You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn thi: Pháp luật đại cương.............................

Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Yến Nhi......................................................................


MSSV: 030137210371.........................Lớp học phần:LAW349_211_D11.................

THÔNG TIN BÀI THI MÃ ĐỀ THI/ĐỀ TÀI


Bài thi có: (bằng số): …5… trang
(bằng chữ):năm… trang

BÀI LÀM
ĐỀ TÀI: 3. Trình bày hình thức Nhà nước của Việt Nam và của 1 quốc gia khác
1. Hình thức Nhà nước:
1.1 Khái niệm:
- Hình thức Nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước, tức là
phương thức chuyển ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của Nhà nước.
-Hình thức Nhà nước gồm có: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế
độ chính trị.
1.2 Hình thức chính thể:
Là hình thức tổ chức của các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu, trình tự
thành lập và mối liên hệ giữa chúng với nhau, cũng như mức độ tham gia của
nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
1.2.1 Chính thể quân chủ: 2 loại quân chủ là quân chủ tuyệt đối & quân chủ
hạn chế
1.2.2 Chính thể cộng hòa:
Bao gồm:Cộng hòa quý tộc, cộng hòa dân chủ ,cộng hòa tổng thống, cộng
hòa đại nghị.
1.3 Hình thức cấu trúc lãnh thổ:

1
- Là sự tổ chức Nhà nước theo các đơn vị hành chính-lãnh thổ và tính chất
quan hệ giữa các bộ phận cấu thành Nhà nước, giữa các cơ quan Nhà nước ở
Trung ương với các cơ quan Nhà nước ở địa phương.
- Các hình thức cấu trúc lãnh thổ: Nhà nước liên bang và Nhà nước đơn nhất
1.4 Chế độ chính trị
- Chế độ chính trị là tổng hợp các phương pháp, cách thức và phương tiện để
thực hiện quyền lực Nhà nước.
- Chế độ chính trị phản ánh tính chất dân chủ hay phi dân chủ của Nhà nước.
2. Hình thức Nhà nước Việt Nam
2.1 Hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam
- Chính thể của Nhà nước Việt Nam được thực hiện thông qua nguyên tắc
bầu cử bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín để bầu ra các cơ quan
đại diện của mình, thay mặt mình thực hiện các quyền theo quy định của
pháp luật. ( Quốc hội, HĐND các cấp )
- Quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về Quốc hội. Quốc hội được bầu
theo nhiệm kỳ 5 năm, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định
các vấn đề quan trọng của đất nước cũng như thực hiện quyền giám sát tối
cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
- Từ hiến pháp đầu tiên 1946 cho đến nay, khẳng định hình thức chính thể
của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chính thể cộng hòa
dân chủ nhân dân. Quyền lực nhân dân bao giờ cũng là nguyên tắc quan
trọng nhất trong việc xây dựng chế độ chính trị Nhà nước ta. “Nước Việt
Nam là Nước dân chủ cộng hoà”1.
 - Chính thể cộng hòa dân chủ của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam có nhiều đặc điểm riêng khác với cộng hòa dân chủ tư sản như sau:
+ Tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của
đảng cộng sản Việt nam.
“ Đảng Cộng sản Việt Nam-Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại
biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả
dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và XH ”2
+ “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các
cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp” 3
+ Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ: “Nhà nước

2
được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và Pháp luật, quản lý xã hội bằng
Hiến pháp và Pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”4
2.2 Hình thức cấu trúc Nhà nước Việt Nam
-“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển
và vùng trời.”5 như vậy theo quy định trên hình thức cấu của Nhà nước Việt
Nam là Nhà nước đơn nhất và cấu trúc Nhà nước ta là 1 thể thống nhất,
chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc.Các đơn vị hành chính không có
chủ quyền quốc gia và đặc điểm của Nhà nước
- Nhà nước Việt nam có một hệ thống pháp luật,có hiệu lực trải rộng trên
phạm vi toàn quốc.Tất cả những hoạt động bất kỳ trong 1 lĩnh vực nào cũng
chịu sự điều chỉnh và giám sát của pháp luật.
- Nhà nước Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc trên lãnh thổ
Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn và
phát huy phong tục, tập quán của dân tộc.
- Cùng chung một thể chế chính trị và đặc biệt là dưới sự quản lý của một
một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam.
2.3 Chế độ chính trị của Nhà nước Việt Nam
- “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”6
- Nhà nước sử dụng các phương pháp,cách thức dân chủ trong tổ chức hoạt
động các bộ máy Nhà nước Bảo vệ các quyền tự do chính trị của nhân dân và
xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật
=> Như vậy chế độ chính trị phản ánh cho ta thấy tính dân chủ của Nhà nước
Việt Nam.
3. Hình thức Nhà nước Hoa Kỳ
3.1 Hình thức chính thể Nhà nước Hoa Kỳ
- Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 đã tạo ra 1 mô hình chính thể với 1 tổng thể có
nhiều quyền lực bên cạnh 1 Nghị viện lập pháp và 1 Pháp viện tối cao hoàn
toàn độc lập trong phán quyết hay còn gọi là chế độ cộng hòa Tổng thống
Hoa Kỳ.
- Là một nước cộng hòa liên bang, dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập:
các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân chia một cách độc lập
với nhau nhưng có thể kiềm chế và đối trọng lẫn nhau.
- Tổng thống do nhân dân bầu ra theo phương pháp bầu cử gián tiếp, có
nhiệm kỳ trong vòng 4 năm và giới hạn 2 nhiệm kỳ. Tổng thống vừa đứng

