 nước
quân chủ và một vài thành phố tự do, đứng đầu là vua Phổ - quốc gia chiếm
60% dân cư và hơn một nửa lãnh thổ.
Với hoà ước Vécxây (1919), Đức trở thành nước cộng hoà: cộng hoà Vayma,
chính phủ dân chủ đầu tiên được thiết lập. Theo hiến pháp, nước Đức được tổ
chức theo chế độ liên bang gồm 17 tiểu bang. Tuy nhiên, quyền lực chủ yếu vẫn
tập trung vào Chính phủ trung ương.
Vào đầu thập kỷ 30, khi uy tín của Đảng Cộng sản lên cao, phong trào công
nhân phát triển mạnh mẽ, các tập đoàn tư bản lũng đoạn quyết định trao quyền
cho đảng phát xít đảng Công nhân dân tộc- xã hội chủ nghĩa (Quốc xã, thành lập
năm 1919). Hitle bị thất cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1932. Nhưng năm
1933, đảng Quốc xã thắng cử, là đảng mạnh nhất trong Hạ viện (chiếm 230/608
ghế), nên Hitle trở thành Thủ tướng. Đến năm 1934, ông ta nắm luôn cả chức
Tổng thống, đặt chức vị Thống chế. Thể chế chính trị phát xít được thiết lập và
tồn tại bằng các chính sách khủng bố các lực lượng dân chủ và phong trào cộng
sản.Quốc hội phải bỏ phiếu tự giải tán, chuyển toàn bộ quyền lực vào tay Chính
phủ, thực chất là đảng Quốc xã. Đây là Đế chế thứ 3.
Sau hàng chục năm tồn tại và đấu tranh, ngày 3-10-1990, nước Đức thống
nhất, nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức tan rã. Phần lãnh thổ phía Đông thành
lập 5 bang mới và sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức. Thủ đô Đức cũng
được chuyển từ Bon về Béclin.
Hiến pháp:
Bản hiến pháp hiện nay ở Cộng hoà Liên bang Đức được soạn thảo từ năm
1949, để tránh mọi phức tạp cho quá trình thống nhất nước Đức nên văn bản này
có tên gọi là Luật Căn bản.
Hiến pháp Đức được xây dựng theo 5 nguyên tắc chung: Liên bang Đức là
nước cộng hoà (quyền lực thuộc về nhân dân). Nguyên tắc dân chủ (quyền lực
thông qua bầu cử). - Nguyên tắc nhà nước liên bang bảo đảm tính độc lập của
các bang: các bang có hiến pháp, lãnh thổ, nhà nước riêng. Nguyên tắc nhà nước
xã hội và nhà nước pháp quyền: nhà nước có nghĩa vụ chăm lo đời sống công
dân, có nghĩa vụ bảo đảm an toàn pháp lý, công lý và hoạt động của nhà nước
phải tuân thủ theo pháp luật.
Nguyên tắc phân quyền: có mục tiêu kiểm tra lần nhau, hạn chế lạm dụng
quyền lực.
*Cơ quan lập pháp
Hạ Viện
Hạ viện là Đại hội liên bang, được coi là Nghị viện Đức. Đây là cơ quan duy
nhất do nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân
dân. Hiến pháp trao cho Hạ viện quyền lập pháp, thông qua ngân sách, thành lập
Chính phủ và một số cơ quan nhà nước, giám sát hoạt động của Chính phủ. Là
những người đại diện cho cả dân tộc, các hạ nghị sỹ được bầu theo nguyên tắc
phổ thông, trực tiếp, tự do, bình đẳng và kín, nhiệm kỳ 4 năm. Trước đây, Hạ
viện có 496 thành viên được bầu từ 11 bang và 22 nghị sỹ từ Tây Béc lin (được
bầu gián tiếp).
Hạ viện bầu ban lãnh đạo gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Thư ký theo
tỷ lệ đại diện giữa các đảng có ghế trong Hạ viện. Chủ tịch và các Phó chủ tịch
thành lập Đoàn Chủ tịch viện, có nhiệm vụ điều khiển các phiên họp, bảo đảm
việc thực hiện quy chế của viện. Nét đặc trưng của Hạ viện Đức là có Hội đồng
Trưởng lão (khoảng 20- 24 người), bao gồm Đoàn chủ tịch và đại diện các đảng
phái trong Hạ viện. Hội đồng này làm việc theo chế độ tập thể, có nhiệm vụ đề
cử danh sách các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các uỷ ban thường trực để Chủ tịch
Hạ viện bổ nhiệm; soạn thảo chương trình làm việc của viện.
Hạ viện thành lập ủy ban Điều tra, uỷ ban về Công tác của liên minh châu
Âu, uỷ ban Quốc phòng và uỷ ban Đối ngoại, uỷ ban Thỉnh cầu (nhận và xem
xét các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân) và 18 uỷ ban thường trực khác,
tương ứng với các bộ trong Chính phủ, mỗi uỷ ban có 15-42 thành viên. Các uỷ
ban này có thể yêu cầu các thành viên Chính phủ phải báo cáo về các vấn đề
liên quan. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các uỷ ban còn hạn chế so với các
uỷ ban của Quốc hội Mỹ.
Hạ viện bầu ra Chính phủ Liên bang, bầu một nửa số thành viên của Toà án
Hiến pháp Liên bang, kiểm soát bộ máy hành chính và quân đội. Hạ viện thực
hiện quyền kiểm vn giám sát tối cao đối với Chính phủ, trong đó hiệu quả nhất
thông qua 1 giờ chất vấn vào đầu các phiên họp toàn thể của Hạ viện. Các buổi
