You are on page 1of 4

Hình thức nhà nước qua bản Hiến Pháp năm 1992

1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến Pháp năm 1992:


Vào cuối thập niên 80, 90 tỉnh hình thế giới cũng như trong nước có những biến động. Chiến
tranh lạnh kết thúc, kéo theo sự sụp đổ một loạt các nước Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông
Âu khiển Việt Nam và các quốc gia xã hội chủ nghĩa còn lại mất đi chỗ dựa vững chắc. Hơn nữa
sau một thời gian thực hiện Hiến pháp 1980, chúng ta vấp phải những khó khăn nhất định, nền
kinh tế tập trung quan liêu bao cấp không còn phủ hợp với xu hướng phát triển của đất nước
trong giai đoạn mới. Trước tinh thể đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI – năm 1986, Đảng
đã nhận ra những sai lầm và trên cơ sở nhận thức đúng đắn về Chủ nghĩa xã hội đã vạch ra
những chủ trương, đường lối phát triển đất nước. Ngày nay với đường lối đổi mới, chúng ta phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa là chúng ta trở lại đúng quy luật về con đường xã hội chủ nghĩa ở
một nước mà chủ nghĩa tư bản chưa phát triển, chứ hoàn toàn không phải là đang đi chệch hướng
sang chủ nghĩa tư bản như các nhà tư tưởng phương tây đang rêu rao và những người thiếu bản
lĩnh kiên định đang phân vân. Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi, ngày 15 tháng 4 năm 1992, Quốc
hội đã thông qua bản Hiến pháp 1992. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, là sản phẩm
kết tinh trí tuệ của nhân dân cả nước. Năm 2001, Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung để
tiếp tục thể chế hoá đường lôi đổi mới sau 15 năm thực hiện thành công.
2. Hình thức nhà nước qua bản Hiến Pháp 1992:
2.1. Các khái niệm:
- Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và phương pháp thực hiện quyền
lực nhà nước. Nói một cách cụ thể, nói đến hình thức nhà nước là nói đến cách thức tổ chức
quyền lực nhà nước theo chiều ngang, ở cấp tối cao; cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo
chiều dọc, từ cấp tối cao xuống cấp cơ sở; phương pháp, cách thức để thực hiện quyền lực nhà
nước.
- Hình thức chinh thể của nhà nước là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của quyền
lực nhà nước, xác lập moi quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cẩp cao khác và với nhân dân. 
-  Xem xét hình thức chính thể của một nhà nước nào đó là xem xét trong nhà nước đó: quyền
lực tối cao của nhà nước được trao cho cơ quan nào; cách thức và trình tự thiết lập ra cơ quan đó;
quan hệ giữa cơ quan đó với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước; sự tham gia của nhân dân
vào việc tổ chức và hoạt động của cơ quan đó. Căn cứ vào những nội dung này, có thể chia hình
thức chính thể thành hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà:
+ Chính thể quân chủ là chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ
hoặc một phần vào tay một cá nhân (vua, quốc vương...) theo phương thức cha truyền con nổi
(thế tập). Gồm 2 dạng: quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế:
+ + Quân chủ tuyệt đổi là chính thể mà trong đó nhà vua có quyền lực tối cao và vô hạn trong cả
ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, không bị chia sẻ cho ai và cũng không chịu một sự
hạn chế nào.
+ + Quân chủ hạn chế là chính thể mà trong đỏ nhà vua chỉ nắm giữ một phần quyền lực tối cao
của nhà nước, bên cạnh vua còn có cơ quan khác để chia sẻ quyền lực với vua. 
+ Chính thể cộng hoà là chỉnh thể mà trong đó quyền lực cao nhẩt của nhà nước thuộc về cơ
quan (tập thể) đại diện của nhân dân.

-Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chửc quyền lực nhà nước theo các đơn vị hành
chính - lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước với nhau. Như vậy,
khi xem xét hình thức cấu trúc của một nhà nước là xem xét cách thức cấu tạo nhà nước thành
các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương, địa vị cùa chính quyền mỗi cấp cũng như
quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau. Theo đó, hình thức cấu trúc nhà nước có thể được
chia thành hai dạng cơ bản là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang, ngoài ra có thể có một
dạng cấu trúc nhà nước không cơ bản là nhà nước liên minh.
+ Nhà nước đơn nhất là hình thức cấu trúc nhà nước truyền thống và rất phổ biến ữên thế giới,
tuy nhiên hình thức cấu trúc này rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội... của mỗi nước. 
Nhìn chung, nhà nước đơn nhất có đặc điểm cơ bản là: chủ quyền quốc gia do chính quyền trung
ương nắm giữ; địa phương là những đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền; cả nước có
một hệ thống chính quyền và một hệ thống pháp luật; quan hệ giữa chính quyền trung ương với
chính quyền địa phương và chính quyền địa phương các cấp là quan hệ giữa cấp trên và cấp
dưới...
+ Hình thức cấu trúc nhà nước liên bang cũng rất đa dạng và phức tạp. Ở mức độ chung nhất, có
thể thấy nhà nước liên bang có đặc điểm cơ bản là: chủ quyền quốc gia vừa do chính quyền liên
bang vừa do chính quyền các bang nắm giữ; có sự phân chia quyền lực giữa chính quyền liên
bang và chính quyền các bang, sự phân chia này có thể diễn ra trên một số hoặc cả ba lĩnh vực là
lập pháp, hành pháp, tư pháp; các bang tự tổ chức chính quyền của bang mình, tự ban hành pháp
luật cho bang mình; cả nước tồn tại nhiều hệ thống chính quyền, nhiều hệ thống pháp luật song
song, một của liên bang, một của mỗi bang...
2.2. Nội dung hình thức Nhà nước Việt Nam qua Hiến Pháp 1992:
  - Về chính thể nhà nước:
+ Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và những sửa đổi, bổ sung năm 2001, chính thể của
nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục được củng cố và có những phát triển
mới. Nhà nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền chủ xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp.
+ Hội đồng Nhà nước không còn tồn tại, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nó được trao
cho hai cơ quan là Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tương tự như quy định của
Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà chủ
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các
đại biểu Quốc hội.
+ Tuy nhiên, theo quy định của Hiến pháp năm 1992, quyền hạn của Chủ tịch nước có hạn chế
hơn so với quyền hạn của Chủ tịch nước được quy định trong Hiến pháp năm 1946. về hành
pháp, Hội đồng Bộ trưởng được đổi thành Chính phủ. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc
hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo
cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Ngoài Thủ tướng,
các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Uỷ ban trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và người đứng
đầu các đoàn thể nhân dân được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ khi bàn về các vấn đề
có liên quan, về tư pháp, hệ thống tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân tiếp tục được củng
cố và phát triển.
+ Hiến pháp và các luật về tổ chức toà án và viện kiểm sát có nhiều quy định mới và cụ thể để
bảo đảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Đồng thời, các cơ quan bổ trợ tư pháp như luật
sư, công chứng, giám định tư pháp... cũng đã hình thành, góp phần tích cực vào quá trình dân
chủ hoá các hoạt động tư pháp và bảo đảm pháp chế chủ xã hội chủ nghĩa.
- Hình thức cấu trúc nhà nước:
Đặc điểm chủ đạo của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là tính chất Xã
hội Chủ nghĩa có điều chỉnh để phù hợp với tình hình, về cơ bản, bộ máy nhà nước Việt Nam
vẫn theo mô hình Xã hội Chủ nghĩa với những đặc điểm của mô hình này như thể hiện trong
Hiến pháp năm 1980. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện thành công đường lối đổi mới, bộ máy
nhà nước đã được điều chỉnh một bước ở Hiến pháp năm 1992 và tiếp tục được điều chỉnh năm
2001. Điều này thể hiện ở bốn đặc điểm lớn như sau:
+ Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của cá nhân được tăng tường trong tổ chức và hoạt động của các cơ
quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở trung ương. Chế độ nguyên thủ tập thể của
Hiến pháp năm 1980 đã được chuyển thành nguyên thủ cá nhân do Chủ tịch nước thực hiện.
Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng với những nhiệm vụ, quyền hạn riêng biệt cả về tổ chức và
hoạt động nhằm bảo đảm vai trò lãnh đạo, điều hành hiệu quả đối với hệ thống hành chính nhà
nước từ trung ương tới địa phương (Chương III Luật tổ chức Chính phủ năm 1992; Chương in
Luật tổ chức Chính phủ năm 2001). Việc đề cao vai trò của cá nhân, đặc biệt là vai trò của Thủ
tướng Chính phủ, được coi là giải pháp giúp tăng cường trách nhiệm và tính linh hoạt của các cơ
quan nhà nước mà trước tiên là Chính phủ trong việc điều hành công việc của nhà nước, đặc biệt
là trong lĩnh vực kinh tế.
+ Thứ hai, quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được điều chỉnh theo hướng hợp lý.
Điều 4 Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội, song hoạt động của các tổ chức Đảng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Trước đó,
Hiến pháp năm 1980 mới chỉ quy định hoạt động của các tổ chức Đảng trong khuôn khổ Hiến
pháp. Pháp luật do Nhà nước đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Xét cho cùng thì các tổ
chức Đảng đều là các chủ thể tham gia quan hệ xã hội giống như các chủ thể khác. Việc đặt hoạt
động của các tổ chức Đảng trong khuôn khổ pháp luật, trong khi vẫn quy định Đảng là lực lượng
lãnh đạo, cho thấy về mặt tư tưởng Hiến pháp năm 1992 đã bước đầu thiết lập mối quan hệ Đảng
Cộng sản - Nhà nước theo định hướng pháp quyền.
+ Thứ ba, nguyên tắc pháp quyền chính thức được công nhận, cùng với nó là sự công nhận bước
đầu đối với quan điểm về phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Pháp
quyền và phân quyền là hai nguyên tắc lớn, hai thành tựu vĩ đại của loài người trong lĩnh vực tổ
chức thực hiện quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, trong bộ máy nhà nước theo mô hình Xã hội Chủ
nghĩa truyền thống như quy định tại Hiến pháp năm 1980 hoàn toàn vắng bóng hai nguyên tắc
này. Việc Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bố sung ghi nhận hai nguyên tắc pháp quyền và phân
quyền tại Điều 2 cho thấy bước tiến lớn trong nhận thức về sự phát triển của bộ máy nhà nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong sự phát triển chung của bộ máy nhà nước hiện đại.