3
đầu Nhà nước, vừa đứng đầu chính phủ nên có quyền lực rất lớn
- Tổng thống, Quốc hội và Toà án cùng nắm giữ và chia sẻ quyền lực của
chính quyền liên bang theo Hiến pháp. Trong khi đó, chính quyền liên
bang lại chia sẻ quyền lực với chính quyền của từng tiểu bang. Mô hình này
kết hợp phân chia quyền lực theo cả chiều ngang (tam quyền phân lập) và
chiều dọc (giữa liên bang với tiểu bang)7.
3.2 Hình thức cấu trúc Nhà nước Hoa Kỳ
-Lãnh thổ bao gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang (trong đó có 48 tiểu
bang lục địa)
-Trong hệ thống liên bang của Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ có ba cấp bậc
chính quyền, đó là liên bang, tiểu bang, và địa phương
- Có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý; một hệ thống chung cho
toàn liên bang và một hệ thống trong mỗi tiểu bang; có chủ quyền quốc gia
chung của Nhà nước liên bang và đồng thời mỗi tiểu bang cũng có chủ quyền
riêng.
-Hiến pháp Hoa Kỳ là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất và mỗi tiểu bang
đều có hiến pháp riêng nhưng nhìn chung vẫn tuân theo hiến pháp liên bang.
3.3 Chế độ chính trị Hoa Kỳ
-Hiến pháp Hoa Kỳ đã thiết lập ra chính quyền liên bang. Và quyền lực được
chia sẻ giữa chính quyền liên bang và các chính quyền tiểu bang. Tuy nhiên
Chính quyền liên bang yêu cầu chính quyền tiểu bang phải theo mô hình thể
chế cộng hoà, và luật lệ tiểu bang không được mâu thuẫn với hoặc vi phạm
Hiến pháp liên bang hay luật lệ và các hiệp ước của Hiệp Chủng Quốc Hoa
Kỳ
- Bất kỳ cá nhân nào sống bên ngoài thủ đô đều là đối tượng chịu sự quản lý
của ít nhất ba định chế quyền lực: Chính quyền liên bang, tiểu bang, và quận
(Ở một số địa phương không có cấp quận, thay vào đó là chính quyền thị trấn
hoặc thành phố)8
- Hiện nay 2 đảng chính trị lớn: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng Hòa, có ảnh
hưởng đến nền chính trị Hoa Kỳ.

4
1
Điều 1 Hiến pháp năm 1946
2
Điều 4 Hiến pháp năm 2013
3
Mục 3 Điều 2 Hiến pháp 2013
4
Mục 1 Điều 8 Hiến pháp 2013
5
Điều 1 Hiến Pháp 2013
6
Khoản 1 điều 2 Hiến pháp 2013
7
Wikipedia chính trị hoa kì
8
Wikipedia chính trị hoa kì
Tài liệu tham khảo:
-Tài liệu của ppt của giáo viên
- https://luatduonggia.vn/hinh-thuc-cau-truc-nha-nuoc-va-bo-may-nha-nuoc-chxhcn-
viet-nam/
- https://luathoangphi.vn/hinh-thuc-nha-nuoc-la-gi/
- https://hocluat.vn/hinh-thuc-nha-nuoc-viet-nam/#h_984689312111580805341970
- https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_th%E1%BB%91ng_Hoa_K%E1%BB
%B3
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B_Hoa_K%E1%BB%B3

You might also like