chất vấn được các phương tiện thông tin đại chúng truyền trực tiếp. Các nghị sỹ
có thể gửi yêu cầu hằng văn bản lên Chính phủ đòi giải trình, phúc đáp. Các uỷ
ban Hạ viện có quyền điều tra một lĩnh vực hoạt động nào đó của Chính phủ.
Chính phủ chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Hạ viện. Hạ viện có
thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng và bầu ra Thủ tướng mới. Tổng thống liên
bang buộc phải thực hiện yêu cầu này. Hình thức biểu quyết này được gọi là
biểu quyết không tín nhiệm có tính chất xây dựng, lần đầu tiên được hiến pháp
Đức áp dụng, sau đó hiến pháp một số nước khác (Tây Ban Nha) cũng có quy
định tương tự. Đây là yếu tố đặc trưng của nhà nước đại nghị: Chính phủ chỉ tồn
tại khi được đa số Hạ viện tín nhiệm.
Thượng viện - Hội đồng Liên bang (Bundesrat)
Thượng viện Đức có 68 thành viên, đại diện cho 16 bang mỗi bang ít nhất 3
đại biểu. Họ không do dân trực tiếp bầu ra, không gắn với một nhiệm kỳ bầu cử
nhất định, mà do Chính phủ các bang bổ nhiệm và bãi miễn trong số thành viên
Chính phủ của mình. Như vậy, các thượng nghị sĩ có chức năng kép: ở bang có
quyền hành pháp; ở liên bang có quyền lập pháp.
Thượng viện bầu Đoàn Chủ tịch, gồm Chủ tịch trong số các Chủ tịch Hội
đồng bộ trưởng bang, 3 Phó chủ tịch và Chủ nhiệm Văn phòng viện, nhiệm kỳ 1
năm. Chủ tịch Thượng viện đương nhiên là Phó Tổng thống Liên bang. Đoàn
Chủ tịch đề ra chương trình làm việc, điều khiển các phiên họp. Các cuộc họp
tiến hành công khai. Các thành viên Chính phủ liên bang có quyền tham gia vào
các cuộc họp Thượng viện và 5 uỷ ban thường trực của Thượng viện. Ngoài ra,
trong qường hợp đất nước bị xâm lược hoặc bị đe doạ xâm lược mà hai viện
không thể hoạt động bình thường, hai viện thành lập Uỷ ban hỗn hợp, trong đó
2/3 thành viên do Hạ viện bầu, 1/3 do Thượng viện bầu. Trong suốt thời gian
này, Uỷ ban hỗn hợp thay thế chức năng của Nghị viện.
*Cơ quan hành pháp
Tổng thống liên bang là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu quan hành pháp, có
vai trò giống như các vị vua trong chính thể quân chủ lập hiến, nghĩa là chỉ
mang tính nghi thức. Tổng thống do Hội nghị liên bang bầu, nhiệm kỳ 5 năm,
mỗi người không quá 2 nhiệm kỳ liên tục. Ứng cử viên Tổng thống phải là hạ
nghị sỹ, 40 tuổi trở lên.
Hiến pháp quy định rõ quyền hạn của Tổng thống: đại tiện liên bang trong và
ngoài nước; kiểm tra, ký và công bố ác luật; tuyên bố tình trạng khẩn cấp về lập
pháp; đề nghị, bổ hiệm và miễn nhiệm Thủ tướng; bổ nhiệm và miễn nhiệm các
bộ trưởng (theo đề nghị của Thủ tướng); bổ nhiệm và miễn nhiệm các thẩm
phán liên bang, công chức liên bang; có : quyền ân xá...Tuy nhiên, các quyết
định của Tổng thống luôn tuân theo ý chí của đa số tại Hạ viện. Và để các quyết
định của Tổng thống có giá trị, phải có sự phê chuẩn của Thủ tướng hoặc các bộ
trưởng liên quan.
Chính phủ liên bang
Sau mỗi cuộc Tổng tuyển cử, Hạ viện mới được triệu tập và công việc quan
trọng nhất là thành lập Chính phủ hoạt động trong 4 năm. Theo luật định, với đa
số phiếu, Hạ viện sẽ đề cử Thủ tướng, sau đó Tổng thống bổ nhiệm. Trên thực
tế, đó chính là thủ lĩnh của liên minh đảng chiếm đa số trong Hạ viện. Theo đề
nghị của Thủ tướng, Tổng thống bổ nhiệm các thành viên khác của Nội các.
Chính phủ có thẩm quyền: đề nghị dự luật, yêu cầu các uỷ ban Hạ viện họp
để xem xét các dự luật, yêu cầu bổ sung hay giảm các khoản chi ngân sách; yêu
cầu Tổng thống tuyên bố các trạng thái pháp lý cần thiết đối với các dự luật bị
Nghị viện bác bỏ; với sự đồng ý của Hạ viện, Chính phủ có thể ban hành những
chỉ thị hành chính, lập kế hoạch ngân sách; giám sát việc thi hành pháp luật ở
các bang, tổ chức các toà án liên bang, cùng tham gia bổ nhiệm thẩm phán; trực
tiếp quản lý.
Thủ tướng
Là lãnh tụ của liên minh đảng chiếm đa số trong Hạ viện nên Thủ tướng có
thể chi phối mọi hoạt động của Hạ viện, thông qua công tác nhân sự chi phối
hoạt động của cơ quan tư pháp. Vì vậy, có thể nói Thủ tướng là nhân vật quyền
lực nhất nước Đức. Mặc dù Thủ tướng do Quốc hội bầu ra, nhưng trên thực tế,
khi cử tri bỏ phiếu cho đảng nào thì đã gián tiếp bầu người đứng đầu của đảng
đó làm Thủ tướng.
Là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng có quyền:
Quyết định những phương hướng cơ bản trong lĩnh vực chính trị và chịu trách
nhiệm về điều đó. Trong trường hợp bất tổng quan điểm giữa các bộ trưởng, ý
kiến của Thủ tướng có tính quyết định.
- Điều hành hoạt động của Chính phủ, giám sát việc thực hiện những phương
hướng chính trị cơ bản, bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động của Chính phủ.
- Lãnh đạo, chủ toạ các phiên họp Chính phủ.
- Đề nghị Tổng thống bổ nhiệm và miễn nhiệm các bộ rường; thường xuyên
báo cáo Tổng thống các hoạt động của Chính phủ; bổ nhiệm một bộ trưởng làm
Phó Thủ tướng. Tổng thống chỉ được công bố những luật đã được Thủ tướng và
Chính phủ chấp nhận.
-Quyền yêu cầu Chủ tịch Hạ viện triệu tập cuộc họp bất thường, đề nghị Tổng
thống giải tán Hạ viện, Thượng viện
*Cơ quan tư pháp
Toà án Hiến pháp liên bang là thiết chế độc lập và ngang bằng với Nghị
viện và Chính phủ, lập ra để bảo vệ hiến pháp.
Toà án có chức năng giải thích hiến pháp, xét xử các tranh chấp giữa liên
bang với các bang, giữa các bang với nhau; quyết định về tính hợp hiến của các
đạo luật liên bang và các bang, tính vi hiến của các đảng. Nó xét xử các khiếu
kiện về bầu cử, quyền và nghĩa vụ công dân, có thể giải tán một đảng, nếu đảng
đó đe doạ nền tự do, dân chủ.
Toà án Hiến pháp gồm 2 viện: Toà Thượng thẩm và Toà Sơ thẩm. Mỗi viện
có 8 thẩm phán, một nửa do Hạ viện, một nửa do Thượng viện bầu ra. Nhiệm kỳ
thẩm phán 12 năm, tuổi không dưới 40 và không quá 68. Thẩm phán không
được kiêm nhiệm chức vụ trong Nghị viện hay Chính phủ
Tòa án Tối cao liên bang
Tòa án Tối cao chia thành 5 tòa án độc lập, nhưng có Hội đồng chung để
đảm bảo sự thống nhất.
Đó là:
Tài phán thường: bao gồm tòa án khu vực, tòa án bang, tòa án cấp cao, tòa án
tối cao. Các tòa này xét xử các vụ dân sự và hình sự, các vụ việc của tòa án tự
nguyện gửi lên. Có khoảng một nửa số Thẩm phán liên bang làm việc tại các tòa
án này.
Tài phán lao động: bao gồm Tòa án Lao động liên bang, Tòa án lao động các
bang chuyên xét xử các tranh chấp về lao động: tiền lương, quan hệ chủ - thợ.
- Tài phán hành chính chung: bao gồm Tòa án Hành chính cấp cao, Tòa án
Hành chính liên bang, chuyên xét xử các tranh chấp công quyền.
- Tài phán tài chính và tài phán xã hội: Tòa án Tài chính liên bang xét xử về
tranh chấp công quyền lĩnh vực tài chính; Tòa án xã hội liên bang và Tòa án xã
hội bang chuyên xét xử tranh chấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, nạn
nhân chiến tranh.
Theo điều 96 hiến pháp, Liên bang có thể thành lập một tòa án giải quyết các
vụ việc liên quan đến bảo hộ kinh doanh; các tòa án hình sự liên bang có lực
lượng vũ trang.
*Chính quyền địa phương
Cấp bang
Cộng hòa Liên bang Đức bao gồm 16 bang, trong đó 3 bang đồng thời cũng
là 3 thành phố: Beclin, Bremen và Hamburg. Các bang có nhà nước với chủ
quyền riêng nhất * định, có lãnh thổ, hiến pháp riêng; hệ thống chính trị cũng
giống như liên bang, có đầy đủ các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp,
thậm chí một số bộ và cơ quan chỉ có ở cấp bang như: nội vụ, công an, văn
hóa…
Chính quyền địa phương
Đơn vị hành chính các địa phương được quy định theo hiến pháp bang, theo
đó, dưới bang là huyện, tổng, thành phố không thuộc huyện; tiếp theo đó là xã,
công xã. Một số bang lớn còn chia ra vùng, huyện, công xã. Cả Liên bang có 32
vùng, 444 tổng, 115 thành phố không thuộc huyện, 329 huyện, 14.915 xã, 5 khu
vực không thuộc xã có người ở và 77 khu vực không thuộc xã không có người
ở.
9. Trình bày đặc trưng của thể chế nhà nước Pháp hiện nay.
● Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội :
Cộng hòa Pháp là quốc gia tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm: 128
rải rác trên nhiều lục địa khác, là nước công nghiệp, có nền kinh tế lớn trên thế
giới. Phần lãnh thổ Pháp tại châu Âu trải dài từ Địa Trung Hải đến eo biển
Manche và biển Bắc, và từ sông Rhin đến Đại Tây Dương. Tổng diện tích
643.801 km², dân số tính đến năm 2022 là gần 65,5 triệu người.
Pháp là nước dân chủ theo thể chế cộng hòa bán tổng thống trung ương tập
quyền. Pháp còn là thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên hợp quốc, và
là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, là
một trong những quốc gia trên thế giới được công nhận là có vũ khí hạt nhân…