+ Thứ tư, vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực bảo đảm tuân thủ pháp luật ngày
càng thu hẹp. Như thể hiện trong giai đoạn Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980, sự xuất
hiện của hệ thống viện kiểm sát nhân dân với chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật và chức
năng công tố là một đặc thù của bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Khi đó, chức năng kiểm sát
của viện kiểm sát nhân dân bao trùm lĩnh vực tư pháp, hành chính và các hoạt động xã hội nói
chung. Trong các quy định của Hiến pháp năm 1992, phạm vi chức năng kiểm sát của viện kiểm
sát nhân dân vẫn được kế thừa trọn vẹn từ Hiến pháp năm 1980. Tuy nhiên, khi Hiến pháp năm
1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 thì chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân chỉ còn
trong lĩnh vực tư pháp (Điều 137 Hiển pháp năm 1992 và Điều 137 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi,
bổ sung năm 2001); tương ứng với điều đó là thẩm quyền xét xử của toà án được mở rộng sang
lĩnh vực tranh chấp kinh tế và hành chính (Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002). Sự
điều chỉnh này nhằm làm cho các cơ quan tư pháp của bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa của
Việt Nam thực hiện có hiệu quả hơn đường lối đổi mới. Trong nền kinh tế thị trường và Nhà
nước pháp quyền, bảo đảm tuân thủ pháp luật phải là nhiệm vụ chính của Toà án. Chỉ có Toà án
với các thủ tục tố tụng công bằng mới là nơi phân xử các tranh chấp, làm rõ các hành vi vi phạm
pháp luật và áp dụng chế tài xử lý một cách phù hợp nhất với tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo
đảm môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường.
- Chế độ chính trị:
+

You might also like