● Thể chế Nhà nước Cộng hòa Pháp gồm ba cơ quan: lập pháp,
hành pháp, tư pháp và được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập
nhưng không triệt để như ở Hoa Kỳ.
- Cơ quan lập pháp gồm: Nghị viện Pháp theo chế độ lưỡng viện (Hạ viện
và Thượng viện).
Các đại biểu Quốc hội đại diện cho các khu vực bầu cử địa phương và được
bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 05 năm. Các Thượng nghị sĩ được lựa chọn theo bầu
cử với nhiệm kỳ 06 năm, và một nửa số ghế được bầu lại sau mỗi 03 năm bắt
đầu từ tháng 9 năm 2008. Quốc hội có quyền bãi miễn Chính phủ, vì thế phe
chiếm đa số trong Quốc hội sẽ quyết định sự lựa chọn Chính phủ.
- Cơ quan hành pháp:
Theo Hiến pháp, Tổng thống Cộng hòa Pháp được bầu cử theo nguyên tắc
phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 05 năm (trước kia là 07 năm).
- Chính phủ gồm Thủ tướng, các Bộ trưởng và Nội các. Chính phủ ấn định và
thi hành các chính sách quốc gia và chịu trách nhiệm trước Quốc hội:
+ Thủ tướng là người đứng đầu Nội các, quyết định thành phần của Nội các,
là người điều hành và thực hiện các quyết định của Tổng thống. Giúp việc cho
Thủ tướng gồm: Văn phòng Thủ tướng, Ban Tổng thư ký Chính phủ và Ban
Tổng thư
ký Phòng vệ quốc gia.
+ Nội các ấn định và thi hành chính sách quốc gia và chịu trách nhiệm trước
Quốc hội. Hiện nay, Hội đồng Nội các chủ yếu thực thi vai trò là công cụ thực
hiện chính sách của Tổng thống.
=> Như vậy, Chính phủ chịu trách nhiệm kép trước Tổng thống và Quốc hội,
có thể bị Quốc hội giải tán trước thời hạn thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm
hoặc do Tổng thống giải tán.
● Cơ quan tư pháp gồm: Hội đồng Hiến pháp (thành lập năm 1958, là
cơ quan cao nhất) gồm 09 Thẩm phán (là công dân Pháp) do Tổng thống bổ
nhiệm với nhiệm kỳ 09 năm và không được gia hạn, trong đó cứ 03 năm thì bầu
lại 1/3 số Thẩm phán
Hội đồng Hiến pháp có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật
trước khi được công bố; giám sát các hội đồng bầu cử và giải quyết các tranh
chấp trong bầu cử; giám sát các điều ước quốc tế, việc tuân thủ pháp luật. Trong
hệ thống Tòa án cấp dưới có hai Tòa sơ thẩm: Tòa thay thế các Tòa hòa giải và
Tòa sơ thẩm cấp tỉnh
● Chính quyền địa phương:
Đặc trưng của cơ cấu Nhà nước Pháp là sự tập trung quyền lực vào chính
quyền trung ương. Mọi chính sách đều được áp dụng một cách bình đẳng trên
toàn lãnh thổ.
Chính quyền địa phương Pháp là những cộng đồng tự quản, độc lập, được tự
chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và đặc biệt là không có hệ thống thứ bậc
cũng như tính giám sát giữa các cấp chính quyền địa phương.
Chính quyền địa phương gồm: cấp xã, cấp tỉnh, cấp vùng, mỗi cấp có những
thẩm quyền riêng biệt trên cơ sở Luật phân quyền năm 1982.

10. Trình bày những đặc trưng cơ bản của thể chế nhà nước Trung Quốc
hiện nay?

Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội


- Địa hình trải dài, thoải dần, có các đồng bằng rộng lớn, đất phù sa
màu mỡ.
- Thuận lợi phát triển công nghiệp, dịch vụ
- SÔng ngòi: nhiều sông lớn
=> Phát triển khai thác và thuỷ điện, địa hình phức tạp
- Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó dân tộc chiếm phần lớn là dân tộc
Hán (chi phối)
- Tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng.
Lịch sử thể chế của Trung Quốc
- Cách mạng Tân Hợi 1911, chế độ phong kiến bị tiêu diệt
- Từ 1949 đến nay: Xã hội chủ nghĩa.
Cơ quan lập pháp
Theo Hiến pháp TQ, tất cả mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Cơ quan
thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân là Quốc Hội (Đại hội đại biểu nhân
dân toàn quốc) và ĐHĐBND các cấp địa phương. Đâu là nguyên tắc chính trị
căn bản nhất của thể chế chính trị TQ.
Đại biểu của ĐHĐBND các cấp do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước
nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Các đại biểu đại diện rộng rãi cho
các giới, các khu vực, các dân tộc, giai cấp và tầng lớp xã hội.
Quốc hội
Là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, do đại hiểu của các tỉnh, khu tự trị,
thành phố trực thuộc và quân đội bầu ra. Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm, mỗi
năm tiến hành một lần Hội nghị. Quốc hội bầu ra cơ quan thường trực của mình
là Uỷ ban thường vụ.
Quốc hội có các quyền hạn cơ bản sau đây: sửa chữa, giám sát việc thực thi
hiến pháp; định ra và sửa chữa các bộ luật hình sự và dân sự, luật về cơ cấu nhà
nước và các bộ luật khác; bầu và bãi miễn Chủ tịch và Phó chủ tịch nước; căn
cứ đề nghị của Chủ tịch nước quyết định hoặc bãi miễn Thủ tướng Quốc vụ
viện; căn cứ đề nghị của Thủ tướng quyết định các Phó Thủ tướng, ủy viên
Quốc vụ viện, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; bầu và bãi
miễn: Chủ tịch Uỷ ban quân sự trung ương, Chánh án tòa án nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thẩm tra và phê chuẩn: báo cáo về
kinh tế quốc dân, kế hoạch phát triển xã hội, tình hình thực hiện kế hoạch; báo
cáo về ngân sách và tình hình thực hiện ngân sách; thay đổi hoặc hủy bỏ những
quyết định không thích hợp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; phê chuẩn thành
lập tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương; quyết định thiết lập qui
định chế độ đối với khu hành chính đặc biệt; quyết định vấn đề chiến tranh và
hòa bình...
Quốc hội họp mỗi năm một lần, mỗi lần khoảng 20 ngày gọi là kỳ họp, bao
gồm nhiều phiên họp do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội triệu tập.
Ủy ban thường vụ Quốc hội Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường
trực của Quốc hội, được bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá, gồm trên 100
đại biểu (năm 1983 có 133, khoá VIII (1993) có 155 đại biểu). Uỷ ban bầu Uỷ
viên trưởng, các Phó Uỷ viên trưởng, Tổng thư ký và các ủy viên. Các thành
viên của Uỷ ban không được đảm nhiệm các chức vụ của các cơ quan nhà nước
khác và phải có số lượng thích đáng đại biểu các dân tộc thiểu số.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội có các quyền cơ bản sau: giải thích, giám sát
việc thực hiện hiến pháp, pháp luật; định ra và sửa đổi các luật pháp do Quốc
hội qui định; thẩm tra và phê chuẩn một số phương án điều chỉnh cần thiết trong
quá trìnhthực hiện kế hoạch kinh tế quốc dân, phát triển xã hội và ngân sách nhà
nước; giám sát công việc của Quốc vụ viện, Uỷ ban Quân sự trung ương, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; xóa bỏ những qui định hành
chính mâu thuẫn với hiến pháp và pháp luật do các cơ quan khác đề ra; phê
chuẩn và miễn nhiệm đại biểu toàn quyền ở nước ngoài, chế độ hàm cấp quân
nhân, nhân viên ngoại giao và các chế độ hàm cấp khác, quy định và quyết định
huân chương và các danh hiệu nhà nước; quyết định phê chuẩn và xóa bỏ những
điều ước và hiệp định quan trọng ký với nước ngoài; quyền tuyên chiến trong
trường hợp bị tiến công vũ trang, quyết định tổng động viên, giới nghiêm; quyết
định đặc xá...
Cơ quan hành pháp:
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, do Quốc hội bầu ra và phải chịu trách
nhiệm trước Quốc hội. Căn cứ quyết định của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ
Quốc hội, Chủ tịch nước công bố pháp luật, bầu và miễn nhiệm thành viên của
Quốc vụ viện, thống lĩnh các lực lượng vũ trang, đại diện nhà nước tiếp kiến
quan viên ngoại giao, cử và triệu hồi các đại diện toàn quyền ở nước ngoài; phê
chuẩn và xóa bỏ những điều ước và hiệp định quan trọng ký kết với nước ngoài.
Chủ tịch nước còn đứng đầu Hội đồng tối cao quốc gia và Hội đồng quốc
phòng. Hai cơ quan này có nhiệm vụ giúp nhà nước quyết định các chính sách
quan trọng về đối nội và đối ngoại.
Thủ tướng chính phủ
Thủ tướng do Trung ương Đảng tiến cử, Chủ tịch nước để cử, được Quốc
hội thông qua, sau đó Chủ tịch nước bổ nhiệm. Các thành viên Quốc vụ viện do
Thủ tướng đề cử, Quốc hội thông qua, sau đó Chủ tịch nước bổ nhiệm. Các
thành viên Quốc vụ viện giữ chức không quá hai nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ của Quốc
vụ viện tương đồng với nhiệm kỳ của Quốc hội.
Quốc vụ viện
Quốc vụ viện tức là Chính phủ nhân dân trung ương, là cơ quan hành chính
nhà nước tối cao. Nó thực hiện pháp luật và quyết nghị, và chịu trách nhiệm báo
cáo công tác công tác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Đại hội. Quốc vụ
viện có quyền quy định biện pháp hành chính, định ra pháp quy hành chính,
công bố quyết định và mệnh lệnh trong phạm vi quyền hạn của mình.
Đứng đầu Quốc vụ viện là Thủ tướng, bên dưới là 4 Phó thủ tướng (khoá
trước 6) và 5 ủy viên Quốc vụ viện (khoá trước 8) và các Bộ trưởng, Chủ nhiệm
các ủy ban, Tổng thư ký, Thẩm kế trưởng.
Trực thuộc Quốc vụ viện trước đây có gần 100 bộ và cơ quan ngang bộ, thời
kỳ cải cách còn 59 cơ quan trực thuộc (40 bộ và uỷ ban ngang bộ, 13 cơ quan
trực thuộc, 5 văn phòng giúp việc), nay chỉ còn 53 (29 bộ và uỷ ban, 17 cơ quan
trực thuộc và 6 văn phòng giúp việc khác).
Văn phòng Quốc vụ viện phụ trách xử lý công việc hàng ngày của Quốc vụ
viện, do Tổng thư ký lãnh đạo. Thẩm kế trưởng (Tổng kiểm toán) phụ trách
công tác kiểm tra giám sát các hoạt động thu chi tài vụ và tài chính nhà - nước.
Các cơ quan trực thuộc khác được lập ra để quản lý một nghiệp vụ chuyên môn
nào đó: Tổng cục hải quan, Cục Quản lý hành chính công thương, Cục thống kê,
Cục quản lý công việc tôn giáo…
Quốc vụ viện có những nhiệm vụ quản lý và xây dựng nền kinh tế quốc dân,
sự nghiệp giáo dục, văn hóa tư tưởng, các vấn đề xã hội, môi trường, nền quốc
phòng, an ninh xã hội, vấn đề dân tộc và Hoa kiểu, hoạt -động đối ngoại...
Cơ quan tư pháp
Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân là cơ quan thẩm phán của nhà nước. Có 4 cấp toà án: Toà án
nhân dân cơ sở (cấp quận, huyện, vùng); Toà án nhân dân trung gian (cấp thành
phố tự trị, thành phố trực thuộc trung ương); Toà án nhân dân cấp cao (tỉnh, khu
tự trị); Toà án nhân dân tối cao. Ngoài ra còn có các toà án đặc biệt: Toà án
Quân sự, Toàn án Đường sắt, Toà án Đường thuỷ, Toà án về vấn đề nông
nghiệp, Toà án hành chính.
Viện Kiểm sát nhân dân
Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan giám sát việc thực hiện pháp luật của các
cơ quan nhà nước và cá nhân, và thực hiện quyền công tố của nhà nước. Cơ cấu
Viện Kiểm sát gồm có: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân
nh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, viện kiểm sát nhân dân quận,
huyện, thị trấn và các viện kiểm sát đặc biệt.

Chính quyền địa phương


Cả nước Trung Quốc chia thành 22 tỉnh, 5 khu tự trị (Nội Mông, Choang
(Quảng Tây), Tây Tạng, Ninh Hạ, Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương) và 4 thành phố
trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh). Ngoài
ra còn có hai đặc khu là Hồng Công (trở về Trung Quốc ngày 1-7-1997) và Ma
Cao. Đài Loan được coi là tỉnh thứ 23 của TQ.

II. Vận dụng ( 10 câu, 4đ/câu)


11. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa thể chế nhà nước
Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ailen với thể chế nhà nước Nhật Bản.
12. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa thể chế nhà nước
Liên hiệp vương quốc Anh - Bắc Ailen và thể chế nhà nước Cộng hoà Liên
bang Đức.

13. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa thể chế nhà nước
Mỹ và thể chế nhà nước Nga.

Khái quát về điều


kiện tự nhiên – xã hội,
lịch sử thể chế của Mỹ
và Nga.

Giống:

Lập pháp Cả Nga và Mỹ đều là các quốc gia dân chủ lập hiến, trong đó
quyền lực lập pháp thuộc về Quốc hội.
Cả Quốc hội Nga và Quốc hội Mỹ đều có quyền thông qua luật
pháp, xác định ngân sách quốc gia, và phê chuẩn các hiệp ước quốc tế.
Cả Quốc hội Nga và Quốc hội Mỹ đều có quyền kiểm tra và
giám sát hoạt động của Chính phủ.
Hệ thống lập pháp của Mỹ là hệ thống
Cơ quan lập pháp Liên bang Nga
lưỡng viện, trong đó Quốc hội gồm
gồm
haicó hai viện: Duma Quốc gia và Hội
viện là Thượng viện và Hạ viện. đồng Liên bang, tương đương với Hạ
viện và Thượng viện ở các nước
Thành viên của Quốc hội Mỹ được
phương Tây.
bầu trực tiếp bởi nhân dân.

Duma Quốc gia là cơ quan đại diện


Hạ viện Hoa Kỳ là cơ quan đại diện
của nhân dân Hoa Kỳ. Hạ viện cócủa
435nhân dân Nga. Duma Quốc gia có
450đại
thành viên, được bầu theo hệ thống thành viên, được bầu theo hệ thống

diện tỷ lệ. Nhiệm kỳ của Hạ việnđại diện tỷ lệ. Nhiệm kỳ của Duma
là hai
Quốc gia là 5 năm. Quyền hạn của
năm. Hạ viện chủ yếu chịu trách nhiệm
về các vấn đề đối nội, ngân sách, Duma:
thuế Thông qua luật pháp, Xác định
ngân sách quốc gia, Phê chuẩn các hiệp
ước quốc tế, Kiểm tra và giám sát hoạt
Thượng viện Hoa Kỳ là cơ quan đại
động của Chính phủ,Luận tội tổng
diện của các tiểu bang Hoa Kỳ. Thượng
viện có 100 thành viên, hai thành viên từ
mỗi tiểu bang, được bầu theo hệ thống
Hội đồng Liên bang là cơ quan đại
bầu cử gián tiếp. Nhiệm kỳ của Thượng
diện của các chủ thể liên bang của Nga.
viện là sáu năm, với một nửa số thành
Hội đồng Liên bang có 166 thành viên,
viên được bầu lại sau mỗi ba năm.được bầu bởi các hội đồng lập pháp của
Thượng viện quyết định về đối ngoại,
các chủ thể liên bang. Nhiệm kỳ của
kiểm soát nhân sự hành pháp và tư pháp.
Hội đồng Liên bang là 6 năm. Hội đồng
liên bang có chức năng Lập pháp nghiên
cứu, xem xét các dự luật, chức năng
nhân sự…
Hành pháp Giống: Cả Nga và Mỹ đều là các quốc gia dân chủ lập hiến, trong đó
quyền lực hành pháp thuộc về tổng thống.

Cả tổng thống Nga và tổng thống Mỹ đều là người đứng đầu


Chính phủ và có quyền chỉ đạo hoạt động của các cơ quan hành pháp.
Cả tổng thống Nga và tổng thống Mỹ đều có quyền đề cử các
thành viên của Chính phủ và bổ nhiệm các quan chức cao cấp của Chính

Cả tổng thống Nga và tổng thống Mỹ đều có quyền ban hành


các sắc lệnh hành pháp.

Tư pháp

So sánh chính quyền


địa phương

14. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa quyền lực của tổng
thống Mỹ và tổng thống Nga.
15. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa quyền lực quyền
lực của thủ tướng Anh và thủ tướng Đức.
● Điểm tương đồng :
- Là người đứng đầu Chính Phủ
- Điều hành và quyết định hoạt động của Chính phủ, giám sát thực hiện
những phương hướng cơ bản của Chính phủ
- Có quyền đề nghị Nữ hoàng, Tổng thống bổ nhiệm, miễn nhiệm các
bộ trưởng, giải tán Chính Phủ
- Các bộ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng
● Điểm khác nhau

Do Nữ hoàng bầu ra Do Hạ viện bầu ra


Trên danh nghĩa là cố vấn tối cao của
Mọi quyết định của Tổng thống đều
Nữ hoàng, nên quyền quyết định cóthông
hạn qua ý kiến, đề nghị của Thủ tướng

Thay mặt Nữ hoàng triệu tập, giải tán


Đề nghị Tổng thống giải tán, miễn
Hạ viện nhiễm Hạ viện
Thiết lập chương trình nghị sự của các
Lãnh đạo, chủ tọa các phiên họp CP
cuộc họp Chính phủ
Chỉ đạo hoạt động sáng tạo pháp luật
Phê duyệt những điều luật trong pháp
luật để Tổng thống công bố
Tuyên bố chiến tranh và hòa bình, ký
Phải
kếtthường xuyên làm việc cùng những
các hiệp định với nước ngoài người đứng đầu CP để đưa ra các quyết
định về chính trị
Có ban Thư ký giúp việc Bổ nhiệm 1 bộ trưởng làm Phó Thủ
tướng giúp việc
Hiến pháp đề cao vai trò của cả Hạ Hiến
viện pháp trao đặc quyền cho Thủ
và Thủ tướng CP tướng, là khi cần có thể đề nghị Hạ viện bỏ
phiếu tín nhiệm đối với Chính phủ, nếu
không đáp ứng, đề nghị Tổng thống giải
thể Hạ viện. Tuy nhiên, quyền giải thể
không có hạn nếu đa số phiếu Hạ viện bầu
Thủ tướng mới
Thủ tướng có quyền chỉ đạo việc thay
Thủ tướng không có quyền can thiệp
thế của các bộ trưởng trực tiếp vào công việc của các bộ trưởng
nếu không thông qua bộ trưởng
Tại Hạ viện, thủ tướng lãnh đạo công
Thẩm
tác quyền quan trọng nhất của Thủ
lập pháp nhằm thực hiện chương trình
tướng
nghị
là quyền độc lập điều hành Chính
sự của chính phủ (Geschäftsleitungskompetenz). Theo
Điều 65 Khoản 4 Luật Cơ bản và các Điều
2, 6 và 22 Khoản 1 Luật Tổ chức Chính
phủ, Thủ tướng có quyền điều hành hoạt
động và chủ trì các phiên họp của Chính
phủ. Thủ tướng có quyền xác lập con
đường chính trị của Chính phủ
(Richtlinienkompetenz). Theo Điều 65 Câu
1 Luật Cơ bản, Thủ tướng đề ra con
đường/chính sách chính trị của Chính phủ
(die Richtlinien der Politik) và qua đó tự
chịu trách nhiệm (die Verantwortung) về
chính sách đó của mình.
Thủ tướng là lãnh đạo của đảng đa số
Đằng sau Thủ tướng là sự ủng hộ của đa
trong Hạ viện và được Hạ viện tín nhiệm
số thành viên Hạ viện. Bởi thế, nhân vật
cho nên thủ tướng nắm cả quyền hànhnàypháp
có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt
và quyền lập pháp động lập pháp
Thủ tướng chấm dứt nhiệm kỳ của mình
Theo Điều 69 Khoản 2, nhiệm kỳ của
bằng cách nộp đơn từ chức lên quốcThủ tướng kết thúc trong các trường hợp
vương.Trường hợp thủ tướng từ chức như:
giữa
Hạ nghị viện mới được bầu (Hạ viện
nhiệm kỳ mà đảng của họ giữ đa sốcó trong
nhiệm kỳ 4 năm - theo Điều 39 Khoản 1
Hạ viện thì đảng đa số đề cử ứng cửCâu
viên1 Luật Cơ bản); Thủ tướng có thể tự
thủ tướng, quốc vương chính thức yêu
nguyện
cầu từ chức; Thủ tướng qua đời trong
người này thành lập chính phủ mới.thời
Saugian đương nhiệm; Thủ tướng bị Hạ
khi từ chức, nguyên thủ tướng tiếp tục
nghịlàviện tuyên bố bất tín nhiệm
thành viên Hạ viện. Một thủ tướng mãn
(konstruktives Misstrauensvotum) theo
nhiệm có quyền đề nghị quốc vươngĐiềuban67 Luật Cơ bản; hoặc Thủ tướng tự
thưởng cho bất cứ ai mà họ yêu cầu.đưa ra đề nghị thăm dò bỏ phiếu tín nhiệm
(Vertrauensfrage) và bị bất tín nhiệm theo
Điều 68 Luật Cơ bản.

16. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa quyền lực của tổng
thống Mỹ và tổng thống Pháp.

Điểm tương đồng


● Cả hai chức vụ đều được bầu trực tiếp bởi nhân dân thông qua phổ
thông đầu phiếu. Tổng thống Mỹ được bầu với nhiệm kỳ 4 năm, trong khi Tổng
thống Pháp được bầu với nhiệm kỳ 5 năm.
● Cả hai chức vụ đều có quyền bổ nhiệm các quan chức cấp cao của
chính phủ, bao gồm Thủ tướng và các bộ trưởng.
● Cả hai chức vụ đều có quyền chỉ huy lực lượng vũ trang.
● Cả hai chức vụ đều có quyền đàm phán và ký kết các hiệp ước quốc
tế.

Khác biệt

● Quyền lực của Tổng thống Mỹ mạnh hơn Tổng thống Pháp. Tổng
thống Mỹ có quyền phủ quyết các đạo luật của Quốc hội, trong khi Tổng thống
Pháp không có quyền này. Tổng thống Mỹ cũng có quyền chỉ định các thẩm
phán Tòa án Tối cao, trong khi Tổng thống Pháp không có quyền này.
● Tổng thống Mỹ có vai trò quan trọng hơn trong việc hoạch định chính
sách đối nội và đối ngoại. Tổng thống Mỹ là người đứng đầu chính phủ, trong
khi Tổng thống Pháp chỉ là người đứng đầu ngành hành pháp.

17. Phân tích đặc điểm hệ thống lưỡng đảng của Mỹ? Đánh giá những
giá trị và hạn chế của nó.
18. Phân tích đặc điểm hệ thống bầu cử của Mỹ? Đánh giá những giá trị
và hạn chế của nó.
● Đặc điểm hệ thống bầu cử của Mỹ :
- Luật pháp Mỹ quy định cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra 4 năm một
lần, vào năm chẵn, trong ngày thứ Ba đầu tiên sau thứ Hai đầu tiên của tháng
11. Như vậy ngày bầu cử sớm nhất trong năm sẽ là ngày 2-11, muộn nhất ngày
8-11. Theo Hiến pháp Mỹ thì cứ 2 năm một lần sẽ bầu lại toàn bộ Hạ viện và
1/3 số thành viên của Thượng viện.
- Ứng cử viên Tổng thống Mỹ phải thoả mãn những tiêu chuẩn bắt
buộc do Hiến pháp nước này quy định: phải là công dân Mỹ, được sinh ra trên
đất nước Mỹ, tuổi từ 35 trở lên, và cư trú tại Mỹ ít nhất 14 năm
- Quá trình bầu cử gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn bầu chọn các ứng cử
viên của các Đảng gọi là bầu cử sơ bộ và giai đoạn chính thức bầu Tổng thống
từ trong số các ứng cử viên gọi là Tổng tuyển cử :
+ Giai đoạn bầu cử sơ bộ: Đây là quá trình các ứng cử viên cạnh tranh
trong nội bộ đảng mình, với mục đích trở thành người đại diện duy nhất của
đảng trong cuộc bầu cử. Giai đoạn vận động tiến cử kéo dài từ tháng 1 đến
tháng 6 của năm diễn ra cuộc bầu cử. Ứng cử viên chiến thắng trong cuộc vận
động sẽ tiến cử chọn ra một người để lập liên danh cùng tranh cử với mình.
+ Giai đoạn Tổng tuyển cử: Sau khi các đảng đã chọn xong đại diện của
đảng mình làm ứng cử viên Tổng thống cho cuộc bầu cử, ứng cử viên của các
đảng sẽ tiếp tục vận động tranh cử vào chức Tổng thống.
- Tổng thống và Phó Tổng thống là những quan chức đứng đầu cơ quan
hành pháp của Chính phủ Liên bang, với nhiệm kỳ 4 năm.
- Hầu hết công dân Mỹ từ 18 tuổi trở lên đều có thể đi bỏ phiếu trong
cuộc bầu cử ở Mỹ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như
đối với những người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, dù họ có thể bỏ phiếu
ở một số tiểu bang nhất định.
- Điều đặc biệt trong luật bầu cử Tổng thống Mỹ là các cử tri không
trực tiếp bầu Tổng thống. Lá phiếu của họ gọi là lá phiếu phổ thông chỉ có
nhiệm vụ chọn ra đại diện cử tri hay còn gọi là đại cử tri cho bang của mình.
- Các đại cử tri tập hợp lại thành Cử tri đoàn của bang. Tùy thuộc vào
dân số mà mỗi bang của Mỹ có một số nhất định đại cử tri trong Cử tri đoàn
này. Do đó ở hầu hết các bang, ứng viên nào được nhiều nhất phiếu phổ thông
thì cũng nhận được toàn bộ phiếu của Cử tri đoàn bang đó.
● Đánh giá :
Trên thực tế, phương pháp bầu cử qua đại cử tri có thể gây ra rắc rối. Các đại
cử tri không bắt buộc phải bỏ phiếu cho ứng cử viên mà họ cam kết ủng hộ.

Như vậy khi kết quả bầu cử quá sít sao ở bang nào đó, ứng cử viên kém thế
phiếu hoàn toàn có thể tìm cách thuyết phục vài đại cử tri thay đổi ý kiến để bầu
cho mình mà giành phần thắng. Do thực tế đó, đã có rất nhiều ý kiến về việc có
nên duy trì chế độ bầu cử qua đại cử tri hay không.

Những người tán thành chế độ đại cử tri cho rằng chế độ này đóng vai trò
quan trọng trong việc cân bằng quan hệ giữa các bang và bảo vệ được lợi ích
của các bang nhỏ.

Còn những người phản đối thì khẳng định, đó là một phương cách bầu cử
không coi trọng nguyện vọng của đa số, trái với quá trình vận động tranh cử, và
tiềm tàng khả năng gây ra các cuộc khủng hoảng thể chế nghiêm trọng.
19. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa cơ quan lập pháp
của nước Anh và cơ quan lập pháp của nước Nhật Bản.

20. Phân tích vai trò của các đảng chính trị và nhóm lợi ích trong thể chế
chính trị Nhật Bản.
* Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội, lịch sử thể chế Nhật
- Là quốc đảo, gồm các vùng lãnh thổ tạo thành. Địa hình phức tạp, bờ
biển dài. Đất đai nghèo nàn khoáng sản. Khí hậu ôn hoà.
- Tôn giáo chính: Phật giáo. Nét văn hoá đặc sắc, nhiều lễ hội văn hoá
độc đáo.
- Dân số xếp thứ 11 trên tg (2023), bị già hoá.
=> 1 trong những quốc gia phát triển nhất tg, cường quốc kinh tế. Hạn chế:
mất cân đối nông nghiệp và công nghiệp, khó khăn nguyên liệu, lương thực, sự
cạnh tranh gay gắt của các nước Tây Âu,...
*Đặc điểm mô hình Đảng chính trị ở Nhật, vai trò:
- Đảng Dân chủ - Tự do (LDP): thành lập năm 1955
*Đặc điểm của các nhóm lợi ích, vai trò
*Nhận xét

21.Hãy đánh giá những giá trị và hạn chế của mô hình thể chế Quân chủ.
22.Hãy đánh giá những giá trị và hạn chế của mô hình thể chế Cộng hoà.
23.Đánh giá những giá trị và hạn chế của mô hình thể chế chính trị của vương
quốc Anh và Bắc Ailen.

24.Đánh giá những giá trị và hạn chế của mô hình thể chế chính trị ở Nhật
Bản.
Thể chế chính trị Nhật Bản xd theo mô hình Vương quốc Anh, thể chế quân
chủ đại nghị -> vai trò của Quốc hội được đề cao, nhà vua chỉ là biểu tượng của
quốc gia, không trực tiếp nắm quyền lực.
Nhật Bản đã xây dựng được bộ máy nhà nước mạnh, gọn, nhẹ, hiệu quả, tập
trung được trí tuệ cao cho hoạt động quản lý đất nước.Tuy nhiên, hiện nay, nền
chính trị, hành chính Nhật Bản đang ngày càng già nua, lạc hậu, đòi hỏi một cải
cách mạnh mẽ.
Hạ viện có nhiều quyền lực -> các đảng đấu tranh nắm quyền. Do đó, chức
năng kiểm tra, giám sát và đối trọng, kiềm chế lẫn nhau giữa các cơ quan theo
nguyên tắc phân quyền không còn tác dụng. Vai trò của đảng cầm quyền đã lấn
át vai trò nhà nước, Chính phủ lấn át Quốc hội
Chịu ảnh hưởng của các nhóm lợi ích, tập đoàn tư bản -> chi phối toàn bộ
quyền lực chính trị.
25.Đánh giá những giá trị và hạn chế của mô hình thể chế Cộng hoà Tổng
thống ở nước Mỹ.
26.Đánh giá những giá trị và hạn chế của mô hình thể chế Cộng hoà Tổng
thống ở nước Nga.
Căn cứ vào quy định của hiến pháp, thể chế nhà nước Nga được tổ chức theo
cơ chế “tam quyền phân lập" và nghiêng hẳn về cơ quan hành pháp. Tổng thống
Nga có quyền lực bao trùm lên cả ba nhánh quyền lực
27.Đánh giá những giá trị và hạn chế của mô hình thể chế Cộng hoà đại nghị
ở nước Đức.
28.Đánh giá những giá trị và hạn chế của mô hình thể chế Cộng hoà lưỡng
tính ở nước Pháp.
-Nhận thức người Pháp
-Truyền thống dân chủ
- Cést la France
29.Đánh giá những giá trị và hạn chế của mô hình thể chế Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa ở nước Trung Quốc.
Việc nghiên cứu mô hình thể chế có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây
dựng và hoàn thiện thể chế chính trị ở Việt Nam

You might also like